1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tuyen tinh nguyen vien

    SJ Vietnam duoc thanh lap thang 10 - 2004 tu mot du an trai tinh nguyen quoc te duoc chuong trinh nguoi tinh nguyen Lien Hiep Quoc tai tro. Sang lap vien cua SJ Vietnam gom mot nhom tinh nguyen vien Viet Nam va quoc te.
    SJ Vietnam la mot to chuc tinh nguyen hoat dong trong mang luoi cua cac to chuc tinh nguyen phat trien Chau A Thai Binh Duong ( NVDA) va Uy ban dieu phoi cac hoat dong tinh nguyen quoc te ( CCIVS ) cua UNESCO. SJ Vietnam, (Ten day du la Solidarites Jeunesses Vietnam) Hien nay duoc bao tro boi to chuc Solidarites Jeunesses tai Phap, trien khai hoat dong tai Viet nam tu nam 2005.
    Nham giup do nhung em be co hoan canh kho khan o lang chai ven song Hong va nhung em be trong vien nhi, trong dip Noel va tet duong lich sap toi, chung toi co to chuc mot Workcamp ( Trai tinh nguyen quoc te) Tu ngay 22-12-2006 den ngay 15-1-2007. Workcamp bao gom 30 tinh nguyen vien quoc te den tu cac nuoc Uc, Nhat ban, Han Quoc...

    Nham to chuc tot cho Workcamp chung toi can tuyen 10 tinh nguyen vien cho workcamp sap toi. Neu ban la nguoi quan tam toi cac hoat dong tinh nguyen, muon trau doi them kien thuc ngoai ngu va van hoa cua minh, hay den voi chung toi.

    1) So luoc ve workcamp
    - Cac tinh nguyen vien quoc te cung cac tinh nguyen vien trong nuoc se to chuc mot bua tiec lon cho cac em o lang chai
    - Mac do ong gia Noel de tang qua cho cac em trong vien nhi.
    - Cac tinh nguyen vien se nau nhung cua an mien phi cho cac em co hoan canh kho khan trong vien
    - To chuc nhung tro vui choi cho cac em.
    - Cac tinh nguyen vien Viet Nam se gioi thieu ve dat nuoc , con nguoi Viet Nam cho cac ban tinh nguyen vien quoc te.

    2) Doi tuong tham gia.
    _ Hoc sinh, sinh vien do tuoi tu 16-25
    _ Nhiet tinh nang dong, co tinh than trach nhiem cao.

    3) Nhung gi ban phai cho:
    _ Mot chut thoi gian
    _ Mot trai tim day tinh yeu thuong
    _ Rat nhieu nu cuoi va suy nghi

    4) Nhung gi ban se duoc nhan:
    _ Niem vui khi nhin thay nu cuoi minh mang den khi lam duoc mot viec co y nghia
    _ Kinh nghiem vo gia trong viec to chuc lanh dao, hoat dong tap the, cham soc tre em.
    _ Giay chung nhan cua SJ Vietnam ve nhung gi ban lam duoc
    _ Duoc giao luu tieng Anh trong moi truong quoc te
    _ Tro thanh thanh vien cua mot to chuc quoc te tai Viet Nam

    Lien he voi chung toi qua chi dia sau de nhan mau don dang ky
    Dia chi : So nha 10D, ngo 28, duong Tay Ho, Ha Noi
    Dien thoai : (04) 7 195 080 â,?o (04) 2 154 993
    Email : phuc@sjvietnam.org hoac secretary@sjvietnam.org

    Han dang ky het ngay 20 -12-2006.
    Rat mong su tham gia va ung ho cua cac ban
    SJ Vietnam Chief of the Secretariat
    Do Thi Phuc
    Office: No 10D, lane 28, Tay Ho str, Ha Noi, Vietnam
    Tel: +84.4.7195080/ +84.4.2154993
    Fax: +84.4.7195080
    Email: phuc@sjvietnam.org
    Website: www.sjvietnam.org
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông cất nhà từ thiện

    Đến tuổi 65, bà Nguyễn Thị Nhíp ở ấp Phú Cường, Phú Thạnh, Phú Tân, An Giang, có được căn nhà lành lặn do ông Huỳnh Văn Buôn tặng - Ảnh: M.Tâm

    TT - ?oChỉ cần làm được một căn nhà đem lại niềm vui cho một mái ấm gia đình là tôi hạnh phúc? - ông Huỳnh Văn Buôn ở ấp Phú Cường, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nói.
    Nhờ sự giúp đỡ của ông, từ năm 2000 đến nay gần 200 hộ nghèo ở An Giang có được căn nhà lành lặn. Người dân quê gọi ông là ?oông cất nhà từ thiện?.
    Ông Buôn cho biết hằng năm ông trích tiền lời từ sản xuất 1,5ha nếp đặc sản và từ việc nuôi heo để làm việc nghĩa. ?oTôi chỉ tặng nửa căn nhà thôi, bà con có thiếc, lá nhưng chưa có bộ sườn, tôi giúp làm cái sườn. Cứ mỗi cái khung nhà tốn khoảng 2,5 triệu đồng?.
    Ông Trần Văn Tập, xã Hội An, Chợ Mới, An Giang, lập gia đình gần mười năm nhưng không thể ra ở riêng vì chưa đủ tiền cất nhà. Khi tích cóp được 3 triệu đồng từ nghề bán nem dạo, anh Tập đến nhờ ông Buôn giúp. Ông Tập thổ lộ: ?oNếu chú cho nguyên căn nhà chắc tụi tôi không dám nhận nhưng chú ấy cho phân nửa, mình bỏ ra phân nửa mới dám đến phiền chú?.
    Thấy ông Buôn giúp người nghèo, nhiều cửa hàng trong xã cũng bán vật liệu cho ông với giá rẻ. Ông còn đến huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp... làm từ thiện.
    Ông Lâm Văn Bé Năm - phó chủ tịch UBND xã Phú Thạnh - cho biết: ?oÔng Buôn là người đi đầu trong công tác từ thiện của xã. Vừa rồi chúng tôi mua xe cứu thương, ông cũng đóng góp và còn sốt sắng cùng chúng tôi đi vận động các mạnh thường quân khác?.
    MINH TÂM
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=176768&ChannelID=3
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thứ Tư, 13/12/2006, 04:03 (GMT+7)
    ?oHòa Nhập? cùng phố cổ

    Chị Tường, anh Bảy - hai thợ dệt thổ cẩm (hội chứng Down) - Ảnh: Thái Bình
    TT - Nằm giữa lòng phố cổ Hội An, shop hàng lưu niệm Hòa Nhập mỗi ngày tiếp đón cả trăm khách Tây đến tham quan và mua sắm. Hơn thế, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nét đẹp tài hoa trên đôi tay của những người thợ khuyết tật.
    Shop lạ phố cổ
    Ấn tượng đầu tiên khi bước vào shop Hòa Nhập (103 Nguyễn Thái Học, Hội An, Quảng Nam) là tiếng nhạc dặt dìu êm tai. Trên những chiếc kệ xinh xinh ?okhớp? với không gian của ngôi nhà cổ là hàng trăm món hàng được xếp đặt bắt mắt và hoành tráng không thua kém bất cứ shop hàng lưu niệm nào ở Hội An. Có đủ cả, từ vải vóc lụa là đến áo gối, khăn thêu, giỏ xách, bộ ấm trà gốm bịt đồng... Từng món hàng được đính kèm một tấm nhãn nhỏ trên đó niêm yết sẵn giá bán lẻ và dòng chữ ?osản phẩm của thợ thủ công khuyết tật Việt Nam?. Ở đây, các cô bán hàng không kè kè theo khách ?ogây áp lực? nên tôi cứ ung dung săm soi từng món hàng cho thỏa thích.
    Phía sau shop bán hàng là xưởng sản xuất thủ công với gần 30 bạn trẻ khuyết tật đang cặm cụi cưa, vẽ, may, thêu... Họ luôn tươi cười và tỏ ra rất tự tin khi chuyện trò với cả khách Tây. Tôi bắt chuyện một thợ đồ đồng nhưng anh này chỉ mỉm cười và dùng tay ra hiệu mình bị câm điếc. Duy Nguyên, một thợ đồ đồng khác, cho biết trong xưởng có tới sáu thợ câm điếc, hai người mắc hội chứng Down, số còn lại khuyết tật vận động. Nguyên bị bại liệt hai chân, hồi mới vào nghề thay vì cưa đồng lại cưa trúng... tay mình hoài, nhưng nhờ ?olì? lại được động viên nên giờ đây bạn đã được bốn tuổi nghề và có thu nhập ổn định 900.000 đồng mỗi tháng.
    Khi ?ohiệp sĩ? làm thương hiệu

    ?oHiệp sĩ? Lâ Nguyân Bnh nng niu chiếc bnh gốm bịt đồng trong shop Hìa Nhập - Ảnh: Thái Bình
    Chủ shop Hòa Nhập là anh Lê Nguyên Bình, khuyết tật cả hai chân và một tay, người từng được tạp chí e-Chip bình chọn ?ohiệp sĩ công nghệ thông tin? năm 2005. Quá trình dạy tin học miễn phí cho người khuyết tật (NKT) tại cơ sở Computer Tiến Bộ do mình sáng lập, Bình ngộ ra một điều quan trọng: công nghệ thông tin không phải phù hợp với tất cả NKT. Thấy du khách đến phố cổ ngày một tăng, Bình nhen lên ý tưởng mở shop bán hàng lưu niệm của NKT.
    Nhưng rồi dự án của anh chỉ đủ sức thuyết phục được một người dám bỏ vốn đầu tư, đó là?vợ anh, chị Mai Thị Kim Quyên, một người trước đó từng dám ?ođầu tư mạo hiểm? cả đời mình vào thân phận tật nguyền của ?ohiệp sĩ? Lê Nguyên Bình. Ra đời giữa năm 2000, mất cả năm trời loay hoay trong lỗ lã triền miên, cuối cùng nhóm tự lực Hòa Nhập cũng tìm được một hướng đi.
    ?oĐó là nhắm chủ yếu vào đối tượng du khách nước ngoài?, Bình chia sẻ. Ngay sau đó, vợ chồng anh bỏ công sức đi tìm hiểu nhu cầu và ?ogu? thẩm mỹ của khách Tây, từ đó xác định được danh mục các mặt hàng vừa ?oxài? được, vừa đậm chất ?ophố cổ Hội An? và đặc biệt phải tiện mang đi xa. Xong đâu đấy, Bình thuê hẳn một chuyên viên thiết kế tạo mẫu có nghề, đồng thời đầu tư nâng cao tay nghề nhân viên và siết chặt khâu nghiệm thu sản phẩm.
    Thay vì nói thách, anh niêm yết sẵn giá lên từng món hàng cho khách dễ mua. Ngoài chất lượng và giá cả cạnh tranh, shop Hòa Nhập còn gửi tặng du khách ?ogiá trị cộng thêm? trong từng sản phẩm. ?oMua bất cứ món hàng nào cũng có nghĩa giúp tạo việc làm cho NKT, vì làm từ thiện cũng là một nhu cầu có thật của người mua? - Bình giải thích. Chưa hết, sẵn tay nghề công nghệ thông tin, anh mở website www.reachingoutvietnam.com, vậy là shop Hòa Nhập lại có thêm nhiều vị khách ?osộp? mua sỉ ở tận trời Tây.
    ?oKhông hẳn là kinh doanh, cũng không hẳn là làm từ thiện?, Bình lý giải về ?onghề tay trái? của mình. Điều anh quan tâm nhất vẫn là tạo một ?obộ mặt? mới cho NKT: biết tự kiếm sống bằng chính công việc phù hợp với năng lực chứ không lệ thuộc người khác. Bởi vậy, khi đã trụ được, shop Hòa Nhập đã nhiệt tình nhận bán ký gửi một số sản phẩm có chất lượng từ cả chục nhóm tự lực khuyết tật các tỉnh thành trên cả nước. Với vai trò trưởng nhóm tự lực khuyết tật Hòa Nhập, Bình chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm bổ sung kiến thức và các kỹ năng sống cần thiết như giao tiếp, quản lý chi tiêu, giải quyết mâu thuẫn, nói ?okhông? với cái xấu...
    THÁI BÌNH
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    TUYEN TINH NGUYEN VIEN CHO DU AN
    " Ngoi nha tuoi tre Youth House"
    Chao mung cac ban den voi chuong trinh tinh nguyen cua SJ VietNam. Trong thang 12 va thang 1 toi, SJV can tuyen tinh nguyen vien thuc hien chuong trinh " Ngoi nha tuoi tre Youth House"
    1) So luoc ve du an: Du an duoc thanh lap boi SJ VietNam ( Solidarites Jeunesses - mot to chuc tinh nguyen quoc te uy tin, tru so tai VietNam so 10D - Ngo 28 - Duong Tay Ho - Hanoi )
    Du an duoc thuc hien tai khu vuc lang chai Long Bien, song Hong thuoc khu vuc phuong Phuc Xa, quan Ba Dinh. Lang chai gom 20 ho dan, song lay lat tren nhung con thuyen tam bo ven song Hong, nguoi dan noi day song rat cuc kho, thieu thon. Ho thieu ngay ca nhung dieu kien song can thiet nhat. Tre em lang chai som phai bon chen voi cuoc song, hang ngay phai di nhat rac, ban ket qua so so, va di nhien khong co duoc dieu kien den truong nhu bao tre em khac.
    Chinh vi vay du an duoc lap ra voi muc dich "quyet tam giup do cac gia dinh va tre em, cai thien cuoc song qua cac hoat dong khong chinh qui, du an cham soc suc khoe, du an kinh te nho"
    Trong thoi gian toi, du an " Youth House" rat can cac tinh nguyen vien tham gia cac hoat dong sau:
    1) To chuc le giang sinh va nam moi cho tre em lang chai
    Cac ban se cung voi cac ban tinh nguyen vien quoc te- tu nhieu nuoc khac nhau- trong bo trang phuc "Ong gia Noel" va trang phuc dan toc truyen thong cac nuoc tren the gioi to chuc mot bua tiec lon cho tre em lang chai. Day han la mot niem vui bat ngo doi voi cac em va cung la ki niem kho quen doi voi cac ban.
    So luong tuyen : 10 tinh nguyen vien
    2) Kham chua benh cho nguoi dan lang chai
    Nguoi dan lang chai phai song trong dieu kien ve sinh khong dam bao, ben canh do lai thieu nhung hieu biet co ban ve suc khoe cung nhu khong du kha nang de chay chua moi khi benh tat xay ra.Do vay nguy co ve suc khoe doi voi nguoi dan lang chai la rat cao.
    Chinh vi vay du an SJ muon to chuc buoi kham chua benh va cap thuoc mien phi cho nguoi dan lang chai, ben canh do la nhung tu van ve suc khoe cho nguoi dan noi day.
    So luong tuyen : 10 tinh nguyen vien
    3) Thu mau nuoc va huong dan nguoi dan lang chai su dung may loc
    De giup nguoi dan lang chai co nuoc sach de su dung, SJ da phoi hop voi to chuc khac lap dat cac may loc nuoc cho cac ho dan lang chai. De dam bao chat luong binh loc, chung toi can tuyen cac tinh nguyen vien den lay cac mau nuoc tai binh loc va dem cac mau nay den cac trung tam do luong nham danh gia chat luong nuoc.
    So luong tuyen : 5 tinh nguyen vien
    4) To chuc lop hoc cho tre em lang chai
    To chuc mot lop hoc cho tre em lang chai. Hang ngay cac em se den day hoc toan va van . Ngoai thoi gian day va hoc, cac tinh nguyen vien ( bao gom tinh nguyen vien quoc te va Viet nam ) co the tham gia nau an bua trua va to chuc cac hoat dong vui choi cho tre ( di tham vien bao tang, ve tranh ....)
    2. Doi tuong tinh nguyen
    - Tat ca cac ban, hoc sinh - sinh vien - thanh nien co tinh than trach nhiem, nhiet tinh va nang dong.
    - Co nhung kien thuc ve y hoc, tot nghiep cac truong thuoc nganh y ( doi voi cac du an kham suc khoe tai lang chai )
    3. Nhung gi ban se phai cho
    - Mot chut thoi gian
    - Mot trai tim day yeu thuong
    - Rat nhieu nu cuoi va suy nghi
    4. Nhung gi ban se duoc nhan
    - Niem vui khi nhin thay nu cuoi minh mang den, khi lam duoc mot viec co y nghia
    - Cung lam viec voi cac ban tinh nguyen vien quoc te, tu do nang cao kha nang ngon ngu, mo rong ve von song, van hoa.
    - Kinh nghiem vo gia trong viec to chuc,lanh dao, hoat dong tap the, cung nhu trien khai mot du an.
    - Giay chung nhan cua SJ Vietnam ve nhung gi ban da lam cho chuong trinh
    Neu ban thuc su QUAN TAM den chuong trinh cua chung toi, va cam thay minh co KHA NANG, hay dang ky vi chung toi CAN BAN. Cac ban sau nay se la nhung nguoi gop y tuong de cung chung toi xay dung chuong trinh nay.
    * Chu thich : Tinh nguyen vien khong phai dong bat ki mot khoan le phi nao . Tinh nguyen vien hoan toan tu tuc ve an o, di lai ... Moi thu can thiet cho hoat dong tinh nguyen, du an se lo.
    Chung toi luon mong nhan duoc su cong tac, giup do tu phia cac ban.
    Cac ban hay gui thu theo dia chi email sau day de biet them chi tiet va nhan giay dang ky tham gia tinh nguyen:
    project_sjvietnam@yahoo.com
    Hay tham gia cung chung toi!!!
    SJ Vietnam Project Coordinator Dang Thai Son
    Office: No 10D, lane 28, Tay Ho str, Hanoi Vietnam
    Tel: +84.4.7195080 / +84.4.2154993
    Fax: +84.4.7195080
    Email: project_sjvietnam@yahoo.com
    Website: www.sjvietnam.org
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện của mẹ tôi 22:41:09, 17/12/2006Lê Cát Lâm



    Mẹ đi xe buýt lên thành phố thăm anh trai về trông có vẻ mệt mỏi. Sáng sớm hôm sau khi vừa thức dậy, rón rén lại gần mẹ, mẹ cầm tay tôi rồi đưa một gói nhỏ và nói: Mẹ nhặt được cái này chỗ vũng nước ngay trạm xe buýt, con đọc xem thử của ai đánh rơi thì báo cho người ta đến nhận lại.
    Tôi cẩn thận đưa 2 tay cầm lấy và bắt đầu mở, qua 2 lớp nilon và 5 lớp giấy báo thì sản vật mới hiện ra: ôi thật trời ạ! Sản vật là tấm Vinacard trị giá 50.000đ. Ai đã nạp xong rồi vứt, mẹ không biết nên nhặt rồi cẩn thận đem gói thật kỹ sợ hỏng chờ trả lại cho chủ nhân... Tôi muốn cười tóe lên nhưng ghìm lại vì sợ mẹ buồn, lấy lại bình tĩnh tôi nhỏ nhẹ giải thích để mẹ hiểu. Mẹ ồ lên một tiếng rồi phá lên cười rất vui.
    Mấy ngày sau, sáng sớm mới ngủ dậy, mẹ bảo tôi chở mẹ đi thành phố, vì đi xe buýt mẹ bị say mà công việc thì cần gấp. Tôi đi ra đi vào hơi lúng túng và cuối cùng phải thưa thật với mẹ rằng: Hôm nay con không thể đi được vì hôm qua đi về trời mưa ướt hết giấy tờ xe và giấy phép lái xe do vô nước nên bị đứt làm 2 mảnh.
    Mẹ ngồi suy nghĩ, hơi rầu rầu mẹ nói: tại sao con không làm đơn xin người ta đổi những giấy tờ đó với chất liệu giống như cái card Vinaphone mà mẹ nhặt hôm trước đó, để nó khỏi ướt, không bị nhòa, bị rách mà nhỏ gọn, xài được lâu nữa chứ.
    Tôi hơi giật mình, ừ nhỉ, có lý đấy, thế mà từ trước tới giờ tôi có nghĩ được như mẹ đâu? Đúng thật với trình độ phát triển về công nghệ in ấn như hiện nay. Nên chăng chúng ta đưa một số loại giấy tờ quan trọng mà nhỏ gọn như trên bằng chất liệu đó, để lưu hành sử dụng vừa tiện dụng, vừa bền đẹp, không biết có ai nghĩ như mẹ tôi không vậy ?
    Lê Cát Lâm (Phù Cát, Bình Định)

    http://www3.thanhnien.com.vn/Ykien/2006/12/17/174499.tno
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nơi ấy có ánh mặt trời

    Thúy Hằng (trái) và chị Hạnh Diễm - Ảnh: T.Bình
    TT - ?oCó một điều còn đáng sợ hơn cái chết đó là sự hối tiếc khi không sống được hết mình. Tôi thèm cảm giác được thấy mình có ích cho đến khi không được nữa thì thôi...?
    Cô gái trẻ đã tâm sự như thế sau hơn chín năm ròng sống lắt lay giữa lằn ranh sinh tử.
    Một ngày tháng 3-1997, Nguyễn Thị Thúy Hằng, khi đó đang học lớp 7 Trường THCS Nguyễn Du (Tam Kỳ, Quảng Nam), bỗng ho khạc ra máu tươi. Những tháng ngày sau đó thật kinh hoàng. Cô bé được đặt trên chiếc ghế dài trong tư thế nửa nằm nửa ngồi cho dễ thở, đôi chân yếu dần rồi liệt hẳn.
    Cuối năm 2002, Hằng nung nấu ý định trở lại trường, nhưng cô đã vỡ mộng khi bệnh chuyển nặng hơn. Không đành nhìn con chết, má Hằng chạy vạy vay mượn, mãi đến tháng 9-2005 mới đủ tiền đưa con gái vào TP.HCM chữa bệnh. Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết Hằng bị ung thư phổi. Sự thật đó quá sức chịu đựng, Hằng ràn rụa nước mắt: ?oHai mươi mốt tuổi mình đã sống ngày nào cho ra sống đâu mà phía trước là cái án tử hình đợi sẵn?.
    Cuối năm 2005, Hằng vào phòng mổ để cắt khối u ác tính trong phổi. Lúc tỉnh lại, cô thấy má và dì Thủy đang thay phiên nhau chăm sóc mình mà mặt buồn rười rượi. Má chẳng nói gì nên Hằng ức lắm, bởi bác sĩ dặn sau phẫu thuật phải điều trị tiếp. Vừa về đến cửa, Hằng điếng người khi thấy di ảnh ba trên bàn thờ nghi ngút khói hương. ?oNgày mình đi viện ba còn đưa tiễn, giờ mình lại không tiễn ba đi?. Rất lâu sau này cô vẫn chưa quen được cảm giác mất ba.
    Người giúp Hằng vượt qua giai đoạn khó khăn này là chị Hạnh Diễm, hiện công tác tại văn phòng HĐND tỉnh. Ngày nào chị cũng ghé qua trò chuyện, an ủi, đút cơm, nhắc uống thuốc men... lại còn mang đường, sữa, bánh trái cho Hằng tẩm bổ. Chưa hết, chị còn quyên góp tiền bạc giúp đỡ gia đình và rủ rê một số bạn trẻ đến làm bạn với Hằng. Sự xuất hiện của chị Diễm nhắc Hằng nhớ về món nợ ân tình với những ân nhân ngày trước như thầy giáo Sĩ, nhà báo Huy. Ký ức đó đã giúp Hằng bình tâm trở lại và cô bắt đầu trăn trở: ?oLẽ nào cứ cam chịu sống đời thực vật, cứ mãi là gánh nặng gia đình? Không, mỗi người chỉ sống một lần, mình phải bứt phá để thay đổi cuộc đời, phải vượt lên sự tầm thường của bản thân?.
    Thương má, mỗi ngày Hằng cố uống năm chén thuốc, đọc sách báo, ngồi thiền và tập đi. Mỗi sáng, sau bài tập vật lý trị liệu, cô bắt đầu vịn tường nhích từng bước nhỏ. ?oCứ như không phải là chân của mình? - Hằng nhớ lại những lần bị té bầm dập khắp người. Những lúc ấy, khao khát được trở lại cuộc sống bình thường, được tự định đoạt cuộc đời mình đã tiếp thêm cho cô sức mạnh. Cứ vậy, cô tập cho đến khi ướt đẫm mồ hôi, suốt một năm ròng mới đi được những bước đầu tiên. Hằng bộc bạch: ?oCảm giác đó tuyệt vời như thể chạm tay đến những đám mây trên bầu trời xanh, chỉ tiếc là ba không còn để chứng kiến?.
    Cô gái nằm bất động ngày nào giờ đã có thể đi lẫm chẫm. Căn phòng tối tăm ngày ấy đã có ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ. Hằng nói về bệnh tật của mình: ?oSau phẫu thuật tế bào ung thư tiếp tục nhân lên, đến lúc nào đó sẽ di căn phá hủy các bộ phận khác?. Hôm đi tái khám, bác sĩ nói để hạn chế sự nhân lên đó cần tiếp tục điều trị tích cực, nhưng bà Thúy đành đưa con về bởi chi phí tối thiểu cũng phải 200 triệu đồng. Mặc, Hằng lên kế hoạch cho tương lai: đang đi tìm học một nghề phù hợp với khả năng. Cô gái trẻ tâm sự: ?oĐiều quan trọng không phải là sống được bao lâu mà là sống như thế nào?. Nghĩ vậy nên Hằng tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn và luôn nhìn về phía trước, nơi có ánh mặt trời.
    THÁI BÌNH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=179415&ChannelID=7
    [​IMG]
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trích bài của Thuytrieudem:
    http://www8.ttvnol.com/forum/bigheart/874043.ttvn
    Xin chào cả nhà!
    Thay mặt cho nhóm Big heart và những người bạn, mình nói sơ qua về kế hoạch cũng như chương trình cuối năm và đón năm mới cho trẻ em không gia đình tại trung tâm bảo trợ số 4- Hà Tây được tổ chức vào ngày 31/12.
    1. Mục đích của chương trình
    - Mang lại món quà tinh thần to lớn cho trẻ em
    - Tạo một sân chơi và những hoạt động có ý nghĩa giúp trẻ gắn bó hơn với cộng đồng.
    2. Nội dung chương trình
    - 7h, Mọi người tập trung tại 152 Trấn Vũ- hồ Trúc Bạch
    - 7h30, xuất phát
    - 9h30 đến nơi
    - 10h, đưa bọn trẻ vào hội trường để nói rõ mục đích của chương trình cũng như chia nhóm để thực hiện các chương trình trò chơi.
    11h30, nghỉ ngơi ăn trưa.
    3. Các hoạt động vui chơi
    - Vẽ tranh nhỏ ( 5 người phụ trách): 20 trẻ tham gia
    - Vẽ tranh lớn ( 5 người phụ trách ) : 20 trẻ tham gia
    - Các trò chơi: trong khi tổ chức cho các em nhỏ vui chơi, người đại diện sẽ phát quà, bánh kẹo cho trẻ em.
    - Phát tặng quần áo do các nhóm quyên góp được
    - Tặng cho mỗi trẻ một đôi tất ( được đóng gói cẩn thận).
    - Tổ chức chương trình ca nhạc ( cả các thành viên tình nguyện và các trẻ em sẽ cùng tham gia biểu diễn) : gồm có 4 tiết mục.
    Chương trình dự kiến sẽ kết thúc vào lúc 15h
    4. Các nhóm tham gia liên kết thực hiện chương trình
    - Big heart và những người bạn
    - PRC
    - Thiên việt
    Với mục đích và ý nghĩa lớn lao là giúp đỡ các trẻ em không gia đình phần nào vơi đi cái rét của mùa đông cũng như thiếu thốn tình cảm gia đình. Chúng tôi với một mong mỏi tha thiết kêu gọi sự đồng cảm và giúp đỡ của tất cả mọi người cả về vật chất lẫn tinh thần. Chỉ cần mỗi người trong chúng ta đều có chung mục đích là giúp đỡ những người nghèo khổ có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Cá nhân tôi cũng như tất cả những người tham gia thực hiện chương trình này đều nghĩ rằng : Tình thương, sự đồng cảm của một người chỉ là một vì sao giữa ngàn vạn vì sao trên bầu trời, chỉ là một hạt muối giữa đại dương vô tận. Nhưng khi những tình cảm nhỏ bé đó có sự giao thoa sẽ trở thành những điều thật vĩ đại, trở thành một cộng đồng tình thương giữa người với người.
    Các bạn ơi hãy cùng nhau xây dựng nên những điều tốt đẹp và có ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy làm cho cuộc sống của mình, của gia đình, của bạn bè và của mọi người xung quanh trở nên đáng yêu và thật có ý nghĩa nhé!
    Mọi sự đóng góp cả về tinh thần lẫn vật chất của các bạn hãy gửi tới 152 Trấn Vũ nhé. Mọi người có thể liên lạc qua số điện thoại của tôi ( Trang) : 0988770263 Hoặc Chị Thuý 0983064577.
    Mong sớm nhận được hồi âm của tất cả mọi người!
    Chúc cho những điều tốt đẹp sẽ đến với tất cả chúng ta!!!
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cảm ơn gia đình bạn Hồng Hạnh (Phố Tôn Đức Thắng) đã ủng hộ quần áo.
    Chúc bạn và gia đình năm mới tràn đầy hạnh phúc!!!!
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một câu chuyện cảm động thành đề bài làm văn
    TT - Ngày 27-9-2006, báo Tuổi Trẻ trong mục ?oChuyện thường ngày? có thuật lại trường hợp em Trần Phú Tài, học sinh lớp 7A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM). Câu chuyện cảm động này gợi ý cho một thầy giáo ở Sở GD-ĐT Tiền Giang ra đề kiểm tra học kỳ 1 năm 2006 - 2007 cho học sinh của tỉnh mình. Và kết quả bài làm của học sinh đã nằm ngoài mong đợi của người ra đề.
    Xin được phép chia sẻ với thầy giáo ra đề thi và báo Tuổi Trẻ một hạt vàng trong số những ?ohạt vàng? mà chúng ta thu hoạch được từ những hạt giống đã gieo trên trang giấy.
    Bài làm học sinh Nguyễn Đoàn Minh Đức (lớp 10/1 Trường THPT Gò Công Đông):
    Mấy hôm nay trời cứ trở lạnh. Những cơn gió thổi đến mang theo cái se lạnh của những ngày cuối đông. Nằm vùi trong chăn ấm nhưng tôi lại nghĩ đến những đứa trẻ phải thức dậy từ rất sớm để phụ giúp gia đình lo toan kế sinh nhai. Lòng tôi như thắt lại. Bất chợt tôi nghĩ đến Trần Phú Tài, một cậu bé mà tôi tình cờ biết được qua một bài viết trên báo Tuổi Trẻ. Hình ảnh cậu bé Tài in mãi trong tâm trí tôi về nghị lực sống, nghị lực của một con người vượt lên trên số phận.
    Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.
    Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:
    - Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?
    Cậu bé lí nhí trả lời:
    - Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7.
    Thầy lại hỏi:
    - Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?
    Cậu học trò đáp:
    - Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.
    - Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?
    - Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.
    Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:
    - Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?
    Tài cười nói:
    - Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.
    Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.
    Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.
    Cuối cùng người tốt cũng được đền đáp xứng đáng. Qua câu chuyện của Tài tôi nhận ra rằng: ?oChúng ta chỉ mất hết mọi hi vọng khi chúng ta từ bỏ chúng?. Mặt khác, tôi nhận thấy cuộc sống này còn nhiều mảnh đời giống như Tài. Họ đang ngày đêm vừa lo toan cuộc sống vừa đến trường. Tôi mong rằng các cấp chính quyền cùng các đoàn thể quan tâm nhiều hơn đến những con người như vậy để mỗi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được sự giúp đỡ như Tài. Tôi thầm cảm ơn Tài vì em đã cho tôi nhận ra rằng mình phải trân trọng những gì đang có. Tôi sẽ hài lòng với chiếc xe đạp cũ của mình vì ngoài kia vẫn còn những cậu học trò hằng ngày phải đi bộ hàng cây số để đến trường. Tôi sẽ không đòi cha mẹ phải nấu những bữa ăn thịnh soạn vì tôi biết ngoài kia còn bao người phải ăn đĩa cơm chỉ có rau luộc và cá vụn. Tôi sẽ hài lòng với chiếc chăn cũ của mình vì biết ngoài kia vẫn có những người đang nằm co ro dưới gầm cầu...
    Tài đã cho tôi bài học về nghị lực sống, nghị lực vượt qua khó khăn. Tôi tự nhủ: Hãy hài lòng với những gì mình đang có và hãy đương đầu với khó khăn rồi mình sẽ giành chiến thắng. Mai này, khi lớn lên, dù ở một vùng quê nghèo hay chốn thị thành, dù làm một bác sĩ, kỹ sư hay chỉ làm một người công nhân bình thường, tôi vẫn dành một góc nhỏ nào đó trong tâm hồn để lưu giữ những câu chuyện, những con người như Tài như một tấm gương trong suốt cho đời tôi.
    Lời lẽ học trò vẫn còn đôi chỗ non nớt, vụng về, nhưng những suy nghĩ, những cảm xúc này là của một con người đang trưởng thành. Bài thi được chấm điểm 5,5/6. Giấy thi không có ô dành cho nhận xét giám khảo nhưng đối với bài thi này có sự phá lệ. Giám khảo ghi nhận xét ở cuối bài thi: ?oQua bài này, cô nhận thấy em là người có tiềm năng văn chương. Nhưng điều quí nhất vẫn là cái tâm cao đẹp. Tài năng văn chương bắt đầu từ tâm. Hạnh phúc cho những người thầy có được những học sinh như em? .
    Đề bài:
    Báo Tuổi Trẻ ngày 27-9-2006 có mẩu chuyện như sau:
    (...) Một buổi trưa, thầy hiệu trưởng lấy làm lạ khi thấy một cậu học sinh cứ cặm cụi đi nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trong sân trường bỏ vào thùng rác. Khi thầy hỏi tại sao buổi trưa không ngủ mà tha thẩn ngoài sân trường, em cho biết bố mẹ đều làm việc vất vả nhưng gia đình rất khó khăn. Đăng ký học bán trú như các bạn thì bố mẹ kham không nổi. Buổi sáng, bố mẹ đưa em đến trường và phát cho 5.000 đồng. Trong đó, 1.000 em dùng để mua xôi ăn sáng và 4.000 còn lại là cho đĩa cơm trưa chỉ toàn rau với cá vụn. Ăn xong, em ở luôn tại trường để tự ôn tập, rồi chiều bố mẹ đến đón.Và em bảo với thầy: ?oĂn trưa xong con không biết làm gì nên đi lượm rác để trường mình sạch và đẹp hơn?. Cậu bé ấy tên là Trần Phú Tài, học sinh lớp 7A7 Trường Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM (...).
    Đoạn trích trên không có phần mở đầu và phần kết thúc, em hãy nghĩ ra phần mở đầu và kết thúc cho mẩu chuyện này.
    Bằng lời văn của mình, em hãy viết lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

    NGUYỄN KIM LOAN (giáo viên Trường THPT Gò Công Đông, Tiền Giang) giới thiệu
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180034&ChannelID=13
    [​IMG]
    Em Trần Phú Tài đang ôn bài thi học kỳ 1 trong căn phòng nhỏ hẹp (khoảng 5-6m2) vừa là chỗ học vừa là chỗ ngủ của mình tại một căn hộ tầng 5 chung cư - Ảnh: Như Hùng
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bài học dưới cờ
    TT - Các học sinh Trường Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) đang kể cho nhau về một câu chuyện rất cảm động vừa được tuyên dương sau lễ chào cờ đầu tuần. Câu chuyện như sau:
    Trong một buổi trưa, thầy hiệu trưởng lấy làm lạ khi thấy có một học sinh cứ cặm cụi đi nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá mang bỏ vào thùng rác. Gọi em ấy lại, thầy hiệu trưởng hỏi tại sao buổi trưa không ngủ mà tha thẩn ngoài sân trường làm gì? Cậu bé cho biết nhà ở quận 4.
    Cả bố mẹ đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều mới về. Buổi sáng, bố mẹ đưa em đến trường và phát cho 5.000 đồng. Trong đó, một ngàn em dùng để mua xôi ăn sáng, và bốn ngàn còn lại là cho đĩa cơm trưa chỉ toàn rau với cá vụn. Ăn xong, em ở luôn lại trường để tự ôn tập, rồi chiều bố mẹ đi làm về đón.
    Đăng ký học bán trú như các bạn thì bố mẹ kham không nổi. Và cậu bảo với thầy: "Ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi lượm rác để trường mình sạch và đẹp hơn".
    Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh của em, ban giám hiệu đã quyết định hỗ trợ em học bán trú để bữa trưa có chỗ ngả lưng, đồng thời tuyên dương trước toàn trường về tinh thần làm sạch đẹp ngôi trường mình học. Cậu bé ấy tên là Trần Phú Tài, học sinh lớp 7A7.
    Bút Bi xin kể lại câu chuyện của cậu bé Tài với bạn đọc khắp nơi. Cậu học sinh nhỏ ấy nói với chúng ta rằng hãy làm gì đó đi để ?othành phố mình đẹp hơn?; hãy làm gì đó đi cho "đất nước mình đẹp hơn"...
    BÚT BI
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=164057&ChannelID=88

Chia sẻ trang này