1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căn cứ quân sự Đà Nẵng qua các thời kỳ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 20/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Căn cứ quân sự Đà Nẵng qua các thời kỳ

    Nhân mới đây tham gia 01 số tranh luận, Maseo đột nhiên thấy quan tâm đến căn cứ này, chả hiểu nó sinh ra từ khi nào? lực lượng lúc mạnh lúc yếu ra sao? có tầm quan trọng đến đâu?... Nay mạn phép quý vị mở topic này bàn luận, mong được chỉ giáo nhiều nhiều
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đầu tiên, xin gửi 1 tài liệu về Đà Nẵng năm 1965, nguồn: http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=61&id_tin=2464&kieu=in
    THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU KHI ĐẾ QUỐC MỸ CHIẾM ĐÓNG
    Đế Quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ, trực tiếp đưa quân xâm lược Việt Nam. Đà Nẵng trở thành căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất miền Nam
    Cuộc tấn công Hè Thu của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã đẩy hơn 50 vạn quân ngụy, lực lượng nòng cốt của cuộc chiến tranh đặc biệt, do Mỹ huấn luyện, trang bị, vào thế suy yếu nghiêm trọng, không đủ sức đương đầu với phong trào cách mạng miền Nam. Chương trình bình định được Mỹ coi là xương sống của chiến tranh đặc biệt, bị cuộc tấn công và nổi dậy của quân và dân miền Nam phá rã. Còn chính quyền Sài Gòn, chỗ dựa về chính trị cho Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Chiến thắng quân sự đã tác động mạnh đến phong trào đô thị. Các tầng lớp trung gian có xu hướng nghiêng về hòa bình, trung lập, ý thức chống Mỹ ngày càng biểu hiện rõ rệt.
    Đứng trước tình hình đó, đế quốc Mỹ thấy nếu không thay đổi chiến lược chiến tranh, chúng có thể bị quân và dân ta đánh bại. Ngày 1.4.1965, tổng thống Mỹ Giôn Xơn quyết định đưa thêm một bộ phận quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam, đồng thời tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Đến mùa hè 1965, quân Mỹ có mặt ở miền Nam đã lên tới 82000 tên và bắt đầu trực tiếp tham chiến.
    Ngày 18.6.1965, đế quốc Mỹ ủng hộ phái tướng trẻ Thiệu - Kỳ làm cuộc đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh, lập chính phủ quân sự ở Sài Gòn, nhằm tạo thế ổn định về chính trị ở miền Nam để Mỹ tăng quân tiến hành chiến lược ''chiến tranh cục bộ''. Ngày 17.7.1965, Tổng thống Mỹ Giôn Xơn chuẩn y kế hoạch ''Tìm và diệt'' của Oét-mô-len và chấp nhận đề nghị tăng thêm quân Mỹ lên 44 tiểu đoàn, trước mắt triển khai trước 34 tiểu đoàn Mỹ gồm 100.000 quân. Quyết định này đã đưa nước Mỹ ''bước vào cuộc chiến tranh trên đất liền ở châu Á''.
    Sau quyết định ngày 17.7.1965 của Giôn Xơn, hơn 100.000 quân Mỹ, trong đó có đoàn kỵ binh không vận số 1, sư đoàn bộ binh số 1, cùng hàng chục tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh ùn ùn đổ vào miền Nam. Đến cuối 1965, số quân Mỹ có mặt ở miền Nam nước ta lên tới 184.314 tên, chưa kể 20.500 lính chư hầu khác như quân đội Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan. Mùa mưa 1965, đế quốc Mỹ gấp rút triển khai lực lượng, chuẩn bị chiến trường, tổ chức bộ máy chỉ huy trên từng vùng chiến thuật, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc phản công. Các đơn vị quân Mỹ và chư hầu chiếm đóng các vị trí then chốt có tầm quan trọng chiến lược như Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, An Khê, Cam Ranh, Biên Hòa, Bà Rịa, lập tuyến bàn đạp từ Quảng Trị đến Vũng Tàu. Các căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, Cam Ranh được xây dựng, nhiều sân bay như Chu Lai, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Biên Hòa được củng cố mở rộng và hiện đại hóa.
    Cũng như thực dân Pháp trước đây, đế quốc Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng của Đà Nẵng và Đà Nẵng lại một lần nữa là vị trí đầu tiên đặt chân xâm lược của quân đội Mỹ. Ngày 9.2.1965, Mỹ đưa một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, và một tháng sau, ngày 8.3.1965, hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ hùng hổ đổ bộ lên bãi biển Phúc Lộc với đầy đủ vũ khí hạng nặng, mở đầu cho sự xâm lược trực tiếp của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam.Tiếp đó, tháng 5.1965, lực lượng thuỷ bộ số 3, và tháng 1/1966, sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 đã được Mỹ đưa vào Đà Nẵng.
    Công việc đầu tiên của đế quốc Mỹ ở đây là tu sửa, mở rộng và hiện đại hóa sân bay Đà Nẵng nhằm biến sân bay này thành căn cứ không quân lớn nhất miền Trung và lớn thứ hai ở miền Nam. Sau một thời gian xây dựng, nâng cấp, sân bay Đà Nẵng đã có hai đường băng chính và một đường băng phụ. Đường băng chính dài 3.500m, rộng 500m có thể đón được tất cả các loại máy bay, kể cả máy bay hạng nặng B52. Mặc dù sân bay Đà Nẵng đã được mở rộng và hiện đại hoá, song để đáp ứng yêu cầu ngày càng mở rộng của cuộc chiến tranh, đế quốc Mỹ còn xây dựng ở đây 2 sân bay mới là Nước Mặn và Xuân Thiều để đưa quân đổ bộ đường không nhằm đánh phá sâu vào vùng nông thôn và miền núi thuộc vùng chiến thuật I.
    Như vậy Đà Nẵng đã trở thành căn cứ không quân lớn thứ hai ở miền Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  3. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Ngoài sân bay ĐN quân đội Mỹ còn có 3 căn cứ khác:
    - Căn cứ Non Nước (Marble Mountain) có sân bay trực thăng.
    - Căn cứ hải quân Tiên Sa.
    - Căn cứ của TQLC (Camp Horn).
  4. song_hong79

    song_hong79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có cai sân bay nào mà đường băng rộng đến 500m.
    Khoảng cách giữa hai đường cất hạ của sân bay Đà Nẵng là 207.17m tính từ tim của hai đường cất hạ (RW 17R-35L và RW 17L-35R). Sân bay Đà Nẵng có thể tiếp nhận được B52 nhưng mà tần suất cất hạ nhỏ vì không đảm bảo được khoảng cách và tỉ lệ 1:7.
    Được song_hong79 sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 20/10/2006
    Được song_hong79 sửa chữa / chuyển vào 23:53 ngày 20/10/2006
  5. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Một căn cứ quân sự lý tưởng khi nó nằm ở vị trí then chốt trong khu vực. Căn cứ có nhiều khả năng phòng thủ, cá vị trí phòng thủ có nhiều khả năng yểm trợ lẩn nhau khi bị tấn công, có khả năng tiếp nhận tiếp tế trong trường hợp bị bao vây.
    Đà Nẵng được núi bao bọc phía bắc và phía đông, bình phong lý tưởng cho việc phòng thủ (cho đến thời điểm chiến tranh VN). Phía đông có vịnh Đà Nẵng và núi Sơn Trà. Phía đông nam lại được cù lao chàm làm vị trí tiền tiêu. Sau hết, phía Nam được sông Thu Bồn, con sông lớn nhất miền Trung che chở. Địa thế địa lý tạo cho Đà Nẵng trở thành một vùng lý tưởng để lập căn cứ. Không phải ngẫu nhiên mà liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã chọn Đà Nẵng làm đầu cầu trong việc chiếm Đông Dương làm thuộc địa.
    Miền Trung được coi là cái xương sống của nước Việt, chiều ngang ngắn, có nơi chỉ hơn 50km.. Chỉ cần một khu vực bị tấn công và chiếm đóng, giao thông cả nước sẽ bị gán đoạn. Tất nhiên, kẻ tấn công sẽ bị phản công lại từ cả hai đầu nam và bắc, và lâu dài thì cả phía tây. Nhìn bản đồ miền Trung thì không đâu lý tưởng bằng Đà Nẵng. Không phải ngẫu nhiên mà liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã chọn Đà Nẵng làm đầu cầu trong việc chiếm Đông Dương làm thuộc địa.
    Để có một căn cứ liên hợp (cả ba binh chủng: hải lục không quân), có lẻ không đâu lý tưởng bằng Đà Nẵng. Đồng bằng miền Nam và miền bắc là nơi lý tưởng cho các căn cứ không quân thì lại thiếu những cảng sâu cho hải quân. Các vũng, vịnh nước sâu ở miền Trung như Cam Ranh, Nha Trang... thích hợp cho tàu bè thì lại thiếu chổ cho các sân bay lớn hay các căn cứ bộ binh lớn. Đà Nẵng có đủ tất cả các yếu tố trên. Cảng sâu Tiên Sa và vịnh Đà Nẵng là nơi lý tưởng cho các cảng quân sự và nơi tàu bè trú ẩn. Đồng bằng phía Nam Đà Nẵng đến Sông Thu Bồn rộng rãi, dể dàng cho việc điều quân và dễ dàng xây dựng các sân bay quân sự lớn.
    Xung quanh Đà Nẵng, có đầy đủ các yếu tố địa lý cho việc huấn luyện quân sự: đường biển, sông ngoài, vùng cát, rừng núi, đồng bằng....
    Tóm lại, Đà Nẵng là một căn cứ quân sự rất, rất quan trọng, nếu không nói đáng vào bật nhất VN.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vậy bác Khikho cho ý kiến về phương án dùng 1 trung đoàn bộ binh trang bị nhẹ tấn công Đà Nẵng đi
  7. song_hong79

    song_hong79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Không có gì là khó, muốn hay không thôi. Nếu muốn đánh thì
    chả có gì mà không đánh được. Đà Nẵng là điểm xung yêu nhất
    là yết hầu thôi. Bị đánh là chí mạng luôn. Còn Đà nẵng không phải là nới đóng quân đồn trú tôt đâu. Chẳng qua nó là cai yết hầu nên mới bố trí nhiều quân đóng thôi. Theo tôi Đà Nẵng là nơi xung yếu nhất của NC thôi chứ ko phải nơi có thể dùng binh
    được. Đây là mấy suy nghĩ thiện cận của tôi mong cac bac trong
    box bỏ qua một thành viên mới dám mạo muội nói càn.
    Thành viên cực mới.
  8. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Nhân nói đến Đà Nẵng thì phải nói thêm là địa bàn này có đèo Hải Vân chặn con đường độc đạo từ phía Bắc, nếu để phòng thủ thì cũng rất tiện. Thế mà sao năm 1975, sau khi mất Huế, VNCH không tổ chức Hải Vân quan cho ra hồn, để QGP vượt đèo nhanh thế nhỉ
  9. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Mình chả hiểu rì cả?
    - Thế nào là không khó? Đã đành muốn đánh là đánh đwợc nhưng cần lực lượng thế nào( chiangshan ra đề bài là 1 trung đoàn nhẹ) ? Thương vong chấp nhận được là bao nhiêu? Và đánh như thế nào? Bị đánh thì chí mạng luôn, nhưng chí mạng ai? chí mạng thằng đánh hay thằng thủ? Bảo ĐN không phải nơi đồn trú tốt là tại sao? Không phải đây là đầu cầu tập kết quân đổ bộ và hậu cần sao (muốn thế phải đồn trú được)?
    Bạn làm ơn giải thích nhé! Cám ơn!
  10. tokalep

    tokalep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Bác phải nói rõ tấn công khi địch có bao nhiêu đóng ở đó và tương quan hai bên thì tính mới được ạ

Chia sẻ trang này