1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khép lại cổ tích, mở ra niềm tin...

    Hình ảnh Nguyễn Hữu Ân chăm sóc má Phẳng trong bệnh viện sẽ mãi mãi không còn thấy nữa - Ảnh: T.T.D.
    TT - Cách đây mấy hôm Ân nhắn tin cho tôi: ?oHai ngày nay sức khỏe má xuống nhiều và phải thở oxy. Má chỉ ăn được tí cháo và chút sữa nhưng mệt lắm. Anh và gia đình cầu nguyện cho má em nha?.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:

    >> Ơn nghifa sinh tha?nh: Hai người mẹ
    Và sau đó là những ngày Ân túc trực bên má, như vẫn ở cạnh má bao năm qua. Nhưng đã có chút linh cảm?
    Và sáng nay! ?oMá em đi lúc 7g45 sáng nay rồi anh?. Qua điện thoại, Ân chỉ nói thế bằng giọng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia.
    Hẳn nhiều người vẫn chưa quên câu chuyện chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Ân nhận chăm sóc một người phụ nữ bệnh ung thư không thân thích ruột rà làm mẹ mà cậu yêu thương gọi là má Phẳng. Nguyễn Hữu Ân đã được bình chọn là Công dân trẻ TP.HCM năm 2006.
    Mới đây, xuyên suốt câu chuyện của Ân trong chương trình Người đương thời trên VTV3 cuối cùng vẫn chỉ là má Phẳng với tất cả yêu thương. Trong chương trình ấy, nhà báo Tạ Bích Loan hỏi Ân nếu ví một ngày của bạn như một chiếc bánh, Ân sẽ dành cho má Phẳng bao nhiêu phần và cuộc sống riêng tư, công việc bao nhiêu phần của chiếc bánh ấy. Chẳng một chút đắn đo, Hữu Ân trả lời: ?oEm dành cho má hết cả?.
    Tự nhận làm con má Phẳng, chẳng phải chỉ là một câu hứa, cũng chẳng phải để trả ơn má Phẳng đã từng chăm sóc mẹ ruột Ân những ngày còn điều trị tại Bệnh viện Ung bướu. Sự gặp gỡ ấy gọi là ?oduyên?. Chữ ?oduyên? nối kết má Phẳng và Ân thành tình mẫu tử...
    ?oMá sống giản dị, không muốn làm phiền ai và má cũng muốn ra đi đừng gây phiền lụy cho ai. Tâm nguyện cuối cùng của má là vậy!?. Gần 15 năm từ ngày má bán nhà cửa ở Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trị bệnh, nay má đã ?ođi? khỏi cuộc đời cũng tại bệnh viện ấy - nơi má coi như ngôi nhà thứ hai của mình, trong vòng tay của đứa con má chẳng có công sinh mà cũng chưa dày công dưỡng. Có người bảo má đau khổ nhưng cũng là người hạnh phúc nhất có lẽ vì điều đó.
    Câu chuyện như cổ tích, có thật giữa cuộc sống với bộn bề lo toan thường nhật đã khép lại. Má Phẳng đã chẳng còn chứng kiến ngày cậu con nuôi Nguyễn Hữu Ân nhận bằng tốt nghiệp đại học! Dù đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận nỗi đau nhưng mọi thứ với Ân vẫn cứ đảo lộn cả lên.
    Bên linh cữu má hôm nay không chỉ có một mình Ân, còn những người con khác của má - mà cũng toàn con nuôi. Câu chuyện cổ tích khép lại, nhưng tôi vẫn thầm nghĩ đã mở ra những niềm tin mới, rằng cuộc đời còn đó biết bao tấm lòng, còn những trái tim luôn sống vì nhau?
    QUỐC LINH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=231357&ChannelID=7
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hủ tiếu và cuộc đời

    Mẹ đã đau lòng đến thế nào khi sinh ra gã, mẹ cũng đã khóc quá trời khi từng ngày nhìn gã phải lớn khôn. Thật tâm mẹ muốn gã bé thơ mãi mãi, muốn ở mãi trong vòng tay mẹ. Mà mẹ cũng biết, ừ thì gã có lớn lên đó nhưng tâm hồn gã mãi mãi chẳng lớn lên được tí teo nào đâu.
    Lúc còn nhỏ thì không sao, gã cũng không ấn tượng với dáng đi chấm phẩy của mình. Gã chỉ thấy sao vặn vẹo mà đau quá thôi, nhìn gã chập chững tập đi, mẹ gã nhìn gã mà khóc. Mắt mẹ khóc nhưng miệng mà cười, môi mẹ nói rằng, ráng bước đi đi con. Tự mình phải bước đi trên đôi chân của mình dù đôi chân ấy có khập khiễng, mẹ muốn gã hiểu ý nghiã sâu xa đó, nhưng trí óc non nớt của gã "giới hạn" sự hiểu biết mẹ à. Nhưng mẹ an tâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêu mẹ nhất, và mẹ yêu gã nhất!
    Khi gã lớn khôn, mà chỉ nói là nói thế thôi, chớ gã chỉ lớn mà chưa khôn ra bao nhiêu. Chẳng sao cả, gã vẫn sống bên cạnh mẹ. Lớn rồi gã cũng thấy sao nhà mình nhiêu đó hà, không có gì thay đổi, nhìn nhà bên cạnh thấy cái gì cũng to. Thắc mắc hoài không biết hỏi ai, đành hỏi mẹ chứ ai. Hỏi lần đầu tiên, duy nhất và từ đó gã chẳng hỏi thêm, vì hỏi rồi gã thấy mẹ khóc. Mẹ còn hỏi gã thích nhà to hay nhà nhỏ, thích cái gì thì nói mẹ mua cho, muốn ăn gì mẹ nấu cho. Sao mẹ cho mà mẹ khóc, sao mẹ nói mẹ cho mà mẹ lại buồn. Không giống như những lần mẹ cho gã gì đó trước đây? Ngây ngô gã hỏi, ngây ngô trả lời, rồi tự cái ngây ngô ấy gã cũng nhận sự khác biệt của mẹ mình và mẹ người ta. Mẹ mình tóc màu trắng, mẹ người ta tóc vàng vàng đen đen. Mẹ mình tay gân cục cục, mẹ người ta tay trắng và có nhiều màu vàng. Mẹ mình ở căn nhà nhỏ, mẹ người ta ở căn nhà to. Mẹ mình phải thức khuya dậy sớm, mẹ người ta cả ngày trong nhà thôi. Mà mẹ người ta thì thương người ta, mẹ mình cũng thương mình, đôi khi gã cũng thấy mẹ người ta thương mình nữa mà. Phải rồi, mẹ của ai người nấy thương, cũng như nhà của ai người nấy ở. Gã cũng có mẹ có nhà, tội gì làm mẹ khóc khi đặt câu hỏi như thế, gã biết mà, hiểu hết mà, chẳng qua gã không có nhiều từ ngữ để diễn đạt thôi. Buồn thật buồn cho kẻ biết suy nghĩ mà lại không thể diễn đạt, chỉ đứng bên rìa mọi thứ vô tình mà thôi.
    Là trẻ con thì gã được mẹ chăm lo, lúc ấy tóc mẹ màu đen.
    Là người lớn thì gã phải chăm lo lại mẹ, vì tóc mẹ bây giờ màu trắng rồi.
    Gã hiểu thế đấy, nhưng làm gì bây giờ, đôi chân khập khiễng, đôi tay khập khiễng? làm gì bây giờ? Đâu đó ở căn nhà to vọng qua lời nhạc "hai bàn tay trắng nghèo xơ xác nghèo...". gã nghe sao hiểu vậy thôi! Gã thấy thương mẹ quá trời quá đất.
    Người ta nói ở đời chẳng có chi là đường cùng cả, gã còn có ích. Một lần mẹ bệnh, gã hớt hơ hớt hải bưng bê tô cháo về nhà cho mẹ (Mẹ vẫn bảo gã dại khờ lắm, dại khờ mà biết mẹ bệnh, dại khờ mà biết mẹ cần thuốc, dại khờ mà biết đi mua cháo, dại khờ mà biết chạy thật nhanh về với mẹ sao mẹ!). Nơi gã sống moị người quen nhìn gã rồi, chẳng ai đâu ở không mà chọc với ghẹo, cũng chẳng ai nỡ làm tổn thương gã cả. Vì hễ là con người ai mà chẳng thương chẳng xót những gì thơ dại, bởi thế lần bưng cháo cho mẹ, người ta phát hiện ra gã vẫn còn có ích. Tức là có khả năng lao động kiếm tiền bằng chính sức mình. Từ sau hôm ấy gã thành anh bồi bàn, kêu thế cho nó sang chứ thật ra gã bưng bê hủ tiếu cho hàng hủ tiếu gần nhà thôi.
    Bắt đầu bưng bê hủ tiếu và trở thành công việc thường nhật kiến cho gã vui, cho mẹ vui, cho tóc mẹ ít trắng đi một chút, cho mẹ không thở dài xót xa khi nghe câu hát:
    "Mẹ già như chuối chín cây
    Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
    Mồ côi khổ lắm ai ơi..."
    Mồ côi thì ai chẳng khổ, nhưng ai cũng biết với gã nỗi khổ ấy lớn lao biết chừng nào. Bây giờ hằng ngày, hai bàn tay gã vui, hai bàn chân gã vui, cái tô hủ tiếu gã bưng chẳng khi nào bị nghiêng dù gã đi nhiều người nhìn theo ái ngại, sợ đổ mất cái tô hủ tiếu. Mà được ăn hủ tiếu hồi hộp nhìn theo từng bước đi của gã đôi khi làm một vài người cho là thú vị, trước cái ăn phải có "sự kích thích" nào đó thì ăn mới ngon. Người ăn hủ tiếu thích gã, gã thì thích bưng hủ tiếu, "cung" và "cầu" thoả mãn nên cả hai cùng khoái chí lẫn nhau.
    Vậy là gã sống hạnh phúc bằng cái nghề bưng bê hủ tiếu của mình. Nhưng mà, có một bữa trời mưa, có đứa bé ngồi chờ tô hủ tiếu của gã bưng đến, đứa bé hỏi chớ: "Chú bưng hủ tiếu suốt đời luôn hả chú?". À, nếu có bà mẹ đứa trẻ ở đó hẳn là sẽ la lên "Sao con hỏi vậy với chú, thôi lo ăn đi!" nhưng vì chú bé ngồi một mình và không có mẹ theo kèm, nên nhận được câu trả lời khó nhọc mà cũng khó hiểu từ gã rằng: "Hủ tiếu là cuộc đời!".
    Đúng rồi, hủ tiếu đâu có chết bao giờ, hủ tiếu đâu có sợ thất nghiệp, hủ tiếu đâu có sợ người ta quên nó. Hôm nay không hủ tiếu thì ngày mai hủ tiếu, hủ tiếu chẳng biến đi đâu cả, chẳng bao giờ mất cả, ăn để sống là qui luật rồi mà! Gã chọn hủ tiếu là cuộc đời là chọn sự bất diệt trong những ngày sống có ích, ngày nào người ta chẳng ăn để sống, không ăn món này thì ăn món kia. Ngày nào cũng có người ăn hủ tiếu, không phải người này thì cũng là người kia. Đâu có gì khó khăn khi chọn hủ tiếu là cuộc đời đâu, gã ngày nào cũng lao động, lao động nhiệt thành nữa ấy chứ. Phải bưng bê bằng tay nè, đi bằng chân nè, suy nghĩ bằng đầu óc nè, suy nghĩ để giữ cho tô hủ tiếu không nghiêng nè. Đã làm việc hết mình như thế thì không đáng quý sao, không đáng trân trọng sao, không đáng được bù đắp gì đó sao. Gã đã có một cuộc đời sống hết mình trọn vẹn bên hủ tiếu, hơn bao giờ hết, mẹ gã hạnh phúc vì nhìn thấy như thế! Mẹ cứ yên tâm rằng gã biết chọn cuộc đời cho mình như thế mà mấy ai hiểu được.
    o O o
    Một lúc nào đó bạn vô tình có ăn hủ tiếu, hãy thử nhớ đến một gã trai như thế. Để thấy rằng làm một con người rất khó, chọn cho mình một cuộc đời còn khó hơn nhiều. Chọn rồi thì mình phải sống ra sao cho nó chu toàn, cho nó nồng nhiệt, cho cuộc đời mình có ích theo một cách nào đó. Chúng ta tự cho mình quá đầy đủ nhưng đôi khi ta không biết thế nào sống cho nó cảm thấy vừa vặn. Còn với gã, chọn hủ tiếu là cuộc đời dù rằng gã không trọn vẹn nhưng gã đã sống vừa vặn trong cái không trọn vẹn đó biết bao.
    Được hết mình chạy tới ngày mai là sung sướng biết bao nhiêu vậy mà mấy ai trong chúng ta có thể làm được?
    Minh Hà (Theo Sưu tầm)

  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chào các bạn,
    Theo tinh thần buổi offline tại Hà nội, Tepty được phân công tìm hiểu tình hình tại viện K để xúc tiến việc nấu cháo dinh dưỡng tặng các bệnh nhân nghèo tại đó. Nhưng do cô của Tepty đi công tác nên đến bây giờ Tepty mới có điều kiện feedback lại cho các bạn.
    Nhờ sự giới thiệu của cô, Tepty đã được gặp chị Phạm Thị Hiền, trưởng phòng Điều dưỡng của bệnh viện số điện thoại : 0912468828. Sau khi nghe Tepty nói về mục đích của nhóm mình, chị Hiền rất ủng hộ và đã nhiệt tình chia sẻ cho Tepty những thông tin về các tổ chức hiện đã giúp đỡ các bệnh nhân của viện K như sau :
    1/ Sự giúp đỡ hàng ngày :
    Chùa Thanh nhàn : tặng 70 xuất cơm cho cơ sở I và 70 xuất cháo cho cơ sở II. Cách thức của nhà chùa : tự nấu cơm cháo và hàng ngày mang đến viện phát cho các bệnh nhân đã được các bác sĩ chọn lọc và tặng tích kê từ trước
    Tổ chức Sympameal : 120 xuất cơm cho cơ sở I trị giá mỗi xuất 6.000 vnđ. Cách thức : người của tổ chức đi vào các khoa phòng tặng phiếu, sau đó bệnh nhân dùng phiếu này để lĩnh cơm, cháo hoặc đồ dùng cá nhân
    2/ Sự giúp đỡ hàng tháng : Hiện tại có 12 tổ chức, cá nhân hiện đã và đang giúp đỡ các bệnh nhân tại viện K, nhưng sự giúp đỡ này không có tính cố định hàng tháng mà lâu lâu, khi có điều kiện họ lại qua và tặng tiền cho các bệnh nhân nghèo tại đây. Hoặc khi bệnh viện gặp một trường hợp khó khăn quá cũng thường gọi điện cho các cá nhân và tổ chức này để nhờ họ cưu mang . Tepty cũng đã nhờ chị Hiền ghi lại tên của nhóm mình và số điện thoại của tepty để chị Hiền có thể liên lạc khi có trường hợp bệnh nhân khó khăn cần được giúp đỡ.
    Về ý định của nhóm mình, theo chị Hiền, chúng ta có thể làm theo cách của Chùa Thanh nhàn. Tức là : Thành viên chúng ta tự nấu cháo và tự chịu trách nhiệm về vấn đề An toàn vệ sinh của nồi cháo ( không cần phải đăng ký ATVSTP ) và mang đến cầu thang nhà D của viện K để phát cho bệnh nhân. Chúng ta chỉ cần báo trước cho chị Hiền 1 tuần trước khi tiến hành để chị báo cho lãnh đạo và nhà bếp của bệnh viện. Tepty hiện có hẹn sẽ gọi lại cho chị Hiền vào ngày 24/12 nếu nhóm mình quyết định sẽ nấu nồi cháo đầu tiên vào ngày 29/12 tới đây.
    Có một việc mà chị Hiền cứ ngập ngừng mãi mới nói với Tepty, đó là chị muốn thay vì chúng ta nấu cháo cho cơ sở I của bệnh viện thì nên chăng chúng ta hãy dành sự giúp đỡ đó cho cơ sở II nơi mà hiện mới chỉ nhận được 70 xuất cháo của chùa Thanh nhàn?
    http://dd.nguoitoicuumang.com/vsbaiviet.asp?TID=6527&PN=1&TPN=1
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mùa xuân là tết trồng cây
    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân!
    Mọi người hãy cùng trồng cây, hãy bảo vệ môi trường!
    Ai phá rừng?


    Rừng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bị tàn phá nghiêm trọng.
    Nếu có điều kiện thăm Vườn quốc gia Bạch Mã ở Huế, các bạn sẽ thấy trong phòng trưng bày có một cách cửa ghi chữ ?oAi phá rừng, muốn biết bạn hãy mở cánh cửa này ra?. Khi mở cánh của ấy ra, bạn sẽ nhìn thấy một tấm gương, và câu trả lời đến với bạn, chính hình ảnh của bạn nằm trong tấm gương đó?
    Tôi có may mắn được làm việc cho WWF trong một khoảng thời gian ngắn cách đây 4 năm, và sau này, khi làm việc tại một trường đại học tôi lại có những nghiên cứu liên quan đến sinh kế của người dân vùng cao, và gần đây nhất, tôi có cơ hội đi sâu tìm hiểu đời sống của các cộng đồng nghèo ở Lào, Việt Nam và cả Campuchia nữa.

    Tôi không nghiên cứu bảo tồn phát triển rừng, nhưng những gì đập vào mắt tôi những nơi tôi đã từng đi qua khiến mình không thể làm thinh được.

    1. Kế sinh nhai

    Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.

    Có dịp gặp một ông phó chủ tịch huyện nọ, tôi được nghe ông ấy than vãn: ?oÝ thức của người dân ở đây kém lắm anh ạ, đã có nhiều hình thức tuyên truyền nhưng họ vẫn cứ vào rừng chặt củi, đốn gỗ vì thế mà rừng càng ngày càng kiệt quệ?.

    Rồi một dịp khác, khi giảng dạy cho một khoá học của các kiểm lâm về bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam trong chương trình của WWF, các cán bộ kiểm lâm than thở: ?oLâm tặc hoành hành dữ lắm, lực lượng kiểm lâm thì mỏng không làm sao đối phó được?.

    Và một lần khác tôi đã trực tiếp nói chuyện với một ?olâm tặc? chính hiệu, ?ohắn? mới ở trong rừng 1 tuần ra để tiếp tế lương thực. ?oHắn? phàn nàn: ?oKhổ lắm anh ạ, tôi có muốn làm cái việc này đâu, nhưng không làm thì lấy gì mà ăn, lấy gì để nuôi vợ nuôi con??

    Và trong các cuộc thảo luận nhóm gần đây nhất với cộng đồng các dân tộc miền núi, những người tham gia cũng đã thú nhận là họ có phá rừng.

    Đúng vậy, không ai khác, kẻ phá rừng chính là những tên lâm tặc mà tôi đã được gặp và nói chuyện, kẻ phá rừng chính là những người dân bản địa vì kế sinh nhai. Nhưng hãy nhìn nhận lại sự việc một cách công bằng, khi tôi đặt mình vào vị trí của họ, tôi nghĩ có thể tôi cũng sẽ trở thành ?olâm tặc?.

    2. Kẻ phá rừng giấu mặt?

    Nếu có điều kiện thăm Vườn quốc gia Bạch Mã ở Huế, các bạn sẽ thấy trong phòng trưng bày có một cách cửa ghi chữ ?oAi phá rừng, muốn biết bạn hãy mở cánh cửa này ra?. Khi mở cánh của ấy ra, bạn sẽ nhìn thấy một tấm gương, và câu trả lời đến với bạn, chính hình ảnh của bạn nằm trong tấm gương đó. Một hình thức giáo dục thật thú vị!

    Tôi và có lẽ nhiều người trong các bạn cũng đã từng được ghé thăm hoặc ít ra được nhìn thấy trên truyền hình, báo chí hình ảnh các văn phòng Uỷ ban nhân dân các cấp huyện, tỉnh, thành phố với những bộ bàn ghế bằng gỗ đen bóng với giá tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Những món đồ gỗ được chạm khắc rồng rắn, chim phượng với đầy vẻ nghệ thuật nhưng cũng mang trong nó cảm giác lạnh lẽo đến ghê người. Và thật trớ trêu thay, trong một cuộc họp tiếp đoàn cán bộ của WWF bàn về bảo vệ đa dạng sinh học thì chính chúng tôi và những quan chức cấp cao của tỉnh nọ được ngồi trên những chiếu ghế gỗ tiền triệu đó. Trong cuộc họp, chúng tôi đã thảo luận về vấn đề ai phá rừng và làm sao để hạn chế phá rừng?

    Một lần khác được vinh dự mời về tư gia của một vị giám đốc sở nọ, ngay trước phòng khách đập vào mắt tôi là bộ đồ gỗ với tủ chè, phản ngựa, ghế giả cổ nguy nga. Ông giám đốc nọ tự hào khoe khoang về bộ sưu tập đắt tiền của mình. Còn tôi, lại một câu hỏi đặt ra: Ai phá rừng?

    Trong một lần đi nhậu với những người bạn, một người trong nhóm đã đề nghị đi ăn thịt rừng. Nhưng cả nhóm không biết tìm đâu đành phải gọi điện một anh bạn làm kiểm lâm để được chỉ dẫn. Chỉ có kiểm lâm mới biết rõ nơi nào có thịt rừng chính hiệu. Thêm một lần tự hỏi: Ai phá rừng???

    Trong một bài báo gần đây nhất của Lao Động với cái ?otít?: ?oBí thư huyện uỷ Quế Phong? là chủ nhân của ngôi nhà sàn 100 mét khối gỗ?. Bài báo đề cập ông huyện tên là Lô Chí Kiêm đang sử dụng một ngôi nhà sàn bằng gỗ mới dựng. Chưa đề cập đến chuyện ông ấy lấy tiền đâu ra để xây nhà to vậy thì riêng việc sử dụng chừng đó số gỗ cũng cho thấy là vô nhân đạo và phản cảm lắm rồi.

    3. Hệ lụy

    Hậu quả của nạn phá rừng chắc ai cũng đã biết đó là lũ quét, ngập lụt mà bằng chứng là trong năm nay, các tỉnh miền Trung xảy ra lũ lụt triền miên với sự thiệt hại về người và của vô cùng to lớn.

    Trong những cơn bão lũ đó, chúng ta cũng được nghe báo đài đưa tin về các vị lãnh đạo liên tục trực chiến để giúp dân chống chọi và khắc phục hậu quả của bão lụt. Trong những lúc đó, không biết có vị cán bộ nào ngồi chiêm ngưỡng những bộ đồ gỗ sang trọng là một niềm tự hào của công sở và tư gia của mình không? Và bây giờ, khi ông bí thư huyện uỷ Quế Phong ngồi đàm đạo trà rượu với các tâm hảo của mình ở ngôi nhà sàn lộng lẫy không biết có thương xót cho mấy chục mạng người đã ra đi trong lũ?

    Chính phủ đã có nhiều chương trình hành động và giáo dục cộng đồng để hạn chế và chấm dứt việc phá rừng, nhưng không biết Chính phủ có chương trình giáo dục cán bộ, quy chế công sở về việc không sử dụng các sản phẩm từ rừng không? Thực tế, khi đọc bài viết này hẳn các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về kẻ phá rừng.

    Trong tôi có một niềm mong mỏi rằng Quốc Hội sẽ thảo luận nghiên túc về vấn đề này, Chính phủ phải có hành động kịp thời về việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ nơi các văn phòng công sở. Nếu không thì mọi hoạt động giáo dục cộng đồng và hoàn lương những ?olâm tặc? coi như vô nghĩa.

    Nguyễn Ngọc Huy
    (Tokyo - Nhật Bản)

    LTS Dân trí - Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Huy đã làm cho mọi người tỉnh ra rằng hiểu biết bấy lâu nay về hai chữ ?olâm tặc? vẫn còn hồ đồ, nông cạn. Quả thật đã đến lúc phải định nghĩa lại để làm rõ nội hàm hai chữ ?olâm tặc? - đó là những kẻ phá rừng cả trực tiếp lẫn gián tiếp dù là cố ý hay vô tình, dù là lộ mặt hay ?ogiấu mặt?!

    Hằng ngày, mọi khán giả truyền hình đều thấy chướng mắt khi phải chứng kiến những cảnh quan chức cấp này cấp nọ tiếp khách với những bộ sa-lông bằng gỗ quý trông thật đồ sộ, nghễu nghện, ngồi lọt thỏm mới quá phân nửa ghế. Không biết ngồi tiếp khách như thế có nâng được giá trị của mình lên không? Có ai nhẩm tính đóng bộ sa-lông uốn éo, đồ sộ như vậy tốn hết bao nhiêu gỗ của rừng, tốn bao nhiêu tiền của dân? Và ông Bí thư Huyện ủy kia, chắc chẳng bao giờ nghĩ chính mình là? kẻ ?olâm tặc? cho dù chỉ là ?olâm tặc? gián tiếp, hay ?okẻ phá rừng giấu mặt? theo cách gọi của tác giả bài viết trên đây!

    Thiết nghĩ, cần nhắc lại những bài học mà sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đối với mọi cán bộ cách mạng là: Không nên phô trương, lãng phí - Nói phải đi đôi với làm - Cán bộ phải gương mẫu trong mọi việc để nhân dân noi theo.

    Xin phép được bàn thêm: càng những việc hệ trọng, liên quan với quốc kế dân sinh như việc trồng rừng và chống phá rừng - dù trực tiếp hay gián tiếp - cán bộ cấp càng cao càng phải gương mẫu để nhân dân noi theo.

    http://www.dantri.com.vn/diendandantri/Ai-pha-rung/2007/12/209522.vip
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vừa học tiếng Anh vừa giúp người nghèo
    Lao Động số 273 Ngày 23/11/2007 Cập nhật: 9:42 PM, 22/11/2007

    Trang FreeRice.com.
    (LĐ) - Đó là mục đích của website FreeRice.com, do một lập trình viên người Mỹ phối hợp với Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc lập ra.
    Website cung cấp một trò chơi rất đơn giản nhưng vô cùng bổ ích và thú vị. Bạn sẽ được hỏi một từ tiếng Anh cùng với 4 đáp án khác nhau. Nếu bạn chọn đúng đáp án là từ đồng nghĩa với từ được hỏi, bạn sẽ được "lên bàn".
    Điểm đặc biệt của trò chơi trực tuyến này là nó tham gia vào việc cứu trợ nạn đói trên toàn cầu. Mỗi lần bạn đoán đúng nghĩa của một từ, website sẽ góp thêm 10 hạt gạo vào WFP để giúp những người đói nghèo.
    John Breen là người tạo ra FreeRice.com, trong khi con trai ông giúp lập các câu đố về từ vựng. Đây là một công cụ rất tốt để giúp những người nói tiếng Anh cũng như học tiếng Anh trên toàn thế giới bổ sung vốn từ vựng của mình, đồng thời tham gia làm việc thiện.
    Các hạt gạo từ thiện của chương trình là do các công ty đặt quảng cáo trên website tài trợ, do đó càng nhiều người truy cập website thì quỹ lương thực từ thiện này càng lớn. Kể từ khi ra đời tháng 10.2007, FreeRice đã gây quỹ được hơn 1 tỉ hạt gạo để chuyển cho WFP.
    http://www.laodong.com.vn/Home/cntt/2007/11/65721.laodong
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Ước gì được thấy mẹ cười
    TT - Hình ảnh mẹ hiền hiện về trong mỗi cơn đau nhưng con không thể nhấc máy gọi về cho mẹ. Con chỉ còn biết khóc những giọt nước mắt tuyệt vọng. Mẹ ơi con đau...

    Mẹ tôi năm nay 50 tuổi. Mẹ sinh ra trong gia đình nghèo có bảy anh chị em. Bom đạn, cái đói, cái nghèo đã cướp đi tuổi thơ của mẹ.
    Ông bà tôi đều là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Ông bà hiểu giá trị của con chữ nên đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để nuôi bảy người con ăn học bằng người. Mẹ và các cậu tôi lần lượt thi đậu trung cấp sư phạm Thanh Hóa hệ 12+2. Ngày ra trường tất cả đều được giữ lại giảng dạy ở thành phố, Nhưng tình yêu bản làng đã đưa mẹ và các cậu trở về gieo chữ trên vùng núi cao Cẩm Thủy, nơi họ đã chịu ơn sinh thành.
    Công việc ổn định, gia đình nề nếp, bản thân mẹ lại là người giỏi giang, tháo vát, lẽ ra mẹ sẽ có cuộc sống sung sướng. Nhưng không, mẹ đã chọn cho mình con đường đi gập ghềnh sỏi đá. Dông tố bắt đầu ập xuống đời mẹ khi mẹ bước lên xe hoa.
    28 tuổi mẹ lấy chồng, hai năm sau mẹ cho ra đời sinh linh bé nhỏ là tôi. Nhưng ngày sinh tôi mẹ không được nằm trong căn buồng kín gió mà phải ẵm tôi nơi xó bếp cạnh chuồng bò hôi thối, đã vậy lại phải chịu những tiếng chửi bới như cơm bữa của ông nội tôi. Khi tôi tròn một tháng tuổi mẹ bị đuổi ra khỏi nhà. Bố tôi nuốt nước mắt vào tim dựng cho mẹ túp "lều vịt" che mưa nắng ở góc vườn. Hết cữ, mẹ bồng tôi lên trường đi dạy. Năm tháng tuổi tôi theo mẹ ra nghĩa địa cắt muồng muồng bán lấy tiền đong gạo.
    Thời buổi bao cấp khó khăn đã có lúc mẹ muốn rẽ ngang nhưng tình yêu học trò đã giữ được chân mẹ. Hai năm sau em tôi ra đời cũng là lúc bố tôi phát bệnh vôi hóa hộp sọ.
    Một vai mẹ gánh bố tôi nằm viện, một vai mẹ gánh hai đứa con thơ dại. Con đường trước mắt mẹ lúc ấy chỉ có một màu xám xịt. Sau này khi mẹ kể lại tôi mới biết nụ cười của chị em tôi lúc ấy là động lực để mẹ vượt qua tất cả.
    Khó khăn chồng chất khó khăn, nhà không có để ở, cơm không có ăn, hai con lại ốm đau liên miên mẹ chỉ còn biết khóc. Thấu hiểu được nỗi lòng của mẹ chị em tôi luôn nhường nhịn, bảo ban nhau học tập. Nhiều năm liền chúng tôi là học sinh khá giỏi, đó là món quà tinh thần giúp mẹ có thêm nghị lực vượt qua gian khó.
    Sau cơn mưa trời lại sáng. Mẹ đã lái con thuyền gia đình vượt qua vũng bùn lầy tăm tối. Mẹ đã mua được nhà, mua được xe, nhưng hạnh phúc chỉ vừa nhen nhóm rồi vụt tắt.
    Bệnh của bố tôi ngày một nặng. Tôi bước vào năm 3 đại học cũng là lúc em gái tôi học năm 1. Một năm nữa tôi sẽ ra trường và trong thâm tâm thầm nghĩ sẽ tìm việc làm đỡ đần mẹ nuôi bố, nuôi em.
    Nhưng nỗi đau lại chồng nỗi đau khi tôi phát hiện mình bị căn bệnh suy giảm tiểu cầu. Tôi thường xuyên bị ngất, có lúc lên cơn co giật, thân hình gầy teo, xanh xao như tàu lá chuối. Bạn bè không biết cứ quở trách sao con bé kia yêu đương gì mà nó ốm thế.
    Về phòng trọ tôi chỉ biết ôm gối khóc thầm. Trong tận cùng của cơn đau tôi ước ao có bàn tay mẹ che chở. Mẹ không oán trách ông trời sao quá bất công với mẹ, mà chỉ thầm hỏi tại sao "số phận nghiệt ngã quá?. Mẹ không khóc nhưng trái tim mẹ tan thành trăm mảnh. Đã hơn một lần mẹ khẽ kêu lên hãy lấy đi sự sống của mẹ để ba bố con tôi được sống...
    Cuộc đời mẹ cứ lặng lẽ trôi đi không một lời than thở, chỉ có những ánh mắt tuyệt vọng. Giá như, giá như có một điều ước tôi sẽ chỉ ước một điều nhỏ nhoi là được nhìn thấy nụ cười của mẹ...
    NGUYỄN THỊ HỒNG (Thanh Hóa)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=235898&ChannelID=194
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đi mua chỗ ngủ

    Một góc trong ?okhách sạn? tồi tàn, có hơn 70 người lao động thuê ngủ đêm
    0h, trời hơi lạnh. Chị Lan dừng lại phía dưới chân cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM, rồi lách đôi quang gánh qua hai cánh cửa sắt mở hé. Ghé mắt trông thử, tôi giật mình với cảnh tượng hơn 70 người nằm co trên những tấm ni-lông hay mảnh chiếu rách trong một căn nhà như hang chuột
    ?oBốp?, một người đàn bà đánh cái đụi vào vai tôi rồi cất giọng đặc sệt Bình Định: ?oTìm chỗ ngủ hả, dứ (dưới) này toàn chị im (em), đàn ông nằm trên gác?. Tôi gật vội, rồi bước thẳng vào căn nhà số 17 A Nguyễn Thái Học. Vừa tới cửa, tôi đã hoảng hồn với tiếng kêu chin chít của lũ chuột hòa lẫn với tiếng ngáy ò ò của ?odàn hợp xướng? gồm 50-60 người đàn bà. Rồi mũi tôi bị đánh sộc bởi cái mùi hăng hắc của rau răm trộn bánh tráng Tây Ninh, cộng với mùi mồ hôi ủ trong những bộ quần áo không giặt treo kín trên bức tường nứt nẻ.
    Nhờ mấy bóng đèn trái ớt đặt trên bàn thờ phía cuối căn phòng tôi mới nhìn ra được cái thế giới rộng chừng 100 m2 này. 30-40 đôi quang gánh xếp thành hai hàng từ cửa ra vào đến chỗ cầu thang dẫn lên gác. Giữa hai hàng quang gánh là lối đi rộng chừng 20 cm nên muốn vào được thì phải nghiêng người bước theo kiểu sàn ngang (kiểu sang trái 3 bước, bước). Còn giữa hàng quang gánh và vách tường là cảnh ngủ hiếm thấy. Mấy chục người nằm san sát nhau. Người thì hai tay ôm bụng, hai gối nhô lên hoặc co quắp một bên. Giữa họ hình như chẳng có một cm trống nào.
    Chưa kịp lên gác tôi đã quay ra cửa. Người đàn bà lúc nãy đánh vào vai tôi cười: ?oSợ rồi hả? Nói đùa thui (thôi), nhìn cậu công tử quá, ngủ với dân nghèo này không nổi đâu?. Tôi ầm ừ, không dám phản đối. Người đàn bà cầm hai bao ni-lông to chạy vào nhà trùm lên đôi quang gánh đựng đầy cóc ổi rồi quay ra nói tiếp: ?oỞ đây muỗi, gián quá nên phải trùm lại, nếu không thì hư hàng mai khỏi bán. Cậu có dám ngủ chung với muỗi, gián, chuột không??. Bà nhìn tôi như thách thức rồi lại hạ giọng: ?oNhà bên này một đêm 6.000 đồng, nhưng ngủ phải cong gối, nhiều lúc thức dậy mà hai chân cứng đờ. Tôi nói thiệt, cậu muốn tìm chỗ ngủ sướng thì qua bên kia cầu, ở đó một đêm 7.000 đồng, ít người ngủ hơn nên thẳng được cái chân?.
    Cả khu Cầu Ông Lãnh này có khoảng 10 căn nhà cho người lao động nghèo thuê ngủ. Nhà nào cũng ngột ngạt, ẩm thấp nhưng vẫn có 50 -150 người trú qua đêm. Đây là thời điểm người nghèo từ các tỉnh miền Trung bắt đầu đổ bộ vào TP HCM. Họ vào làm đủ thứ nghề để kiếm tiền lo Tết. Tháng chạp là tháng cao điểm nhất, có nhà chủ sẵn lòng nhét cả 200-300 người. Cứ sáng ra, họ phải nộp tiền ngủ cho chủ. Ai cũng 6.000-7.000 đồng như nhau nên càng nhiều người thì chủ nhà càng sướng.
    Đang trộn rau răm với bánh tráng Tây Ninh bán cho tôi bỗng bà Huệ ngước lên nhìn ánh đèn đường: ?oỞ thành phố này có được cái giường nằm thì sướng quá con ơi!?. Tôi sửng người, lặng đi vì câu nói giản dị đó. Rồi chợt hiểu ra sở dĩ ở cái tuổi 55 nhưng lưng bà Huệ đã còng đến độ gãy gập, vì ngày nào bà cũng gánh hàng đi khắp các con đường trong TP, đêm lại phải nằm cong queo, chật chội trên những tấm ni lông trong căn nhà trọ chật chội. Giữa khuya, bà Huệ thở ra một tiếng nghe nặng trĩu: ?oThấy người vào ngủ trong nhà mỗi đêm một đông hơn, dù bực nhưng không dám phản đối với chủ, vả lại ở đây toàn là người nghèo xứ miền Trung mình nên không nỡ xua đuổi. Nhiều hôm chật đến độ có người chịu không nổi phải chạy ra vỉa hè nằm. Thế nhưng sáng dậy cũng phải đưa tiền cho chủ nhà vì đồ đạc mình để trong đó mà?.

    Và sáng ra, thanh toán tiền cho chủ nhà. Bà C. (người ngồi) đang thu tiền.
    Đã 3h vẫn thấy vài người đàn bà chưa chịu ngủ mà vẫn còn quảy gánh lảng vảng trên cầu Ông Lãnh, tôi chạy lên bắt chuyện. ?oBọn chị lấy hàng nhiều để bán, hết tiền nên nợ tiền ngủ, bị chủ chửi mắng rồi không cho ngủ nữa. Vậy là bây giờ phải thức trắng đi bán luôn?, nói xong mấy chị cười ha hả. Riêng chị mặc bộ đồ đen, mái tóc rối bời là im thin thít. Thấy ánh mắt tôi tò mò chị mới thều thào: ?oNhà tôi ở Quảng Nam, trận lụt rồi, nước vào nhà cửa tan hoang em ơi. Thôi thì cứ ráng, tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy?.
    Giả vờ đóng vai người đi mua chỗ ngủ, đến 1h30, tôi lọt vào mấy căn nhà ở hẻm 158 Cô Giang, 358 Nguyễn Công Trứ. Giật mình khi chứng kiến cái cảnh mấy chục người đứng ngáp ngắn ngáp dài chờ đến phiên đi tắm. Thấy tôi dáo dác một chị chừng 25 tuổi tủm tỉm: ?oAnh mới vào hả? Phải chịu cảnh này thôi, nhà gần trăm người, ai cũng đến khuya mới đi làm về mà chỉ có 2 cái phòng tắm. Nhiều bữa chờ không được có người ngủ luôn, ghẻ khắp người?.
    Đến lượt tôi tắm. Bước vào, đóng cửa lại mới biết chỗ tắm cũng là chỗ đi vệ sinh. Quá sức hôi hám, mở cửa, tôi bịt mũi vội bước ra. Mấy người đứng đợi phía ngoài mừng rỡ: ?oMay mà chú ra sớm, bọn tôi nín tiểu chờ từ nãy giờ?. Nghe xong câu đó chợt thấy tái lòng cho cái phận xa quê của người lao động nghèo miền Trung.
    Cứ hơn 6h là bà C. (chủ căn nhà cho thuê ngủ trên đường Nguyễn Thái Học) bắc chiếc ghế nhựa, cầm quyển sổ, ngồi rung đùi trước cửa. Ai từ nhà bà ra cũng phải đưa 6.000 đồng rồi mới được đi buôn bán. Nhẩm tính cả buổi sáng có khoảng 70 người đi ra cửa. Làm phép tính đơn giản thì từ căn nhà ổ chuột này, mỗi tháng bà C. cũng bỏ túi tròm trèm 12-13 triệu đồng. Chưa kể dịp cận Tết, doanh thu có thể gấp đôi gấp ba số ấy.
    Trong vai một người môi giới muốn tìm chỗ ngủ cho 10 người ở Quảng Ngãi mới vào TP, tôi tiếp cận với bà C. Bà đon đả: ?oEm vào xem nhà đi, Quảng Ngãi, Bình Định đều ở chỗ chị hết, thoải mái lắm. Bao nhiêu người vào ngủ chị cũng nhận hết. Miễn sáng ra phải đưa 6.000 đồng liền. Cửa chị mở suốt đêm, về giờ nào cũng được?. Tôi đòi hạ giá, bà lắc đầu nguây nguẩy. Biết mọi người trong nhà đã đi bán hết, tôi giả vờ hỏi: ?oNhà chị đông người ngủ không??. Bà im lặng. Lại hỏi: ?oChính quyền ở đây có giới hạn số người thuê không? Ban đêm mở toang cửa vậy an ninh có bảo đảm??. Bà lườm ngay: ?oHỏi làm gì nhiều vậy! Đi chỗ khác đi!?...

    (Theo Người Lao Động)
    http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/12/3B9C2B16/
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mang luoi Am ap tinh thuong - kế hoạch dự kiến từ tháng 1 đến 3/2008:
    -Vui chơi tại khoa nhi viện Bạch Mai, lh: Liên 0987.58.13.86 , Hằng 0986.828996
    -Vui chơi tại Viện Nhi Trung Ương, lh: Tâm: 0984.33.7730, Thanh Huong: 0987.433.779, Thu Huong 098 660 2057
    -Tặng quà hỗ trợ bệnh nhân lh Trong Van, 0914.77.11.29, Nguyen Muoi, 0904.35.18.32, Thu Huyen, 0985.26.72.99
    -Trồng cây tại Viện Bỏng lh Hồng: 0904.998.280
    -Bánh chưng tết cho người nghèo lh Hoàng Hà: 0974.93.1914
    -Suất ăn chay miễn phí cho người nghèo lh chị Thảo: 0983.04.0305
    www.vinguoibenh.org
    www.sympameals.net
    http://360.yahoo.com/hoanghatay2000
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vườn rau học trò nội trú vùng cao

    TT - Trường THCS nội trú xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu được coi là một trường khó khăn nhất tỉnh Sơn La. Địa bàn xã quá rộng, nhà trường tổ chức nội trú cho các học sinh ở xa.
    Thầy giáo Tạ Quang Sơn, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết gia đình khó khăn, hằng tháng mỗi em được bố mẹ gửi 10-12kg gạo và 20.000-30.000 đồng mua muối, nước mắm. Để giúp học trò cải thiện bữa ăn, nhà trường dành một phần diện tích sân trường để các em trồng rau.
    Sau giờ học, các học trò nội trú ra vườn rau (ảnh); lên rừng kiếm củi nấu cơm. Thầy Sơn cho biết gian nan như thế nhưng các em vẫn chăm học; hơn năm năm qua Trường THCS Suối Bàng không có học sinh bỏ học giữa chừng vì khó khăn.
    ĐỖ HỮU LỰC
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=236030&ChannelID=7
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ý tưởng từ nỗi khổ của người cha


    Sinh viên Bùi Tiến Dũng.
    (Dân trí) - Chứng kiến cảnh người cha vất vả chống cháy rừng vào mỗi mùa khô, cậu bé Bùi Tiến Dũng khi đó mới 6-7 tuổi chỉ mơ ?olàm một cái gì đó? giúp cha ngồi một chỗ, mà vẫn nhận biết được những điểm ?onhạy cảm? trong rừng mà đề phòng.
    Và thế là, dự án báo cháy bằng Internet của chàng sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM Bùi Tiến Dũng ra đời với mong muốn, công việc của người bảo vệ rừng sẽ nhẹ nhàng hơn.

    Mặc dù hiện nay đề tài hướng vào việc báo cháy qua Internet ở khu dân cư và các doanh nghiệp, nhưng Dũng cho biết, cái mà cậu hằng ấp ủ vẫn là dự báo cháy rừng.

    Ý tưởng này được thôi thúc từ những năm tháng sống cùng với cha là cán bộ lâm nghiệp ở Lâm trường Mã Đã (Đồng Nai). Chứng kiến cảnh vào mùa khô, cha cực khổ cầm bình chữa cháy và các thùng nước đi khắp nơi trong rừng, xịt vào những chỗ có nguy cơ cháy, Dũng đã nảy ra ý tưởng làm một cái gì đó giúp cha ngồi một chỗ mà vẫn có thể nhận biết những điểm ?onhạy cảm? trong rừng mà đề phòng.

    Ý tưởng đó ấp ủ mãi và đến khi vào học ĐH Bách khoa TPHCM, Dũng đã biến nó thành hiện thực như đề tài ngày hôm nay.

    Tuy nhiên, đã có một sự thay đổi trong đề tài, bởi ngay từ đầu nếu trực tiếp làm về dự báo cháy rừng sẽ rất khó do nó quá rộng và Internet cũng chưa được phổ biến rộng rãi, Dũng đã hướng đề tài qua nội dung báo cháy ở khu dân cư và doanh nghiệp trước.

    Quy trình báo cháy khá đơn giản, bằng cách sử dụng một chip vi điều khiển gắn ở nơi cần theo dõi tình hình cháy. Chip này được gán cho một địa chỉ IP cố định và thông qua internet các dữ liệu được chip phân tích về nguồn cháy như khói, nhiệt độ, độ ẩm? sẽ truyền về máy tính trung tâm giúp người giám sát có thể theo dõi được tình hình và có biện pháp khắc phục sớm. Năng lượng dùng cho chip vi điều khiển là năng lượng từ ánh sáng mặt trời, gió, thậm chí là dùng pin và tiêu hao ở mức thấp nhất.

    Sơ đồ dự báo cháy thông qua Internet.

    Lúc đầu thực hiện đề tài, Dũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải tự mình mày mò dịch các tài liệu của nước ngoài vì không có một tài liệu nào trong nước liên quan đến vấn đề này. Việc tìm thiết bị cũng là điều đau đầu khi con chip vi điều khiển không biết kiếm ở đâu. Rất may, thầy giáo hướng dẫn đã kiếm cho Dũng một con chip miễn phí từ nước ngoài, người ta vẫn quen gọi là con chip example. Hiện nay, về cơ bản đề tài đã được hoàn thiện, tuy nhiên theo Dũng cần có thêm sự bổ sung về phần mềm điểu khiển nữa là có thể đem vào sử dụng.

    Mặc dù đã hoàn thiện nhưng đề tài này mới chỉ nằm trong phạm vi nghiên cứu. Dũng đang rất băn khoăn trong việc làm thế nào để đưa nó ra thị trường và kinh doanh thương mại. Bởi không thể tính được mức chi phí trên sẽ là bao nhiêu, cần thực hiện những bước như thế nào để hiện thực hoá nó đến tay các doanh nghiệp và khu dân cư.

    Dũng đang hi vọng sẽ có một người hay một công ty nào đó hoạt động về kinh tế có thể giúp mình thực hiện công việc trên. Đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính và hướng dẫn các bước để có thể tiến hành.

    Thêm vào đó, Dũng vẫn muốn có sự đầu tư và hướng dẫn thêm từ các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể phát triển đề tài đến đích của nó là dự báo cháy rừng qua internet hoặc sóng vô tuyến. Một việc có tính chất cấp thiết hiện nay khi mà vào mùa khô khắp các cánh rừng trong cả nước đều có nguy cơ xảy ra cháy. Các biện pháp báo cháy rừng trong nước ở thời điểm này vẫn còn khá nhiều bất cập và cũ kĩ, tất cả chủ yếu dựa vào thời tiết mà dự đoán.

    Lê Mỹ

    http://www1.dantri.com.vn/nhipsongtre/Y-tuong-tu-noi-kho-cua-nguoi-cha/2008/1/213562.vip

Chia sẻ trang này