1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần có phương pháp xử lý bùn thải cho các nhà máy xử lý nước thải

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Sài gòn (HCMCC - SAIGON Club)' bởi cungbanluan, 17/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cungbanluan

    cungbanluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Về vấn đề giải quyết bùn thải tồn đọng ở Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, Sở TN&MT Thành Phố Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng không thể mãi chạy theo xử lý sự vụ". Vì 4.000 tấn bùn thải này chỉ là một lượng bùn rất nhỏ so với lượng bùn thải phát sinh ở Thành Phố HCM, hiện tại TP vẫn chưa có cách giải quyết lượng bùn thải này ra sao vì hàng ngày có hàng trăm tấn bùn thải được phát sinh. Nếu áp dụng cách xử lý lượng bùn thải trên của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng bằng việc chôn lấp vào bãi rác thì không biết đến khi nào TP mới giải quyết căn cơ vấn nạn bùn thải hiện nay.
    Hiện tại vấn đề xử lý bùn thải ở TP vẫn là "Đổ bậy", trên thực tế Sở cũng không thể thống kê được chính xác số lượng bùn thải phát sinh, vì hệ thống kênh rạch ở trong nội thành và ngoại thành đã được phân tán cho các cơ quan chức năng quản lý, hơn nữa TP cũng chưa có điểm tập kết chung cho việc xử lý lượng bùn thải trên toàn TP nên nhiều đơn vị đã chọn phương pháp đổ bậy bùn thải này ra môi trường đó là cách mà họ tự xử lý, ngoài ra trong ngân sách của TP cũng chưa có khoản chi nào giành cho việc xử lý chất bùn thải này. Đơn cử về 4.000 tấn bùn thải của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng có nhiều thành phần chất thải nguy hại, trong đó có thành phần Crôm. Và nếu việc xử lý lượng bùn thải này bằng cách đổ chúng vào bãi chôn lấp rác, mà thực tế bùn thải lại không thể xử lý như những chất thải thông thường, chúng phải được chôn lấp riêng, và phải được ngăn cách để không được thấm vào lòng đất làm ô nhiễm đến những khu vực xung quanh. Để xử lý theo cách này thì không hề đơn giản, nhưng nếu để lượng bùn thải này cho tư nhân đốt theo quy định xử lý chất thải nguy hại thì TP lại phải bỏ ra một nguồn vốn khổng lồ.
    Hướng giải quyết lượng bùn thải trên toàn TP Hồ Chí Minh thì đã có từ lâu đó là kêu gọi xã hội hóa đầu tư để việc xử lý được căn cơ hơn. Nhưng vấn đề khó khăn ở đây là việc kêu gọi các nhà đầu tư , đã được kéo dài hơn 10 nam nay nhưng vẫn chưa có nhà đầu tư nào tham gia, mặt khác hiện TP cũng chưa có tiêu chí để kêu gọi nhà đầu tư cụ thể về lĩnh vực này. Trong tương lai việc bảo vệ môi trường đang được nâng cao, tại các KCN hay các cơ ở sản xuất, trên các địa bàn sẽ có nhiều nhà máy xử lý nước thải hình thành, chính vì vậy mà lượng bùn thải phát sinh sẽ tăng gấp bội. Nên nếu ngay bây giờTP không sớm đưa ra những hình thức kêu gọi nhà đầu tư về lĩnh vực này thì tình trạng ùn ứ bùn thải như nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đang vướng phải, thì môi trường sẽ rơi vào tình trạng ô nhiễm mới từ bùn thải chứ không phải từ nước thải và khí thải như hiện nay.
    Một số ý kiến cho rằng, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được đầu tư xây dựng rất bài bản, trong đó việc xử lý bùn thải cũng đã được tính đến ngay từ khi nhà máy được xây dựng, nhưng hiện tại việc xử lý bùn thải mà nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng áp dụng là đào bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường thì cũng cần phải truy cứu trách nhiệm sai từ chủ đầu tư hay đơn vị vận hành chưa đúng để đưa ra những biện pháp xử lý tích cực hơn.

Chia sẻ trang này