1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căn cứ để xem xét đặc xá phạm nhân

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 06/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Căn cứ để xem xét đặc xá phạm nhân

    Nguyên thứ trưởng Bùi Quốc Huy được đặc xá

    Sáng 31/1, Văn phòng ************* đã công bố quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho hơn 8.300 phạm nhân, đặc xá tha tù 103 người đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong số này có 13 phạm nhân của vụ án Năm Cam, 33 người nước ngoài và 6 đối tượng vi phạm an ninh quốc gia.

    "13 người liên quan vụ án Năm Cam có mức án thấp, gia đình có công với cách mạng, bản thân nhận nhiều huân huy chương... đã được hưởng chính sách khoan hồng. Trong số này có nguyên thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy, nguyên trưởng phòng cảnh sát hình sự công an TP HCM Dương Minh Ngọc. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Huy và Ngọc bị tuyên phạt 4 và 6 năm tù."

    Anh Thư - Vnexpress.net

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2005/01/3B9DB1B2/

    Tình tiết "gia đình có công với cách mạng, bản thân nhận nhiều huân huy chương..." là tình tiết mà tại phiên tòa đã xem xét để quyết định mức phạt tù rồi. Xét đặc xá là dựa trên quá trình cải tạo của phạm nhân, Vnexpress chắc lại đưa tin chưa chính xác (?)
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Vnexpress ko nhầm đâu bạn ah,
    "gia đình có công với cách mạng, bản thân nhận nhiều huân huy chương" đúng là tình tiết đã được Toà án xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (hình phạt) khi xét xử, tuy nhiên tình tiết này vẫn được coi là 1 tình tiết đặc biệt khi xét đặc xá. Không chỉ có thế, một loạt các tình tiết đặc biệt khác là căn cứ để xét đặc xá đều tương tự với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự. Tôi cho rằng việc áp dụng 2 lần một tiêu chí theo hướng có lợi cho người bị kết án ko vấn đề gì cả. Vấn đề là ở chỗ, đối tượng được đặc xá là ai, có thực sự đáng được đặc xá, có nên đặc xá hay không và ảnh hưởng xã hội của quyết định đặc xá đối với trường hợp đó ?!
    Theo tôi được biết, việc đặc xá cho một số phạm nhân liên quan đến vụ án Năm Cam được xem xét rất chặt chẽ và cũng có lường trước phản ứng của công chúng, dư luận. Cũng đã có những ý kiến đối lập về việc đặc xá hay ko đặc xá cho những phạm nhân này, tuy nhiên, cuối cùng Hội đồng tư vấn đặc xá TW vẫn quyết định trình ************* xét đặc xá.
    Tuy đã có cân nhắc nhưng theo tôi đó mới chỉ là sự cân nhắc mang tính cục bộ và cẩu thả, mới đánh giá phản ứng của công chúng về cá biệt một vụ án mà chưa có cái nhìn toàn diện. Chưa tính tới hậu quả là làm giảm niềm tin vốn đã hạn chế của công chúng vào sự công bằng của pháp luật, tính thực thi của các phán quyết và vai trò tượng trưng cho công lý của Toà án tại VN. Người ta vẫn luôn hoài nghi rằng : Quan khác, dân khác - sự hoài nghi này hình như luôn được tiếp tay ?!
  3. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể chỉ rõ điều khoản nào của luật quy định về căn cứ đặc xá được không ? Nhân tiện bạn so sánh những căn cứ đặc xá với tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 BLHS 1999 giùm tôi nhé. Cám ơn bạn.
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Bạn littlesmile,
     Theo Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương tại văn bản số 02/HĐĐX ngày 02-11-2004 thì điều kiện, tiêu chuẩn xét đặc xá (đối với các đối tượng đang chấp hành hình phạt tù) như sau:
    1-  Về thời gian chấp hành hình phạt tù :
    - 1/3 thời hạn đối với loại hình phạt tù có thời hạn;
    - 10 năm đối với hình phạt tù chung thân;
    - trên 12 năm đối với trường hợp án tử hình được ân giảm xuống tù chung thân.
    Nếu có một trong những tình tiết đặc biệt theo quy định tại mục 3 dưới đây thì thời gian chấp hành hình phạt tù tính như sau:
    - 1/4  thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn;
    - 8 năm đối với hình phạt tù chung thân;
    - trên 10 năm đối với trường hơp án tử hình được ân giảm xuống tù chung thân.
    2- Quá trình chấp hành hình phạt tù : cải tạo tốt
    3- Trường hợp có tình tiết đặc biệt :
    - Lập công lớn trong quá trình chấp hành hình phạt tù;
    - Bản thân là thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng hoặc được tặng thưởng Huân, Huy chương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
    - Là con đẻ (con nuôi hợp pháp) của "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" hoặc con của gia đình được Nhà nước tặng "Bằng có công với Nước";
    - Có một trong những người sau đây là liệt sĩ: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, anh, chị, em ruột hoặc bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi hợp pháp;
    - Phạm nhân quá già yếu ;
    -  Phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng;
    - Phạm nhân có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn;
    - Phạm nhân khi phạm tội là người chưa thành niên;
    - Phạm nhân đã thực hiện đầy đủ phần bồi thường thiệt hại về dân sự (đối với các tội phạm kinh tế và chức vụ).[Các tiêu chí trên được quy định chi tiết trong văn bản đã dẫn, trên đây chỉ là những nội dung mang tính tóm lược]
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 14:41 ngày 07/02/2005
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Thử làm một bảng so sánh một vài tiêu chí nhé :
  6. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã dành thời gian để phân tích chi tiết tình tiết hưởng đặc xá với tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 BLHS 1999.
    Theo thông tin mà bạn cung cấp tôi không rõ văn bản số 02/HĐĐX ngày 02-11-2004 có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không ? và Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương là cơ quan nhà nước được thành lập và có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn trên cơ sở pháp luật nào ? Thành phần của Hội đồng này gồm những ai ?
    Nếu có thể, xin bạn gửi cho tôi văn bản số 02/HĐĐX nói trên và các văn bản quy định về Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương.
    Bạn ạ, thực sự tôi mới chỉ bắt đầu một chút về đặc xá thôi, chúng ta sẽ cùng phân tích, mổ xẻ tiếp về nó nhé.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 07/02/2005
  7. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Theo quy định tại điều 103 Hiến pháp 1992:
    "Điều 103: ************* có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    ....
    12- Quyết định đặc xá."
    Hiến pháp 1992 (sửa đổi): http://www.ilr-moj.ac.vn/law/vi/2001_to_2010/2002/200201/200201070011
    Như vậy ************* là người có quyền ra quyết định đặc xá. Tuy nhiên, tôi thấy Hiến pháp và các văn bản pháp quy do Quốc Hội ban hành lại không nói rõ cụ thể về quyền hạn này của *************. Phải chăng ************* có thể đặc xá bất kỳ thời điểm nào mà ************* muốn ? (Chẳng hạn nhân ngày sinh nhật của ông ta) Một năm được đặc xá tối đa bao nhiêu lần ? Mỗi lần đặc xá tối đa bao nhiêu phạm nhân ? .v.v...
    "Ngày 28/7, ************* Trần Đức Lương đã ký quyết định công bố 4 đợt đặc xá lớn. Theo đó, đợt đầu tiên vào dịp Quốc khánh năm 2004 (khoảng 10.000 phạm nhân). 3 đợt còn lại diễn ra trong năm 2005 gồm dịp Tết nguyên đán và kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng; 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 30 năm giải phóng miền Nam; 60 năm ngày thành lập nước (2/9/1945). "
    Vnexpress.net: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/08/3B9D5166/
    Như vậy đợt đặc xá vừa rồi là đợt đặc xá thứ 2 và sẽ còn 2 đợt đặc xá nữa vào trong năm 2005.
    "Thứ hai, 30/8/2004, 17:29 GMT+7
    Hơn 8.600 phạm nhân được đặc xá dịp quốc khánh 2/9
    Chiều nay, Bộ Công an đã tổ chức lễ công bố quyết định đặc xá của ************* nhân dịp quốc khánh. Tổng cộng có 8.623 phạm nhân có đủ tiêu chuẩn được tha tù trước thời hạn. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký."
    Vnexpress.net: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/08/3B9D5F9E/
    Đây là con số cho đợt đặc xá tháng 9/2004
    "Sáng 31/1 tại Hà Nội, Văn phòng *************, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo công bố Quyết định số 109/2005/QĐ/CTN và Quyết định số 110/2005/QĐ/CTN của ************* CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương về đặc xá tha tù trước thời hạn đợt tháng 2/2005 cho 8.428 người."
    Thanh Nien Online: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2005/1/31/41460/
    Đây là con số cho đợt đặc xá tháng 1/2005
    Chúng ta sẽ còn hai đợt đặc xá nữa với số lượng phạm nhân được đặc xá có lẽ cũng tương đương con số như trên.
    Chúng ta có suy nghĩ về các con số:
    Tổng số người được đặc xá 2 đợt = 8.623 + 8.428 = 17.051 phạm nhân
    Cái tiêu chuẩn đặc xá theo Văn bản số 02/HĐĐX ngày 02-11-2004 sao lại có thể có nhiều phạm nhân đáp ứng như vậy ? (Tất nhiên các căn cứ của văn bản này cũng cần phải phân tích, trao đổi thêm)
    Con số thứ hai sẽ là con số người tái phạm từ hai đợt đặc xá liên tiếp cách nhau chưa đầy 6 tháng.
    "Theo báo cáo, đợt đặc xá năm 2000-2002, số người tái phạm là 4,78%."
    Vnexpress.net http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/08/3B9D5F9E/
    Số người tái phạm = (8.623 + 8.428) x 4,78% = 806 người (số làm tròn)
    Trong năm nay còn có 2 đợt đặc xá tiếp theo nữa. Chắc chắn con số trên là đáng suy nghĩ.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 07/02/2005
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Bây giờ xin trao đổi thêm về chính sách hình sự.
    Có phải tất cả các tội phạm khi đáp ứng các một vài tiêu chí là được đặc xá không ? Câu trả lời theo tôi là không. Cần phải xem xét đến chính sách hình sự tại những thời điểm cụ thể. Tội phạm liên quan đến tham nhũng chẳng hạn. Vào thời điểm này chúng ta phải xác định nhóm tội này cần phải xử lý nghiêm khắc. Vậy khi xây dựng căn cứ đặc xá, tại sao không đặt vấn đề này ?
    Trong vụ việc này cũng không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng người ta đã muốn đặc xá cho một số người nào đó nên đã xây dựng ra tiêu chuẩn để những người này hiển nhiên đáp ứng ?
    Ý kiến vẫn còn dài nhưng thời gian chưa cho phép, xin mời trao đổi.
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, phần trên tôi viết thiếu + cách viết dễ gây nhầm lẫn nên hình như đã làm bạn hiểu sai. Tôi đã bổ sung thêm.
    Tiêu chí xét đặc xá chỉ gồm có : Thời hạn tối thiểu chấp hành hình phạt tù và kết quả quá trình chấp hành hình phạt tù . Số lượng phạm nhân được đặc xá không có quy định giới hạn về số lượng, về nguyên tắc các phạm nhân chỉ cần đạt được 2 tiêu chuẩn nêu trên thì có thể được đưa vào diện xét đặc xá ( mới là xét thôi nhé, còn có quyết định đặc xá cho một/một số trường hợp nào đó hay không thì lại là vấn đề khác). Do vậy, con số 17.051 phạm nhân đạt tiêu chuẩn đặc xá do bạn tổng hợp là hoàn toàn có thể xảy ra .
    Văn bản số 02/HĐĐX ngày 02-11-2004 mà tôi đã dẫn, tên đầy đủ là :Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương về việc thi hành quuyết định số 478/2004/ QĐ-CTN ngày 28/7/2004 của ************* về đặc xá năm 2004- 2005 (áp dụng cho các đợt đặc xá tháng 2, tháng 5 và ngày 02-9-2005)
    Văn bản này tôi chỉ có bản hard copy nên không thể gửi qua email cho bạn được. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo hướng dẫn số 01/HĐĐX (nội dung tương tự văn bản số 02/HĐĐX ) được đăng tải tại : http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=10&subtopic=37&leader_topic=110&id=BT1080452457
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    806 người ----> Có lẽ đây là số những người .. chưa kịp tái phạm bạn ah !
    Năm 2000, số phạm nhân được đặc xá là khoảng 23.000 (1); năm 2002, con số này là khoảng 6.100 phạm nhân (2). Còn 4 đợt đặc xá năm 2004-2005, con số tạm ước tính chắc khoảng 35.000 phạm nhân.
    Không thể lấy tỷ lệ tái phạm của các năm trước cho để tính cho năm nay được như cách làm của bạn được, mỗi năm số phạm nhân được đặc xá là khác nhau, và tỷ lệ tái phạm của số phạm nhân được đặc xá tại các thời điểm khác nhau là có khác biệt. Tính đến thời điểm trước 2002, số phạm nhân được đặc xá trong năm 2000 tái phạm là 14,9%, xử lý hình sự chiếm gần 4%. Nếu tính gộp cả 2 năm 2000 và 2004 thì tỷ lệ này lại là 4,78% - con số mà bạn cung cấp. Còn số tái phạm của đợt đặc xá năm 2004, theo thông tin của Bộ Công an thì cho đến nay, số phạm nhân đã được đặc xá trong đợt 2/9/2004 tái phạm là 0,036% (31 người có hành vi vi phạm pháp luật ; trong đó có 18 người bị xử lý hình sự về các tội ít nghiêm trọng; 13 người bị xử lý hành chính) (3).
    (1), (2): http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2002/08/3B9BFB96/
    (3): http://www.mofa.gov.vn/nr040807104143/nr040807105039/ns050131162435
    Còn một số vấn đề khác bạn đã nêu ra nhưng sẽ trao đổi sau nhé. Giờ tôi bận mất rồi .
    Chúc năm mới vui vẻ :)

Chia sẻ trang này