1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần giữ lấy nhân tài của TB chúng ta

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Huyfit, 07/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược về nhân tài
    Nguyễn Cảnh Toàn ​
    Phát hiện và đào tạo nhân tài
    Nhân tài có phần do bẩm sinh, phần lớn do rèn luyện. Mỗi người sinh ra nếu không có khuyết tật tâm thần, đều tiềm ẩn một nội lực tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu, nó phát triển cùng năm tháng theo những quy luật khách quan. Nội lực này, ở các trẻ nhỏ có năng khiếu về mặt nào đó, là mạnh về mặt đó giống như "gien" của tột cây đa con hứa hẹn cho nó khả năng "trở thành cây đại thụ". Giáo dục, xét như một ngoại lực, phải tạo được sự cộng hưởng của nội lực đó trên cơ sở tôn trọng các quy luật phát triển của nó. Làm trái quy luật thì chẳng những không có "cộng hưởng" mà sẽ có "tắt dần", ví như đem cây đa con trồng vào trong chậu cảnh, thì dù có chăm bón mấy, nó sẽ chỉ là cây cảnh, không trở thành đại thụ được.
    Đào tạo nhân tài, trước hết phải phát hiện ra những năng khiếu bước đầu nhờ những người gần gũi chung quanh như cha mẹ, thầy cô giáo, nhưng cuối cùng phải qua con mắt tinh đời của các nhân tài lớp trước thì mới chính xác. Phát hiện sai thì chọn không đúng nơi học, chọn sai cách học cho đương sự. Phát hiện sót thì thiệt thòi cho cá nhân, cho Tổ quốc và có thể cho cả nhân loại. Đã từng có chuyện giáo viên (không phải là họa sĩ) chọn tranh học sinh đưa đi thi quốc tế lại vứt bỏ những tranh đáng giá, chọn đưa lên trên những tranh ít có giá trị, may mà sau đó có sự thẩm tra lại của các họa sĩ tài năng. Nhiều giáo viên hay cha mẹ đã mắng át đi khi học sinh có những thắc mắc ngây ngô, trẻ con thể hiện một sự tò mò khoa học, một sự nhạy cảm phát hiện vấn đề. Cần phân biệt "có năng khiếu" và "giỏi". "Có năng khiếu" là triển vọng của một năng lực "sáng tạo", còn "giỏi" là tiềm năng của sự "thông thạo". "Thông thạo" chưa chắc đã "sáng tạo" và "có năng khiếu" là có thể "sáng tạo" ở một khu vực nào đó nhưng khi nhìn toàn cục là chưa "thông thạo". Chọn được đúng rồi thì trong cách đào tạo phải hướng về các tiêu chí nhân tài, trong đó tiêu chí đầu tiên là phát hiện ra vấn đề, khởi đầu của sự sáng tạo, của sự đổi mới. Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trước những chủ trương của Nhà nước như bỏ lớp chuyên, lớp chọn ở tiểu học và phổ thông cơ sở, giữ lớp chuyên ở bậc phổ thông trung học, v.v. Theo tôi, các nhân tài vừa có những phẩm chất và năng lực phổ biến như ở người bình thường, vừa có những phẩm chất và năng lực đặc biệt không có ở người bình thường và giữa các nhân tài cũng không giống nhau trong cùng một lĩnh vực. Ai nấy có phong cách riêng, đặc thù riêng khiến cho qua tác phẩm có thể biết được ai là tác giả. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài phải đi theo con đường "cá biệt hóa" chứ không theo con đường "mở lớp dạy chung cho nhiều người có năng khiếu trong cùng một lĩnh vực". Vả chăng, ai cũng phải được giáo dục toàn diện làm nền cho sự chuyên sâu và trong việc giáo dục toàn diện đó, giữa các môn khác nhau vẫn có sự hỗ trợ cho nhau. Một học sinh giỏi văn học chung một lớp với một học sinh giỏi toán thì cả hai bên đều có lợi vì, tuy "đặc thù" của "văn" và "toán" khác nhau nhiều nhưng vẫn có chỗ gặp nhau. Chẳng hạn "văn" cũng tư duy lô-gích chính xác trong khi xem xét bố cục của một quyển tiểu thuyết, trong khi xây dựng một tính cách nhân vật, trong khi sử dụng ngôn ngữ v.v. "toán" cũng cần tư duy hình tượng khi thưởng thức cái "đẹp" trong những lời giải gọn gàng, tiết kiệm, trong sự tưởng tượng ra các phép biến đổi tài tình, trong sự bay vút lên các nấc thang trừu tượng rồi lại từ đó trở lại các ứng dụng thực tế đời thường, v.v. Mở "chuyên văn", "chuyên toán" riêng thì người giỏi văn ít được giao lưu với người giỏi toán và ngược lại, khó có thể học tập ở nhau về tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, về tư duy biện chứng. ở tầng sâu hơn, "tư duy" là "văn hóa" tức là các phẩm chất và năng lực hình thành nên qua việc học một bộ môn nào đó, thì các phẩm chất và năng lực đó vẫn còn. Thí dụ phẩm chất "đòi hỏi chính xác", "nghĩ đi rồi phải nghĩ lại" nằm sâu trong các tầng văn hóa của nhiều bộ môn. Vì vậy, theo tôi, nên tổ chức những lớp bình thường miễn sao việc xét lên lớp phải chặt chẽ để không có sự chênh lệch trình độ quá đáng giữa các học sinh cùng lớp. Việc bồi dưỡng nhân tài chủ yếu là bồi dưỡng cá biệt bằng nhiều hình thức như tổ chức câu lạc bộ, hội thảo, giáo trình tự chọn, giao sách đọc thêm, giao đề tài nhỏ để làm, giao giúp đỡ học sinh kém (trong lớp hay ở lớp khác, cả ở lớp dưới) vì việc giúp đỡ này cũng kích thích đi sâu vào cả nội dung và phương pháp thì mới hy vọng thành công. Học sinh có năng khiếu có thể giảm bớt giờ lên lớp nghe truyền thụ một chiều khi giáo viên thấy rằng em có khả năng tự đọc sách giáo khoa mà hiểu. Nên để thì giờ đó cho các em làm những việc khác mà thầy giao.
    Việc tổ chức lớp chuyên như hiện nay làm cho một học sinh giỏi về một bộ môn nào đó bị tách khỏi các học sinh giỏi về các bộ môn khác, vừa không học tập được lẫn nhau, vừa dễ nảy sinh tính tự kiêu, không thấy rằng mình giỏi môn này thì người khác lại giỏi môn khác. Một giáo sư đã từng dẫn học sinh đi thi quốc tế có nhận xét rằng, nhiều học sinh trong số đó rất kiêu, có những biểu hiện coi thường cả thầy dạy mình. Mặt khác, do tách các học sinh giỏi ra, các lớp còn lại gồm toàn học sinh trung bình và kém như vậy không có lợi cho các lớp này. Vả chăng, đã tập hợp thành lớp thì hay thiên về giảng trên lớp mà nhẹ về bồi dưỡng cá biệt mà bồi dưỡng cá biệt mới phù hợp với bồi dưỡng nhân tài. Những ý kiến bênh vực cho "lớp chuyên" cho rằng nếu không có các lớp chuyên thì không thể có các giải thưởng quốc tế như ta đã thấy. Đúng. Vì cách tổ chức các lớp chuyên của ta phù hợp với cách ra đề thi quốc tế. Nhưng cách ra đề thi đó có phù hợp với tiêu chí nhân tài không? Riêng về môn toán, tôi thấy các đề thi toán quốc tế không thử thách năng lực "phát hiện vấn đề". Các đề thi riêng lẻ là những vấn đề đã được phát hiện mà con đường giải quyết có nhiều điều lắt léo. Học sinh muốn được giải, phải "luyện thi", tức là luyện nhiều cách giải các bài toán lắt léo đó. Thường giải xong được một bài như vậy, ít khi có vấn đề gì mới nảy sinh thúc đẩy suy nghĩ tiếp, giống như một người đi đường vất vả nhưng lại đâm vào một ngõ cụt. Rèn luyện tài năng toán học là phải chú ý rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề, giải quyết xong được một vấn đề lại thấy mâu thuẫn mới xuất hiện, kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi tiếp, giống như người leo đèo, bước thêm được một bước lên đèo là tầm nhìn lại mở rộng thêm một ít. Có thể vì cách dạy đó của các lớp chuyên toán, em học sinh đoạt huy chương vàng lại thêm giải đặc biệt ở một kỳ thi toán quốc tế chứa chan hy vọng trở thành nhân tài, nhưng sự phát triển về sau lại không được như mong đợi! Ngày xưa, những học sinh giỏi cũng phải quan tâm ôn thi, nhưng họ không phải đem hết tinh lực mà luyện thi (quốc gia hay quốc tế), nên họ còn dư sức để tự học lấy mà mở rộng tầm hiểu biết ra ngoài chương trình. Đã có học sinh phổ thông tự học "thuyết tương đối" rồi viết sách phổ biến khoa học về lý thuyết đó; có học sinh tự học chữ Nho đến mức đọc được "Tam quốc" qua bản chữ Hán. Ngày nay làm gì có những gương như vậy khi mà tinh lực của học sinh giỏi bị thu hút hết vào việc "luyện thi". Được giải quốc tế là một vinh dự như hái được một bông hoa dọc đường, nhưng được giải mà cái đích nhân tài lại ở phía trước!!!
    Trước đây, chúng ta chỉ mới quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc phổ thông và hoàn toàn thả nổi việc đó ở bậc đại học và trên đại học. Gần đây, một số trường đại học có sáng kiến mở ra các lớp "chất lượng cao". Đó là một sự bắt đầu đáng khuyến khích. Mong rằng Nhà nước sẽ có chủ trương, chính sách hẳn hoi về vấn đề bồi dưỡng nhân tài ở các bậc phổ thông lẫn bậc đại học và trên đại học, coi như một bộ phận của chiến lược nhân tài.
    Ta chưa có khoa học sư phạm năng khiếu, các thầy dạy các lớp chuyên ngày càng tích lũy kinh nghiệm nhưng vẫn không có lý luận về công tác của mình.
    Ta cũng chưa có quan hệ quốc tế gì ngoài việc cử học sinh đi dự các kỳ thi quốc tế. Thế giới đã có những tổ chức như "Hội đồng thế giới vì trẻ em năng khiếu và tài năng" (Conseil mondial pour les enfants talentueux et doués) lập ra năm 1975. Nên chăng đặt quan hệ với họ?
    Sử dụng và đãi ngộ nhân tài
    Sử dụng tốt không chỉ là để tận dụng tài năng mà còn để tạo ra tác dụng tốt trở lại việc đào tạo. Sử dụng không tốt thì con cháu không muốn nối nghiệp cha anh. Những gia đình có nhiều thế hệ cùng làm giỏi một nghề là rất quý cho xã hội, là một sự đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trong nghề đó. Rất tiếc là hiện nay con cái nhiều chuyên gia rất giỏi lại không muốn nối nghiệp cha, mẹ vì thấy cha, mẹ tuy giỏi nhưng không được sử dụng và đãi ngộ đúng với tài năng. Về phía mình, chuyên gia không nên đòi hỏi đãi ngộ; nhưng về phía quản lý thì người quản lý nên thấy rằng việc tạo điều kiện cho chuyên gia làm việc là để khai thác hết tài năng của họ. Các nước phát triển họ có ý thức rất rõ về việc này. Một giáo sư Việt kiều ở Pháp nói: "Họ trả lương cao nhưng cách quản lý của họ khiến cho bất cứ ai muốn đứng vững ở vị trí của mình, cũng phải huy động hết mức chất xám của mình". Còn ở ta, có khi giáo sư chỉ làm việc một phần nhỏ thời gian với "đầu óc" giáo sư, còn phần lớn thời gian phải lo toan những việc đời thường như người thường, có khi kém hơn. Rất nhiều vấn đề về quản lý và sử dụng nhân tài hiện nay đang nổi cộm, chẳng hạn vấn đề "chảy máu chất xám", vấn đề hụt hẫng của đội ngũ giáo sư ở các trường đại học, vấn đề cho về hưu hay giữ lại những người thực sự có tài, có tâm huyết và còn sức khỏe, v.v. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp những người có tài, có tâm huyết, có tích lũy ở một lĩnh vực mà xã hội đang rất cần nhưng rồi được một cái tin không vui: "anh ta đang làm thủ tục về hưu", v.v.
    Rõ ràng trong lĩnh vực "sử dụng" nhân tài còn bề bộn lắm vấn đề và do vậy càng nổi lên một trong những vấn đề cốt tử là đào tạo và sử dụng nhân tài về quản lý.
    Cán bộ quản lý, rất quan trọng vì một chủ trương của họ đưa ra tác động đến nhiều người, nhiều lĩnh vực chuyên môn. Người tài mà gặp phải người quản lý mình không giỏi hoặc không tốt thì cái "tài" cũng không phát huy được, thậm chí cái tài bị hủy diệt. Tiêu chí đầu tiên để xem xét một người quản lý là tiêu chí "dùng người". Người quản lý phải bao quát rất nhiều lĩnh vực chuyên môn và dù anh ta có là một chuyên gia thì cũng chỉ là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thôi, cho nên người quản lý phải biết dùng những người giỏi hơn mình (trong một lĩnh vực), tập hợp họ lại trên cơ sở của một sự "biết người" để phân công, đãi ngộ hợp lý. Người quản lý điều khiển bằng quy luật chứ không bằng những mệnh lệnh chủ quan. Nói một cách khác, đúng hơn, là bằng những mệnh lệnh có nguồn gốc từ những quy luật khách quan. Quản lý; rõ ràng là một khoa học rất tổng hợp. Nhưng ta đã đặt vấn đề khá muộn và khi đã thấy vấn đề thì những biện pháp để nâng chất lượng quản lý lâu nay cũng rất yếu. Khoa học quản lý chung và khoa học quản lý cho từng lĩnh vực như thế nào? Có năng khiếu quản lý không? Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài quản lý ra làm sao? Nói riêng ngành giáo dục thì các trường quản lý ra đời sau các trường sư phạm nhiều, và từ khi ra đời, các trường cán bộ quản lý cũng ít được quan tâm chăm sóc, nhất là về mặt xây dựng khoa học quản lý.
  2. magnetic

    magnetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Đi đâu cũng thấy người Thái Bình, ngày trước tôi hay được nghe từ người lớn một câu rằng: đặc sản của Thái Bình là cháo... (sorry các bạn - nhưng tôi muốn kể cho các bạn điều này để các bạn biết rằng với tôi nó chẳng ảnh hưởng gì cả, tôi yêu người Thái Bình). Thái Bình rất nhiều nhân tài, tôi đã gặp rất nhiều. Ngay trong lớp tôi ngày trước thì người Thái Bình cũng đứng số 1 trong danh sách những tỉnh có nhiều người về Hanoi học.
  3. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu ko ai vào topic này làm nó biến mất tăm, tui vào kéo nó lên cái nhở.
  4. But_thep

    But_thep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    [red]Ối xời! Nhân tài Thái Bình là đây sao?[/red]
    Trường THNN Thái Bình tuyển cả người chưa tốt nghiệp THCS
    16:09'' 20/07/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong khi Bộ GD-ĐT quy định lấy ''''đầu vào'''' đã tốt nghiệp THPT, không ít trường hợp vào học Trường trung học Nông nghiệp Thái Bình không cần bằng THCS. ''''Cơ chế thoáng'''' này làm lợi cho bao nhiêu người ''''nấp'''' sau nó?

    Hiệu trưởng trường THNN Thái Bình Đỗ Hồng Nhuận: "Nhà trường giảng dạy văn hoá theo yêu cầu của học viên và của các trung tâm".

    Trường Trung học Nông nghiệp (THNN) Thái Bình (thuộc Sở NN&PTNT Thái Bình) trụ sở tại Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Những năm qua ngoài việc đào tạo hệ chính quy, nhà trường còn liên kết đào tạo hệ tại chức tại các trung tâm trong và ngoài tỉnh.
    Theo ông Trần Hồng Nhuận - Hiệu trưởng nhà trường, việc đào tạo hệ tại chức này đã góp phần nầng cao tay nghề cho người lao động, giúp họ biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất. Như vậy những lớp được đào tạo theo hệ tại chức này được tổ chức với mục đích góp phần phát tiển kinh tế gia đình của địa phương và của tỉnh. Nhưng phía sau những lớp tại chức đó là gì thì không phải ai cũng biết...
    ''''Vào'''' tại chức không cần bằng THCS
    Năm 2003, Trường THNN Thái Bình đã liên kết mở lớp Tại chức Địa Chính tại Trung tâm dạy nghề Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Sau khi thông báo tuyển sinh có 35 bộ hồ sơ đăng ký dự thi. Đến ngày nhập học, lớp Tại chức Địa chính này có tới 43 học sinh có mặt. Và tất cả đều có giấy báo nhập học trên tay! Ngạc nhiên hơn, trong 43 học sinh đó, có tới 15 trường hợp chưa học hết cấp II (chưa có bằng tốt nghiệp THCS, trong khi Bộ GD-ĐT quy định đối tượng tham gia thi tuyển vào hệ tại chức phải tối thiểu đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tương đương). Có thể kể ra một số học sinh: Nguyễn Văn Tiếp, Vũ Đức Thược, Đinh Hữu Khắc... trình độ văn hoá 7/10, chưa có bằng THCS tại trung tâm dạy nghề Thuỷ Đường.
    Kỳ lạ hơn, một số trường hợp không nộp hồ sơ đăng ký dự thi vẫn được gọi nhập học. Tình trạng này được lặp lại tại các trung tâm dạy nghề huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Thái Thụỵ..., đều là những trung tâm "bắt tay" với truờng THNN Thái Bình. Trong khi đó, nội dung tờ trình mà ông Hiệu trưởng nhà trường Trần Hồng Nhuận ký xin mở lớp Tại chức Địa Chính (24/3/2003) - có kèm theo kế hoạch và nội dung chương trình học, đã được Ban giám đốc Sở NN & PTNT Thái Bình, Sở NN & PTNT Hải Phòng và Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình phê duyệt- lại không hề đề cập những ''''chi tiết'''' này.
    Vừa ''''theo'''' tại chức, vừa ''''mài'''' bổ túc văn hoá
    Trả lời VietNamNet lý do những người chưa tốt nghiệp PTTH, thậm chí THCS vẫn có thể vào học hệ Tại chức Trường THNN Thái Bình, ông Hiệu trưởng Trần Hồng Nhuận nói: "Trong quá trình đào tạo chuyên môn, các học viên có bằng tốt nghiệp THCS có thể tiếp tục học văn hoá tại các trung tâm đào tạo GD thường xuyên của huyện hoặc có thể đề nghị chính nhà trường giảng dạy. Vì vậy khi tốt nghiệp chuyên môn, một số học viên đã học xong chương chình BTVH tại các trung tâm GD thường xuyên của huyện và còn một số ít chưa học hết chương trình văn hoá theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nhưng xuất phát từ mục đích phục vụ công tác quy hoạch cán bộ và phục vụ sản xuất cho các địa phương nên các học viên đã làm đơn xin nhận bằng. Phòng đào tạo nhà trường đã cấp bằng cho một số học viên chưa học xong chương trình văn hoá".
    Đây có lẽ là một cách làm được xem là "cơ chế thoáng", tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có điều kiện tham gia học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật... để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế nhưng mục đích của việc tổ chức những khoá học như vậy chỉ là cái vỏ bọc mà Ban Giám hiệu Trường THNN Thái Bình do ông Trần Hồng Nhuận là đại diện đã tạo ra nhằm thực hiện những ý đồ cá nhân(?)
    Đối với những học sinh "đủ điều kiện" tham gia các khoá học tại chức của trường nhưng lại chưa tốt nghiệp THCS hoặc THPT thì trong quá trình học sẽ phải nộp thêm một khoản tiền là tiền học bổ túc văn hoá. Cuối các khoá học 2000 - 2002, 2001 - 2003, những học sinh "đủ điều kiện" đó phải đóng từ 500.000 đến 700.000 đồng thì mới nhận được bằng tốt nghiệp. Một số học sinh còn cho biết, sau khi đóng tiền họ không được nhận hoá đơn, không có phiếu thu, thậm chí không có cả danh sách nộp tiền và dĩ nhiên họ không phải ký vào bất cứ chứng từ nào.
    Với những trường hợp chưa đóng tiền, theo chỉ đạo của Hiệu trưởng, tạm thời chưa nhận bằng tốt nghiệp. Học sinh nào được "ưu ái" hơn thì sẽ nhận "Giấy chứng nhận đã học hết chương trình khoá học" như trường hợp Ngô Thanh Hoa, Nguyễn Thị Hoà... học sinh lớp Chăn nuôi - Thú y mở tại Trung tâm Dạy nghề Đông Hưng.
    Giải thích cho việc giảng dạy văn hoá và thu học phí tại các lớp học văn hoá nói trên, ông Trần Hồng Nhuận nói: "Nhà trường giảng dạy văn hoá là theo yêu cầu của học viên và của các trung tâm. Vì lý do đặc biệt một số học sinh chưa học xong văn hoá đã làm đơn xin học nghề và đề nghị nhà trường giảng dạy. Việc thu học phí đã giao cho Phòng Đào tạo tính toán và làm hợp đồng giáo viên giảng dạy".
    Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Đỗ Đình An - Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Thái Bình tỏ ra bức xúc: "Khi có dư luận về vấn đề này tại trường THNN, với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý Trường chúng tôi đã mời ông Nhuận lên để nhắc nhở về vấn đề tuyển sinh, thu chi tài chính... nhưng đến giờ chưa thấy có chuyển biến gì, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Cũng từ lúc đó có việc gì ông ta luôn tìm cách tránh né và đối phó với cả chúng tôi"!
    Phải chăng Ban Giám hiệu Trường THNN Thái Bình mà cụ thể là Hiệu trưởng Trần Hồng Nhuận đã xin ý kiến một đường nhưng lại làm một nẻo? Đây là việc làm không chỉ sai với chỉ đạo của cấp trên mà còn trái quy chế Bộ GD-ĐT đã ban hành.
    Vân Giang

  5. quynhxa00

    quynhxa00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ xây dựng tất cả tương lai của minh trên mảnh đất City nhỏ bé đó, nơi mà tôi đã học 3 năm cấp 3 ở đó, Thực là ở gần "chùm khế ngọt" hay cố gắng làm cho nó trở lên ngọt hơn. Ai cùng ý "âm ấm" đó thì cùng mở rộng vòng tay để ta có thể gần nhau và có kế hoạch cho tương lai vui vẻ đó
    Tôi là một "nhân tài" uh, thật buồn cười khi về điều đó, tôi chỉ ra đi một thời gian để có ít kiến thức, để sống, để TB bớt đi một kẻ "ngu" thôi và tôi đã thành công khi mang về quê nhà vài cm giấy mà mọi người gọi là bằng, không quan trọng nó là gì nhưng mỗi ai ra đi và chỉ quay lai để viếng thăm và gọi đó là QH như là người yêu QH thì thật là chán, cuộc sống chả nhẽ chỉ là lời nói thế thôi ư??. Tôi hy vọng không chỉ có mình tôi muốn về và muốn xây dưng TB ngày một ngày đẹp hơn, ươc vọng này mình tôi thực hiện thì cả đời tôi và các con cháu của tôi cũng chả làm gì được, chúng ta cùng hợp sức nhé, mỗi người một ít thì tương lai ngày càng được củng cố và nối tiếp nhau, TB tươi đẹp , ÔI !! TB tươi đẹp, bạn có muốn không? Nhe các bạn chúng ta cùng vào đây và lấy nó là sợi dây nối liền nhau và cả TB, tương lai TB nữa nhé.
    Chúc mọi người TB luôn khoẻ mạnh và thành đạt!!

Chia sẻ trang này