Cần Chông lại sự tự ti và giả dối Chống lại sự giả dối bài viết của Nguyễn văn Thọ Một người viết văn, hay làm thơ hay đại loại sáng tạo một cái gì đó trước hết do như cầu tự thân của tâm hồn, của cá nhân anh ta, chị ta. Sau đó do nhu cầu chia sẻ tự nhiên của con người, chống lại sự cô đơn, người ta rất cần bạn đọc những tác phẩm ấy. Anh , chị ta gửi đi cho một tòa soạn, một tờ báo chẳng hạn và nếu nó đứng được trong con mắt của biên tập, nó được công chúng biết tới. Trên trang Văn Học này, rất nhiều bạn viết, trẻ và già cũng viết và đăng tải trên đây cũng giống hệt như hành vi trên. Có nghĩa là tự thân mỗi tác giả muốn công bố những thành quả của mình. Hai điều trên về bản chất giống hệt nhau và ai cũng coi đó là sự tự nhiên. Sự tự nhiên của nhu cầu viết và côn bố chia sẻ Nhưng một người viết văn khi đã công bố tác phẩm của mình trên các thông tin đại chúng rồi, thường rất tự ti khi gửi tiếp những trang viết đã in hay chưa in lên các diễn đàn công chúng. Dường như tác phẩm của họ phải thông qua ai đó, người nào đó , ban biên tập chẳng hạn thì người ta mới cảm thấy Mình Khiêm Tốn và Không Tự Lăng Xê Mình. Đấy là một thái độ mặc cảm và giả dối. Bất cứ nhà văn nào, hay một người mới tập viết nào cũng vậy, khi gửi bài tới các cơ quan thông tin tuyên truyền hay một nhà xuất bản nào đó, dầu qua bất cứ hệ thống biên tập nào, xét tới hành vi tự chịu trách nhiệm trước dư luận là chính bản thân anh ta chứ không ngoài ai khác phải chịu trách nhiệm và tự thân anh ta muốn tác phẩm của mình gửi tới bạn đọc. Vậy tại sao, nếu có ai đó gửi tác phẩm của mình trực tiếp lên một diễn đàn nào đó lại bị coi là Thiếu Tư Cách, Là Tự Lăng Xê Mình? Hai hành vi, tự gửi bài dưới những cái Nick không đúng tên thực và đúng tên thực về bản chất đều giống nhau. Bởi vì thực ra dưới những cái Nick cũng chỉ là sự dấu mặt ban đầu mà thôi, còn sau đó thế giới Internet đều biết người đó là ai cả rồi. Chính vì vậy, thái độ cần phải có ai đó gửi bài mình lên chứ không phải chính mình là thái độ giả vờ khiêm tốn, nói trắng ra là thái độ giả dối với chính mình. Trên các mạng thông tin tại phương tây, người ta đàng hoàng công khai nhờ các phương tiện truyền thông truyền bá những tác phẩm của mỗi người. Người ta cũng tự gửi những tác phẩm của mình cho tất cả công chúng thưởng thức mà không tự ti, mặc cảm một cách vớ vẩn hay đại loại như vậy. Còn việc tác phẩm khi được công bố có sống trong lòng công chúng lại là việc khác. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Kể cả tài năng của người viết và giá trị tác phẩm mang tới cống hiến cho người đọc Việc công bố các sáng tạo của chính bạn, khác với điều tự viết bài khen tác phẩm của mình và ai viết bài tự khen đôi khi bị coi là thái độ vô sỷ mà truyền thống ở Việt nam chưa cho phép. Không nên đánh đồng việc tự công bố những tác phẩm của mình với việc viết bài tự khen lấy mình. Tôi viết tiêu luận này ngõ hầu chống lại cái thiếu tự tin vốn đầy dẫy trong người Việt. Bởi nếu bạn không muốn tự mình công bố những tác phẩm của mình thì bạn đã từng gửi nó lên báo chí làm gì. Nay nếu gửi lên diền đàn văn Học này sao lại tự cho là thiếu khiêm tốn? Hay là Diễn Đàn này không được chính bạn tôn trọng như những báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác? Hay thái độ thiếu tự tin này đồng nghĩa với sự giả dối với chính bạn? Tôi rất tôn trọng bất cứ mộkt diền đàn văn học nào. Nhất là khi nó được sự tham gia của công chúng, dù dưới hình thức nào. Tôi tự đặt ra những câu hỏi này bởi tôi tin ở tuiổi trẻ mỗi một ngày sẽ tự đánh bạt những yếu tố, biểu hiện thiếu tự tin mà lầm tưởng về các biểu hiệ n khác nhau trong đời sống. Nguyễn văn Thọ
Đúng thật ! Theo tôi thì kẻ có lổi lớn nhất tạo nên sự tự ti đấy là nền giáo dục đôi chân sẽ mỏi mòn khi không còn ước mơ