1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cảm ơn bác quá, bác cứ gọi đt hoặc nhắn tin...
    Sẽ có tình nguyện viên đến nhận quần áo..
    Chúc bác và gia đình hằng an khang
    CÁC ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN QUẦN ÁO ĐỢT 2
    November 26, 2006| 23h30''
    Tại Hà Nội:
    Địa chỉ 1: Nguyễn Văn Tuấn
    Que Huong Charity Foundation
    Địa chỉ: Số 71 - Ngách 139/27 - Ngõ 125
    Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà nội (Gần Cầu Hòa Mục) Điện thoại: 04.9022102
    Di động: 0988263071 / 0986112920
    Địa chỉ 2: Cô Trần Thị Điểm
    Hội Cứu trợ trẻ em mồ côi khuyết tật Hà nội
    Địa chỉ: Số 3 - Ngõ 125, Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
    Điện thoại: 04.8588575 Di động : 0904409502
    Địa chỉ 3: Nguyễn Thanh Trà
    Tổ Chức Unicef
    Địa chỉ: 86 Lê Duẩn - Hoàn Kiếm - Hà nội Điện thoại: 04.9424038
    Di động: 0912283847
    Địa chỉ 4: Opera Kim Cương
    Địa chỉ: 108 - K4 Bách Khoa, Ngõ 46 Tạ Quang Bửu
    (ngay sau Viện Đại Học Mở)
    Di động : 0904281203 (Lan)
    Tại Tp.HCM
    Địa chỉ 1: Nguyễn Xuân Phúc
    Địa chỉ :40 Tân Canh, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp.HCM Điện thoại : 0908666179 / 08.9774699
    Địa chỉ 2 : Phạm Thị Kim Ngân
    Địa chỉ : 95/A7 Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp, Tp.HCM Điện thoại : 098021693
    p/s: Các TNV của chương trình có thể tới trực tiếp các địa chỉ của các nhà hảo tâm để vận chuyển quần áo quyên góp về địa điểm tập kết. Và chúng tôi có nhiều điểm quyên góp tập trung khác nữa.
    Hãy gọi cho chúng tôi!
    Mọi thông tin giải đáp về chương trình
    Xin liên hệ:
    Nguyễn Văn Tuấn
    Nick: quehuongcharity
    Tel: 0988263071 / 0986112920
    Email:quehuongcharity@gmail.com
    Website: http://www.quehuongfoundation.org
    (website chương trình)
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
  3. khoi77

    khoi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Có người đến lấy thì tốt quá vì tôi đang đi công tác không ở nhà nhưng người nhà nghe tôi gọi điện thoại đã soạn quần áo chuẩn bị rồi. Cảm ơn các bạn.
  4. Lily_of_the_valley

    Lily_of_the_valley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng muốn quên góp quần áo ấm cho vùng sâu vùng xa. Không bít đã hết hạn chưa nhỉ?
  5. khoi77

    khoi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    đợt 2 quyên góp đến 5/12/2006 mà bạn.
    Hôm thứ bảy tôi đã nói chuyện với bạn (Tuấn) qua YM (nick quehuongcharity) hẹn chiều chủ nhật đến nhà bác tôi nhận quần áo ấm mà tối qua tôi gọi điện thoại thấy bác tôi bảo vẫn chưa có tình nguyện viên nào đến nhận giúp ?
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    bác PM cho em địa chỉ, điện thoại của bác, e đến em xin
    Cảm ơn bác
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cửu vạn đêm
    Quang Hiệu - Vương Linh
    "Này...này mấy cái thằng dở hơi kia! Chúng mày làm cái trò gì mà thối inh lên thế? Có thôi ngay đi không. Ban ngày ban mặt không làm. Tối đến, còn để cho người ta thở chứ!". Chúng mày mà còn bới lên, bà đổ nước bẩn xuống đầu đấy. Giọng một người đàn bà tru tréo vọng xuống từ trên gác hai căn nhà sát với cái rãnh mà mấy người đang đào vét bùn. Mấy bóng đen lom dom dừng tay, sợ sệt thì thào với nhau... Họ là dân cửu vạn. Ở Hà Nội người ta gọi "cửu vạn" không chỉ có việc khuân vác, mà đủ thứ: Móc cống rãnh, đào đường đặt ống nước... Có cửu vạn ngày, cũng có cửu vạn đêm...
    Những cửu vạn tôi đã gặp
    Đường Cát Linh chín rưỡi đêm. Dòng người, xe đang nối đuôi nhau trên đường phố, bỗng cơn mưa mùa hạ bất chợt đổ ập. Mưa nặng hạt, quẹt xéo trên màu đèn đường đỏ quạch. Chúng tôi táp xe vào mái hiên của siêu thị Sao Hà Nội nằm trên đường Cát Linh. Từ lâu, tôi vẫn biết nơi đây thực sự là "mái nhà" của những người lao động ở ngoại tỉnh lên Hà Nội tìm việc. Thật sự tôi cũng không để ý lắm, nhưng hôm nay, dưới làn mưa nhìn họ, tự nhiên tôi thấy chạnh lòng. Mỗi tốp từ 5-7 người nằm, ngồi vạ vật. 10 phút, rồi 30 phút, cơn thịnh nộ của ông trời cũng đến hồi kết thúc. Đường phố trở lại sự tấp nập. Tôi tiến về người đàn ông chạc 40 tuổi, đang ngồi ủ rũ một mình. Mừng rỡ anh ta đứng bật dậy: "Anh thuê làm gì ạ?". Tôi nhìn anh lắc đầu. Khi nghe tôi đề nghị muốn tìm hiểu cuộc sống của những người lao động ở đây. Anh tự giới thiệu tên là Toán, quê Thái Bình. Tôi theo chân Toán ra vỉa hè trước cửa khách sạn Horison, anh bảo: "Ngồi đây cho tiện. Nếu có khách đến còn chạy kịp, chứ ở trong quán nhỡ việc". Chẳng chiếu rả gì, chúng tôi ngồi phệt xuống nền gạch. Ngoài đường những vệt đèn xe vẫn loang loáng ngược xuôi. Cách đó chừng 3 mét, một tốp thanh niên đang rôm rả kể cho nhau nghe về món tiền rộng rãi của một gia chủ trả cho sau buổi bốc gạch... Còn ở đoạn xa hơn chục cái đầu đang túm tụm đánh bài dưới ánh đèn cao áp nhờ nhờ?
    Bức tranh làng quê Thái Bình và những ngày tháng quá khứ của anh dần hiện lên qua giọng nói đôi khi nghẹn lại: "Mình cũng là thằng có học hành, làm thợ mãi, đến khi hết việc phải về một cục. Vài sào ruộng không nuôi nổi mấy miệng ăn. Định bụng, có ít vốn làm một cái gì đó lo cho các cháu ăn học. Nhưng rồi, cái năm 95 ấy, bập vào đề đóm, "chết" hẳn. Nợ nần tùm lum, không vực lại được". Và Toán như bằng lòng: "Hơn nữa ở nhà cũng chẳng biết làm nghề ngỗng gì, cánh đàn ông ở làng rủ lên Hà Nội "đứng đường", thế là nhoằng cái mà đã hai năm. Dạo đầu lên chợ người này, ngoài cái nghề nông và thợ hàn, tôi cũng chẳng biết nghề gì. Thế mà nay, biết thêm ối "nghề", ối việc: xách hồ, chở đất đá, lau chùi nhà cửa, phá tường, móc cống, thông toalét... đủ, cứ việc gì đụng đến chân tay là làm. Ngày mới lên Hà Nội phải đi học cái "nghề" thông toalét mà chết cười. Mình ở nhà quê, quen cầu tõm, khi xem người ta thông cái hố Viglacera, thấy tài. Vậy mà học được...".
    Mấy hôm rồi, thằng thứ ba nhà anh Toán lên thi đại học. Anh không giấu: "Thú thật mừng ít, lo, buồn thì nhiều". "Bác phải ăn mừng cho nó chứ, ở quê mấy ai thi lên đến đại học" - Tôi nói. Nhưng anh buồn: "Hôm kia nó đến, tôi đưa cho hai trăm, gặp con mà rơi nước mắt. Bố làm ở Hà Nội hai năm rồi, con thì mới lần đầu tiên lên thủ đô, vậy mà đâu có đưa nó đi ăn được một bữa. Ngay đến chỗ ở cho bản thân cũng chẳng có thì làm sao lo nổi cho con!". Anh thú thực: "Tôi làm bất cứ lúc nào, kể cả 2-3 giờ sáng nếu có người thuê". Rồi anh bỏ lửng câu chuyện với tôi vì có hai chiếc xe máy đang tiến lại phía chợ tìm việc. Toán nhổm người định chạy ra xong lại thôi. Bởi có đến mười mấy người đang ngồi gần đấy chạy bổ ra vây kín chiếc xe, hơn nữa họ lại trẻ khoẻ. Như đã quen với kiểu thuê nhân công kiểu này nên người khách chỉ hất hàm, buông một câu cộc lốc: "Bốc sắt, 4 người, đê La Thành...". Chưa kịp dứt câu thì đằng sau hai chiếc xe máy đã có cả 6 người ngồi lên. Tất nhiên là hai người ngồi sau phải xuống. Hai chiếc xe phóng đi, bỏ lại tiếng nổ đanh ròn của loại xe lắp ống bô nội cùng sự nuối tiếc của những người ở lại.
    Dãy nhà chờ việc dành cho người lao động ngoại tỉnh ở đường Láng về đêm vắng hoe. Nó chỉ họp khi mặt trời bắt đầu ló rạng. Khu nhà chờ ở đường Lạc Trung cũng trong cảnh im lìm. Núp dưới những ngọn đèn vàng gần đó, thấp thoáng bóng vật vờ của mấy con nghiện và cả đám gái ế khách.
    Giảng Võ, 12 giờ đêm. Đám người lao động ngoại tỉnh, kẻ đứng, người nằm la liệt trên suốt hơn 1km đoạn đường từ đầu ngã tư Cát Linh - Giảng Võ - ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành. Thôi thì đủ quê từ Hà Tây, Thái Bình, Nam Định nhưng đông hơn cả vẫn là Thanh Hoá. Đang là mùa hè nên chẳng cần phải chăn màn gì cả. "Màn trời chiếu đất" tuốt giữa dải phân cách và trên vỉa hè. Hoàng, một cửu vạn, giải thích với tôi: "Không nằm ở đây thì nằm ở đâu anh, khi trong túi chẳng có lấy một đồng. Sương gió cái quái gì. Phải quen thôi. Muỗi ư? Có mà mình đập chết nó, chứ nó đâu có đốt mình". Bên cạnh Hoàng là Thân. "Đã vợ con gì đâu anh. Mới 22 tuổi. Cũng có người yêu ở quê rồi. Cô ấy làm ruộng. Chưa biết khi nào mới cưới được. Ông bà bên ấy đang thúc, nhưng mình đã có đồng nào trong tay. Ngày làm thế này được đôi ba chục, đáng là bao. Mấy tháng rồi chưa về quê. Nhiều lúc muốn về thăm gia đình, người yêu, nhưng cũng chẳng thực hiện được. Có lẽ phải đợi đến rằm tháng bảy". Tôi hỏi: "Nhớ thế làm sao chịu nổi?". Thân buồn bã: "Biết làm sao được. Tại nghèo thôi mà". "Thế cô ấy có biết sống vất vưởng thế này không?". "Người yêu cũng chỉ biết em lên Hà Nội làm phụ hồ, không biết em phải khổ thế này đâu. Nhiều lúc cũng thấy ngượng chứ...
    Đôi bạn này không như những người hành nghề thuộc loại "dài hạn", mà chỉ làm thời vụ. Khi nông nhàn, họ lại lên thủ đô. Đến mùa lại trở về quê vác cày ra đồng. Thân ngả lưng xuống mảnh vải mưa. Hoàng ôm gối nhìn sang phía mấy quán ăn đêm đầu phố Núi Trúc, có một vài cô cậu tóc nhuộm đủ màu, ăn mặc khá "mát mẻ" đang nhẩn nha bên bàn ăn. Hoàng buột miệng: "Có những người sướng anh nhỉ". Mắt Hoàng ngân ngấn: "Có đận em nhận vác gạch lát nền cho một gia đình, bà chủ liên hồi nhắc: "Gạch 100 nghìn một viên đấy. Cẩn thận không bán cả nhà không đền được đâu". Em cứ nghĩ, chỉ một viên ấy thôi, con em sẽ có đầy đủ một bộ sách giáo khoa cho năm học mới".
    Trung bình một ngày họ kiếm được từ 15.000đ-20.000đ, rất vất vả. Thông thường mỗi buổi sáng họ thức dậy từ 6h, quấn vải mưa, chăn chiếu dúi vào một góc nào đó để tản ra "đứng đường" chờ việc. Trưa và tối thì tạt vào những hàng cơm bụi với mỗi suất ăn giá khoảng 2.000đ, thậm chí những hôm không có ai thuê, đành nhịn. Hoàng tâm sự: "Lại hết một tháng rồi mà em cũng chưa gửi được đồng nào về quê phụ vợ nuôi con".
    Chúng tôi cùng với tốp người ngồi dưới vỉa hè cửa hàng miễn thuế Giảng Võ nhậu ít cổ cánh với chai cuốc lủi mà thằng bạn tôi vừa mua về. Rít xong bi thuốc lào trong khi chờ đợi, tôi buông câu khề khà: "Lâu lắm rồi mới hút!". "Thằng Quý mang từ quê lên đấy ông ạ! Tiên Lãng - Hải Phòng chính hiệu chứ đùa". Một ai đó trong đám đông nói. Chiếc điếu được truyền tay nhau một vòng thì cái cánh gà khẳng khiu cùng chút "long đen" rượu trong chai cũng vừa hết...
    Hà Nội, đã hơn 3 giờ sáng. Mệt mỏi bắt đầu làm sụp đôi mắt họ. Chúng tôi chào ra về, khi một vài người đã thả mình xuống những tấm vải mưa.
    Ngoài đường đã lác đác bóng dáng mấy bà bán rau sớm, họ đang cố gồng mình trên những chiếc xe đạp thồ. Trong số những người đã sâu giấc dưới lùm cây ven đường, tôi biết anh Toán, Hoàng và cả Thân vẫn chưa ngủ. Họ vẫn ngong ngóng được có người "ới" một tiếng gọi làm một việc gì đó vào lúc này... Tôi thầm ước đêm sẽ kéo dài thêm một chút nữa.
  8. khoi77

    khoi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Cho địa chỉ, điện thoại của bác tôi khi chat YM từ sáng 2/12 rồi mà chiều 4/12 còn hỏi ? Tối qua tôi gọi điện thoại thì thấy bác tôi nói là có tình nguyện viên (bác tôi hỏi thì xưng tên là Tuấn) vừa đến nhận quần áo ấm hộ rồi. Cảm ơn các bạn
    Được khoi77 sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 05/12/2006
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hai người và một câu chuyện ẩn danh

    Khôi và ân nhân của mình - luật sư Trần Mỹ Thoa, lần đầu tiên gặp mặt sau ba năm - Ảnh: B.P.
    TT - Câu chuyện giản đơn nhưng đầy nghĩa cử giữa một vị luật sư và một chàng sinh viên (SV) trường luật gặp nghịch cảnh.
    Ba năm trời họ luôn song hành, nhưng không hề biết mặt nhau và thầm lặng gieo một niềm tin yêu và hi vọng giữa cuộc đời.
    Câu chuyện người SV
    Người SV tên là Ngô Văn Khôi, quê ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Anh học Trường ĐH Luật TP.HCM niên khóa 2003-2006. Một ngày chuẩn bị vào hè của năm 2, Khôi và người em trai đột ngột nhận được một lời nhắn từ quê nhà: ?oỞ nhà có người bị tai nạn, hai anh em về gấp?. Vậy là bỏ dở môn thi còn lại, hai anh em tức tốc lên xe đò trở về thị xã Tam Kỳ. Nhưng mọi việc đều đã muộn, người cha thân yêu của hai anh em Khôi đã ra đi về với cát bụi.
    Tai nạn trong khi làm phụ hồ của người cha đã làm mịt mù con đường học hành của những đứa con. Khôi định bỏ học ở nhà phụ mẹ làm mướn nuôi em, nhưng cứ đêm đêm hình bóng cha lại quay về với lời dặn dò ngày Khôi lên xe đò vào Sài Gòn nhập học: ?oBằng mọi cách phải xong đại học nghe con...?.
    Khôi muốn gửi một lời tâm sự với người cha đã về bên kia thế giới bằng cách viết một bức thư gửi cho một tờ báo. Bức thư được chọn đăng báo. Trong nhiều bạn đọc gửi thư sẻ chia cùng chàng SV trẻ có một cuộc điện thoại của một nữ luật sư. Bà bảo muốn được cấp một học bổng hằng tháng trong suốt các năm học còn lại cho chàng SV trường luật chỉ với một điều kiện: tuyệt đối không được nêu danh tánh. Và câu chuyện bắt đầu: hằng tháng Khôi bất ngờ nhận học bổng mà không hề biết chủ nhân của học bổng là ai. Ba năm học trôi qua, anh rất nhiều lần tìm gặp người đại diện trao học bổng để hỏi thăm, tìm gặp vị ân nhân... Nhưng tất cả đều: ?oÀ, chỉ là một mạnh thường quân muốn lo cho SV nghèo ấy mà; họ không để lại địa chỉ...?.
    Cho đến khi Khôi tốt nghiệp đại học. Trước khi rời khỏi Sài Gòn về quê làm việc, Khôi có một đề nghị tha thiết với người đại diện trao học bổng là anh có nguyện vọng muốn gặp được người giúp đỡ mình trước khi chuyển sang một bước ngoặt khác của cuộc đời. Lời khẩn thiết này cuối cùng cũng có kết quả : một lịch hẹn sau ba năm trời không biết mặt nhau đã diễn ra...
    Câu chuyện nữ luật sư
    ?oCách đây ba năm, tôi đã muốn khóc khi đọc thư của Khôi trên báo. Tôi quyết định mình sẽ làm một việc gì đó cho em. Khi thực hiện tôi ra điều kiện: đừng cho em biết và không được đăng báo. Suốt ba năm không gặp mặt, nhưng tôi vẫn luôn theo dõi chuyện học hành của Khôi...? - luật sư Trần Mỹ Thoa, người trao học bổng cho Khôi, tâm sự.
    Đó là một buổi sáng, sau ba năm cuộc gặp gỡ giữa Khôi và ân nhân mới diễn ra: ?oNhìn Khôi, tôi thấy đó là một sự sáng sủa, đặc biệt gương mặt lại có nét của một sự đôn hậu, chân tình. Em đưa cho tôi một bức thư với lời hứa rằng: Con sẽ không bao giờ quên ơn cô và nguyện sẽ làm bất cứ điều gì để giúp đỡ những người khác trong cuộc sống này như lời cô dặn?. Chị Thoa ôm Khôi vào lòng như tình một người mẹ và nói: ?oXin đừng nói lời cảm ơn mà hãy nghĩ về cuộc đời như một dòng chảy bất tận chung quanh mình, như một sự tiếp nối, trên đường em đi nếu có thể làm được điều gì giúp cho ai đó, xin hãy làm để cho dòng chảy tiếp diễn qui luật bất tận của nó?.
    Trong buổi gặp mặt, luật sư Thoa nhắn gửi Khôi rằng: ?oNếu con chọn con đường làm một viên chức nhà nước, con phải giữ mình trong sạch. Nếu chọn con đường làm luật sư thì lắm sóng gió, con phải giữ được sự thanh liêm, đạo đức và lòng thương người của mình?.
    Hiện giờ Khôi đang giảng dạy ở Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại tỉnh Quảng Nam. Câu chuyện của luật sư Thoa đã ẩn mãi trong tâm hồn Khôi: ?oTôi không thể tưởng tượng được trong cuộc sống này có một người ẩn danh hỗ trợ mình suốt ba năm trời mà mình không hề biết một tí gì về họ. Mỗi lần nản lòng, tôi luôn lấy chuyện của cô Thoa làm động lực vươn lên. Tôi chọn nghề giáo, cũng là một phần vì tôi học được bài học lớn từ cô Thoa: âm thầm giúp những người trẻ tuổi đi sau mình...?. Còn luật sư Thoa vẫn tiếp tục công việc của mình. Trong câu chuyện riêng tư, chị thỉnh thoảng lại nhắc hình ảnh một cô nữ SV quê miền Trung, mồ côi mẹ. Hằng ngày trong cặp cô SV này có thêm một bộ đồ bởi sau giờ học, cô thay bộ đồ khác và đi làm ?ooshin?...
    Tôi đã theo câu chuyện của Khôi suốt ba năm trời và tôi tin một câu chuyện ẩn danh khác đang bắt đầu tiếp diễn...
    NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=176124&ChannelID=7
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Có một cô bé đáng thương đêm giáng sinh bán những bao diêm nhưng chẳng ai mua cho em, và rồi chính em đã dùng những que diêm cuối cùng để sưởi ấm cho mình trong đêm giáng sinh lạnh giá.
    Bạn có biết giá một bao diêm là 500đ?
    Và giáng sinh đang đến rất gần với tiếng chuông ngân vang?
    Vậy hãy để những đồng xu nho nhỏ của bạn có ích trong đêm giáng sinh này, ít nhất cũng có thể mua được một bao diêm cho một ngọn lửa ấm, bạn nhỉ!
    Hãy gửi cho chúng tôi những đồng xu 200đ, 500đ, 1000đ,2000đ và 5000đ - để cùng chúng tôi đón một ?oGiáng sinh 5 xu ?" Giáng sinh ấm? với những em bé lang thang đường phố, những người già cô đơn, các em sẽ có những món đồ chơi, chiếc áo mưa, phần ăn sáng hay đơn giản là một bao diêm. Bởi vì có thể có những lúc bạn không cần đến nó nhưng còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh vẫn đang cần một ngọn lửa nhỏ cho đêm giáng sinh sắp tới đấy bạn ạ.
    Thời hạn nhận đóng góp từ 30/11/2006 đến 17/12/2006.
    Thông tin tham khảo tại Web: http://tinhnguyentre.com
    Hoặc liên lạc trực tiếp:
    Chủ tịch CLB Nguyễn Thế Vinh : 0985099861
    Phó chủ tịch 1: Nguyễn Bảo Long: 0983351283
    http://tnt.vasc.com.vn/forums/index.php?act=ST&f=113&t=7167&st=0

Chia sẻ trang này