1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căn cứ quân sự Đà Nẵng qua các thời kỳ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 20/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
  2. Yesterday_For_You

    Yesterday_For_You Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Spam phát, Mod để tí rồi xóa đi nhớ! Vâng, chỉ nên dùng FireFox nếu các bác đã cài và dùng nó, còn chưa cài thì không cần phải dùng nó chỉ vì mỗi cái ảnh này đâu ! Các bác dùng IE cứ mở trang, vào menu File, chọn Save As, cũng ngon lành không kém , sau đó đi tìm chỗ mình lưu mà lôi cái ảnh ra !
    Báo cáo bác Tuấn là cái Scanner dang hỏng, chắc cuối tuần này mới scan xong ảnh và gửi sách lẫn hình cho bác được !
  3. DaKhuc

    DaKhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Chán cho mấy bác nhà ta ghê (không phải bác Maseo). Cái gì Mỹ hay VNCH xây đều bị liệt vào "phục vụ chiến tranh". Còn phe ta dù xây hay phá thì đều "phục vụ tổ quốc và dân tộc". Mấy con đường trong trung tâm thành phố thì có phụ vụ quái gì cho chiến tranh??? Lúc trước thì xa lộ Biên Hoà, Sài Gòn bị liệt vào "sân bay B52". Nếu nó xây cho B52 thì xây con lươn ở giữa làm quái gì. Mà cho B52 thì cần quái gì đến mấy chục cây số???
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Vớ được bài báo này, nguồn TIME hẳn hoi, các bác khỏi kêu ca nguồn "tuyên truyền" nhé . Tại phải dịch hơi mất thì giờ nên bây giờ mới đưa lên, bài báo đăng chỉ 11 ngày sau khi 2 tiểu đoàn của Lữ 9 TQLC đổ bộ, có nói rõ về bố trí lực lượng phòng thủ khi đó. Đề nghị bác nào muốn tấn công thì lấy tư liệu từ đây để lập kế hoạch tác chiến
    TOÀN CẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG
    (TIME đăng ngày thứ 6, 19/03/1965)
    Dưới bầu trời màu xám chì, chiếc tàu đổ bộ của TQLC Mỹ vượt qua những con sóng cao gần 2m trong vịnh Đà Nẵng, từ từ bò lên bờ trong tiếng nghiến sỏi lạo xạo và dừng lại hạ những chiếc cầu xuống. Hàng trăm lính TQLC ùa ra với trang phục chiến đấu đầy đủ, vác những khẩu M14 chiếm lĩnh các các điểm cao. Họ là đội tiên phong trong 1 lực lượng gồm 3500 người, những TQLC đầu tiên kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên đã lại đổ bộ lên 1 bãi biển để đi vào 1 cuộc chiến, và là đơn vị chiến đấu Mỹ đầu tiên - ko còn là ?ocố vấn? - đến Nam VN.
    Quyết định gửi các đơn vị chiến đấu đi đã được cân nhắc trong nhiều tuần. Chỉ sau khi hiển nhiên là căn cứ ko quân lớn Đà Nẵng ở phía bắc của Nam VN đang bị đe dọa trầm trọng, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara mới đề nghị gửi 2 tiểu đoàn TQLC tăng cường và 1 phi đội 24 trực thăng. Ngay sau đó, tối thiểu 12 tiểu đoàn VC - khoảng 6000 người - đã xâm nhập khu vực Đà Nẵng; họ đã bắt đầu tiến hành 1 cuộc tấn công tại Miếu Bồng, chỉ cách bãi đổ bộ 3 dặm, 1 ngày trước khi các TQLC đặt chân tới.
    Tổng thống Johnson nhanh chóng chấp thuận đề nghị của McNamara và ra lệnh tách tổng hành dinh Hạm đội 7 ở Hawaii. Nhiệm vụ của TQLC, theo như lời Lầu 5 Góc, chỉ đơn thuần là phòng thủ nhưng ko ai nghi ngờ dù chỉ 1 phút rằng chẳng chóng thì chầy họ sẽ đụng độ với VC. Và, như lời Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk đã quả quyết trong buổi phỏng vấn trên truyền hình, ?onếu chúng đến, chúng sẽ bị đá bay trở lại.?
    Rời tàu.
    TQLC bị tấn công lần đầu tiên ngay trong quá trình đổ bộ. 1 tay súng VC đã bắn trúng cánh chiếc C130 chở TQLC từ Okinawa đến đang hạ cánh xuống Đà Nẵng nhưng ko gây ra thiệt hại gì.
    1 nửa TQLC đổ bộ bằng tàu. Chỉ 24h sau khi nhận lệnh từ Washington, 1 tàu khu trục của Hải quân và 4 tàu vận tải đã thả họ xuống vịnh Nam Ô, ½ dặm về phía bắc Đà Nẵng, được các TQLC đổi tên là ?oRed Beach Two?. 1 tá xe đổ bộ được hạ xuống từ các tàu vận tải tiến vào bãi mang theo 1400 người của Lữ đoàn TQLC viễn chinh thứ 9. Trong suốt 2 tháng, những TQLC này đã lênh đênh trên Biển Đông chờ đợi. ?oKhi nhiệt độ tăng,? thiếu tướng Frederick J. Karch chỉ huy Lữ đoàn nói, ?ochúng tôi có thể vào gần hơn?.
    Người đầu tiên đặt chân lên bãi biển là hạ sĩ Garry Parsons, anh ta dẫm lõm bõm lên cát ướt và chạy khoảng 50 yard đến chỗ có 1 hàng thông và cả 1 trung đội phóng viên ảnh. Lời bình luận của Parsons rất thật thà, ko có vẻ gì đao to búa lớn, anh ta hét: ?oTôi rất mừng vì đã thoát khỏi con tàu chết tiệt đó!?
    Những cô gái và những người nhái.
    Những TQLC đã được truyền thụ tại trại huấn luyện rằng sẽ ko nhận được bất cứ thứ gì gọi là ?othân thiện? tại bãi biển này, và vì thế họ đã xông lên bờ với sự chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ chuyện gì - có lẽ chỉ ngoại trừ chuyện đón họ lại là 1 lễ đón tiếp vui vẻ của các cô gái VN mang theo những vòng kết bằng hoa thược dược vàng và lay ơn đỏ. Thậm chí tướng Karch, 1 quý ông 47 tuổi rất cứng rắn, đã phải khó khăn lắm mới giữ được sự điềm tĩnh khi được khoác cho những vòng hoa.
    Tuy nhiên, cuộc đón tiếp đã diễn ra hết sức yên bình là do ko ai để cho nó phải chịu bất kỳ rủi ro nào, những người nhái của Hải quân đã rà soát bãi biển trước khi TQLC đổ bộ. 2 tiểu đoàn VNCH tuần tiễu khu vực đổ bộ trong khi những chiếc trực thăng trang bị rocket bay là là sát trên các ngọn cây. Các đơn vị cảnh giới của TQLC cũng đào các hố cá nhân và thiết lập các hỏa điểm súng cối ngay sau khi đổ bộ.
    Tất cả chỉ mất có 65 phút để 1400 TQLC đổ bộ với đầy đủ vũ khí, súng máy, súng phóng rocket và phóng lựu. Tại Đà Nẵng, tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn đến bằng cách đơn giản hơn - ko vận từ Okinawa. Cả 2 tiểu đoàn được chuẩn bị cho 1 trận chiến cỡ lớn: họ có lựu pháo 105mm, tăng hạng trung M48, đại bác ko giật 106mm.
    Bước vào công việc.
    Ngay lập tức 2 tiểu đoàn triển khai bảo vệ các vị trí trong và xung quanh Đà Nẵng. 1 số đóng gần sân bay trực thăng của TQLC, 1 số khác được ném vào trong những lều trại dành cho 2 người 1 đặt ở cuối đường băng dài hơn 3km của sân bay Đà Nẵng để tăng cường cho vành đai phòng thủ bên trong sân bay. 3 đại đội đóng trên những quả đồi có thể bao quát sân bay, trước đó các công binh TQLC đã dùng xe ủi là phẳng 1 trong các đỉnh đồi để đặt dàn phóng tên lửa HAWK của TQLC. Các sườn đồi rất dốc và ở 1 trong các quả đồi người ta đã phải đưa quân lên vị trí bằng trực thăng.
    Tinh thần binh sĩ rất cao. ?oChúng tôi đã sẵn sàng cho công việc này từ lâu,? tướng Karch, 1 cựu binh được đào tạo tại Annapolis, đã từng tham chiến tại Saipan, Tinian và Iwo Jima nói. ?oCó cảm giác là tình hình tổng thể sẽ được cứu vãn.?
    Với việc các binh sĩ TQLC đóng trên các quả đồi cách xa bên ngoài, vành đai phòng thủ được mở rộng ra khoảng 20 dặm xung quanh Đà Nẵng. ?oRõ ràng là,? tướng Karch nói, ?oVC đang thăm dò chúng ta. Chúng tôi chờ họ, và chúng tôi sẵn sàng.?
    Ko có dấu hiệu của người nào.
    VC nhanh chóng được 1 bài học là TQLC sẵn sàng như thế nào. 3 lần trong 1 đêm, 1 nhóm khoảng 1 tiểu đội du kích lén lút thăm dò vị trí trên đồi 327, 1 cái gò có tên lóng là ?oThe Hungry I? theo tên 1 hộp đêm ở San Francisco vì đại đội I TQLC là đơn vị đầu tiên đóng trên đồi này. Lần nào họ cũng bị TQLC phát hiện vì những máy dò kiểu mới đã được đặt khắp đồi. Hiện đại hơn những máy dò hình đĩa được sử dụng ở tháp kiểm soát ko lưu, những máy dò này cao khoảng gần 2m và rất nhạy cảm với sự di chuyển của binh lính đối phương.
    Ngay khi nghe tiếng pip từ màn hình máy dò, TQLC sẽ: gọi khẩu đội lựu pháo gần đó bắn pháo sáng chiếu sáng toàn bộ khu vực, sau đó quét sạch sườn dốc bằng súng máy và cối. Mặc dù ko có dấu hiệu của người nào được phát hiện vào sáng hôm sau, các TQLC đã tỏ ra hài lòng với hiệu suất làm việc của hệ thống máy dò sau cuộc thử nghiệm chiến đấu đầu tiên. 1 tay súng máy cười nói: ?oTôi đánh cược là chúng rất ngạc nhiên tại sao chúng tôi lại biết chúng đang ở ngoài đó.?
    Tuy nhiên, trong lần phối hợp tuần tra đầu tiên với quân VNCH, TQLC đã hơi bực mình. ?oNgười VN có vẻ biết rõ công việc của mình,? trung úy Donald H. Hering nói, ?onhưng chúng tôi hơi chán khi họ bắt đầu bật lửa hút thuốc và nghe nhạc jazz từ những cái đài họ mang theo trong khi chúng tôi vẫn đang đi tuần.?
    Những tin đồn lan truyền:
    Như vậy đã có 27500 người Mỹ đến VN - tăng 50% kể từ sự kiện vịnh Bắc Bộ vào tháng 8/1964, nhờ đó Mỹ có thể tăng cường lực lượng liên tục. Sau khi Tổng Tham mưu trưởng, tướng Harold K. Johnson bị thương trong chuyến thị sát 8 ngày vòng quanh VN, Sài Gòn bắt đầu lan truyền tin đồn rằng 1 sư đoàn lính Mỹ tăng cường với gần 20000 người sẽ được gửi sang để bảo vệ những khu vực then chốt. Thực tế là đã có 6000 TQLC rời Hawaii tuần trước để thay thế 3500 người đã đổ bộ vào VN cho thấy trong tương lai lực lượng Mỹ có thể được tăng cường bất kỳ lúc nào.
    Nguồn: http://jcgi.pathfinder.com/time/magazine/article/0,9171,833550-1,00.html
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]

Chia sẻ trang này