1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần chế tài mạnh đối với trang thông tin điện tử tổng hợp

Chủ đề trong 'Thông tin thị trường - Mua bán rao vặt (Sài Gòn)' bởi baongan1185, 26/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baongan1185

    baongan1185 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    2
    “Trang thông tin điện tử tổng hợp không được coi là cơ quan báo chí nên không được điều chỉnh trong Luật Báo chí, nhưng trên thực tế, việc tổng hợp lại các bài báo trên các trang thông tin điện tử đang có xu hướng “ngược chiều”.

    “Tốc độ cóp nhặt siêu tốc”

    Thực trạng này được đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chỉ ra khi thảo luận về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) sáng 26-11.

    Theo ĐB, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định: “Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.”

    [​IMG]

    “Như vậy trang thông tin điện tử tổng hợp không có chức năng sản xuất tin, không phải là cơ quan báo chí. Tuy nhiên gần đây việc nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp khai thác các bài báo theo xu hướng “ngược chiều” khi chỉ tổng hợp tin, bài giật gân hoặc liên quan đến giải trí, tuổi teen là phổ biến. Điều đó lý giải cho tình trạng hiện nay giới trẻ học sinh, sinh viên không đọc báo Tiền phong, Thanh niên mà lại tiếp nhận thông tin qua Zing.vn hay Kênh 14.vn. Do đó, cần quy định chế tài mạnh đối với trang thông tin điện tử tổng hợp tại Dự thảo trong khi chờ Nghị định 72 được nâng thành luật như phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong phiên trả lời chất vấn vừa qua” – ĐB Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

    Cũng nhìn nhận thực trạng trang thông tin điện tử tổng hợp quá nở rộ trong thời gian vừa qua, ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) còn “nặng lời” hơn khi gọi đây là một “quái thai dị dạng” khi hiện nay theo ĐB nhẩm tính có hơn 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp, gấp đôi số lượng các cơ quan báo chí nói chung mà hoạt động của các trang này là “tốc độ cóp nhặt siêu tốc, ăn quả ngọt trên sự lao động của người khác”. Do đó, ĐB cũng đồng tình với việc cần có sự quản lý mạnh hơn đối với hình thức trang thông tin điện tử tổng hợp này.

    Quy chế phỏng vấn, 13 năm chưa sửa

    Góp ý thêm về một vấn đề khác trong Dự thảo Luật, ĐB Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh về quy định đối với hoạt động phỏng vấn trên báo chí.

    ĐB cho biết, Quy chế về phỏng vấn trên báo chí được Bộ Văn hóa Thông tin ban hành từ năm 2002 và từ đó đến nay quy định này chưa được sửa đổi. Năm 2013 có Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nhưng chỉ liên quan đến phát ngôn.

    Điều 59 trong Dự thảo Luật chỉ có 1 điều là điều 38 quy định về trả lời trên báo chí nhưng không có quy định đối với phóng viên và cá nhân về trả lời báo chí. Hoạt động này thời gian qua đã có nhiều thay đổi nhưng quy chế sau 13 năm ban hành đã cũ, không theo kịp tốc độ phát triển của các loại hình báo chí, nhất là báo điện tử.

    Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bất cập trong hoạt động báo chí thời gian vừa qua như tiêu đề không phù hợp nội dung phỏng vấn, không phản ánh đầy đủ nội dung phỏng vấn, giật tít câu khách thu hút người đọc, gây bất đồng giữa người phỏng vấn và cơ quan báo chí, dư luận, ảnh hưởng không tốt đến quản lý báo chí. Do đó, ĐB đề nghị bổ sung hoạt động, quy chế phỏng vấn vào Dự thảo Luật.

    Từ thực tiễn hoạt động báo chí, ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP. HCM), Phó Tổng biên tập Báo Khoa học Phổ thông, Ủy viên BCH Hội Nhà báo TP. HCM đề nghị, cần có quy định để các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế phát ngôn giúp báo chí truyền thông kịp thời tới bạn đọc, không tạo ra những “khoảng trống” thông tin khi không có thông tin chính thống.

    “Thời gian qua vẫn có nhiều trường hợp báo chí không kịp tiếp cận thông tin do cơ quan, tổ chức né tránh cung cấp thông tin, đề nghị Dự thảo bổ sung quy định các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế phát ngôn” – ĐB nói.

    Chế tài hình sự nếu cản trở, hành hung nhà báo

    Cũng theo ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang, thực hiện quyền tự do báo chí cần có quy chế đảm bảo tác nghiệp cho hoạt động báo chí. Vừa qua có nhiều vụ việc nhà báo, phóng viên bị thu giữ phương tiện tác nghiệp, thậm chí bị hành hung mà những hành vi này chưa được điều chỉnh bởi chế tài nào. Do đó, ĐB đề nghị cần có chế tài đối với tổ chức cá, nhân vi phạm, nếu cần có cả chế tài hình sự đối với những hành vi này.

    Thảo luận về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, ĐB Nguyễn Hữu Thuận (Bà Rịa - Vũng Tàu), Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, theo Dự thảo, bệnh viện cấp tỉnh, trực thuộc Trung ương được ra tạp chí. Bệnh viện cũng là một doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cổ phần hóa, bệnh viện hiện nay cũng đang phải cổ phần hóa, vậy sao doanh nghiệp vận chuyển hàng đi Sài Gòn không được ra tạp chí mà bệnh viện được ra tạp chí? “Nếu quản lý không khéo các tạp chí của các bệnh viện có khi lại biến tướng thành những nội dung sức khỏe sinh sản, ********...” – ĐB cho biết.

    Trong phần phát biểu của mình, ĐB Hà Minh Huệ (Bình Thuận) lại băn khoăn về quy định, báo chí bị cấm đưa thông tin về những điều khoa học mới, chưa áp dụng, chưa được kết luận. Theo ĐB, chức năng của báo chí là để đưa những thông tin mới "chứ chờ có kết luận rồi thì còn thông tin gì nữa", vì không phải cứ đưa thông tin về khoa học là gây hoang mang dư luận.

    Các ĐB cũng thảo luận về những nội dung khác của Dự thảo Luật như chính sách thuế để các cơ quan báo chí tự chủ tài chính, quyền của công dân trên báo chí, quyền tiếp cận thông tin của nhà báo, thẻ nhà báo, tiêu chuẩn đối với lãnh đạo cơ quan báo chí…

    Nguồn: baohaiquan.vn/Pages/Can-che-tai-manh-doi-voi-trang-thong-tin-dien-tu-tong-hop.aspx

Chia sẻ trang này