1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần hiểu đúng về bệnh tiểu đường tuýp 3

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi myphamlamdep, 15/01/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. myphamlamdep

    myphamlamdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2017
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bệnh tiểu đường tuýp 3 là một thuật ngữ được gọi chung cho những người bệnh Alzheimer khởi phát bởi tình trạng kháng insulin trong não (bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer hay mất trí nhớ).
    [​IMG]
    Từ 1 kết quả của nghiên cứu mới chỉ ra rằng "Insulin không chỉ được sản xuất trong tuyến tụy, mà còn được sản xuất từ não" đã mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh tiểu đường.

    Bệnh tiểu đường tuýp 3 chủ yếu xảy ra do não không sản xuất đủ Insulin. Bệnh này thường chỉ xảy ra với những người mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc 2. Do đó, một vài người xem tiểu đường tuýp này là biến chứng của tiểu đường tuýp 1 hoặc 2.

    Bệnh này còn gọi là tiểu đường não do não đòi hỏi insulin để hình thành những ký ức mới. Nếu thiếu insulin sẽ ảnh hưởng tới quá trình này. Vì vậy, trong bệnh tiểu đường týp 3, insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhân quả với nhau.

    Biểu hiện của bệnh

    Biểu hiện chung của những người mắc bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu tăng cao; sút cân; hay khát nước; tiểu nhiều, nhất là khi về đêm… Ngoài các triệu chứng này, người bị tiểu đường tuýp 3 còn mắc phải tình trạng hay quên.

    Ở mức độ nặng hơn, nếu cơ thể hoàn toàn không thể tự sản xuất Insulin (ở cả tụy và não) thì người bệnh có khả năng mất trí nhớ hoàn toàn. Nói cách khác là não hoàn toàn không thể tái hiện lại ký ức mới.

    QC: Bút tiêm hạ đường huyết lantus solostar 3ml

    Cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3

    Khi xác định bệnh nhân tiểu đường thuộc tuýp 3, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc để bảo vệ tế bào não và làm chậm lại quá trình suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng các loại thuốc chống hạ lipid trong máu.

    Cần lưu ý chế độ ăn uống nhiều rau củ và hạn chế tinh bột. Điều này giúp họ kiểm soát được tình trạng thừa cân – một trong những yếu tố khiến bệnh nặng hơn.

    Tập thể thao thường xuyên và điều độ cũng giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, đạp xe, tập yoga hoặc bơi lội. Lưu ý là bạn không nên tập quá sức.

    Giữ tâm lý lạc quan luôn là lời khuyên cho bất cứ bệnh nhân nào, trong đó có bệnh tiểu đường.

    Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer

    Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer là do tính kháng insulin cũng xảy ra trong não. Vì thế, trong não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, insulin không thể tạo ra sự truyền tín hiệu thụ thể thành công.

    Theo thời gian, nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh sẽ gây những tổn thương tới mạch máu, bao gồm cả mạch máu trong não. Vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không biết rằng họ mắc bệnh, vì thế những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ biến chứng này cao hơn .

    Bệnh tiểu đường cũng làm mất cân bằng chất hóa học trong não, có thể gây ra bệnh Alzheimer. Và tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài gây viêm có thể làm hỏng các tế bào não.

    Vì những lý do này, bệnh tiểu đường được coi là yếu tố nguy cơ của một tình trạng gọi là chứng mất trí nhớ mạch máu. Những triệu chứng như khó chịu, thờ ơ, đau đầu mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, suy nhược…có thể là một chẩn đoán độc lập của chứng mất trí nhớ mạch máu, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ phát triển thêm thành bệnh Alzheimer.

Chia sẻ trang này