Cần giúp đỡ Em cần cái bài báo trong trang này, ai có lòng hảo tâm xin lấy giúp em với. Em cám ơn nhiều. Cần gấp lắm. http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=15747355 À sẵn tiện hỏi có ai biết cách nhận biết ion đồng(II) trong dung dịch ko vậy, nồng độ càng thấp càng tốt.
cách nhận của Cu(II) là cho vào dd đấy NH3, nếu thấy có màu xanh thì ----> có ion Cu(II) mà bình thường Cu(II) đã có màu xanh trong dd rồi,cách trên chỉ là để nhận ra khi nồng độ ít thôi Còn nếu nồng độ lại còn ít nữa thì dùng pp hoá lý là đo mật độ quang của dd, nếu vẫn chưa ra thì dùng pp đo quang phổ ,nghe có vẻ phức tạp nhể?
Cái vụ NH3 thì em cũng biết rồi, nhưng còn 2 cách sau anh có thể nói rõ hơn không? Đo mật độ quang của dd là cụ thể phải làm sao? Đo quang phổ là sao?
nó đều là 2 phương pháp hoá lý, phân tích định tính bằng công cụ. nói chung nguyên lý hơi phức tạp, tôi chỉ có thể tóm tắt thế này: Mỗi nguyên tố hoá học đều có một cấu tạo nguyên tử riêng, là số lượng các e,p ,n trong hạt nhân và lớp vỏ í.Nên mỗi nguyên tố sẽ có một quang phổ riêng, cách này ở phổ thông gọi nôn na là đốt trên ngọn lửa, thấy ngọn lửa đổi sang màu j thì xác định được nguyên tố đem đốt, trong trường hợp của Đồng thì ngọn lửa sẽ chuyển sang màu xanh, trông đẹp lắm, nếu được bạn nên về nhà thử vứt một mẩu đồng kim loại vào ngọn lửa,(bếp gas ,bếp than..)sẽ quan sát đc ngay
Nhưng cái em đang nói ở đây là dung dịch muối đồng cơ mà. Với lại nếu dùng cách này em nghĩ không nhận biết được ion Cu2+ nếu nồng độ thấp, đặc biệt là với lượng dung dịch ít. Hay là người ta còn dùng dụng cụ đặc biệt gì nữa để nhìn quang phổ không nhỉ? Còn phương pháp đo mật độ quang của dd gì đó thì ra sao nhỉ?
thì tôi đã nói rồi, các đơn giản là như phổ thông, nhúng que platin vào dung dịch đó, đốt lên, nếu màu lửa chuyển sang màu xanh thì kết luận có muôí đồng.Còn nếu bạn muốn có tài liệu chính xác về phương pháp này thì có thể đọc ở bất kì giáo trình hoá học phân tích nào. Nếu về cấu tạo của máy phân tích quang phổ thì bạn có thể tìm sgk lý lớp 12, nó có đấy. Phương pháp đo mật độ quang là cái xác định nồng độ của dung dịch, khi đưa dung dịch cần phân tích vào máy đo mật độ quang thì nó sẽ cho một chùm ánh sáng đi qua và đo mật độ ánh sáng sau khi đã qua dung dịch.Dùng nó cũng có thể xác định nguyên tố luôn, vì nó cho biết quang phổ hấp thụ của nguyên tố đó. Các nguyên lý thì cũng có trong sgk lý 12