1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hãy cứu trợ khẩn cấp tới đồng bào miền Trung
    12:04'' 08/08/2007 (GMT+7)
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/08/727419/
    (VietNamNet) - Thông tin từ miền Trung chuyển về ngày càng nhiều: Hàng ngàn người dân đang tuyệt vọng trên mái nhà, đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, lực lượng cứu hộ nhiều nơi bất lực. Miền Trung đang chìm trong đau thương, khốn khổ lũ lụt. VietNamNet kêu gọi người dân sẻ chia lòng nhân ái tới đồng bào miền Trung...
    Cứ đến mùa mưa bão, khúc ruột miền Trung lại canh cánh nỗi lo thường trực chống chọi với sự khốc liệt của thiên tai. Miền Trung vừa thoát khỏi những đợt hạn hán khốc liệt lại oằn mình chống đỡ lũ dữ.
    Bão số 2 đã qua, nhưng cơn lũ lịch sử lại tràn về. Những cơn mưa xối xả suốt mấy ngày qua đã nhấn chìm nhiều vùng đất ở Quảng Bình, Hà Tĩnh...
    Những thông tin, hình ảnh về trận lũ do PV, CTV VietNamNet từ các tâm lũ miền Trung chuyển về đã gây xúc động với nhiều độc giả. Tại Tuyên Hóa, Quảng Trạch (Quảng Bình), hàng ngàn người dân đang kêu cứu trên mái nhà. Nhiều vùng sâu xa bị cô lập. Thiếu lương thực, thiếu an toàn. Lực lượng cứu hộ không thể đến hết tất cả các điểm.
    Các xã Văn Hóa, Phong Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa... thuộc huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đang ngập chìm trong biển nước từ đêm qua (7/8) đến trưa nay (8/8). Chưa có thông tin về thiệt hại, nhưng dự đoán số người chết và mất tích, số tài sản bị hư hỏng sẽ rất lớn.
    Nhà cửa bị ngập lên tận nóc, trâu bò, lương thực, hoa màu bị cuốn trôi. Tính mạng nhiều người dân nghèo đang phải "treo" lên nóc nhà, cành cây chờ nước rút. Cái đói, cái khát đang vây quanh hàng ngàn người dân vùng lũ Quảng Bình.
    Một gói mì tôm, một bộ quần áo hay những đồng tiền gửi về Quảng Bình, Hà Tĩnh lúc này là mong đợi, là khát khao thường trực của người dân vùng lũ.
    VietNamNet kêu gọi độc giả hãy sẻ chia lòng nhân ái, cứu trợ khẩn cấp tới vùng tâm lũ. Báo điện tử VietNamNet sẽ làm cầu nối chuyển hàng, tiền cứu trợ tới đồng bào Quảng Bình, Hà Tĩnh.
    Mọi đóng góp xin gửi về: Báo điện tử VietNamNet, số 04, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội; điện thoại 04.7722729.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oBát cơm Phiếu mẫu?
    09/08/2007 09:14
    [​IMG]
    Bàn phát cơm của phật tử chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn trong bệnh viện K Hà Nội

    (HNM) - Hơn 1 năm nay, bất kể ngày mưa ngày nắng, đúng 10h30 sáng, bệnh nhân ung thư nghèo lại đến chiếc bàn lớn ở tầng 1, khu nhà D, Bệnh viện K Hà Nội. Đưa phiếu ăn, họ được nhận một suất cơm của phật tử chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn (Hà Nội) phát tâm công đức.

    Việc làm nhân đạo này khởi đầu từ một lần sư thầy Thích Nữ Như Hiền lần theo địa chỉ trên báo, vào bệnh viện thăm một bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh éo le. Ở viện, bà đã gặp nhiều bệnh nhân. Từ tâm sự của họ, trong tâm bà đau đáu nỗi niềm ?olàm thế nào để giúp các bệnh nhân nghèo bớt phần khó khăn ??. Nỗi băn khoăn của bà được các phật tử ủng hộ hết lòng. Bà đến làm việc với lãnh đạo Bệnh viện K Hà Nội và nhận được sự đồng tình.

    Từ hôm đó, hằng ngày bà dậy từ nửa đêm đi chợ Gầm Cầu Long Biên để chọn mua thực phẩm. Theo bà, chịu khó một chút thì mua được thực phẩm tươi ngon, giá lại rẻ, số người được giúp đỡ sẽ nhiều hơn. 5h sáng, xe chở nặng rau thịt về đến cổng chùa, các bà, các chị tổ làm bếp đã đón sẵn rồi mỗi người một việc, người nhặt rau, thái thịt, người vo gạo nấu 70 suất cơm và 100 suất cháo. Đến 9h, nấu nướng xong, các bà ngồi chia suất, đóng gói thành từng phần cơm, xếp vào khay, đưa đến bệnh viện.

    Bà Trịnh Thị Liên là tổ tưởng tổ từ thiện. Sáng thứ ba hằng tuần, bà trực ở bệnh viện để phát cơm. Bà tâm sự: ?oBệnh nhân có phiếu nhận suất ăn đều là những người khó khăn nhất ở các khoa, phòng. Nhưng so với họ, bệnh nhân ngoại trú không có tiền nhập viện còn khó hơn. Vì thế, khi họ trình bày hoàn cảnh, chúng tôi đều cố gắng giúp đỡ ngay?. Nhiều hôm, vì số cơm tặng cho bệnh nhân ngoại trú nhiều, dẫn đến thiếu cơm của người có phiếu ăn. Thay vào phần cơm, bà Liên bỏ tiền túi tặng mỗi người 5 ngàn đồng. Nhận tiền nhưng họ không vui. Bởi lẽ, suất cơm từ thiện của nhà chùa đã ngon lành lại sạch sẽ. Hơn nữa, trong thâm tâm họ nghĩ ăn cơm nhà chùa là được ăn lộc Phật. Chị Tô Thị Thành (47 tuổi, quê ở Phương Trạch Đông, xã Phương Công, Tiền Hải, Thái Bình) đang điều trị hạch cổ tại Khoa Xạ trị tổng hợp. Được nhận cơm từ thiện từ 1 tháng nay, chị cho biết: ?oCơm từ thiện rất ngon, đủ chất, hợp khẩu vị, lại được phục vụ ngay trong bệnh viện. Ăn cơm của nhà chùa, tôi thấy mình khỏe hơn?.
    [​IMG]
    Bà Đỗ Thị Minh Hương chia suất cơm, chuẩn bị mang vào bệnh viện.

    Cứ vào dịp tháng 7, sư thầy trụ trì lại tổ chức cho phật tử trong chùa đi những chuyến xa, cầu siêu, tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì non sông, đất nước. Cùng đi với họ có cả con cháu là sinh viên, học sinh, công chức. Họ đã tới Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, Điện Biên Phủ... làm lễ dâng hương, sau đó họ lại mang chăn màn, quần áo, mì tôm, gạo, tiền tới những địa chỉ cần giúp đỡ.

    Trong những chuyến đi, bà Nguyễn Thị Thái Thanh (hiệu Diệu Đức) gặp ai cũng vận động quyên góp tiền, quà. Từ tháng 8-2007, số gạo bà đóng góp vào các bữa ăn từ thiện của chùa đã lên tới 300kg/tháng. Ngoài các nguồn quyên góp, mỗi ngày phật tử trong chùa bớt tiền chợ, chi tiêu của gia đình chừng 1-2 nghìn để chung sức đồng lòng, ?ogóp gió thành bão?. Những việc làm của phật tử chùa Linh Sơn đã góp phần mang lại niềm tin, nghị lực cho người bệnh nghèo vượt qua nỗi khốn khó. Niềm vui sống vì cộng đồng đã làm cho phật tử trong chùa và cả những người được giúp đỡ có cuộc sống ý nghĩa hơn.
    Linh Chi

  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những thiên thần bị vứt bỏ
    Lao Động số 17 Ngày 03/12/2006 Cập nhật: 2:19 AM, 03/12/2006

    Ni sư chùa Diệu Giác và bé gái bị bỏ rơi.
    (LĐ) - Mỗi ngày trong đời các em, không hề có tình thương và sự chăm sóc của người mẹ. Các em chưa đủ lớn để hiểu về số phận của mình, hiểu vì sao mình lại bị bỏ rơi...
    Nhìn những ánh mắt non nớt, những khuôn mặt thơ ngây của các em đẹp tựa thiên thần, ít ai biết được số phận sau này của các em sẽ ra sao khi không có một gia đình thực sự. Bởi các em đã bị chính những người sinh ra mình bỏ rơi, chối từ.
    Những người mẹ không còn tình mẫu tử
    Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng và cũng không thể cầm lòng về vụ việc mới xảy ra gần đây. Một nữ sinh ở Quảng Nam vì trót lầm lỡ, sinh con rồi quăng sau vườn và bị thú rừng cắn xé. Đó chỉ là một trong nhiều người mẹ mà chắc hẳn trong họ, tình mẫu tử đã không hề có.
    Chuyện những cô gái trẻ lầm lỡ, những cuộc tình vụng trộm và những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giờ đây đã trở thành chuyện thường xảy ra ở hầu hết các bệnh viện. Có chăng, mỗi em là một số phận, một hoàn cảnh bị bỏ rơi khác nhau mà thôi.
    Phòng Chăm sóc đặc biệt của khoa Điều trị sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) hôm chúng tôi đến, vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đứa trẻ là một bé gái, bị sinh thiếu tháng bởi người mẹ chỉ là một nữ sinh THPT và cái thai hẳn nhiên là ngoài ý muốn. Ngay sau khi cô gái sinh xong, do đẻ non nên bé gái này được chuyển vào phòng Chăm sóc đặc biệt và từ đó đến giờ, chẳng thấy một ai đến chăm sóc, thăm hỏi. Thông tin về người mẹ của bé có chăng chỉ là một cái tên giả và số tiền đóng viện phí của gia đình ghi ở trong sổ.
    Bỏ rơi trong bệnh viện ngay lúc mới sinh ra, có lẽ những đứa trẻ đó còn chút may mắn hơn so với nhiều đứa trẻ khác bị vứt bỏ tại những nơi mà dường như ít ai nghĩ tới: Bãi rác, bụi cây, vỉa hè, gầm cầu, ống cống hay thậm chí là nhà vệ sinh công cộng.
    Câu chuyện mà ni cô Hạnh Bảo ở nhà tình thương chùa Diệu Giác (Q.2 , TPHCM) kể thật đau lòng: "Một buổi sáng, khi đi tập thiền thì tôi nghe thấy tiếng rên phát ra từ chiếc thùng giấy để lăn lóc bên vệ đường. Ban đầu tôi tưởng là người ta đem quăng chó con, mèo con mà thôi nhưng lúc mở ra thì đó là một đứa bé còn đỏ hỏn, rốn vừa cắt, nơi cuống nhau vẫn còn vết máu, hơi thở còn thoi thóp và da thịt đã tím tái đi vì ở ngoài trời lạnh suốt mấy tiếng đồng hồ".
    Hay câu chuyện mà anh Hải - một công nhân vệ sinh của một tổ thu gom rác dân lập ở Q.Gò Vấp (TPHCM) - kể, mà đến giờ anh vẫn không thể quên được sau nhiều năm: "Lần ấy khi đi gom rác ở một khu phố có rất đông công nhân ở trọ, tôi bàng hoàng đến rụng rời tay chân khi thấy trong một cái bọc vải nhỏ là một đứa trẻ còn vương đầy máu, dây rốn vẫn chưa cắt. Ngay lập tức tôi kêu người đưa vào bệnh viện và may mắn đứa trẻ đã sống sót". "Gần chục năm làm nghề này, tôi cũng đã nhiều lần phát hiện xác những đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ trong những thùng rác hay các bãi tập trung rác. Những lúc như thế, chỉ biết thắp nén nhang cho những sinh linh đó được siêu thoát và hạnh phúc hơn ở kiếp khác" - Anh Hải nói, mắt đỏ hoe.
    Chị Huỳnh Tiểu Hương - Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, một nơi đang nuôi dưỡng rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi, vô thừa nhận - có lẽ là người nhiều lần chứng kiến trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hết sức đau lòng. Ôm một cậu bé trai rất xinh xắn vào lòng, chị kể: "Bé này lúc chuẩn bị đưa đi thiêu vì người ta tưởng là chết rồi thì mới phát hiện là còn sống, lúc ấy bệnh viện mới gọi cho Tiểu Hương và Hương đón về chăm sóc. Giờ đây bé cũng đã lên 5, rất ngoan ngoãn và thông minh".
    Mới đây nhất, câu chuyện về đứa trẻ sơ sinh bị vứt vào hố phân nhà vệ sinh của một trường học tại tỉnh Tuyên Quang khiến không ai nghe xong mà không thấy lạnh người vì sự nhẫn tâm của người mẹ. Đó lại là một cô giáo, có chồng đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài và đứa trẻ là kết quả của cuộc tình vụng trộm. Sau khi sinh con, đứa trẻ đã bị bọc trong một tấm giẻ lót và thả vào hố vệ sinh công cộng. Khi phát hiện và đưa vào bệnh viện thì đứa trẻ đã chết.
    1001 lý do bỏ con
    Bác sĩ Ngô Minh Xuân - trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) - cho biết, tại đây tính bình quân, cứ 2 ngày lại có 1 trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Mỗi năm tại đây, có gần 180 trẻ bị cha mẹ vứt bỏ. Con số đó mỗi năm lại đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH TPHCM, số trẻ vô thừa nhận tại các bệnh viện, các trung tâm y tế quận huyện trong 3 năm qua đều tăng lên rất lớn.
    Lý do bỏ con thì cũng rất nhiều: Lỡ lầm, vụng trộm, nghèo khó không nuôi được con, vợ chồng giận nhau, trẻ sinh ra bị dị tật, và thậm chí là giới tính của đứa trẻ không như mong muốn cũng bị vứt bỏ...
    Gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Từ Dũ, nữ hộ lý Trương Thị Ten không ít lần chứng kiến những trường hợp trẻ bị bỏ rơi rất đáng thương. Có những người mẹ còn rất trẻ lầm lỡ vào bệnh viện sinh con xong đã để lại đứa trẻ nằm bơ vơ mà không một lời từ biệt, một bức thư gửi gắm. Có những bà, đưa con gái đến sinh nở xong đã phải van xin các bác sĩ của bệnh viện cho đứa trẻ ở lại để chăm sóc thêm rồi trốn biệt không một tung tích.
    Có những trường hợp sinh con gái nên đã trốn luôn. Hay có cả những người mẹ vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, lý do là do giận chồng nên uống thuốc thúc thai hoặc ép cho thai ra sớm, hậu quả là những đứa trẻ sinh ra bị thiếu tháng, rồi mẹ chúng cũng bỏ luôn, để con lại bệnh viện.
    Hay đau lòng hơn là có những bà mẹ van xin các bác sĩ để đứa trẻ lại vì gia đình quá nghèo, không thể nuôi nổi... "Không ai có thể chọn gia đình, chọn cha mẹ. Mình chỉ biết bù đắp cho các em những tình cảm thiếu thốn của cha mẹ, gia đình bằng sự chăm sóc, yêu thương mà thôi. Nhưng vẫn không thể bằng sự yêu thương đích thực của một người mẹ thực sự" - hộ lý Ten ngậm ngùi.
    Phần lớn những đứa trẻ bị bỏ rơi đều ở tình trạng đa khuyết tật, dị dạng, dị tật về thần kinh, bị nhiễm HIV - những chứng bệnh mà y học vẫn chưa thể chữa trị được. Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Tần - Trưởng khoa Làng Hoà Bình (BV Từ Dũ - TP.HCM), nơi đang nuôi dưỡng và chăm sóc các em nhỏ bị khuyết tật bị bỏ rơi, vô thừa nhận - tâm sự : "Nhiều người bỏ con vì họ thực sự không thể chịu đựng được khi nhìn thấy đứa con bất hạnh của mình".
    Bác sĩ Tần nhớ có nhiều trường hợp những bà mẹ đến khóc lóc, van xin bệnh viện nuôi giúp con vì với những di tật bẩm sinh ngay từ lúc mới sinh ra như thế, hoàn cảnh gia đình họ không thể nào nuôi nổi. Và có nhiều bà mẹ, sinh con rồi, đưa con về nhà rồi nhưng có lẽ những sự đàm tiếu của dư luận, của họ hàng và mặc cảm gia đình khiến họ cũng phải từ bỏ đứa con dứt ruột đẻ ra.
    Những mái ấm tình người
    Số phận của những đứa trẻ bị bỏ rơi nếu không có những mái ấm, nhà tình thương, những ngôi chùa, những trung tâm nhân đạo có lẽ không biết sẽ đi về đâu.
    Chúng tôi đến Nhà tình thương chùa Diệu Giác - (Q.2, TPHCM) - nơi đang nuôi dưỡng 116 đứa trẻ côi cút, bất hạnh. Ơ nơi đây, các em được nuôi dưỡng, được đến trường và đào tạo nghề để có một công việc sau khi bước vào đời. Em L.M - một đứa trẻ bị bỏ rơi ngay khi vừa mới chào đời, được các ni sư ở đây nuôi dưỡng, đến nay đã là SV - tâm sự "Có lẽ, nếu như không có nhà chùa, không có sự yêu thương chăm sóc của các ni sư thì cuộc đời em có lẽ cũng không biết sẽ như thế nào".
    Một nơi nữa mà không mấy người không biết chính là Trung tâm Nhân đạo Quê Hương của chị Huỳnh Tiểu Hương, một nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt và cũng vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi lúc mới sinh, không biết cha mẹ mình là ai. Trung tâm đang là ngôi nhà của hơn 200 mảnh đời trẻ thơ bị bỏ rơi, có em tàn tật, có em bại não, có em tưởng là đã chết. Tất cả được chị cưu mang, coi như con của mình và chăm sóc, nuôi dưỡng, đào tạo nghề đến nơi đến chốn.
    Chị Tiểu Hương tâm sự: "Mình cũng bị bỏ rơi, cũng đã lăn lóc ở ngoài đời và chịu rất nhiều vất vả, khổ cực, tủi nhục. Mình hiểu và thương những mảnh đời côi chút đó như chính bản thân mình và chỉ ước mơ có thể lo lắng được cho tất cả các em đầy đủ, để bù đắp sự thiếu vắng tình cảm trong tâm hồn".
    Còn tại làng Hòa Bình (BV Từ Dũ), nơi đang nuôi dưỡng và chăm sóc các em khuyết tật bị bỏ rơi, các em nhỏ bị di chứng chất độc da cam thì những bác sĩ, y tá, hộ lý ngoài công việc là những người thầy thuốc còn là những người mẹ thật sự của các em, chăm sóc từng miếng ăn, từng bình sữa, từng giấc ngủ và lo lắng đến quên ăn quên ngủ mỗi khi đứa trẻ nào bị bệnh.
    Những tấm lòng, những tình người, những người mẹ dẫu là "bất đắc dĩ" ấy đã thực sự chắp cánh cho những số phận côi cút ấy một niềm tin vào cuộc sống để các em biết vươn lên cho một tương lai tươi sáng hơn. Và còn nhiều, nhiều lắm những mái ấm khác mà ở nơi đó, những đứa trẻ bị vứt bỏ, chối từ, được sống trong tình yêu chăm sóc thực sự mà những người mẹ sinh ra chúng đã nỡ cắt đứt.
    "Mỗi đứa trẻ được sinh ra, dẫu bình thường hay không bình thường, đều là mỗi thiên thần. Và chẳng có lý do gì để chúng bị vứt bỏ, bị chối từ. Đừng để những đứa bé phải gánh chịu tội lỗi mà cha mẹ chúng gây ra" - Tôi cứ nghĩ mãi về câu nói ấy của chị Tiểu Hương lúc chia tay. Phải. Mỗi đứa trẻ đều là thiên thần và thiên thần thì không thể vứt bỏ.
    Hoàng Bảo Lâm
    http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2006/12/13428.laodong
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oKhoa học không có ranh giới quốc gia?


    Khoa học chỉ là một phần cuộc sống của Kiều Liên, ngoài ra, cô gái này thích tán gẫu, email bạn bè, tập Taekwondo?
    (Dân trí) - Nguyễn Kiều Liên là cái tên ?oquen? với nhiều bạn trẻ Việt Nam, nữ tiến sĩ 26 tuổi này khiến một nhà báo có tuổi phải thốt lên: ?oCô ấy làm thay đổi quan niệm của tôi về giới trẻ hiện đại?. Và bạn có lẽ cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, những công trình nghiên cứu của Liên có động lực từ tuổi thơ cả Hà Nội gian khó vật lộn với từng xô nước trở đi.
    Làm khoa học là để mở ra những chân trời mới

    Được biết, hiện tại, Liên đang nghiên cứu về hình ảnh Terahertz 3 chiều. Với ứng dụng dựng hình của bức xạ Terahertz (THz), kết hợp kỹ thuật sử dụng trong chụp X-quang với lượng Laze phân lớp phân tử công suất cao, chúng ta sẽ tái dựng thành công bản đồ 3D của vật mẫu (mà hiện tại các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều tập trung vào việc xây dựng hình ảnh không gian hai chiều 2D). Nghiên cứu về một lĩnh vực mà rất lâu nữa Việt Nam mới có thể áp dụng, Liên có những suy nghĩ như thế nào?

    Nhà khoa học Louis Pasteur từng nói rằng "Khoa học không có ranh giới quốc gia, bởi vì kiến thức là tài sản của nhân loại". Là một nhà khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý. Làm khoa học là để khám phá ra những kiến thức mới, mở ra những chân trời mới cho nhân loại, để phục vụ cho lợi ích của con người nói chung. Khoa học không phục vụ riêng cho một thể chế chính trị hay quốc gia nào.

    Công trình tiến sĩ của tôi nằm trong lĩnh vực Terahertz bước sóng từ 0.1 x 1012 Hz. Đây là một lĩnh vực vật lý khá mới, được nghiên cứu nhiều từ khoảng 10 năm trở lại đây. Tôi nghiên cứu hai phần: quang phổ Terahertz và hình ảnh Terahertz. Ở quang phổ, tôi nghiên cứu những ứng dụng của quang phổ Terahertz trong lĩnh vực dược phẩm, hoá học và khoa học vật liệu. Trong lĩnh vực hình ảnh, tôi thiết kế và xây dựng một hệ thống hình ảnh 3 chiều.

    Chi tiết của các công trình này được công bố tại 4 hội nghị quốc tế và in trong 5 bài báo khoa học, bao gồm 1 bài được in trong tạp chí Nature Materials - một trong những tạp chí có uy tín nhất trong giới khoa học. Lĩnh vực Terahertz như đã nói ở trên là rất mới, dự tính là cần phải 20 - 30 năm nghiên cứu nữa thì mới có những ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

    Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, tôi chuyển sang làm việc trong lĩnh vực ứng dụng của tia laser trong công nghệ vật liệu. Tôi làm việc tại Công ty TWI. Tôi phụ trách nhiều dự án trong lĩnh vực sử dụng tia laser công suất cao để hàn, cắt và xử lý bề mặt vật liệu. Các công trình này được ứng dụng trong công nghệ sản xuất máy bay, tàu thuyền và thiết bị máy móc. TWI là một công ty khoa học và tư vấn vật liệu vào hàng lớn nhất châu Âu, làm việc với hơn 3.000 công ty khắp thế giới nên tôi thường xuyên phụ trách những dự án quốc tế.

    Ngay từ khi học cấp 3, Kiều Liên đã được ĐH Adelaide (Australia) để ý và chọn lựa đưa sang Úc học ngay sau đó. Có người cho rằng, những người giỏi của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của các chuyên gia giáo dục nước ngoài, và thường ?obị? họ ?ocướp? đi đào tạo từ rất sớm. Liên có thấy mình là một trường hợp như vậy?

    Không, tôi thấy bản thân rất may mắn được học tập và nghiên cứu tại Adelaide và Cambridge, nơi có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và cơ hội nghiên cứu. Là một nhà khoa học, điều quan trọng nhất với tôi là được dùng trí tuệ và năng lực của mình để nghiên cứu ra những điều tốt đẹp cho nhân loại

    Có vẻ như Liên đã có kế hoạch dài hạn làm việc tại Anh với những dự án nghiên cứu quốc tế (thuộc tập đoàn TWI). Xét trong trường hợp của Liên, liệu có thể xem là một kiểu... ?ochảy máu chất xám? của Việt Nam không?

    Vì lý do cá nhân, tôi sẽ sống và làm việc ở Cambridge trong vòng 3-4 năm tới. Sau đó thì chưa biết được. Nếu cho rằng tôi là "một trường hợp chảy máu chất xám" thì đó là ý kiến cá nhân. Đối với tôi, quốc gia mà tôi làm việc thì không quan trọng, điều quan trọng là tôi làm được những gì ở quốc gia đó.

    Môi trường làm việc ở Việt Nam tại thời điểm này không phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và phương pháp làm việc của tôi nên tôi chọn không làm việc tại Việt Nam. Đây hoàn toàn là một quyết định nghề nghiệp.

    Tôi xin khẳng định lại, là một nhà khoa học, tôi chỉ muốn làm khoa học, không bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị và những thứ khác. Hy vọng là những công trình nghiên cứu của tôi có ích cho nhân loại, trong đó có những người dân Việt Nam.

    Bạn đã từng có công trình nào ấp ủ nghiên cứu nhưng cuối cùng lại không thực hiện được?

    Tôi rất thích câu hỏi này, vì nó nhắc tôi nhớ lại một ký ức cũ. Đây không phải là công trình nhưng là một ý tưởng tôi từng ôm ấp nhưng rồi phải từ bỏ. Từ bé, tôi đã muốn trở thành một nhà phẫu thuật.

    Tốt nghiệp cấp 3 chuyên Hoá ĐH Tổng hợp, tôi được tuyển thẳng vào ĐH Y Hà Nội và học ở đó được 3 tháng. Tôi còn nhớ rất rõ là sau tuần học quân sự, chúng tôi bắt đầu học môn giải phẫu. Chúng tôi đến Viện Giải phẫu mổ tử thi, tôi không hề sợ mà rất thích và học được rất nhiều điều.

    Sau ba tháng ở trường Y, tôi có cơ hội được sang Adelaide học đại học, nhưng để học công nghệ hoá học. Tôi rất thích đi đây đó nên quyết định rời bỏ ĐH Y Hà Nội để sang Adelaide học hoá. Nhiều năm đã trôi qua nhưng mỗi lần nghe đến ngành Y là tôi vẫn nhớ về ước mơ ngày xưa và tôi luôn kính phục các bác sĩ.

    Tôi không thần tượng ai cả

    Tất nhiên, đối với tôi Bill Gates là biểu tượng của tài năng và cũng là biểu tượng của sự... xa vời! Được biết, Kiều Liên đã từng nhận được thư của Bill Gates. Trong thư còn có đoạn ?oTôi mong muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái nhìn về thế giới??. Xin hỏi, Bill Gates trong mắt bạn có thể được miêu tả như thế nào?

    Đối với tôi, Bill Gates là một người thông minh, quyết tâm và rộng rãi. Nhưng tôi không thần tượng ai cả. Tôi được chọn trao học bổng Bill Gates dựa trên 4 tiêu chuẩn: trí tuệ đặc biệt ưu tú, có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới, có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công trình nghiên cứu cụ thể.


    Trong môi trường học tập và làm việc của Kiều Liên tại nước Anh, bạn bè và đồng nghiệp thường nói với Liên những gì về Việt Nam?

    Đa số mọi người thường chỉ biết về Việt Nam qua chiến tranh chống Mỹ. Họ có rất ít thông tin về Việt Nam ngày nay. Tôi thỉnh thoảng kể cho họ thêm về Việt Nam và đưa họ đến quán ăn Việt Nam, hay làm món gỏi cuốn (đây là món Việt Nam duy nhất mà tôi biết làm), thường mọi người bên này rất thích các món ăn Việt Nam.

    Những điều thú vị nhất (theo bạn) mà bạn đã từng nghe, từng thấy, từng học được từ các nước đã đi qua và từ những bạn bè, đồng nghiệp quốc tế?

    Điều thú vị nhất mà tôi đã học được sau 8 năm học tập, nghiên cứu, làm việc và sống ở nhiều quốc gia là: Con người đủ hình dạng, màu sắc, ngôn ngữ, phong tục khác nhau nhưng khi đã trở thành bạn bè và hiểu nhau thì bản chất con người ở đâu cũng giống nhau.

    Quan trọng là, bạn đã làm được những gì?

    Nếu có một ngày không có khoa học với Liên sẽ là một ngày như thế nào?

    Tôi có rất nhiều ngày không có khoa học chứ! Khoa học chỉ là một phần cuộc sống của tôi thôi. Tôi thích làm rất nhiều thứ như: ngồi chơi, nói chuyện, viết mail cho bạn bè, tập thể thao (tôi tập võ Taekwondo 3 lần mỗi tuần và chạy 2 - 3 lần mỗi tuần), đi nghe nhạc, đọc truyện và học ngoại ngữ.

    Tôi rất thích ngôn ngữ vì khi ta biết ngôn ngữ của một quốc gia, ta hiểu được rất nhiều điều về quốc gia đó mà dịch thuật không bao giờ có thể làm được. Tôi học tiếng Pháp từ cấp 3, tôi rất thích tiếng Pháp, thỉnh thoảng tôi đọc truyện bằng tiếng Pháp và cố gắng luyện nói với những người bạn Pháp ở đây nhưng mà khả năng nói của tôi không được tốt lắm.

    Tôi cũng biết tiếng Phần Lan nữa, đây là một ngôn ngữ rất khó và khác với những ngôn ngữ của châu Âu nhưng rất thú vị. Tôi có thể giao tiếp đơn giản và đọc những truyện đơn giản bằng tiếng Phần Lan.

    Tôi nghĩ, khoa học, xã hội hay nghệ thuật đều cần thiết với nhân loại. Điều quan trọng không phải là bạn làm việc trong lĩnh vực nào mà bạn đã làm được những gì trong lĩnh vực ấy!

    Cảm ơn Kiều Liên về buổi trò chuyện!

    Quà tặng bất ngờ cho mẹ và tuổi thơ

    Ngày xưa gia đình Liên sống trên tầng 5 của khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam. Nước ngày ấy khan hiếm, hai chị em Kiều Liên thường phải thức đến 1-2h sáng để hứng nước từ vòi công cộng. Nước ấy mang về, đầu tiên để rửa rau, sau đó dùng rửa chén, bát, xong rồi dùng lau nhà và cuối cùng mang đi tưới rau.

    Chị gái Liên kể: "Tôi cứ nghĩ đó chỉ là những kỷ niệm ấu thơ của một thời vất vả, thiếu thốn. Khi em tôi lớn lên, giữa bạn bè năm châu, giữa đống sách vở phong phú, giữa những phòng thí nghiệm sáng choang? em sẽ quên. Nhưng, luận án tốt nghiệp ĐH Adelaide (Australia) của em là một công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao: đó là xử lý nước thải bằng hoá chất để quay vòng thành nước sử dụng hàng ngày.

    Luận án đạt điểm tối đa và hiện được áp dụng tại nước bạn. Em làm luận án ấy để tặng những đêm chờ nước mỏi mòn đến 2h sáng của chúng tôi".

    Khi mẹ mang thai Kiều Liên ở tháng thứ 6 thì bị xuất huyết, sức khoẻ của bà rất yếu, bà thường xuyên phải uống thuốc theo định kỳ vào một giờ nhất định hằng ngày. Chỉ cần quên uống thuốc một ngày, hoặc uống sai giờ chỉ định, quá trình điều trị phải bắt đầu lại từ đầu.

    Khi lớn lên, Kiều Liên thường hỏi đi hỏi lại chị gái chuyện thuốc thang điều trị của mẹ khi mang thai lần ấy. Hai mươi năm đã trôi qua và một trong những ứng dụng của công trình khoa học của Kiều Liên là: hoá chất xúc tác phối hợp bắn tia xạ vào thuốc điều trị dài ngày, để giúp cho những người phải uống thuốc thường xuyên vào một giờ nhất định chỉ cần uống một lần duy nhất cho cả đợt điều trị.

    Và đây cũng là món quà sinh nhật bất ngờ Kiều Liên dành tặng mẹ mình vào năm 2004, khi cô đăng ký làm luận án Tiến sĩ Hoá Y tại Anh.
    Hiền Hương
    (Thực hiện)
    http://www19.dantri.com.vn/nhipsongtre/nguoiviettre/2007/8/193565.vip
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bà mẹ nghèo và đứa con nhặt được
    Một đêm lác đác mưa, khi đang dọn dẹp trong nhà, bà thoáng nghe tiếng xe máy dừng nổ xình xịch trước hiên. Lần chần hé mở cánh cửa, chiếc xe máy chẳng thấy đâu mà xuất hiện trước mắt bà là cái túi ni-lông bọc một trẻ nhỏ tím tái.
    Trong cái đêm định mệnh hôm ấy, người phụ nữ nghèo trở thành bà mẹ nuôi của đứa trẻ có số phận không lúc nào yên ả...
    Bà là Nguyễn Thị Thu (tên thường gọi là Dư), sinh năm 1955, ở thôn Ngọc Thạnh, xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sau nhiều lần tiếp xúc ở bệnh viện lúc bà đưa cháu bé đến điều trị bệnh hiểm nghèo, tôi lặn lội về tận quê của người phụ nữ này cố tìm hiểu thêm có điều gì uẩn khúc phía sau câu chuyện.
    Ngôi nhà của bà Thu nằm sát bên con đường bê tông nhỏ dẫn vào trụ sở UBND xã Phước An. Bao năm qua, bà sống lầm lũi bằng nghề may vá cùng với mẹ già. Mấy năm trước, bà Thu bị té gãy chân, thu nhập bấp bênh nên mẹ già được chuyển về ở với anh trai. Một đêm lác đác mưa cuối tháng 10/2006, trước hiên nhà bà Thu xuất hiện một bé trai còn đỏ hỏn. Lúc đó, bà đang lúi húi dọn dẹp nhà cửa, thoáng nghe tiếng xe máy dừng nổ xình xịch phía ngõ. Lần chần hé mở cánh cửa, chiếc xe máy chẳng thấy đâu mà xuất hiện trước mắt bà là cái túi ni-lông bọc một trẻ nhỏ tím tái, trên người còn dính mấy cọng rơm xàu xụa. Nhìn trước ngó sau chẳng thấy bóng dáng ai khác, bà khẽ bế cháu bé vào nhà. Trong bịch nhựa hôm ấy, người thân cháu bé (đến nay vẫn chưa rõ tung tích) chỉ bỏ thêm 1 cái khăn, 1 mũ len và 4 chiếc tã nhỏ. Mãi 5 ngày sau, cháu bé mới rụng cuốn rốn, cân nặng được 3,8 ký.
    Những ngày đầu, bà Thu nuôi nấng cháu bé hết sức vất vả. Nhiều người trong xóm khuyên nên mang cháu đến trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, nhưng bà một mực không nghe. Thấy gia cảnh túng thiếu, 3 người bạn của bà Thu quyên góp giúp mỗi tháng 300.000 đồng. Bà Thu bộc bạch rằng, lúc đầu chỉ có ý định cứu cháu bé, rồi sẽ tìm cách giao lại cho bố mẹ nó. Chờ biệt vô âm tín, bà thầm nghĩ đây như là một "quà tặng cuộc sống" mà mình phải đón nhận. Thế là bà làm lễ cúng cơm đặt tên là Nguyễn Hoàn Thiện, với mong ước sau này cháu bé sẽ có một tương lai yên ả. Cháu Thiện lớn nhanh, bụ bẫm, rất khôi ngô. Một phụ nữ hiếm muộn đến tận nhà gạ chuyện, tha thiết muốn bà Thu "nhượng" lại cháu bé với giá 20 triệu đồng. Bà mẹ nghèo đã thẳng thừng từ chối.
    Niềm vui đến với bà Thu thật ngắn ngủi. Bà đã cạn nước mắt trước tai họa ập đến với đứa con nuôi duyên phận của mình. Đến tháng thứ 6, sức khỏe cháu Thiện có những biểu hiện bất thường. Cháu cử động khó nhọc. Phản xạ một phần cơ thể bên trái rất chậm chạp. Lo lắng, bà Thu bế con lên Quy Nhơn khám bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị bại não, nguy cơ dẫn đến liệt cứng một nửa người bên trái khiến bà Thu rụng rời tay chân.
    Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, bà Thu thổn thức rơi dài nước mắt. Bà nói nghẹn lời: "Nếu đổi tính mạng của tui cho cháu Thiện, tui sẵn lòng đánh đổi. Cháu đã bị bỏ rơi, giờ thêm bệnh tật hiểm nghèo thế, liệu rồi đây sẽ ra sao...". Là người thân duy nhất của cháu Thiện, bà Thu ao ước được chuyển cháu vào TP HCM, mong có thêm điều kiện kiểm tra bệnh tình, giúp cháu phần nào hồi phục sức khỏe, lớn lên bình thường. Trước nguyện vọng của bà Thu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đồng ý cho bà chuyển viện.
    Đến nay, bà Thu vẫn còn giữ giấy chuyển viện được ký từ tháng 6. Hỏi ra mới biết, khi hai mẹ con xuất viện cũng là lúc bà Thu cạn túi tiền. Đành đưa con về nhà, bà Thu nén lòng chờ đợi. Len qua khung cửa sổ, chứng kiến những đứa trẻ hàng xóm chạy nhảy vui đùa, bà Thu rớm nước mắt nhìn cháu Thiện bán thân oặt ẹo. Bà đang đối diện với một cơn bão lòng chưa thể nguôi ngoai...
    (Theo Thanh Niên)
    http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/09/3B9C0AD1/
    [​IMG]
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình Vì ngày mai phát triển lần thứ 208
    Tiếp sức đến trường năm 2007
    Lo toan của cô bé chăn bò
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=219047&ChannelID=7
    ?oCô bé chăn bò? Trúc Linh - Ảnh: MINH THU
    TT - Tin cô bé chăn bò Đoàn Thị Trúc Linh ở thôn 6, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi (học lớp 12A1 Trường THPT số 1 Mộ Đức) cùng lúc đậu ba trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM chẳng mấy chốc lan ra khắp huyện.
    Tự lúc nào bà con thôn 6, thị trấn Mộ Đức quen gọi Trúc Linh là ?ocô bé chăn bò?. Linh còn nhớ lúc nhỏ, ba dọa nếu học dốt quá thì cho ở nhà đi chăn bò đến khi... lấy chồng thì thôi. Lúc ấy, Linh bướng bỉnh cho rằng chăn bò có khi còn sướng hơn đi học ấy chứ. Đằng đẵng 12 năm học là điệp khúc: sáng đi học, chiều lùa bò chăn thả ngoài đồng, quần quật làm thêm việc đồng áng...
    Những chiều thả bò trên đồng, ngồi dưới những đụn rơm giữa đồng, Linh tự tìm cho mình khoảng trời riêng để học bài, đọc sách theo ?okiểu học con nhà nghèo?. ?oHọc như thế riết thành quen? - Linh bẽn lẽn bảo.
    Tiếp sức 86 tân SV Quảng Ngãi đến trường
    Chương trình Tiếp sức đến trường dành cho tân sinh viên Quảng Ngãi do báo Tuổi Trẻ, báo Giáo Dục TP.HCM, Sở Giáo dục - đào tạo và Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức.
    Chương trình được tổ chức ngày 12-9-2007 tại TP Quảng Ngãi, sẽ trao 86 suất học bổng (mỗi suất 3 triệu đồng) cho các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
    Số tiền học bổng do các thân hữu Quảng Ngãi và bạn đọc báo Giáo Dục (135 triệu), doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi (60 triệu), Hội đồng hương Quảng Ngãi tại TP.HCM (60 triệu) và một mạnh thường quân (dành cho bạn Trần Đức Chánh, đậu thủ khoa Trường ĐH Y khoa Huế) đóng góp.
    Các tân sinh viên cũng nhận được tặng phẩm gồm 86 quyển Eistein do ông Nguyễn Xuân Sanh, tác giả, và nhóm Việt kiều Đức tặng.
    Vậy thôi, nhưng có ngày chăn bò, khom lưng cắt cỏ, làm cỏ lúa mệt phờ người, đêm về đôi mắt chỉ chực nhíp lại. Cuộc sống nhọc nhằn là vậy nhưng suốt 12 năm học Trúc Linh luôn là học sinh xuất sắc.
    Năm lớp 12, Linh đoạt giải ba môn sinh học học sinh giỏi cấp tỉnh, là học sinh duy nhất của huyện tốt nghiệp loại giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007. ?oNhững buổi chiều thả bò trên đồng em nghĩ rất nhiều đến nỗi nhọc nhằn, hi sinh của ba mẹ. Các anh chị cũng phải làm việc cật lực để em ăn học...? - Linh nói như tâm sự.
    Các anh chị của Trúc Linh chỉ tốt nghiệp cấp III rồi lần lượt gác lại ước mơ của mình vì hoàn cảnh gia đình. Chị Hai của Trúc Linh lặn lội vào tận Bình Dương làm công nhân, còn chị Ba, anh Tư ở nhà cặm cụi làm ruộng đỡ đần ba mẹ.
    Nhận được giấy báo nhập học ba trường: ĐH Y dược TP.HCM (26 điểm), ĐH Ngân hàng TP.HCM (24 điểm) và Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM (27,5 điểm) của cô con gái chăn bò, cả nhà khấp khởi vui mừng để rồi hụt hẫng rơi vào nỗi thấp thỏm lo âu.
    Nhìn ra chuồng bò rách bươm trước nhà vốn chỉ còn một con, Linh nghĩ về ngưỡng cửa vào đại học đã gần kề mà đôi mắt đỏ hoe. Linh lặng lẽ ra góc vườn rút rơm mang vào máng cho bò ăn như xua đi nỗi buồn trong lòng. Từ nhỏ, Linh ước mơ trở thành bác sĩ giỏi để có thể chữa bệnh cho mọi người. Đêm về nghe ba, mẹ ho sặc sụa, đau ốm triền miên, lòng Linh không chịu nổi.
    Cầm trên tay sổ lương thương binh chỉ 600.000 đồng/tháng, bà Vân - mẹ Trúc Linh - bật khóc: ?oĐời tui không có gì để cho con, còn lại sổ thương binh với số tiền ít ỏi này, chỉ mong sau này đời nó bớt khổ cực?. Linh ôm ghì lấy mẹ trong nước mắt: ?oVào TP.HCM con sẽ cố gắng vừa học vừa đi làm thêm, mẹ đừng lo...?.
    MINH THU

    Bà Nguyễn Thị Hồng Vân (ảnh), mẹ Trúc Linh, là thương binh 4/4 mới phẫu thuật về, sức khỏe yếu không làm gì được nữa. Lao động chính trong nhà là người cha nhưng vài tuần trước đi phụ hồ không may giàn giáo bị sập làm gãy chân.
    Những ngày qua dù cái chân gãy vừa tháo bột còn đi cà nhắc, thế nhưng ba Trúc Linh đã cố gượng dậy tiếp tục đi phụ hồ để kiếm tiền cho con nhập học...
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng tôi cần tìm nhà tài trợ cho các em học sinh nghèo, hiếu học, đạo đức? mỗi suất 50.000 VND /người/ tháng, thường xuyên, liên tục,? Quý vị sẽ là anh, chị, cô, chú, cha mẹ?đỡ đầu của những mảnh đời kém may mắn? Chúng tôi sẽ cung cấp họ tên, địa chỉ, hoàn cảnh của các trường hợp để các nhà tài trợ có thể liên hệ trực tiếp?Chi tiết xin liên hệ: Hoàng Hà, 0974.93.1914, vihocsinh@yahoo.com Xin cảm ơn, xin lỗi đã làm phiền quý vị.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    www.vinguoibenh.org
    Ct Hỗ trợ bệnh nhân nghèo phối hợp với Bviện Nhi trung ương tổ chức thăm và tặng quà cho các em trong Viện nhi, nhân dịp Trung thu. Những em bé ngày đêm đang vật lộn với bệnh tật mong muốn đón một cái Tết Trung thu bình thường, giản dị giữa những người thân quả là điều quá sức tưởng tượng với các em,..Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé, mang lại cho em những món quà yêu thương...mang lại cho các em tiếng cười? làm vơi bớt lo âu, bệnh tât. Ct rất mong sự đóng góp, ủng hộ từ các cá nhân và tổ chức hảo tâm để có tổng cộng khoảng 1 triệu VND ủng hộ, chi tiết xin liên hệ Hoàng Hà, 0974.93.1914, Nguyễn Mười, 0904.35.18.32,Trọng Vân, 0914.77.11.29,
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://www.sympameals.net
    Dự án Sympameals - Bữa ăn miễn phí tại bệnh viện
    Ai đã từng vào thăm bệnh nhân nằm viện tại Hà Nội chắc đều nhận thấy những khó khăn mà bệnh nhân, nhất là bệnh nhân từ các vùng ngoại tỉnh, phải đối mặt như chi phí điều trị, chỗ ở, ăn uống v.v. Chi phí cho việc điều trị, thuốc men thường rất đắt đỏ. Nhiều bệnh nhân phải cố gắng tiết kiệm các khoản chi khác, kể cả ăn uống để dành tiền mua thuốc và chữa bệnh. Một số bệnh nhân ở Bệnh viện K, trong khi điều trị bệnh ung thư và rất cần bồi bổ, chỉ dám ăn một bữa 1.000 đồng. Việc này làm sức khoẻ bệnh nhân sa sút, gây khó khăn thêm cho quá trình điều trị.
    Với sự cảm thông và mong muốn chia sẻ phần nào các khó khăn của các bệnh nhân, Dự án Từ thiện "SYMPAMEALS - Bữa ăn miễn phí tại bệnh viện" được thiết lập vào tháng 9 năm 2005 với mục đích khiêm tốn: giúp cho một số bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn một bữa ăn trong mỗi ngày nằm viện. Hiện tại, kinh phí cho dự án được tài trợ bởi ban điều hành dự án và các nhà tài trợ trên nguyên tắc ban điều hành dự án chịu tất cả các chi phí điều hành dự án để toàn bộ tiền đóng góp của nhà tài trợ được chuyển thành bữa ăn cho các bệnh nhân. Báo cáo hoạt động chi tiết và danh sách bệnh nhân nhận phiếu ăn được cung cấp đều đặn hàng tháng để giúp các nhà tài trợ theo dõi được hoạt động của dự án và biết chắc chắn tấm lòng của mình đã được chuyển đến tận tay các bệnh nhân.
    Hiện nay trước mắt dự án tập trung vào Bệnh viện K nơi có nhiều hoàn cảnh khó khăn và bệnh hiểm nghèo. Vào thời gian đầu, mỗi ngày dự án cấp cho khoảng 20 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân một bữa ăn trị giá 5.000 đồng tại nhà ăn Bệnh viện K trong suốt thời gian điều trị tại Bệnh viện. Được sự hỗ trợ của thêm nhiều nhà tài trợ, từ tháng 6 năm 2006, số phiếu phát được tăng lên 30 phiếu một ngày. Trong năm 2006, dự án đã thu hút được sự tham gia của gần 100 nhà tài trợ và đã cung cấp được gần 9.000 bữa cơm miễn phí cho bệnh nhân trong Bệnh viện K. Từ tháng 4 năm 2007 trở đi, với sự tham gia của các nhà tài trợ mới, dự án đã phát tăng lên 60 phiếu một ngày. Mục tiêu của dự án là sẽ tăng lên 100 phiếu một ngày trong thời gian tới, nếu số tiền tài trợ cho phép.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oƯớc mơ xanh? của Long
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=220476&ChannelID=421
    AT - Vào blog của Long, không ít bạn bè ngạc nhiên trước tâm sự rất thật của cậu: ?oHọc bổng ?oƯớc mơ xanh? (ƯMX) mà Long lập ra, mong muốn sẽ tiếp sức cho những ước mơ của các học sinh nghèo ở Trường THPT Nông Sơn (thuộc xã Quế Trung, Quế Sơn, Quảng Nam).
    Đồng thời góp phần nuôi dưỡng truyền thống học hành cho mảnh đất nghèo khó quê Long...?.
    Câu chuyện khác của cậu thủ khoa phụ hồ
    Câu chuyện về thủ khoa ĐH Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thái Bình (Tuổi Trẻ ngày 5-8-2007) đi phụ hồ đóng học phí hẳn khiến không ít người biết đến và cảm phục sự vươn lên của cậu. Song ít ai biết là ngay trong lúc Bình tưởng như phải nghỉ học vì gia đình lâm vào cảnh khó khăn nhất: mẹ bệnh, ba đi làm xa, em còn nhỏ, kỳ thi tốt nghiệp lại gần kề... thì Bình đã kịp thời nhận được học bổng trị giá 1 triệu đồng của quĩ học bổng ƯMX.
    Lúc đó (và cho đến bây giờ) Bình vẫn chưa hề biết ƯMX là quĩ học bổng của ai. Bình chỉ biết là chính sự hỗ trợ kịp thời lúc ấy của ƯMX đã tiếp sức cho mình đến trường. Và có thể khẳng định chính việc nhận học bổng này đã trở thành một động lực to lớn giúp cậu có đủ quyết tâm và ý chí thi đỗ thủ khoa Trường ĐH Kiến trúc. Bởi vì để nhận được học bổng này, Bình đã ?ocắn răng? ký nhận với quĩ học bổng ƯMX một nguyên tắc khá lạ lùng: ?oSau khi nhận học bổng, người nhận học bổng sẽ phải đậu một trường đại học bất kỳ. Nếu không đậu trường nào sẽ phải trả lại quĩ để hỗ trợ những người xứng đáng hơn?.
    Trước nguyên tắc ấy, đương nhiên ban đầu Bình có phần quan ngại! Nhưng do hoàn cảnh gia đình đang lâm nguy, bản thân đứng trước nguy cơ bỏ học... nên Bình không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc ký nhận. Sau đó thì phải dốc toàn bộ sức lực cho việc học hành, thi đỗ một trường ĐH nào đó. Và ông trời thì hiếm khi phụ lòng người! Một kết quả đáng mừng: Bình là lứa ?oquả ngọt? đầu tiên mà ƯMX gặt hái được, cậu là một trong những học sinh đầu tiên của ngôi Trường Nông Sơn nhỏ bé đỗ thủ khoa ĐH Kiến trúc TP.HCM.
    Chủ nhân ƯMX là ai?
    Chủ nhân ƯMX chính là một SV khoa báo chí khóa 2003-2007 Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, tên Lưu Đình Long.
    Chúng tôi đã không khỏi ngạc nhiên và đầy cảm phục về việc làm này của Long. Tôi khó tin vì với một sinh viên nghèo như Long: mồ côi cha từ nhỏ, hai mẹ con với mảnh vườn ở vùng quê Quế Sơn làm quần quật cũng hiếm khi kiếm đủ cái ăn cái mặc tươm tất như người ta... thì sao cậu có thể thành lập được quĩ học bổng cho học sinh quê mình?
    Và có lẽ cả lớp tôi, hẳn ai cũng còn nhớ như in cuối năm nhất, Long đã bỏ thi học kỳ II về quê kiếm việc làm rồi sau đó thi đậu vào khoa văn Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng; lần khác là vào năm hai, sau khi đã từ Đà Nẵng trở lại TP.HCM, nhưng cậu quyết thi vào khoa địa Trường ĐH Sư phạm... Tất cả những quyết định trên đều có vẻ cuống cuồng... bởi Long nghĩ theo học ngành sư phạm sẽ không tốn nhiều tiền học phí bằng học nghề báo...
    Lớn lên, trưởng thành từ những khó khăn như thế nên Long luôn thấu hiểu, ý thức sâu sắc thế nào là nỗi cùng cực của một sinh viên nghèo. Vậy nên, khi bước sang năm thứ tư đại học, đi làm thêm để tự nuôi sống bản thân (và đương nhiên chưa bao giờ dư giả cả) nhưng Long nghĩ ngay đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nơi quê nhà còn đang lam lũ nghèo khó. Vậy là từ những đồng tiền làm thêm có được, cộng với sự ủng hộ của một vài người bạn thân, quĩ học bổng ƯMX của Long ra đời.
    Để nâng những bước chân đến trường
    Thắc mắc về nguyên tắc trao học bổng khá ?olạ lùng? của quĩ học bổng ƯMX, Long cười bảo: ?oMình làm thế là để tạo động lực cho học sinh Trường Nông Sơn có ý thức học tập tốt hơn. Vì lẽ lâu nay thành tích của trường hầu như chẳng có gì đáng kể! Thứ nữa là tạo cho những học sinh nhận học bổng của mình sống có trách nhiệm, có lòng tự tin. Bởi chỉ có những ai đủ tự tin thì mới có thể thực hiện được cam kết khi nhận học bổng ƯMX?.
    Long còn bật mí cho tôi một nguyên tắc khác của ƯMX: ?oKhi người nhận học bổng thi đậu đại học sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ƯMX, nếu người đó cam kết tiếp là sau khi tốt nghiệp ĐH và có việc làm ổn định thì phải quay trở lại hỗ trợ ƯMX với vai trò là một mạnh thường quân...?.
    Về những kế hoạch sắp tới, Long tâm sự: ?oTrên đà thành công bước đầu như thế của quĩ, Long sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi, đối tượng để trao học bổng. Đến đầu năm học này số tiền chi cho quĩ học bổng khoảng 3,5 triệu đồng, chia cho năm suất: ba suất ở Trường Nông Sơn, trong đó có một suất 1 triệu đồng với cam kết em nào nhận suất này sẽ phải thi đậu đại học, hai suất còn lại hỗ trợ các em có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học giỏi tiếp theo. Còn hai suất Long dự kiến trao cho hai bạn vừa thi đỗ ĐH với kết quả khá cao và cũng có hoàn cảnh nghèo khó tương tự em Bình...?.
    Nguồn kinh phí hiện thời mà ƯMX có được chủ yếu là do Long tích cóp được, số còn lại do các bạn thân hiểu việc Long làm có ý nghĩa nên gom góp vào. Long cũng không ngần ngại bày tỏ mong muốn cháy bỏng nhất của mình lúc này, đó là sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của các mạnh thường quân, những người có lòng hảo tâm chung tay góp sức để quĩ học bổng ƯMX hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.
    VŨ THÀNH

Chia sẻ trang này