1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần có luật về bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nướ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 28/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Cần có luật về bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước

    Gần đây Quốc hội họp và đã bầu và miễn nhiệm nhiều lãnh đạo cao nhất của nhà nước. Những ý kiến của đại biểu đưa ra cho thấy cần thiết có luật về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh *************, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng .v.v...

    1. Các chức danh như "*************", "Chủ tịch Quốc hội", "Thủ tướng", theo hiến pháp được Quốc hội bầu ra. Không có văn bản nào không giải thích từ bầu này là phải có từ 2 người trở lên. Quy trình ứng cử, giới thiệu đề cử và hiệp thương thế nào cũng không có. Kết quả là quyền năng bầu cũng chỉ hết sức hạn chế.

    2. Không có văn bản quy phạm nào nói rõ trường hợp nào miễn nhiệm, trường hợp nào cách chức. Lâu nay vẫn chỉ hiểu sai phạm thì cách chức, vì lý do khách quan không đảm đương nhiệm vụ thì miễn nhiệm. Nhưng mà mới chỉ hiểu với nhau như thế. Rút cục là có trường hợp lẽ ra phải cách chức thì vẫn đưa ra miễn nhiệm. (Bà con lưu ý cảnh giác, mấy vị đại biểu quốc hội cũng không nắm Hiến pháp vì Bộ trưởng chỉ có miễn nhiệm và cách chức, không có bãi nhiệm như nội dung bài báo này: http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2006/06/585653/ - Tuy nhiên, vì Bộ trưởng cũng đồng thời là đại biểu quốc hội nên Quốc hội có thể bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội của Bộ trưởng này - tất nhiên là theo một thủ tục khác)

    3. Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, sửa rồi mà mãi chẳng chế tài được ai.

    Còn rất nhiều các vấn đề nữa, mong mọi người góp ý để nước nhà phát triển.

    Tóm lại, để các Đại biểu Quốc hội thực sự có quyền lực, tránh bị một nhóm người chi phối bằng cách sử dụng các tiểu xảo Hội nghị cần có luật minh bạch hoá vấn đề này.



    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 08:19 ngày 29/06/2006
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Nếu tất cả những gì liên quan đến tổ chức và thực thi quyền lực NN như thế nào, mà cụ thể là chuyện bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí cao cấp nhất trong bộ máy Nhà nước là chuyện chính trị, và là vấn đề cốt lõi của chính trị, thì luật pháp đơn thuần chỉ là công cụ hình thức theo đúng nghĩa của nó.
    Hơn nữa, với một hệ thống chính trị được xây dựng để nhấn mạnh vai trò của sự đồng thuận, những đề xuất mang dấu ấn cá nhân sẽ khó có cơ hội xuất hiện, mà cụ thể, chưa có bất kỳ một phát kiến luật pháp nào mang do một hay một nhóm đại biểu sọan thảo và đệ trình.
    Vậy thì, một đạo luật mà vị đại biểu "lít tồ sờ mai" đề nghị sẽ tô điểm sâu sắc cho những đạo luật xa rời cuộc sống nhất.
    Chúng ta, với niềm tin nội tâm sâu sắc, không hy vọng rằng nếu một mai, "lít tồ sờ mai" ngồi vào ghế người đại biểu nhân dân, cũng sẽ không im lặng trước cơ chế đồng thuận ấy.
    Nhỉ ...
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn lít tồ sờ mai sống trên mây và mơ tưởng Hiến Pháp .
    Bạn Pháp Luật Sai mới là ngừoi sống thực tế .
    Xưa nay Đảng bao giờ cũng láy mục tiêu giữ gìn Đảng
    là sự sống còn, mà ai lai nêu lên lý tưởng Hiến Pháp
    thì thực nguy hiểm cho Đảng quá. Đề nghị bạn lít tồ sờ mai
    đừng nêu ra những nguy cơ như thế nữa .
    Quốc Hội do Đảng lập nên, và luôn luôn đổi thay người
    theo sự vận động của Đảng . Quốc Hội cần biết bầu ai
    bỏ ai, theo ý của Đảng . Đó là sự đồng thuận phải biết .
  4. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Hai vị lý luận thật chán. Nếu theo các căn cứ của hai vị là có sự đồng thuận, là chuyện chính trị .v.v. thì chắc là các luật bầu cử ở VN sẽ không có, thậm chí không lập ra cơ quan Quốc hội làm gì.
    Thực tế Quốc hội, luật bầu cử có tồn tại. Ngoài ra, những luật mà mọi người thiếu tin tưởng nhất như Luật chống tham nhũng, Luật trưng cầu dân ý, Luật về hội .v.v... vẫn đã và đang chuẩn bị ban hành.
    Luật pháp có thể là công cụ chính trị nhưng nó cũng ràng buộc các quan hệ chính trị nên không thể nói là nó chỉ là hình thức. Bản thân Quốc hội là cơ quan làm Luật bầu cử ra mình, Luật tổ chức bộ máy của mình, quy chế làm việc của mình .v..v... các luật đó đều được thực thi tốt, sự vận hành của Quốc hội đều dựa trên những chuẩn mực là các luật đó. Bởi vậy, không thể nói một luật như thế sẽ không thực thi, sẽ xa rời thực tế.
    Luật để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh cao nhất của nhà nước không có nghĩa là nó phá vỡ đi sự đồng thuận. Nó đơn giản chỉ là hoàn thiện hơn về phương thức quản lý và lãnh đạo mà thôi.
    Sự vận hành của Quốc hội dân chủ hơn cũng là một xu thế tất yếu bởi sự phát triển kinh tế và hiểu biết của người dân.
    Như vậy, một đề xuất luật này là có cơ sở.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 03/07/2006
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại, chúng ta đã có các quy định về bầu, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cao nhất của Nhà nước trong Hiến pháp.
    Bên cạnh đó, chúng ta có :
    - Luật tổ chức Quốc hội 2002
    - Luật tổ chức Chính phủ 2002
    - Luật tổ chức VKS; Luật tổ chức TAND năm 2002
    Và những đạo luật có liên quan như :
    - Luật bầu cử Quốc hội 2002
    - Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội 2003
    Trong các đạo luật này, đặc biệt là Hiến pháp, những quy định về những nội dung mà lít tồ nêu đã có gần đủ, chỉ có điều là chưa được áp dụng và nhiều trường hợp chưa từng được vận dụng mà thôi.
    Tớ ủng hộ tư duy rằng : cần có những quy định cụ thể để thực hiện, nhưng tớ cho rằng, khi chưa thực sự xuất hiện một nhu cầu bức bách từ xã hội, thì ban hành thêm luật chỉ làm rắc rối thêm.
    He he ...

    Này, tối nay, lít tồ lại đi học chữ mà không đi học ăn à ?

    Cảm ơn nhé.
  6. Kien2K

    Kien2K Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Ông này vào box Khoa Hoc Pháp Lý mà phán lung tung quá. không biết đã đọc hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay chưa vậy? Chán chả muốn nói nữa
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Lãnh đạo về Nhân sự là một trong những nội dung lãnh đạo của Đảng. Có hai văn bản năm 1999 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm cán bộ do BCT ban hành thể hiện rõ điều này. Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên.
    Kể cả kỷ luật cán bộ trong cơ quan nhà nước nói chung đảng uỷ hay ban cán sự phải họp xét....
    Nhưng riêng về cơ chế cách chức, bãi nhiệm nên thông thoáng hơn.
    Hiện nay ở nước ta, theo pháp luật Quốc hội chỉ bãi miễn theo đề nghị của uỷ ban thường vụ QH. Tương lai nên quy định nhiều chủ thể hơn có quyền này, như một nhóm đại biểu chẳng hạn. Sau đó các cơ quan khác xem xét...
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa kế
    các hiếp pháp của nước ViệtNam DânChủ CôngHoà, trong đó
    nói Nhà Nước ViệtNam gồm 3 ngành, trong đó không có ngành
    nào là Đảng cả. Theo đúng Hiến Pháp, thì nước cộng hoà xã
    hội chủ nghĩa Việt Nam tiến bộ về mặt dân chủ, có nghĩa các
    luật bầu cử và cách chức các quan lại cao cấp của nhà nước,
    cũng như bỏ tù hay xử bắn họ, đều do dân nắm và tiến hành .
    Tuy vậy, thực tế xã hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam còn đang dưới quyền lực của Đảng, chưa đúng Hiến Pháp,
    và như vậy, chưa tiến bộ như đã thành văn bản.
    Bạn còn có điều gì muốn nói nữa không ?
  9. Kien2K

    Kien2K Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Có, bác nói như vậy ở box khác thì tui không thắc mắc gì. nhưng đây là box Khoa Học Pháp Lý tui cho rằng cần phải lấy pháp luật làm chuẩn mực cho các phán xét "tui không nó tới vấn đề luật pháp đó đã phù hợp hay chưa"
    Họ làm không đúng theo hiến pháp có nghĩa là họ đang phạm pháp. Bác nói "quốc hội do đảng lập nên" là không đúng theo hiến pháp và cả thực tế. Tui nhớ cách đây khá lâu, trước khi Đỗ Mười làm tổng bí thư, cũng không trúng cử đại biểu quốc hội ở đơn vị bầu cử quận 5 TP:HCM. trên VTV1 trong chuyên mục pháp luật gì đó có câu đại ý "quốc hội là cơ quan hành pháp và lập pháp cao nhất của nước ta"
    Thực tế ở đâu cũng vậy "tùy theo mức độ" số người phạm pháp đâu phải hiếm.
    Bác có đồng ý với quan điểm của tui không???

Chia sẻ trang này