1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căn cứ quân sự Đà Nẵng qua các thời kỳ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 20/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hì hì, mấy cái kế hoạch của các bác hay phết mặc dù vẫn chỉ đánh kiểu tập kích, đặc công, cái này VC đã làm khá nhiều như 1 số bác đã post nhưng khác kiểu các bác, vậy xin các bác cứ tiếp tục.
    Nhà em quan niệm đánh tập kích chỉ có tác dụng gây thương vong, rối loạn thôi, đánh xong là chạy tụt quần chứ muốn dứt điểm bất kỳ cái gì to to như Đà Nẵng là phải dàn trận đánh nhau chính quy mới xong, đang tiếc là lịch sử cái thành phố này thật tệ (xin lỗi các bác ở Đà Nẵng ), nó chẳng bị thất thủ 1 lần nào các bác ạh. Có 2 lần người ta đã dàn trận đánh nhau ở đó, kết quả như sau:
    01. 1858: Liên quân Pháp - TBN vs. quân nhà Nguyễn.
    Lực lượng: Pháp - TBN là 2.350quân, 18 tàu chiến trong đó riêng kỳ hạm Mémesis đã có 50 pháo, sau có được tăng viện 1 lần vào 15/9/1859 nhưng ko rõ bao nhiêu. Quân nhà Nguyễn ban đầu là quân đồn trú tại 3 đồn Điện Hải, Nại Hiên Đông, An Hải trong đó Điện Hải là mạnh nhất với 30 pháo nhưng pháo ta ko có đạn nổ, sức công phá kém, khả năng sát thương quân đổ bộ gần như bằng 0, sau có thêm 2070 quân Nam Ngãi đã mãn hạn bị gọi quay lại quân ngũ và 2000 cấm binh do Nguyễn Tri Phương chỉ huy tăng viện + dân ko rõ bao nhiêu.
    Diễn biến: Pháo tàu của liên quân bắn tan cả 3 đồn, đổ bộ thành công lên bán đảo Sơn Trà nhưng ko tiến lên được nữa và bị vây ở đó trong 19 tháng, đầu năm 1860 liên quân phải bỏ lại "1 tháp hài cốt chứa ngàn thánh giá" (P.Héduy. Histoire de l''Indochine) lên thuyền chuồn đi. Phía VN cũng ko rõ thương vong, chỉ biết hiện nay vẫn còn 2 nghĩa trang với khoảng 2500 ngôi mộ.
    Kết luận: năm 1858 liên quân ko chiếm được Đà Nẵng mặc dù khi đó nó mới là 1 cảng nhỏ, chủ yếu dành cho sửa chữa tàu bè.
    02. 1975: NVA - VC vs. VNCH.
    Lực lượng: NVA - VC có sư 325, Sư 304, trung đoàn 9 (F?), VC Khu 5, VC Quảng Đà, , số lượng tổng cộng ko rõ. VNCH có khoảng 75.000 người (số lượng ghi nhận vào ngày 26/3), gồm 15 tiểu đoàn chủ lực của Sư đoàn 3, Sư đoàn thủy quân lục chiến, tàu quân sự của Sư đoàn I, Sư đoàn II, Liên đoàn 12 biệt động quân, 15 tiểu đoàn bảo an, 240 trung đội dân vệ, 5.000 cảnh sát, Sư đoàn I không quân với 373 máy bay, 114 pháo, 70 thiết giáp.
    Diễn biến: Tối 27/3, Thiệu bất ngờ ra lệnh rút Sư TQLC về bảo vệ Cam Ranh, các đơn vị VNCH còn lại lập tức tan hàng tìm đường thoát, tướng chỉ huy Ngô Quang Trưởng cũng chuồn mất ngày 28/3 để mặc VC Quảng Đà, Khu 5 + dân chiếm sạch thành phố, bắt hết quân VNCH còn lại vào ngày 29/3 trong khi NVA chính quy vẫn còn đang trên đèo Hải Vân, các đơn vị tiền tiêu mới pháo kích và đụng lẻ tẻ ở các huyện vùng ven. Rút cục NVA tiến vào thành phố bằng xe do ... VC Quảng Đà + Khu 5 cử ra đón. Thương vong cả 2 phía ko đáng kể vì đánh nhau gần như ko có, tù binh VNCH thì vô thiên lủng, NVA - VC ko có thời gian nên chỉ bắt sỹ quan, lính chỉ bắt cởi quần áo, vũ khí rồi muốn đi đâu thì đi, sau 30/4 ra trình diện được rồi.
    Kết luận: Năm 1975 Đà Nẵng ko thất thủ mà được VNCH cho ko biếu ko, từ trên xuống dưới chỉ lo chạy, gặp đối phương dù là loại lìu tìu nhất thì cũng ... hàng, cương quyết ko đánh.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0

    Các bác cho em SPAM 1 chút.
    Kho xăng Liên Chiểu nằm ngay chân đèo Hải Vân ,hiện nay mang tên là Trung Đoàn 182 ( TH182 ). Trung đoàn này trực thuộc Cục Xăng Dầu Tổng Cục Hậu Cần QĐNDVN . Từ những thập niên 90 kho xăng 182 đã là nguồn cung cấp xăng cho cả khu vực miền Trung ,mấy bác chuyên buôn bán xăng ở thành phố Đà Nẵng toàn lấy xăng ở Tổng Kho mà ,ngày nào xe oto cũng vào nhập xăng đông ơi là đông nhé .
    Ngày đấy xi măng còn chưa nhiều như bây giờ đâu các bạn à ,vài tháng Trung đoàn lại cử xe ra tận Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn ở Thanh Hóa mua xi măng và nhập các thiết bị máy móc ở Tổng Cục ở Hn rồi mang vào Tổng Kho mà .Ngày đấy em còn bé bố em làm Chủ Nhiệm Kho Xăng đó thi thoảng đi cùng xe đơn vị về thăm gia đình vài hôm rồi lại đi nhé ,ko những thế lần nào oto ra Bắc cũng chở theo vài chú Bộ đội về quê thăm phép xe đơn vị đưa đến tận nhà luôn nha ,lúc thì Quảng Trị , Quảng Bình , Thanh Hóa , Nam Định thích ơi là thích .Ngày đấy 2 bên đường toàn là rừng thích lắm nhìn xung quanh vẫn còn xác xe tăng Mỹ Ngụy bị bắn cháy khắp nơi .Khi đó mình mới biết tấm lòng của những người con miền Trung với công cuộc giải phòng đất nước đến nhà các chú bộ đội cả làng quý mến .Hè nào cũng được bố đón vào Tổng Kho chơi với các chú bộ đội ,ai ai cũng quý mình thích ơi là thích nhé .Đặc biệt là dân quanh vùng họ quý bộ đội miền Bắc lắm cơ ,hèn gì con gái quanh vùng ai ai cũng thích các chú Bộ đội .
    Mình nói tiếp chuyện mua Xi măng nhé ,ngày đấy làm gì có nhiều xi mang như bây giờ ,chủ yếu mua xi măng về xây dựng kè chống xói mòn ở biển ,phòng chống mưa Bão mà . Toàn mua xi mang đặc chủng mua tận nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thanh Hóa cơ
    Ngày đó Tổng Kho vẫn dùng những người ngày xưa làm việc cho Mỹ Ngụy để bảo quản những thiết bị máy móc cho Tổng Kho ,họ cũng quý bộ đội lắm . Họ như người 1 nhà chung 1 tổ quốc lắm chứ ko như bọn Hải Ngoại đâu nhé .
    Kho xăng 182 ko rộng lắm nhưng những bồn xăng của nó nằm trên sườn núi Hải Vân nên là Bộ chỉ huy đóng quân ở ven biển còn 1 số đơn vị đóng quân trên núi để tiện bảo vệ mà . Từ Bộ chỉ huy lên các đơn vị đi cầu thang mấy trăm bước mình hồi đó còn bé tý buoc thử vài bước thấy so quá ko dám lên nữa vì cao quá mà .Ngày đó nước suối nhiều ơi là nhiều ,nước suối chảy từ trên núi xuống rồi chảy ra biến các chú bộ đội thiết kế ống dẫn nước rất to tha hồ tắm mà ko bao giờ hết nước nhé .
    Ngày đó Tổng Kho chỉ là vài khu nhà gần ven biển nhưng bây giờ đã khác xưa rồi .Tổng kho bây giờ vẫn nằm o vị trí cũ sát bên đường hầm dài nhất qua Đèo Hải vân đó ,bạn nào đi tầu Thống nhất Bắc Nam khi đi qua hầm cuối cùng sẽ thấy 1 doanh trại quân đội đấy chính là Tổng Kho 182 .Bố mình công tác ở đấy nên tất cả các chú bộ đội đều biết mình vì hè nào mình cũng vào Đà Nẵng thăm bố mà ,hôm nào bố đi công tác vài hôm ở lại doanh trai thì được các chú dạy hoc nhé . Buổi tối các lãnh đạo bắt mình đọc báo ( đọc báo nhằm mục đích tập đọc cho quen dần ko sai chính tả ấy mà hèn gì bây giờ mình viết đúng chính tả và đọc suôn sẻ như thế cơ chứ ) .
    Cá biển thì ăn suốt ngày nhiều vô kể vì chiều chiều các chú cho thuyền thúng ra bắt cá mà . À mà đơn vị còn nuôi dê nữa cơ thi thoảng có bữa thịt dê vì tàu hỏa thường chạy qua cán chết dê mà hic .
    Ngày đó xe oto ko dám qua đèo Hải Vân vào ban đêm đâu dễ bị tai nạn lắm ,có lần xe oto từ Hà Nội vào Tổng Kho ,trời tối xe đã đến chân đèo Hải Vân phía bên địa phận Huế nhưng cũng ko dám qua đèo vì rất nguy hiểm ,xe sẽ nghỉ qua đêm ở chân Đèo và sáng hôm sau khởi hành ,hầu hết xe nào cũng thế .Bác lái xe đấy ngày xưa là lái xe Trường Sơn 1 tay lái đầy kinh nghiệm mà cũng ko dám đi qua đêm thế mới biết đèo Hải Vân nguy hiểm cỡ nào . Sáng sớm dậy oto lên đỉnh đèo ngắm hoàng hôn ở phía xa xa tận chân trời thích thế cơ chứ . Mình chơi rất thân với các chú bộ đội nhé ,có lần chú gác cổng ngủ gật mình cầm luôn khẩu AK mang về phòng nghịch hihi . Bố mình thấy hỏi lấy súng ở đâu mình bảo lấy ở ngoài cổng thế là vài hôm sau xuất hiện vài khẩu súng AK bằng gỗ y như thật hihihi .
    Bùn ngủ quá mai kể tiếp về kho xăng TH182 nha

  3. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Ớ ! ớ ! chết! chết! phương án cu?a tôi ra hô?i na?o? xin bác ghi lại đây phương án đánh Đa? Nă?ng cu?a tôi xem na?o? vi? tôi không nhớ có lập ra phương án na?y. Va? xin bác chép lại nguyên văn va? bo? va?o trong đấu ngoặc cho chắc ăn nhé bác. Nếu không la?m như vậy được xin bác quy? xuống tạ lôfi cu?ng mọi ngươ?i nhé; co?n tôi thi? kho?i...
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thì chả phải chính bác phỏng đoán QĐND định dùng 1 trung đoàn nhẹ tấn công TQLC Mĩ ở Đà Nẵng đấy thôi
    Thôi thì sửa lại là "phương án mà bác Tín phỏng đoán là QĐND sẽ tiến hành" vậy
  5. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Thi? ít nhất la? như vậy đi, nhưng bác vâ?n không nhớ được chính xác cho lắm: tôi pho?ng đoán dự định cu?a BTTK QĐND du?ng sư đoa?n 304 hoa?n chi?nh tấn công dă?n mặt trung đoa?n 9 TQLC Myf thiếu đóng tại phi trươ?ng Đa? Nă?ng đâ?u năm 1965; chứ tôi không pho?ng đoán phương án BTTL QĐND sef cho tiến ha?nh la?m sao đê? thực hiện ý định trên.
    Xin các bác tu?y nghi pho?ng đoán phương án đó trong mục na?y một cách thoa?i mái, nhưng xin đư?ng lôi tôi va?o cuộc nhé các bác.
    Tôi xin mạn phép lâ?n na?y "tọa sơn quan hô? đấu"....
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ngoài việc biến Đà Nẵng thành căn cứ ko quân lớn thứ 2 ở Nam VN sau TSN, Mẽo cũng nâng cấp nó thành căn cứ hải quân, hậu cần chủ yếu cho toàn bộ vùng 1 chiến thuật ngay từ thời 1965, bác Binh000 thử cho F304 xông vào xem nào :
    (Link: http://www.danangpt.vnn.vn/home/danang/detail.php?id=23&a=92)
    Đi đôi với việc xây dựng, hiện đại hoá các sân bay, Mỹ đã đầu tư mở rộng hải cảng Đà Nẵng để tiếp nhận vũ khí và các phương tiện chiến tranh. Hải cảng có 2 bến chính và 6 bến phụ, có bến rộng tới 9.800m2. Hệ thống bến, cầu tàu được xây dựng suốt hai bên bờ sông Hàn dọc từ cửa sông đến cầu Trịnh Minh Thế để đón nhận, bốc dỡ hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, xe cộ, hàng hóa, quân trang, quân dụng. Cảng Đà Nẵng cũng trở thành hải cảng lớn thứ hai ở miền Nam.
    Cùng với việc mở rộng, tu bổ cảng Đà Nẵng, Mỹ cũng mở rộng và hiện đại hóa quân cảng Tiên Sa. Và từ năm 1965, quân cảng này do Mỹ trực tiếp quản lý để phục vụ riêng cho các loại hàng quân sự.
    Các kho vũ khí, xăng dầu đqợc xây dựng hàng loạt. Vũ khí và các phương tiện chiến tranh được tập trung tại hệ thống kho An Đồn và căn cứ hậu cần Bầu Mạc. Các kho xăng dầu Liên Chiểu, Nại Hiên và trong sân bay Đà Nẵng được xây dựng thêm bồn và lắp đặt hệ thống bơm để tiếp nhận xăng trực tiếp từ các đoàn tàu.
    Trên mỏm núi Sơn Trà đặt hệ thống ra đa mắt thần để theo dõi hoạt động không quân của ta và điều khiển máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào. Dưới chân núi Sơn Trà và dọc bờ biển thuộc quận III giành làm khu vực huấn luyện người nhái và biệt kích để đánh phá miền Bắc và vùng giải phóng miền Nam.
    Cùng với việc xây dựng, mở rộng các sân bay, hải cảng, kho tàng Mỹ chú ý đầu tư mở rộng nâng cấp hệ thống đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển quân đội vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác. Hàng loạt con đường được mở mang như đường Độc Lập, Bạch Đằng, Thống Nhất, Lê Lợi, Hùng Vương v.v... Mỹ xây thêm một chiếc cầu qua sông Hàn song song với cầu Trịnh Minh Thế để tăng cường cho việc chuyển quân và phương tiện chiến tranh.
    Với vị trí nằm giữa miền Trung Nam Bộ, có sân bay, hải cảng lớn, Đà Nẵng trở thành trung tâm đầu não của vùng chiến thuật I. Tại đây có Bộ chỉ huy vùng chiến thuật I, Bộ tư lệnh quân đoàn I, cơ quan đại biểu chính phủ Bắc Trung phần, Nha Cảnh sát Bắc Trung nguyên Trung phần và các cơ quan đầu não của thành phố Đà Nẵng như Toà Thị chính, Ty Cảnh sát quốc gia, Bộ chỉ huy quân cảnh và cơ quan tình báo CIA Mỹ.
    Bên cạnh lực lượng của Mỹ và lực lượng của vùng chiến thuật I, VNCH còn thành lập đặc khu Đà Nẵng đặt dưới sự chỉ huy của thị trưởng thành phố. Tại các khu dân cư còn tổ chức thành lập các đơn vị "Bảo an", các tổ chức "Nhân dân tự vệ".
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 02/11/2006
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Mỹ nó không chọn Cam Ranh làm quân cảng nhỉ? theo tôi biết thì chính Mỹ nó cũng đánh giá là Cam Ranh rộng hơn, kín hơn, dễ phòng thủ hơn, mặt bằng trên bộ rộng hơn, nuớc sâu, tàu lớn có thể vào neo đậu ?
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nó có chọn bác ạ, Cam Ranh chính là quân cảng lớn nhất Nam VN, Đà Nẵng thứ 2. Cũng giống như TSN là căn cứ ko quân lớn nhất Nam VN, Đà Nẵng thứ 2. Cam Ranh và TSN lớn nhất vì gần SG, đầu não VNCH, Đà Nẵng lớn nhì cả về ko quân lẫn hải quân vì nằm ở trung tâm vùng 1 chiến thuật, nơi đánh nhau ác liệt nhất.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hì, vừa kiếm được 01 cái bản đồ cực hay về căn cứ ko quân Đà Nẵng và các vị trí xung quanh, cực chi tiết và cực to luôn, lại có bản quyền nên ko đưa lên đây được, các bác vào link này mà xem:
    http://www.rjsmith.com/Da_Nang_Area_Monster.html
    Các bác click nào những mũi tên đỏ để xem chỗ nào có những sự gì xảy ra, đại khái chả có trận đánh nào cả, mỗi tội kho xăng và kho đạn to nhất đều nổ, ko rõ tại sao (là Mẽo nó ko hiểu tại sao ). Các căn cứ bảo vệ rõ nhiều từ xa đến gần, từ núi xuống biển nhưng toàn để lính tráng ăn nhậu, boom boom gái, etc. Có đến 2 đồn bảo vệ đầu và đít đường băng nhưng chỉ có Camp Hoover ở đít bị 1 số tổn thất khi kho đạn gần đấy nổ ngày 27/1/1969.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Copy được bác ạ. Bác dùng FireFox là down ngon lành.

Chia sẻ trang này