1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Gop quan ao am tang nguoi ngheo, Tet 2007
    Chương trình tặng quần áo ấm Tết âm lịch 2007
    Vâng, mùa đông đã đến trên đường phố Hà Nội. Trên các phố Hàng Cân, Lương Văn Can, Hàng Ngang.... tấp nập người qua lại mua sắm quần áo mới diện đông. Trong khi đó tại các gầm cầu, xó chợ .... nhiều đứa trẻ nghèo chỉ có một manh áo phong phanh để chống lại cả mùa đông giá rét.
    Nhân dịp Tết Đinh Hợi sắp đến, Nhóm Công tác xã hội Alpha tổ chức Chương trình quyên góp quần áo ấm cho người nghèo và trẻ em lang thang ở Hà Nội.
    1. Hình thức tổ chức:
    Quyên góp, phân loại, đóng gói và mang quần áo đến tận tay người nghèo, các em lang thang trong phạm vi TP Hà Nội.
    2. Thời gian và địa điểm:
    * Thời gian quyên góp : trong 10 ngày, từ 13/1/2007 ?" 22/1/2007
    * Khu vực tặng : chợ Đồng Xuân ?" Long Biên, chợ Cầu mới.
    3. Số lượng và đặc điểm đồ quyên:
    Đồ quyên góp là quần áo nam, nữ mọi lứa tuổi, các loại chăn ấm.
    4. Thông tin liên hệ:
    Mọi chi tiết về chương trình và ủng hộ quần áo, xin liên hệ:
    Nguyễn Gấm Hương ?" 0915 086 342/ 04. 9746 243
    E-mail: alphagroupvietnam@yahoo.com
    Rất mong nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các anh chị và các bạn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Nhóm CTXH Alpha
    WARM CLOTHES FOR POOR PEOPLE IN HANOI TET HOLIDAY 2007
    Feeling the chills of the winter in Hanoi ? Hopefully everyone is wrapped in warm thick sweaters and jackets. Unfortunately, many underprivileged people are barely surviving the harsh winter with inadequate clothing. Many of you have seen street children selling bubblegum, shining shoes or collecting empty bottles in t-shirts and barefooted. Many homeless families living under bridges are also in dire need of winter clothes.
    The Alpha Group would like to implement the ?oWinter Clothes for Poor People in Need? program to bring warmth to poor people and disadvantaged children.
    1- Implementation:
    Collecting, classifying, packing and delivering clothes in person to poor people and street children in Hanoi .
    2- Time
    * Donation dates: will be collecting clothes from January 13th to January 22nd, 2007.
    * Places for clothes distribution: Dong Xuan ?" Long Bien and Cau Moi market areas (where poor people and street children reside).
    3 - Clothes:
    We collect all kinds of winter clothes for both males and females of all ages, and blankets.
    4- Contact:
    For more information or clothes contribution, please kindly contact:
    Ms. Gam Huong: 0915 086 342 -04. 9746 243
    E-mail: alphagroupvietnam@yahoo.com
    We hope to receive your contribution and support.
    Thank you very much.
    The Alpha Group
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những trái tim ?ohội nhập?
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=182425&ChannelID=120

    Bác sĩ Woo khám bệnh cho cháu Nguyễn Ngọc Yến Nhi sáng 6-1
    TTCT - Trong hơn một tháng tôi lặn lội đến phòng khám của ông ba lần nhưng mỗi lần chỉ gặp ông được chừng... hai phút. Sau vài câu chào xã giao, ông liền tìm cách né tránh với lý do hết sức chính đáng: người dân đang chờ ông khám bệnh.
    Biết tôi nhiều lần vượt cả trăm cây số đến đây chỉ để tìm hiểu viết bài về bác sĩ Woo Seok Jeoung nhưng đều bị từ chối, chị Lee - vợ bác sĩ Woo - cảm thấy ái ngại nên đồng ý tiếp tôi trong 20 phút với điều kiện: ?oKể cho anh nghe nhưng viết ít thôi nhé, bác sĩ Woo biết tôi nói nhiều sẽ không hài lòng đâu đấy?. Những mẩu chuyện không đầu không đuôi về bác sĩ Woo trong bài này phần lớn tôi trực tiếp chứng kiến trong những lần đến đây và qua lời kể của những người đã từng tiếp xúc, làm việc với ông.
    Cùng nhịp đập

    Phòng khám đa khoa Long An Segaero - nơi khám chữa bệnh cho người nghèo
    9 giờ sáng 6-1 tôi ?ođột nhập? Phòng khám đa khoa Long An Segaero ở ấp Mới Một, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa (Long An) mà không thông báo trước. Cùng lúc đó ở ngoài cổng có một bà mẹ trẻ dắt đứa con gái 6 tuổi tần ngần không dám vô cổng. Đôi mắt cháu bé bầm tím, gương mặt tái xanh trông yếu lắm.
    Bà mẹ lục lọi trong túi xách lấy ra tờ báo Tuổi Trẻ ngày 25-12-2006 xem lại bản tin ?oĐưa 17 trẻ sang Hàn Quốc mổ tim?, rồi lí nhí hỏi anh bảo vệ: ?oCó phải đây là bệnh viện của bác sĩ Woo??. Sau cái gật đầu của anh bảo vệ, chị Phan Thị Kim Xuyến (tên bà mẹ) quay sang bế con đi như chạy vào khu tiếp đón bệnh nhân. Một phút sau bác sĩ Woo xuất hiện thăm hỏi rồi đưa bé gái vào phòng siêu âm. 10 phút, 20 phút dài dằng dặc trôi qua. Cả phòng khám đột nhiên lặng xuống. Sự căng thẳng hiện rõ trên gương mặt của mọi người. Một chị điều dưỡng đứng bên ngoài cũng tỏ vẻ sốt ruột: ?oChưa bao giờ thấy bác sĩ Woo khám lâu như vậy!?.
    Chị Xuyến bảo rằng 4 giờ sáng hai mẹ con nhờ người anh chở bằng xe máy từ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ lên đây tìm bác sĩ Woo. Con chị - bé Nguyễn Ngọc Yến Nhi - bị bệnh tim bẩm sinh. Năm nay Yến Nhi 6 tuổi rồi nhưng chưa một lần đến trường vì sức khỏe rất kém. Vợ chồng chị đã nhiều lần đưa con tới Viện Tim, Bệnh viện Tâm Đức nhưng đều bị từ chối vì bệnh của bé quá nặng không mổ được.
    Chị Xuyến ở nhà may vá kiếm sống và chăm sóc bé Yến Nhi. Chồng chị làm nghề lái xe thuê. Một tháng có ít nhất một tuần bé Yến Nhi nằm bệnh viện, nên thu nhập ít ỏi của hai vợ chồng đều ?ochuyển khoản? hết cho các bệnh viện. Tình cờ đọc được tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết bác sĩ Woo chuẩn bị đưa trẻ bệnh tim sang Hàn Quốc chữa trị miễn phí vào giữa tháng
    1-2007, chị hỏi thăm đường rồi lần mò tìm tới. ?oMấy năm nay hễ nghe nói ở đâu có tổ chức từ thiện giúp trẻ em là tôi viết thư, gửi hồ sơ bệnh tim của bé với một ít hi vọng, nhưng chưa có nơi nào hồi âm cả. Cuộc sống của bé chỉ tính từng ngày...? - chị Kim Xuyến thút thít tâm sự.
    Vừa bước ra khỏi phòng siêu âm, bác sĩ Woo liền mời hai mẹ con chị Kim Xuyến vào phòng giám đốc rồi từ tốn giải thích bằng tiếng Việt: ?oBệnh của cháu Yến Nhi (kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Tâm Đức: hoàn vị đại động mạch, thông liên thất, tồn tại ống động mạch, tăng áp phổi) chống chỉ định mổ nên các bệnh viện ở VN từ chối là đúng. Đây là bệnh phức tạp nhất, nghiêm trọng nhất trong chuyên khoa tim. Chúng tôi sẽ liên hệ và chuyển hồ sơ của cháu sang Hàn Quốc ngay bây giờ và sẽ thông báo cho chị biết kết quả trong thời gian sớm nhất.
    Nếu các bác sĩ bên đó bảo mổ được thì chúng tôi sẽ đưa cháu sang Hàn Quốc liền, nhưng cũng xin nói thật với chị là hi vọng không nhiều lắm?. Nghe tới đây cả hai mẹ con chị khóc ròng. Đôi mắt của bác sĩ Woo chợt đỏ hoe. Ông cúi xuống xem hồ sơ nhưng cốt là để che giấu sự xúc động. Chia tay mẹ con chị Kim Xuyến, bác sĩ Woo trở lại phòng siêu âm với xấp hồ sơ bệnh án của bé Yến Nhi. Ông ngồi một mình bên máy siêu âm cả giờ đồng hồ, trầm tư, căng thẳng...
    Gần đến giờ nghỉ trưa bác sĩ Woo hỏi trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Lê Văn Phát về tiến độ làm thủ tục cho 17 trẻ ở các tỉnh, thành chuẩn bị sang Hàn Quốc mổ tim đợt 2 giữa tháng 1-2007 sắp tới. Ông tỏ ra lo lắng khi biết vẫn còn một số trẻ chưa làm hộ chiếu xong. ?oLiệu có cứu được bé Yến Nhi không, thưa bác sĩ?? - tôi hỏi.
    Bác sĩ Woo im lặng một hồi rồi nói: ?oKhó nói lắm. Chưa chắc Viện Tim quốc gia Hàn Quốc nhận mổ. Nếu mổ được thì ít nhất cũng phải trải qua hai lần mổ mới xong. Còn nếu họ từ chối thì chỉ còn cách uống thuốc cầm cự mà thôi?. Khi xuống nhà ăn tập thể, ông tự lấy thức ăn rồi tìm chỗ trống ngồi một mình chứ không ngồi chung với nhân viên như mọi ngày. Thỉnh thoảng ông buông đũa nhìn xa xăm...
    Cuối tháng 11-2006, trong lúc uống trà tôi có kể cho ông Phát nghe chuyện ba đứa trẻ ở Tiền Giang bị bệnh tim chết trong thời gian chờ các mạnh thường quân giúp đỡ. Vậy mà câu chuyện bâng quơ hôm ấy đến tai bác sĩ Woo. ?oAnh Woo nghe xong liền bảo tôi bằng mọi giá phải liên hệ giúp những trẻ ở Tiền Giang bị bệnh nặng cần mổ gấp. Anh ấy nói rằng không biết thì thôi, chứ biết có trẻ bệnh tim nặng mà không tìm cách giúp thì vô nhân đạo lắm?.
    Từ hôm ấy tôi trở thành ?otrung gian? tìm kiếm, giới thiệu cho bác sĩ Woo trẻ bị bệnh tim ở tỉnh này. Một bản danh sách hơn 20 trẻ bệnh tim đã được chuyển đến tay ông. Hơn một tuần sau cháu Giàu đã được mổ tim ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện sức khỏe của cháu hồi phục rất tốt. Giữa tháng 12-2006, bác sĩ Woo cho biết có kế hoạch đưa 17 trẻ bệnh tim nặng sang Hàn Quốc phẫu thuật trước tết.
    Ông nhờ tôi liên hệ với Quĩ Bảo trợ trẻ em Tiền Giang chọn năm trẻ đưa đi đợt này. Tiếc rằng do trục trặc thủ tục, nên chỉ có hai em Hồ Kim Phát và Võ Văn Tài của tỉnh này đi trước. Số còn lại sẽ đi đợt sau. Ông Phát cho biết hai năm nay, thông qua bác sĩ Woo, đã có 33 trẻ sang Hàn Quốc mổ tim và hỗ trợ kinh phí cho 20 trẻ mổ tại VN.
    Trên chuyến xe chuyền từ Đức Hòa ra Bến Lức để đón xe về Mỹ Tho chiều 6-1 tình cờ tôi gặp em Nguyễn Thị Mai, 17 tuổi, ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ vừa đến gặp bác sĩ Woo để tái khám lần hai. Mai bị bệnh tim bẩm sinh, sức khỏe rất kém. Đi khám ở TP.HCM, bác sĩ bảo bị hở van tim và tim thòng, cần 45 triệu đồng để mổ. Gia đình nghèo không có tiền đành trở về quê... cầm cự tới đâu hay tới đó.
    ?oHồi tháng 4-2006 cha mẹ em nghe tin bác sĩ Woo ở Long An giúp trẻ bệnh tim nên đến đây đăng ký. Nào ngờ ngày 4-5 em được sang Hàn Quốc mổ. Đúng một tháng sau thì về. Bây giờ em tự đi từ Cần Thơ lên đây tái khám một mình được rồi mà không cần uống thuốc nữa!? - Mai hớn hở.
    ?oTừ 40 tuổi phải biết sống vì người khác!?

    Bác sĩ Woo (phải) cùng đồng nghiệp Hàn Quốc khám bệnh miễn phí cho người nghèo xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa
    Phòng khám đa khoa Long An Segaero của tiến sĩ - bác sĩ Woo nằm lọt thỏm trong một ngôi làng nghèo ở ấp Mới Một, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa. Có một điều rất lạ là phòng khám không ở ven đường, càng không gần khu dân cư đông đúc mà chơi vơi giữa đồng ruộng khô cằn chỉ trồng toàn... cây đậu phộng và nuôi bò. Nếu không phải là dân địa phương thì phải hỏi đường ít nhất vài ba lần mới tới được.
    Ngay cả các quan chức Bộ Y tế, Sở Y tế Long An và bệnh nhân khi đến đây đều thắc mắc: ?oCó nhiều nơi tốt hơn nhiều, tại sao bác sĩ Woo không chọn mà... Ngay cả trạm y tế xã cũng không nằm ở nơi hẻo lánh như thế này?. Chị Lee giải thích: ?oChúng tôi không có nhiều tiền mua đất ở nơi khác. Mục đích lớn nhất của chúng tôi và những người bạn Hàn Quốc mở bệnh viện này là để giúp người nghèo. Kinh doanh cũng là mục đích nhưng chỉ mong đủ để trả lương nhân viên và có tiền làm từ thiện mà thôi?.
    Tôi thật bất ngờ khi nghe chị Lee nói rằng hầu hết các bác sĩ Hàn Quốc đều muốn được tham gia công tác xã hội ở trong và ngoài nước, không phải chỉ có bác sĩ Woo. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do bác sĩ Woo từ chối nói về mình cũng nên (?).
    Tuy nhiên suy nghĩ và con đường mà vợ chồng bác sĩ Woo lựa chọn lại không giống những bác sĩ Hàn khác. Học xong đại học y chuyên khoa tim - ***g ngực, ông phục vụ ba năm trong quân đội rồi về công tác ở Bệnh viện Đại học Y Đông A (Busan). Năm 35 tuổi (1996) ông thông báo cho vợ và hai con biết ý nguyện của mình: ?oNăm năm nữa cả gia đình sẽ đến sinh sống ở một nước khác. Bốn mươi năm sống cho mình là quá đủ rồi. Từ tuổi 40 trở đi phải sống vì người khác?.
    Chị Lee học ngành kinh tế nên không hiểu lắm về quan điểm sống của người trong ngành y. ?oTôi không nghĩ về tương lai của mình tới bốn năm năm như vậy, nên chỉ ậm ừ cho chồng vui thôi chứ không ngờ anh ấy vẫn giữ nguyên ý định? - chị Lee nói. Trước khi sang VN, bác sĩ Woo và những người bạn của mình đã đi khám chữa bệnh miễn phí nhiều nơi ở Lào và Campuchia. Chuyến đi Lào đầu năm 2001 nhân lúc Hàn Quốc đang nghỉ đông, bác sĩ Woo cho con trai đầu lòng Yeon Duk (lúc đó đang học lớp 6) cùng đi với mục đích giúp con hiểu vì sao ông quyết định đưa cả gia đình ?odi cư? sang một nước khác.
    Tại một vùng sâu rất nghèo ở Lào, Yeon Duk đã tận mắt chứng kiến cha mình và những bác sĩ khác đã cứu sống hai đứa trẻ bệnh nặng, còn một trẻ khác đã chết vì không chịu đựng nổi quãng đường cuốc bộ gần 100km trong lúc đang bệnh. Trở về Hàn Quốc, Yeon Duk kể lại câu chuyện này với mẹ và nhận định: ?oBác sĩ phải đến nơi người bệnh, chứ nếu để người bệnh tìm đến bác sĩ như vậy thì nhiều người sẽ chết vì đường đi quá xa?. Câu nói của cậu con trai 12 tuổi đã làm thay đổi suy nghĩ của chị Lee. Vài tháng sau vợ chồng bác sĩ Woo dắt hai con nhỏ sang VN ?ođịnh cư? và tiếp tục thực hiện công tác xã hội của mình thông qua Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn (thuộc Hội Khoa học Đông Nam Á VN).
    Ngoài những chuyến đi đến vùng sâu vùng xa ở VN khám chữa bệnh, tặng quà cho người nghèo, bác sĩ Woo và những người bạn của mình quyết định mở một bệnh viện ở vùng sâu để có điều kiện giúp họ nhiều hơn. Qua rất nhiều thủ tục pháp lý và vô số ?olệ làng?, cuối cùng thì Phòng khám Đa khoa Long An Segaero tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa cũng được Bộ Y tế cấp phép hoạt động cuối năm 2006.
    Hơn 40 y - bác sĩ VN và Hàn Quốc tự nguyện xin về chung tay góp sức cùng bác sĩ Woo giúp người nghèo. ?o44 y - bác sĩ VN vừa ký hợp đồng hợp tác với chúng tôi. Dù anh chị em đi lại mỗi ngày rất xa nhưng không một ai xin chấm dứt hợp đồng hết. Chúng tôi vui lắm!? - chị Lee tâm sự. Bác sĩ Nguyễn Văn Hội từng làm việc ở nhiều bệnh viện tại Đà Nẵng, Huế, TP.HCM, dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn tìm đến Đức Hòa tình nguyện góp chút sức khỏe còn lại của mình cùng với bác sĩ Woo.
    Ông tâm sự: ?oTôi đến đây hơn hai tháng và thấy rằng ở đây có những cái vô hình buộc tôi ở lại, không có ý định bỏ đi. Tiền đối với tôi không quan trọng. Cái chính là tình người. Ở đây bác sĩ đối với bệnh nhân không phải vì tiền. Người bệnh đến đây nếu không có tiền vẫn được chữa trị đàng hoàng, khi có tiền thì mang đến trả, còn không thì cũng chẳng sao. Ở đây từ giám đốc Woo đến nhân viên đều cộng đồng trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân, không có chuyện ?othành tích là của chung, còn trách nhiệm là của anh?. Sức khỏe của người bệnh đặt lên hàng đầu?.
    Có một điều khiến vợ chồng bác sĩ Woo rất vui trong những ngày giáp tết này là Bộ Y tế thường xuyên điện thoại hỏi thăm và hứa sẽ tạo điều kiện tối đa để nâng cấp phòng khám thành bệnh viện. Hiện bác sĩ Woo đang xây dựng thêm nhiều phòng chức năng và đầu tư trang thiết bị y tế để làm thủ tục lên bệnh viện sau Tết Đinh Hợi.
    ?oChức năng của phòng khám có giới hạn nên khi gặp nhiều bệnh nhân nặng, chúng tôi buộc phải chuyển lên tuyến trên dù biết rằng bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển viện. Những lần như vậy bác sĩ Woo tâm sự với anh em là ông rất buồn, vì nếu để bệnh nhân điều trị tại đây sẽ tốt hơn nhiều. Những trường hợp này ông bảo không được thu tiền xe, tiền thuốc sơ cấp cứu bệnh nhân? - ông Phát kể.
    Trong lúc trò chuyện vui vẻ, chị Lee phác thảo kế hoạch sắp tới của hai vợ chồng: ?oVài ba năm nữa, khi phòng khám này thu đủ chi thì chúng tôi sẽ ra miền Trung mở thêm bệnh viện giống như ở đây. Ngoài ấy còn nghèo lắm. Tất nhiên vẫn sẽ ưu tiên giúp trẻ bệnh tim được phẫu thuật. Những người Hàn sinh sống tại VN luôn sẵn sàng đóng góp kinh phí và các bệnh viện ở Hàn Quốc cũng luôn mở rộng vòng tay đón các em?.
    VÂN TRƯỜNG
    [​IMG]

    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 14/01/2007
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tôi post hộ:
    Chương trình "Bánh Chưng Xanh"


    Tết nguyên đán sắp đến rồi, mọi người đang chuẩn bị cho mình những bộ quần áo mới, những kế hoạch đi chơi, những món ăn ngon......
    Đâu đó, quanh ta, những đứa trẻ ko biết Tết là gì, vì ko có gì đón năm mới, cái ăn - cái mặc còn không có thì nghĩ gì đến việc khác!
    Đâu đó, có những sự phân biệt đối xử mà lẽ ra, em cũng được như bao trẻ em khác! Em cũng muốn được quan tâm, được mặc những bộ quần áo mới, đưọc đón Tết trong không khí ấm áp như bao bạn khác
    Đâu đó, có những người lang thang kiếm sống, ko nhà cửa, ko người thân, ko được ăn no - mặc ấm! Họ sống lủi thủi, ko ai quan tâm...........
    Cũng như mỗi chúng ta, họ cũng rất cần những sự chia sẻ, những sự quan tâm, những cử chỉ động viên ân cần!
    Mỗi chúng ta đều có thể làm đựợc những điều nhỏ nhoi mà ý nghĩa ấy! Họ sẽ cảm thấy ấm áp hơn, vui hơn ! Cũng như đem đến cho họ niềm tin vào cuộc sống, tạo cho họ (trẻ em) hoà nhập cộng đồng cùng xây đắp 1 tương lai sáng hơn!
    Hãy cùng CLB tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh chúng tôi đem đến sự ấm áp, chia sẻ ấy cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và những người vô gia cư trên địa bàn thành phố Nam Định qua chương trình Tết "bánh chưng xanh"
    CHƯƠNG TRÌNH ?oBÁNH CHƯNG XANH?
    I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
    1. Thời gian
    - Từ ngày 9/2/2007 đến ngày 12/2/2007 (tức ngày 23-26/12/2006 âm lịch)
    2. Địa điểm
    - Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật: thôn Lộng Đồng, Lộc An, Nam Định.
    - Gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (ở lớp học tình thương).
    - Tại các tuyến phố: Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo,?
    II. MỤC ĐÍCH
    1. Thăm hỏi, chúc tết và động viên gia đình các em thiếu may mắn trong cuộc sống, tạo điều kiện cho các em hòa nhập cộng đồng.
    2. Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất tới những người vô gia cư trên các tuyến phố nhân dịp Tết Nguyên Đán.
    III. THÀNH PHẦN THAM GIA
    1. Trẻ em
    - Đối tượng: là những trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang và những em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
    - Số lượng: 70 trẻ (gồm 40 trẻ tại lớp học tình thương TP Nam Định, 30 trẻ tại trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật)
    2. Người vô gia cư
    - Số lượng 20 người.
    3. Tình nguyện viên Tuổi Trẻ Xanh.
    4. Ban thường vụ Hội LHTN TP Nam Định.
    5. Đại diện cty TNHH Vinh Nam.
    6. Các cá nhân, tổ chức khác....
    IV. NỘI DUNG
    1. Ngày 9/2/2007: gói và luộc bánh chưng
    8h30 - 10h30: Gói bánh chưng đợt 1
    148h30 - 16h30: Gói bánh chưng đợt 2
    20h ?" 05h (ngày 10/2/2007): Luộc bánh chưng
    2. Ngày 10/2/2007: Tặng bánh đợt 1
    6h: Vớt bánh
    8h ?" 10h: chuẩn bị quà tết
    14h ?" 17h30: Tặng quà tết đến các gia đình trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở lớp
    3. Ngày 11/2/2007: Tặng bánh đợt 2
    14h ?" 10h30: Tặng quà tết đến các gia đình trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở lớp học tình thương (đợt 2).
    19h30 ?" 22h30: Tặng quà tết cho người vô gia cư trên tuyến đường Trần Hưng Đạo và các tuyến phố khác.
    4. Ngày 12/2/2007: Tặng bánh đợt 3
    8h ?" 10h30: Tặng quà tết cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
    V. KINH PHÍ DỰ TRÙ
    70 suất quà cho trẻ x 20.000đ = 1.400.000đ
    20 suất quà cho người vô gia cư x 10.000đ = 200.000đ
    Tổng: 1.600.000 đ
    Cụ thể:
    1. Nguyên liệu làm bánh:
    Gạo nếp 40 kg x12.000đ = 480.000đ
    Thịt ba chỉ: 9kg x 21.000đ = 189.000đ
    Đỗ xanh: 10kg x 13.000đ = 130.000đ
    Hành: 2kg x 2.500 = 5000đ
    Lá dong: 18 bó x 3.000 = 54.000đ
    Hạt tiêu: 5.000đ
    Lạt buộc: 20.000đ
    2. Vật liệu
    Củi đun: = 100.00
    3. Chi khác
    - Bánh kẹo:
    70 suất cho trẻ x 7.000đ = 490.000đ
    20 suất cho người vô gia cư x 5.000đ = 100.000đ
    - Túi đựng quà: 90 túi x 300đ/túi = 27.000 đ
    - Tài liệu in ấn, phô tô: 20.000đ
    - Phát sinh: 100.000đ
    Tổng cộng: = 1.720.000đ
    (Bằng chữ: Một triệu bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn)
    Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để chương trình đừợc thành công tốt đẹp.
    ?o Hãy gõ và cửa sẽ mở?. Chúng tôi tin vào điều đó và bây giờ chúng tôi đang gõ cửa với niềm tin rằng các bạn sẽ mở lòng. Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, bận rộn hơn, nhưng đằng sau những điều ấy con người ta luôn mong muốn được chia sẻ, quan tâm và làm được điều gì đó cho mọi người.
    Các cơ quan đoàn thể, các anh chị, bạn bè muốn tham gia, đóng góp xin liên lạc với chúng tôi thông qua các đại diện sau:
    1. Chủ nhiệm CLB Tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh
    Nguyễn Thị Nhàn
    Tel: 0987 969 581
    Email: lantrai@gmail.com
    2. Nhóm đối ngoại
    Trịnh Xuân Quyết
    Tel: 0912 038 864
    Email: txquyet.ndi@gdt.gov.vn
    3. Thủ quỹ chương trình
    Trần Hồng Nhung
    Tel: 0988 614459
    Mail: ao_ke_caro0406@yahoo.com
    Xin trân trọng cảm ơn!
    (Theo CLB tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh)
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi
    Cập nhật cách đây 5 giờ 14 phút



    Trong những ngày đầu năm 2007, chúng tôi đã có mặt tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ, TP.HCM để ghi nhận hình ảnh của những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Trong đó, không ít trẻ là con của những bà mẹ chỉ mới? 16, 17 tuổi.
    >> Bấm vào đây để xem video clip
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như lầm lỡ, điều kiện kinh tế khó khăn, con sinh ra bị dị tật? và dưới áp lực của dư luận, danh dự gia đình? những bà mẹ này đã chối bỏ con mình bằng mọi cách.
    Thực trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là một vấn đề xã hội không chỉ có ở VN. Vì vậy, mạng lưới giáo dục cộng đồng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để góp phần làm giảm mức độ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi như hiện nay.
    Những đứa trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ sẽ góp phần tạo nên những gia đình hạnh phúc và đây chính là một trong những yếu tố để xây dựng một xã hội tốt đẹp.
    Hãng phim Thanh Niên
    http://www2.thanhnien.com.vn/Doisong/2007/1/23/179074.tno

  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình quyên góp sách:
    http://www.myhanoi.com.vn/forum/showthread.php?t=705
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lá thư cuối năm
    LTS: Bài viết này là lời tâm sự của kỹ sư Lê Ngọc Hà. Đây cũng là lời nhắc nhở chúng ta đừng quên bao mảnh đời cô đơn, khốn khó trong dịp xuân về...

    Hai bạn nhỏ nâng niu món quà vừa nhận được - Ảnh: T.N.
    TT - Lại kết thúc một năm nữa, vậy là được 16 năm kể từ ngày đó. Ngày hai chị em tôi được đón vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Trị cũng là ngày đầu tiên trung tâm được thành lập.
    Ba mình bị tai nạn, còn mẹ mình bị lũ cuốn cùng năm 1983 tại Quảng Trị, năm đó mình được một tuổi. Ba anh em mình được bà nội già 80 tuổi nuôi dưỡng nhưng không lâu sau đó nội cũng qua đời. Làng xóm thương tình cưu mang, anh trai đầu của mình mới 10 tuổi phải đi bán vé số nuôi hai em.
    Cho đến một ngày mùa đông tháng 12-1991, có người nhìn thấy hoàn cảnh của ba anh em mình, thương tình hỏi han mới biết Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị mở trung tâm đón trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ vào nuôi dưỡng. Hồ sơ được hoàn tất, nhưng chỉ có hai chị em mình được đón vào đó, vì tỉnh nhà còn rất nhiều trẻ mồ cô giống anh chị em mình.
    Cuộc sống của hai chị em mình được thay đổi từ đó, được cắp sách đến trường cùng bạn bè, được bưng bát cơm ăn mà không phải trào nước mắt. Ở đó, xung quanh là bạn bè cùng cảnh ngộ, chẳng ai biết vòi vĩnh với mẹ cha.
    Các cô, chú, bác ở trung tâm chăm lo cho chúng mình như người thân. Ngày đó, vì kinh phí ở trung tâm eo hẹp nên đến 16 tuổi trẻ phải hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Chị em mình cũng vậy. Ngày chia tay, trong mỗi trái tim bé nhỏ của chúng mình đều có lời hẹn ngày gặp lại.
    Ngày mình chia tay trung tâm đến nay đã gần tròn mười năm. Trong mười năm đó không lúc nào mình quên các bạn, các em nhỏ. Trong mười năm đó mình đã biết áp dụng ?otinh thần thép? là không được khóc mỗi khi nỗi nhớ quay quắt hiện về. Mình may mắn hơn các anh em cùng cảnh ngộ vì mình có anh chị.
    Mặc dù ba anh em mình tuổi gần bằng nhau nhưng anh chị biết hi sinh cho đứa em út nên mình được tiếp tục đến trường. Mình đã học, học hết khả năng có thể. Và nhiều khi thầm ước giá chi các anh chị em cùng cảnh ngộ đều được tiếp tục học như mình. Mình học cấp III ở Trường THPT thị xã Quảng Trị. Ở đó, các thầy cô tiếp tục dìu dắt, giúp đỡ mình.
    Tốt nghiệp THPT, anh chị không thể lo cho mình hơn nữa. Nhưng một lần nữa mình lại gặp may mắn, một may mắn mà suốt đời mình không nghĩ có thể gặp được. Đó là mình gặp được một vị ân nhân, người giới thiệu mình cho các vị phật tử và chính từ vòng tay nhân ái đó, mình đã trưởng thành.
    Mình được tiếp tục đi học và hành trang bước vào đời là tấm bằng kỹ sư, để rồi trú vào một nơi mình có thể mong muốn. Nhưng còn các bạn đồng cảnh ngộ của mình ngày xưa, bây giờ các bạn đang tha hương ở bến bờ nào?
    Tuổi Trẻ ơi!
    Người ta nói năm Con Heo Vàng sẽ mang may mắn đến với mọi người, còn mình, mình mong Tuổi Trẻ giúp mình mang những lời cầu chúc bình an và may mắn đó đến với các bạn của mình.
    Đã có lúc mình nghĩ đến chuyện nếu trở thành một doanh nhân thành đạt, mình có thể đóng cho mỗi em mồ côi một suất bảo hiểm, để khi các em tự bước vào đời có bên mình một hành trang, không như anh chị em của mình ngày xưa không có gì để vươn lên ngoài sự may mắn. Nhưng sức và lực của mình chưa thể làm được một điều gì đến nơi đến chốn cả. Chúng mình cùng nhau nuôi chí nguyện đó, các bạn nhé!
    Mình hi vọng Tuổi Trẻ sẽ giúp chúng mình mang niềm vui đến với những trái tim cô nhi trong dịp tết này. Mình cũng cảm ơn tất cả những tấm lòng đang hỗ trợ, đùm bọc các anh em, bạn bè của mình khắp mọi miền đất nước.
    LÊ NGỌC HÀ
    (Ha.Le_...@sec1.bp.com)
    (Nhà máy dầu nhờn BP, TP.HCM)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=185370&ChannelID=7
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    QUÁN ĂN TỪ THIỆN - HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
    Cần CÓ một tấm lòng của người GIÀU ?
    Đó là lời chúc của nghệ sỹ ưu tú- Kịch nói ?" LÊ VŨ CẦU .
    Anh nói nhân dịp đầu năm mới, tôi cảm ơn các bạn đã quan tâm đến địa chỉ bếp ăn từ thiện của chúng tôi , và tôi cũng chúc cho các bạn cùng với bạn đọc và thân nhân được ?o GIÀU CÓ ?o , chúng tôi thắc mắc và hỏi anh : ?o bọn em nghe người ta chúc nhau là an khang thịnh vượng , vạn sụ như ý , ..v..v? còn anh chỉ chúc tụi em giàu có thôi sao ? vì chúng em cũng thích làm từ thiện như anh vậy ?.
    Anh giải thích ?o các bạn đã giàu thôi thì chưa đủ , từ CÓ của ông cha ta có hàm ý là có thật nhiều trong đó quan trọng nhất là có một tấm lòng biết thông cảm , thấu hiểu được người khác và giúp đỡ họ ?o ?thật đúng là lời nói của một nghệ sỹ lớn .
    Toàn thể người dân VIỆT NAM , chắc ai cũng có biết hoặc nghe nói đến nghệ sỹ LÊ VŨ CẦU , với hài kịch cười đến đau cả bụng là ?o VỢ THẰNG ĐẬU ?o , cũng rơi thật nhiều nước mắt khi xem vở ?o DẠ CỔ HOÀI LANG ?o .v.v?
    Anh đã nghĩ , một đời người suy ngẫm cũng qủa thật là ngắn ngủi , ước gì mỗi chúng ta làm được gì đó có ích cho mọi người và nhất là làm sao để cho người nghèo bớt khổ đau ? ?oBếp ăn từ thiện ?o nầy chỉ là một mơ ước nhỏ trong nhiều mơ ước của tôi , tôi vui vì làm cho mọi người có được tiếng cười vui vẻ và hôm nay đây tôi hạnh phúc hơn vì đem được sự no ấm cho mọi người , tôi xin mời tất cả mọi người , từ già trẻ , gái trai , trong và ngoài nước VIỆT NAM, không phân biệt sang hèn ?đến quán ăn từ thiện của tôi và quý nhà hảo tâm đã góp sức lại thành lập nên nó , ?quý vị hãy đến để chia sẽ niềm hạnh phúc nầy và cùng thưởng thức hương vị của cơm chay , cơm mặn ?các món ăn được thay đổi mỗi ngày và có người phục vụ tận tình ?
    Và sự thật đúng như thế, quán ăn rất khang trang , tất cả đều tiện nghi và cách phục vụ ? đầy đủ không khác gì các quán ăn kinh doanh khác
    Chúng tôi hỏi anh : ?o rồi nếu như có quá nhiều khách miễn phí như thế thì làm sao anh đủ kinh phí lo cho quán nầy tồn tại được lâu dài ? ?o
    Anh bảo : ?o các bạn đừng có qúa lo xa , người VIỆT NAM ta đã có câu LÁ LÀNH ĐÙM LÀ RÁCH , mọi người luôn sẵn sàng giúp nhau mà , chỉ thiếu việc ?o ai sẽ là phát pháo khai hỏa ?o mà thôi , và thật sự như thế , ban đầu tôi đã nghĩ là có một mình tôi làm thôi , nhưng sau đó các bạn của tôi nói , phải để một thùng quỹ lạo ngay trước cửa quán , tùy hỷ vào sự đóng góp của mỗi người , thế là ?trở thành một phong trào rồi đó?
    ?anh vừa nói vừa cười mãn nguyện , đến hôm nay chúng tôi mới thật sự thấy anh cười , trong khi trên sân khấu thì anh lại làm mọi người cười đến đau bụng mà gương mặt anh vẫn không có được nụ cười như hôm nay .
    Chúng tôi ra về , lòng vui sướng khi thấy nụ cười của anh , không quên cảm ơn anh đã góp cho đời thật nhiều niềm vui từ sân khấu đến cuộc sồng đời thường , và cũng chúc cho anh có nhiều sức khoẻ , và duy trì được ?oquán ăn từ thiện ?o mãi mãi với sự tiếp bước của nhiều người và ngày càng mở rộng hơn như tâm nguyện của anh .
    Anh đã ?o CÓ ?o rất nhiều , ?nên chúng tôi chỉ còn chúc cho anh GIÀU nữa mà thôi?
    Địa chỉ liên lạc :
    ?o BẾP ĂN TỪ THIỆN ?o ( QUÁN VỢ THẰNG ĐẬU )
    40 ĐẶNG VĂN BI , phường Bình Thọ,
    Quận THỦ ĐỨC , TP HCM-VN
    - điện thoại : +11-84- 8- 8978820
    - liên lạc trực tiếp với nghệ sỹ Lê VŨ CẦU :
    +11-84-903-93-22-40
    - Qúan ăn mở cửa mỗi ngày , kể cà ngày LỄ và chủ nhật, từ 11giờ trưa đến 12:30 giờ trưa .
    -Nơi đây xin nhận mọi sự ủng hộ và đóng góp của quý vị như :
    + Tiền mặt ( gửi về tên và địa chỉ kể trên )
    + Gạo, nếp, đậu v.v..
    + Trái cây , rau cải, ...
    + Gia vị các lọai ...
    qúy vị chỉ cần gọi điện thoại đến QUÁN , sẽ có người đến tận nơi để nhận
    - Nhân sự tình nguyện phụ giúp QUÁN, nấu nướng,chạy bàn , giao cơm tận nhà qua điện thoại , phục vụ đám tiệc chay , mặn , v.v? kể cả người tình nguyện làm quản lý , để tiện cho việc mở thêm nhiều chi nhánh nữa .
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phẫu thuật tim miễn phí 1.000 trẻ nghèo

    TT - 36 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh là con đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tỉnh Gia Lai đã được Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM khám, chỉ định phẫu thuật (ảnh).
    Hoạt động nằm trong chương trình phẫu thuật tim miễn phí cho 1.000 trẻ em nghèo của 32 tỉnh thành khu vực phía Nam do Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM phối hợp với bảy bệnh viện và nhiều đơn vị khác thực hiện trong hai năm 2007, 2008. Theo kế hoạch, Bệnh viện ĐH Y dược sẽ tiến hành khoảng 200 trong số 1.000 ca phẫu thuật.
    TR.UYÊN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=188051&ChannelID=7
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    BỐN GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC MỘT CON NGƯỜI
    Trác căn giáo dục trì tục hội
    Quảng An trích dịch

    Lời dẫn: Chúng tôi quan tâm đến hiện trạng cũng như sự phát triển sau này của ngành giáo dục nên đã tham khảo phương thức giáo dục của thời xưa và thời nay mà đề xuất giáo dục ?oBỐN GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC?, nhằm cung cấp cho giới trí thức tư liệu tham khảo. Bài văn này cốt chỉ lược thuật những trọng điểm chính, hy vọng có thể cuốn hút được người tham gia đóng góp, đưa ra những ý kiến quý giá cho công tác giáo dục, và mong cùng với các vị giaó sư cũng như phụ huynh quan tâm đến giáo dục đồng cố gắng áp dụng vào thực tiễn. Bài văn này chú trọng đến giáo dục phẩm đức và trí đức là chính, hy vọng có thể cùng đóng góp vào tri thức, kỹ năng giáo dục của nhà trường hiện nay thêm được thành tựu; hy vọng có thể góp phần vào nền văn hoá thêm sâu sắc công phu và tri thức thêm phong phú thân tâm người hiện đại trong nước đều được hài hoà, kiện toàn.
    I.Giai đoạn thứ nhất: Bồi dưỡng phẩm tánh cho trẻ em-Định đặt nhân cách tốt đẹp.
    Mọi người biết từ không tuổi đến ba tuổi là giai đoạn ?oTính mềm dẻo cao nhất, dễ dạy dễ bảo?. Đây chính là thời kỳ hoàng kim của việc giáo dục, nhưng đáng tiếc là đa phần cha mẹ mắc phải sai lầm, xem nhẹ giai đoạn này, làm sao chỉ mấy trang giấy trắng này mà thâu thập đưa ra đề án ưu mỹ nhất? Kiến tạo một nền tảng cho trẻ suốt cả chiều dài của cuộc đời vẫn giữ được tốt đẹp? Thật là vấn đề trọng yếu mà các bậc làm cha mẹ cần phải cùng quan tâm.
    Quay lại xem xét cuộc đời của mình, mọi người ai cũng cảm khái thừa nhận ?oGiang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời?, chúng ta có thể khẳng định rằng cái khó cải đổi nhất là tập tánh của con người, tập tánh tốt một mai trưởng thành thì được sự lợi ích vô cùng. Do vậy yếu tố trọng yếu nhất của giáo dục trong giai đoạn thứ nhất là ?oẤu nhi dưỡng tánh? (bồi dưỡng phẩm tánh trẻ em). Trẻ em giai đoạn này hầu như không có khả năng tự chủ học tập, nhưng tâm hồn của nó rất trong sáng đối với các tin tức bên ngoài, lại có thể nhờ vào trực giác cao độ mà hấp thu mọi mặt. Giống như gương sáng in chiếu toàn bộ cản vật xuất hiện trước nó mà không có sự lựa chọn, lúc này phải chính là thời kỳ quyết định trọng yếu, cơ sở cấu thành tánh tình và phẩm cách của một cuộc đời đứa bé. Giáo dục ở thời gian này phải nhờ vào cha mẹ chủ động hướng dẫn cho trẻ một cách chính xác.
    Sau khi hiểu được đăc tính học tập của trẻ em, chúng ta đề nghị phụ huynh áp dụng phương pháp đơn giản nhẹ nhàng tiến hành giáo dục. Xin nói một vài phưông pháp để mọi ngời tham khảo, nếu có thể nêu một suy ra ba, khéo dung thông thì việc nắm vững yếu chỉ giáo dục bồi dưỡng phẩm tánh cho trẻ em không khó. Ví dụ như lúc cha mẹ bồng đứa trẻ hoăïc dắt nó đi chơi nên dùng tư tưởng cởi mở vui mẻ, lời nói ôn hoà, khen ngợi, khẳng định đứa bé: ?oCon (hoặc gọi tên của đứa bé) là đứa bé hiếu thuận; con là đứa bé ngoan hiền; con là đứa bé khẳng khái; con là đứa bé rất sáng suốt; con là đứa bé rất khoẻ mạnh; con là đứa bé rất chăm chỉ; con là đứa bé rất ham đọc sách??. Các dạng như thế, ngoài ra cha mẹ đôi lúc cũng nên mở những bài hát hay để tạo thêm sự thanh nhã trong tánh tình của nó.
    Tạo nên bầu không khí giáo dục và hoàn cảnh học tập tốt là nhân tố trọng yếu để phát triển kiện toàn nhân cách của đứa trẻ. Nhân đó cha mẹ hy vọng con cái sau này đầy đủ đặc chất (quả) gì, thì hiện tại phải nên như thế, khen ngợi, khẳng định đứa trẻ (nhân), cứ như thế mỗi ngày vài lần khen ngợi khẳng định nó. Tất nhiên trước tạo thành một chủ đích rồi dần dần khắc sâu vào tâm khảm trong trắng của trẻ thơ hình thành một đặc chất nhân cách trọn đời không thay đổi. Nuôi dưỡng thành tập tánh tốt, định được nhân cách ưu mỹ chính nhờ vào cha mẹ khen ngợi khẳng định nó vui vẻ nhẹ nhàng mà hình thành lúc nào không hay biết. Như đứa trẻ thiên tính vốn là tốt thì sau khi được khuyến khích bằng sự tán thán khen ngợi của cha mẹ phát triển và càng được hoàn thiện hơn; nếu thiên tính của đứa bé chỉ là hạng trung bình thì chà mẹ càng phải gia tăng sự khen ngợi của cha mẹ và khẳng định để bổ túc để hướng nó tới sự tốt đẹp hoặc giảm bớt một cách vô hình trung tính xấu của nó. Đây có thể gọi là bí quyết giáo dục trẻ em. Các bậc cha mẹ hiền minh xin quý vị dù thế nào cũng đừng bỏ qua giai đoạn ba năm ngắn ngủi này.
    II. Giai đoạn thứ hai: Bồi dưỡng tính cách chơn chánh cho trẻ- bồi dưỡng nhận thức của Thánh Hiền.
    Trẻ em dần dần trưởng thành, sau bốn năm đã bắt đầu học hiểu, biết ứng xử ngôn ngữ, năng lực học tập cũng theo đó mà thăng tiến. Lúc này nên áp dụng phương pháp giáo dục ?oBồi dưỡng tính cách chơn chánh cho trẻ?. Bồi dưỡng tính cách chơn chánh (dưỡng chánh) là chỉ cho việc bồi dưỡng tâm tánh và hành vi đoan chánh. Bất luận từ nghiên cứu của ngành tâm lý học hay là kinh nghiệm của mọi người, chúng ta đều biết: bốn tuổi đến mười ba tuổi, trẻ em ở giai đoạn này nhân vì năng lực lý giải rất yếu, tri thức chưa khai mở phải nhờ vào cha mẹ rất nhiều. Song do chưa từng trải đời nên tâm tánh vốn còn trong sáng, đây chính là giai đoạn mà khả năng ghi nhớ lớn nhất trong cuộc đời. Chúng ta phải vận dụng thế nào thông qua giáo dục làm tăng trưởng khả năng ghi nhớ của trẻ để hy vọng thu được lợi ích trọn đời, vấn đề này cần phải xét lại một cách sâu sắc.
    Các bậc hiền đức thời xưa nhìn xa trông rộng, không hẹn trước mà cùng quan điểm chọn lựa các kinh điển trọng yếu như ?oTứ thư?, ?o Ngũ kinh? và Lão Trang? làm giáo tài chủ yếu vào các áng cổ văn, thi, từ hay, được nhiều thời đại công nhận làm giáo tài phụ để hướng dẫn trẻ em học, đọc kỹ và tiến đến khuyến khích họ thuộc lòng. Làm như thế góp phần phát huy năng lực ghi nhớ của trẻ. Học thuộc lòng kinh điển rất có giá trị, nhân lúc tâm của trẻ còn trong trắng nên luôn luôn để tai mắt của nó tiếp xúc thâm nhập trí tuệ, tư tưởng quang minh chánh đại của Thánh Hiền sẽ có sự vận động âm thầm chuyển đổi khí chất của trẻ, giá trị kinh điển mang tính vĩnh hằng cũng sẽ theo làm bạn với trẻ, làm trưởng thành những kinh nghiệm của cả cuộc đời, cho và nhận những thứ thơm tho, khai mở trí tuệ để rồi giúp trẻ có thể khắc phục những trái ngang trong cuộc đời. Mặc khác thường được luôn luôn tập đọc tụng thì sẽ âm thầm dưỡng thành năng lực đọc cổ văn, lúc đó kho tàng quý báu trí tuệ văn hoá của Trung Hoa như Thích, Đạo, Nho sẽ được tích chứa một cách tự nhiên ở trong chúng, khiến chúng tin sâu sắc mà bồi dưỡng tâm linh, mở mang tâm địa làm cho phẩm hạnh của chúng thêm đoan chánh. Loại sách như thế đọc nhiều lần một cuốn thì sẽ nhận được lợi ích trong một cuốn, cho đến đọc nhiều lần một câu cũng có công hiệu của một câu. Như vậy lợi ích lâu dài trọn đời chính là nhờ vào giai đoạn tuổi nhỏ đọc kinh xem sách này. Mười năm qua nhanh, trọn đời khó được cơ hội như thế, thiết nghĩ chớ để trôi qua một cách oan uổng.
    Và nữa, hướng dẫn trẻ đọc sách như thế nào? Phương pháp rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ, thầy giáo khéo lợi dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để hướng dẫn, khích lệ, khen ngợi để trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc cho suông, rồi trẻ sẽ học thuộc lòng được một cách nhanh chóng. Nếu cha mẹ có thể tranh thủ thời gian hướng dẫn trẻ và cùng đọc với trẻ thì không chỉ bản thân lợi ích mà đồng thời cũng là một hoạt động rất tốt giúp con mình trưởng thành. Căn cứ vào kinh nghiệm của những bậc cao niên từng trãi, nếu có thể lợi dụng mười năm có sự ghi nhớ tốt này của trẻ, mỗi ngày bỏ ra ba mươi phút đọc tụng và thường duy trì như thế sẽ học thuộc lòng hài mươi, ba mươi cuốn sách là chuyện dễ dàng, và lại có thể lợi dụng kỳ nghĩ đông, kỳ nghĩ hè để tăng cường học tập (Nếu vị nào chưa quan tâm đến giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trí đức xin xem tác phẩm ?oNhi đồng đọc kinh giáo dục thuyết minh thủ sách?_Sổ tay nói về cách giáo dục trẻ độc kinh_của Bác sĩ Vương Tài Quý, trong sách nói rất kỹ và sâu)
    III. Giai đoạn thứ ba: Tuổi thiếu niên nuôi chí_cổ vũ lý tưởng gánh vác trọng trách.
    Thanh thiếu niên sau mười ba tuổi, tri thức dần mở, khả năng lý giải cũng đã có biểu hiên phát triển, dần dần thoát ra ngoài sự chăm lo bao bọc của cha mẹ. Đây chính là lúc tinh thần phấn đấu tự lực học tập, lúc này nên tiến đến giai đoạn ?othiếu niên dưỡng chí? dưỡng chí là sự cổ vũ các trẻ hăng hái theo đuổi lý tưởng thanh cao; bồi dưỡng chí hướng cao rộng.
    Khổng tử nói: ?oNgô thập ngũ hữu chú vu học? (ta mười lăm tuổi để tâm vào việc học) câu này là tấm gương sáng để thanh thiếu niên Trung Hoa lập chí học tập. Ở trong nước (Trung quốc) độ tuổi thanh thiếu niên là ở bậc trung học, cao đẳng, ngoài những môn học chính khoá của trường và các môn học về khoa học đặc biệt hứng thú, chúng ta nên đề nghị với các bậc cha mẹ, thầy giáo nên chuẩn tuyển chọn hoặc cung cấp sách báo ngoại khoá khuyến khích học sinh xem đọc, chẳng hạn như các loại sách liệt kê dưới đây:
    1. Chuyện viết về các vĩ nhân trong và ngoài nước, xưa cũng như nay.
    2. Các gương trung hiếu khí tiết của bao đời để lại, và các chuyện xưa về gương nhân quả báo ứng.
    3. Các hành vi, việc làm biểu hiện sự kiên chí, các trường hợp nổ lực làm việc, không ngừng phấn đấu.
    Các loại sách trên nếu tạo điều kiện cho các em tiếp xúc nhiều, để chúng đọc kỹ thì tự chúng sẽ tìm thấy thần tượng của chính mình và ý muốn lập chí noi theo thần tượng ấy. Như thế sẽ có sự khích phát rất lớn, tạo nên ý chí hào hùng: ?oCó người làm được, ta cũng làm được?. Có được sức mạnh tinh thần lớn lao như vậy thì không chỉ dừng lại ở tuổi thanh thiếu niên nhiệt thành lập chí mà còn tạo lập được một niềm tin nhiệt thành lập chí mà còn tạo được một niềm tin hướng thượng vững chắc ở chúng. Nhân vì thanh thiếu niên đang ở giai đoạn hình thành cho mình một định hướng tương lai nên lúc này rất cần nhận ra được nhân vật thần tượng của mình để cổ vũ khích lệ lý tưởng gánh vác trọgn trách lớn lao và dũng khí phấn đấu giữ vững lý tưởng.
    IV. Giai đoạn thứ tư: Bồi dưỡng đức hạnh cho người trưởng thành_Thăng tiến cuộc đời bằng việc làm chân thật chánh đáng.
    Sau khi thành viên bước vào xã hội, phát huy sở trường của mình, tạo dựng gia nghiệp và gắng sức tìm cầu một cuộc sống tự lập, tiếp thêm một bước tiến nữa là hướng dẫn người đi sau. Thế rồi cùng mọi người giao tiếp đối đãi ngày càng tăng nhiều, công việc ngày càng phức tạp rất khó chu toàn như ý. Nhân đó phải thường xét lại những điều khiếm khuyết, thiếu hỏng của chính mình, tự mình cố gắng cải đổi để cầu tiến bộ, dù ở nơi nào cũng lấy sự thành tâm chánh ý để tiếp đãi mọi người, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác để tích thiện bồi đức.
    Lại cần nhận chân lĩnh hội một cách sâu sắc rằng: Cái tôi chỉ là hạt cát giữa biển xanh, kiến thức của mình chẳng qua chỉ là một giọt giữa biển học vô bờ. Như thế mới có thể thường giữ lòng khiêm cung, noi gương tinh thần của tiến sĩ Viên Liễu Phàm đời Minh để cải lỗi, tích thiện khiêm đức mà nâng cao thực chất của mình, đồng thời để trong sạch hoá xã hội. Song nói đến chuyện tu đức lập nghiệp thì không cùng tận, vả lại ?oTam nhân đồng hành tất hữu ngã sư? (ba người cùng đi ắt có một người là thầy ta). Tuỳ lúc, tuỳ nơi đều có thể gắng sức tu tập, cốt chỉ cuộc đời ta có thể theo đó mà thăng tiến thành đạt. Thế giới chúng ta ngày một đổi mới, nên bồi dưỡng đức hạnh ở tuổi thanh niên, thật là một việc làm hướng thượng vô hạn, suốt cả cuộc đời không có thời kết thúc. (Tiến sĩ Viên Liễu Phàm đời Minh lúc về già đã viết ra bốn chương để răn bảo con cháu lấy tên là ?oLiễu Phàm Tứ Huấn? đời sau lấy sách này lưu truyền rộng rãi và được ca ngợi sách quý gia truyền, thật là một tác phẩm độc đáo cần nên độc kỹ vài ba lần)
    Nếu như xã hội chúng ta là một vườn hoa lớn thì trẻ em là những mầm non mới nhú khỏi mặt đất, cần phải có sự nâng niu chăm sóc của cha me. Nếu lấy bốn giai đoạn giáo dục làm chất liệu bồi dưỡng tưới tắm cho mầm non, tin chắc rằng không lâu xa trong vườn hoa lớn ấy những mầm non sẽ trổ ra những cành tươi thắm, kết trái thật chắc hiến tặng mọi người?
    Quảng An dịch
    Lời người dịch:
    Vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề được coi trọng hàng đầu của đất của tất cả các nước trên thế giới, bởi nhờ giáo dục mới sản sinh được nhân tài để phục vụ, duy trì đất nước. Việt Nam cũng hết sức chú trọng vấn đề này, song do ảnh hưởng của trào lưu thời đại, tác dụng mặt trái của khoa học vật chất đã làm suy giảm nền văn hoá đạo đức truyền thống bản sắc của dân tộc, rất nhiều người có học vấn cao nhưng thiếu văn hoá. Đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên học sinh hạnh kiểm ngày nay càng sa sút. Nhận biết điều này từ lâu, các cơ sở giáo dục đã đề ra: ?oTiên học lễ, hậu học văn?, song thấy hiệu quả chưa nhiều.
    Tham khảo bài viết trên, tôi thấy rằng giáo dục thật là một chiến lược kéo dài suốt cả cuộc đời con người, lúc còn nhỏ thì phải nhờ người khác giáo dục nhưng đến lúc nào đó thì tự mình phải giáo dục, tự mình phải bồi dưỡng cho chính bản thân mình. Bài viết đưa ra bốn giai đoạn giáo dục liên đới, đặt biệt giáo dục theo mô thức này là hướng vào gốc, trực tiếp tác động đến tâm tánh, cải đổi bản chất, như thế chất lượng giáo dục hẳn phải đạt kết quả tốt về cả hai mặt Trí và Đức.
    Bài này tuy là người Trung Quốc đề cập đến vấn đề giáo dục với đất nước họ, song thiết nghĩ đây là một tài liệu cần nên tham khảo cho những ai quan tâm đến giáo dục và chúng ta có thể áp dụng một cách linh động trong hoàn cảnh đất nước mình, trong hoàn cảnh của từng gia đình.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thư Ngỏ
    http://www.nguoitoicuumang.com
    Chúng tôi tin rằng lòng nhân ái hiện hữu mọi nơi và trong mỗi con người. Lập ra trang web này chúng tôi luôn nghĩ rằng nó không là của riêng ai mà là nơi giao lưu của những người tin vào lòng nhân ái.
    ?oNgười tôi cưu mang? sẽ không thành công nếu thiếu bạn!
    Cám ơn bạn đã ghé thăm trang web ?oNgười tôi cưu mang?!
    ?oNgười tôi cưu mang? được lập ra bởi cơ duyên sau bài báo ?oThay Mẹ nuôi anh? đăng trên Tuổi Trẻ ngày 25-10-2006 . Sau bài viết này, anh Hoàng Mạnh Hải đã viết bài gửi cho Tuổi Trẻ với nhan đề ?oNgười tôi cưu mang? và được khá nhiều người ủng hộ. Sau lần đó, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau và trao đổi những địa chỉ cần được giúp đỡ. Và ý tưởng thành lập trang web ?oNgười tôi cưu mang? được ra đời?
    Chúng tôi tin rằng lòng nhân ái hiện hữu mọi nơi và trong mỗi con người. Lập ra trang web này chúng tôi luôn nghĩ rằng nó không là của riêng ai mà là nơi giao lưu của những người tin vào lòng nhân ái. Mong rằng mọi người sẽ đến với người nghèo với những gì có thể, dù ít dù nhiều. Có thể là một bữa ăn sáng của bạn, là một bài viết, một thông tin, một ý tưởng nào đó dành cho người nghèo? Chúng tôi chỉ mong rằng trong những bộn bề công việc, mỗi người hãy dành một chút ít thời gian cho những số phận kém may mắn quanh mình. Không phải đi đâu xa, chỉ cần dành 5-10 phút trên đường đi làm hay trong một chuyến công tác, du lịch? là bạn đã có thể tìm hiểu được một mảnh đời khốn khó nào đó rồi. Hãy đến với họ trước khi nghèo khó dồn họ đến chân tường!
    Trước khi lập trang web, chúng tôi luôn tự hỏi có ai tin mình không khi mà chúng tôi chỉ là những công dân bình thường, không thuộc một tổ chức nào cả? Nhưng rồi chúng tôi nghĩ rằng hãy cứ làm. Sức đến đâu thì làm đến đó, không đợi khi giàu có mới san sẻ cho người nghèo. Hãy đến với họ bằng tất cả tình thương chứ không phải sự bố thí. Chúng tôi không đặt ra mục tiêu to tát, ồn ào?, trước mắt chỉ là cầu nối giữa những phận người khốn khó và những người có lòng hảo tâm.
    Cái nghèo trong xã hội rất đa dạng và phức tạp nhưng nó luôn hiện hữu ở mọi nơi. Có người cần ?ocần câu?, có người cần ?ocon cá?, thậm chí có người cần ?ocon cá? đã? chiên giòn! Vì thế chúng ta cần sự phối hợp của nhiều người, nhiều giới. Ai có tiền thì ủng hộ tiền, ai có thời gian thì hãy tìm hiểu những hoàn cảnh nghèo khó quanh mình để biết được cách giúp đỡ họ hiệu quả nhất. Ai đó có thể thì hãy cho họ một công việc, hay chỉ là một chỗ trọ cho em bé nghèo bán vé số qua đêm?
    ?oNgười tôi cưu mang? luôn chào đón bạn, dù bạn là ai, ở đâu, và bất cứ tuổi nào? ?oNgười tôi cưu mang? sẽ không thành công nếu thiếu bạn!
    Chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!
    Mọi thư từ xin gửi về email: info@nguoitoicuumang.com hoặc tự post thông baó, góp ý trên diễn đàn NTCM. Rất mong sự hợp tác của các bạn!

    Nguồn tin : NTCM
    http://www.nguoitoicuumang.com

Chia sẻ trang này