1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Những hoạt động của tình nguyện gia đình
    ******** nguyện ở Hàn Quốc có lịch sử vài chục năm nay, nhưng tình nguyện gia đình (cả gia đình cùng ******** nguyện) thì mới bắt đầu từ khoảng năm 2000.
    Năm ngoái, Trung tâm Hỗ trợ Gia đình thuộc Bộ Gia đình và Bình đẳng giới giám sát 29 chương trình tình nguyện gia đình trên toàn quốc. Sang năm nay, có tới 50 chương trình tình nguyện gia đình.
    Điều cốt lõi của tình nguyện gia đình là tạo dựng quan hệ hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc giúp đỡ hàng xóm và cộng đồng.
    Tại một nhà hàng ở Gwacheon (tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc) vào một buổi sáng đầu tháng 12, có dãy hộp cơm trưa sắp được chuyển tới cho những người khuyết tật và người già sống một mình. Có tổng cộng 20 người từ 4 gia đình đã chuẩn bị các hộp cơm này.
    Park Ik-sun, 43 tuổi đang đứng cùng với vợ là chị Choi Jong-mi, 41 tuổi và cậu con trai Jeong-hyeok, 14 tuổi cùng cô con gái Do-yun, 12 tuổi. Nhiệm vụ của gia đình nhà Park là tới 7 nơi để chuyển 13 hộp cơm. Họ phải nhanh chóng khởi hành vì phải chuyển các hộp cơm trước giờ ăn trưa.
    Khi tới thăm những người già, gia đình nhà Park không chỉ chuyển các hộp cơm mà còn chuyện trò và trở thành bạn bè của những người già. Thông thường, họ mất 2 đến 3 giờ đồng hồ mới chuyển hết các hộp cơm.
    Người đầu tiên họ tới đưa cơm là bà Kim, 77 tuổi. Chị Choi hỏi bà: ?oBà ăn có thấy ngon miệng không? Bà không bỏ bữa đấy chứ??. Bà Kim đáp: ?oCảm ơn chị, món súp ngon lắm?! Cậu bé Jeong-hyeok cho biết cậu rất thích đi đưa cơm cùng gia đình. Khi làm công việc tình nguyện này, tôi nhận thấy vẫn còn nhiều người kém may mắn hơn mình.
    Gia đình nhà Park ******** nguyện được 3 năm nay. Năm ngoái, họ làm việc dọn dẹp vệ sinh cho một nhà dưỡng lão. Năm nay, họ chuyển các hộp cơm.
    Yoo Hee-jeong, nhân viên Trung tâm Tình nguyện ở Gangnam-gu (Seoul), cho biết hồi đầu năm 2000 hầu như không có đơn xin ******** nguyện gia đình. Còn hiện nay, hoạt động tình nguyện gia đình đã trở nên phổ biến đến nỗi tại Trung tâm Tình nguyện Gangnam-gu luôn có một danh sách dài những gia đình xin ******** nguyện.
    Một gia đình phải đi cùng nhau khi ******** nguyện. Do vậy, các thành viên trong gia đình có thêm cơ hội được ở bên nhau trò chuyện và trở nên gắn bó hơn. Đó cũng là dịp để các bậc cha mẹ giúp con mình tự tìm hiểu về bản chất của hoạt động tình nguyện.
    Park, một thương nhân, cho biết anh đi làm từ sáng sớm và tối mịt mới về nhà. Trước đây, khi chưa ******** nguyện, Park khó mà gặp gỡ các con trong ngày. Chính hoạt động tình nguyện gia đình tạo điều kiện cho Park chuyện trò nhiều hơn với con.
    Theo Kim Hyeon-ok, đại diện của Trung tâm Tình nguyện Seoul, cũng như các hoạt động khác, tình nguyện giống như một thói quen. Có nghĩa là từ lúc nhỏ bạn đã làm quen với công việc tình nguyện thì khi lớn lên, bạn sẽ tích cực tham gia hoạt động tình nguyện hơn.
    Gia đình chị Kim Ae-ja, 46 tuổi ở Daechi-dong (Gangnam-gu, Seoul) tình nguyện hỗ trợ những người khuyết tật suốt 2 năm nay. Kim kể bây giờ các con chị trở nên hòa đồng hơn, chúng rất tích cực và chủ động giúp đỡ người khuyết tật mỗi khi gặp họ trên đường.
    Hoạt động tình nguyện gia đình gồm có việc đi thăm người nghèo, nấu ăn, hỗ trợ việc nhà?Công việc chủ yếu nhất là mang cơm trưa cho người già và người nghèo. Các trung tâm tình nguyện cũng đề nghị các tình nguyện viên lắng nghe và chuyện trò với những người già càng nhiều càng tốt nếu họ không bị hạn chế về thời gian. Và khi các bậc cha mẹ trò chuyện thân tình với người già, tụi trẻ cũng hay làm theo bố mẹ.
    TRÁC NHI (Theo Donga)

  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương, Chương trình hỗ trợ bệnh nhân: Dự kiến: Chủ nhật 13/1/2008,
    1.
    09h sáng, vui chơi với các bé đang điều trị tại khoa Nhi, viện Bạch Mai, lh: Hương Liên: 0987.58.13.86, Hằng 0986828996, choi_voi_benh_nhi@yahoo.com.,
    2.
    10h sáng phát 150 suất cháo miễn phí cho bệnh nhân tại Viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103- Hà Đông) lh: chị Thảo: 0983.04.0305, Đinh Hương: 00916.50.5555, Hoàng Hà: 0974.93.1914
    3.
    4h00--Chiều vui chơi với các em bé khoa u bướu ở viện nhi trung ương xin liên hệ Nguyễn Thu Hương 0986602057 hoặc Nguyễn Thanh Hương 0987433779 ,
    Xin cảm ơn!
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    ?oBữa cơm nhân ái? cho người già neo đơn
    22-11-2007 00:45:55 GMT +7

    Các đoàn viên tình nguyện trên đường đi giao cơm
    Hoạt động của những tình nguyện viên này không chỉ dừng lại ở thời gian ba tháng hè, mà xuyên suốt một năm. Hằng ngày họ đưa cơm đến tận nơi cho các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa
    Đó chính là hoạt động mang tên ?oBữa cơm nhân ái?, được 50 đoàn viên phường 11, quận 8- TPHCM thực hiện bằng nỗ lực và tấm lòng chia sẻ. ?oLúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ tổ chức được vài bữa thôi, thế mà hoạt động kéo dài được 4 năm rồi. Nếu không có tấm lòng tình nguyện của các bạn đoàn viên chắc hoạt động này khó duy trì lắm?- chị Phan Kiều Thanh Hương, Bí thư Đoàn phường 11, tâm sự.
    Tình nguyện 365 ngày
    Chị Thanh Hương cho biết, ?oBữa cơm nhân ái? được phát động vào năm 2003. Hồi đó, Đoàn phường và Hội Chữ thập đỏ phường 11 tổ chức đợt phát thuốc và nấu một bữa cơm cho những cụ già neo đơn của phường. Thấy các cụ già yếu, không người chăm sóc, lại phải lặn lội đến tận phường để nhận phần, các bạn đoàn viên ai cũng thương...
    Cô bí thư Đoàn phường đem ý tưởng của mình nói lại với các bạn đoàn viên: Từ nay, phải đến tận nhà hỏi thăm và chăm sóc cho các cụ già neo đơn! Không ngờ, tất cả đoàn viên đều ủng hộ và sẵn sàng vào cuộc. Sau đó, Thanh Hương cùng các bạn đoàn viên đến tận nơi các cụ sinh sống, để hiểu hoàn cảnh của mỗi người.
    Mỗi người một số phận nhưng họ đều có điểm chung là nghèo và không có người chăm sóc. Đó là ông Hồng ở trong một căn nhà lụp xụp, từ khi mẹ mất, chú thui thủi một mình. Là ông Tuấn bị cụt cả hai chân, muốn di chuyển phải nhờ vào hai chiếc ghế nhựa.
    Hay ông Anh bị gù, sống trong những miếng gỗ ghép tạm đặt trong một con hẻm. Là bà Lan, hơn 60 tuổi, đi bán vé số kiếm tiền nuôi người em bị bại liệt. Là bà Bi, 82 tuổi, bị bệnh nặng mà không người chăm sóc, thuốc thang...
    Hằng ngày, hơn 50 bạn đoàn viên thay phiên nhau đến nhà các cụ dọn dẹp, thăm hỏi... Một thời gian, thấy việc làm của mình mang đến niềm vui cho người neo đơn, những đoàn viên tình nguyện này đã đề xuất mở rộng hoạt động: tổ chức nấu bữa cơm nhân ái cho các cụ. Đoàn phường bắt đầu đi liên hệ các tổ chức từ thiện và vận động mạnh thường quân ủng hộ.
    Một hội viên của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP biết chuyện, giới thiệu cho Đoàn phường đến chùa Lâm Quang (phường 14, quận 8) kêu gọi chùa ủng hộ cơm chay. Cứ 10 giờ 30, đoàn viên phường 11 lại mang hai chiếc giỏ to, trong đó xếp sẵn 12 chiếc cà mèn (cặp ***g) đến chùa nhận cơm và mang đến cho các cụ. Mỗi ngày, các bạn dành một giờ để làm công việc này...
    Lung linh tấm lòng tình nguyện
    Chị Thanh Hương vừa xếp những chiếc cà mèn vào giỏ, vừa kể: ?oKhông có phụ cấp xăng xe, không tiền lương... nhưng ai cũng nhiệt tình tham gia. Nắng mưa cũng đi, không thể để cho các cụ phải nhịn đói?.
    Bạn Như Nguyện, một đoàn viên tình nguyện của ?oBữa cơm nhân ái?, tâm sự: ?oNhiều bữa, vì đi xe đạp để đưa cơm, đến trễ, thấy các cụ vẫn ngồi chờ, tụi mình áy náy lắm. Từ đó, tụi mình phải canh giờ thật chính xác, nhận cơm sớm hơn để kịp giờ ăn cho các cụ, không để các cụ ăn cơm trễ?.
    Nhiều bạn đoàn viên, ngoài đi học còn phải đi làm như Huy Hào, Như Nguyện... Thậm chí, có bạn hoàn cảnh gia đình rất khó khăn như Châu Vy, bạn phải tạm nghỉ học để đi làm ở khu chế xuất, kiếm tiền phụ gia đình...
    Bận rộn, nhưng các bạn vẫn sắp xếp thời gian để ******** nguyện viên. Vì tất cả đều rất nhiệt tình nên chị Thanh Hương phải ?othiết kế? lịch đưa cơm thật chính xác để 50 bạn, ai cũng được tham gia. Huy Hào tâm sự: ?oĐi đưa cơm cho các cụ mệt nhưng vui vì công việc mình làm có ý nghĩa thiết thực?.
    Một thành viên khác của đội tình nguyện, bạn Lê Công Luận, cũng cho biết: ?oLúc đầu chị Hương vận động tham gia, em hơi ngại. Phần vì bận học, phần vì ngại giao tiếp. Nhưng tham gia mấy lần, em lại thấy rất vui. Có cụ đã khóc cám ơn, em rất cảm động?...
    Đi giao cơm vào những ngày nắng gắt còn đỡ, chứ vào những ngày mưa thì khá vất vả. Gặp cơn mưa bất chợt, chỉ có một chiếc áo mưa, các bạn đều sẵn sàng chịu ướt, dành áo mưa để... che cơm. Xuân Cảnh nói: ?oChịu ướt một chút, chỉ cần các cụ ăn ngon là tụi mình thấy hạnh phúc lắm rồi?.
    Những cái tên như Châu Vy, Thu Hà, Tuyết Hồng, Ngọc Hà, Quốc Việt, Thùy Trinh, Lữ Thứ... đã trở nên quen thuộc đối với những cụ già neo đơn ở đây. Bằng tấm lòng của mình, họ đã mang đến niềm vui cho những người già nghèo khổ trong suốt 365 ngày...
    Bài và ảnh: Hường Phạm
    http://www.nld.com.vn/tintuc/loi-song/208052.asp
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngân hàng phát tiền cho nhân viên làm từ thiện
    (ANTĐ) - State Bank & Trust, ngân hàng có trụ sở tại Fargo, bang North Dakota, Mỹ quyết định cho mỗi nhân viên 1.000 USD (người làm nửa thời gian là 500 USD) với một điều kiện ?" họ phải tặng lại cho những người cần giúp đỡ. Một đại diện của ngân hàng, ông Michael Solberg nói, đây là số tiền nằm trong sáng kiến ?oTrả cho tương lai? với tổng số vốn 502.000 USD.

    Các nhân viên có thể tùy ý sử dụng số tiền trên, có quyền chọn một cá nhân, chung vốn vào các dự án lớn hoặc quyên góp với các tổ chức từ thiện bên ngoài.
    Tuy nhiên, họ không được sử dụng số tiền này cho bản thân, cho gia đình mình hoặc gia đình các nhân viên khác. Ngân hàng cũng quy định mỗi người ghi lại hoạt động từ thiện này của mình qua máy quay phim. Hạn cuối cùng nộp lại băng hình là 30-6-2008.
    Ngân hàng tư nhân này hiện có hơn 500 nhân viên và ông Solberg hy vọng chiến dịch của họ sẽ có tác động lớn đến cộng đồng.
    Hải Yến
    (Theo AP)
    http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=15344&ChannelID=85
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đội vá đường ''U60'' tình nguyện
    Hễ thấy đường trong xã xuất hiện ổ voi, ổ gà loang lổ, cản trở việc đi lại của người dân, đội vá đường lại đến sửa. Làm xong ấp này, họ sang ấp khác vá tiếp mà không nhận một khoản thù lao nào.
    Đó là công việc của đội vá đường tình nguyện độ tuổi U60 của ông Tám Có (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang). Đội có khoảng 10 thành viên, trong đó có 5 người thường xuyên đi giặm vá, trám lỗ thủng khi phát hiện đường hư, cầu thủng.
    Ngoài ?ođội trưởng? Tám Có (Nguyễn Hữu Rớt, 55 tuổi) ?otrẻ? nhất trong đội, còn có các ông Đặng Thanh Hiền (Hai Não), Nguyễn Văn Liễng (Ba Liễng), Lê Quang Rẫy, Lê Văn Sáu. Tất cả đã lục tuần, riêng ông Hai Não 72 tuổi, nhưng trông vẫn còn rất sung sức.
    Làm đẹp đường làng
    Tuổi cao, nhưng khi bàn đến chuyện đi làm đẹp đường phố là các thành viên trong đội đều rất hăm hở ?onhư những thanh niên tình nguyện mùa hè xanh?. Đội trưởng Tám Có là thương binh, bị mất một chân trái. Tuy phải đi lại bằng tó nhưng khi hay trong ấp có đường hư là ông cảm thấy ?ongứa ngáy tay chân? và huy động mấy thành viên trong đội đi trám lại.
    Người dân địa phương quen gọi ông Tám Có bằng cái tên dí dỏm: ?oTám cầu đường?. ?oLàm việc gì có ích cho xã hội, được nhiều người đồng thuận thì tụi tôi không ngại khó. Tôi còn một chân nhưng còn xài được lắm đấy?, ông Tám vui vẻ nói. Còn ông Ba Liễng (60 tuổi) bị liệt một tay từ nhỏ, là thành viên năng động nhất trong đội. ?oCông việc tuy không hợp với sức già nhưng đi làm từ thiện nên cũng thấy nhẹ nhàng như tập thể dục?, ông Ba Liễng cười khà khà nói.

    Các thành viên trong đội vá đường của ông Tám Có lúc nào cũng hăm hở với việc làm đẹp đường làng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Để có được nhựa vá đường, ông Tám Có đến chính quyền xã xin cấp giấy giới thiệu đi làm từ thiện rồi chủ động tìm đến các công ty cầu đường xin nhựa đường phế phẩm. Nhiều khi đội phải bỏ tiền ra mua với giá 30.000 đồng/xe ba gác. Có nhựa đường, đội liền đi vận động dân góp tiền mua dầu đỏ tưới nhựa đường.
    Nhiều người dân ấp Thạnh Mỹ cho biết hễ khi nghe trong xóm hoặc trong ấp khác phản ảnh đường hư, cầu thủng thì không bao lâu đội vá đường liền đến trám lại. Người dùng xe đạp chở đá, nhựa phế phẩm, người mang bình xịt dầu, người mang đồ giặm vá, người mang theo chổi quét đường... hì hục như những người thợ chuyên nghiệp.
    Làm đến khi ?okiệt sức? mới ngưng
    Ông Nguyễn Hoàng Điểm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, cho biết, toàn xã có khoảng 13 km đường nhựa. Nhiều đoạn sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, bong tróc, ảnh hưởng việc đi lại của người dân, nhất là vào mùa mưa lũ và ban đêm. Từ thực tế đó, đội vá đường của ông Tám Có tự nguyện thành lập, được người dân hoan nghênh, hăng hái tham gia.
    Ông Nguyễn Văn Ba, chủ tịch hội chữ thập đỏ xã, cho biết thêm 5 thành viên chính trong đội vá đường tự nguyện còn là thành viên tổ nhân đạo thuộc hội chữ thập đỏ xã. Họ thường xuyên đi vận động các nhà hảo tâm góp tiền giúp hộ nghèo, người khuyết tật, người nhiễm chất độc da cam, trẻ mồ côi, người già neo đơn. Đội còn vận động người dân hiến máu cứu người như một nghĩa cử cao đẹp.
    Các thành viên của đội đều khẳng định chắc nịch sẽ làm công việc vá đường và từ thiện đến khi nào ?okiệt sức? mới ngưng. Nhìn con đường trong ấp bằng phẳng, không còn lởm chởm ổ gà, ổ voi, ông Tám Có khoe: ?oChúng tôi đã đăng ký thi con đường đẹp do tỉnh tổ chức rồi. Hy vọng sẽ đoạt giải đấy?.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những nghịch lý của cuộc sống
    Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do.
    Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy những điều hiển nhiên ấy, những diều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.
    Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
    Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
    Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
    Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.
    Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
    Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
    Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
    Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
    Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.
    Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.
    Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.
    Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
    Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều.
    Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
    Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.
    Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.
    Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.
    Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
    Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.
    Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim và nó không tốn một xu.
    Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương.
    Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn.
    Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác Hoàng Hà chịu khó up thông tin nhảy?
    Anh ơi lấy nguồn ở đâu đới? Hỏi xế để lần sau có iem cũng ủng hộ bác lun
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương, Chương trình hỗ trợ bệnh nhân
    Dự kiến Chủ nhật 20/1/2008,
    10h sáng phát 150 suất cháo chay miễn phí cho bệnh nhân tại Viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103- Hà Đông)
    Chi tiết xin liên hệ: Hoàng Hà: 0974.93.1914 , Nguyễn Vinh 0976.38.1251
    Xin cảm ơn
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tình nguyện làm thầy giáo cho con em bệnh nhân

    Cứ đều đặn mỗi tuần 4 buổi, vượt cả chục cây số vào Quy Hòa để dạy tin học miễn phí cho con em bệnh nhân phong. Người tình nguyện làm công việc này là anh Đỗ Văn Đủ, 30 tuổi, ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn).


    Mọi việc bắt đầu từ năm 2006, một số cá nhân, đơn vị tài trợ cho Hội đồng bệnh nhân phong (Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa) 15 bộ máy vi tính, mục đích chính là để cho con em bệnh nhân phong được tiếp cận với tin học. Khi đã có máy rồi thì việc tìm giáo viên để dạy cho các em là một điều nan giải. Hội đồng bệnh nhân phong đã chạy đôn chạy đáo nhưng vẫn không tìm ra.Trước tình cảnh đó, hai anh Hồ Như Oai và Đỗ Văn Đủ đang công tác tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa tình nguyện đến dạy cho các em. Cứ mỗi tối chia làm 2 ca để dạy, anh Oai chịu trách nhiệm dạy từ 16 giờ 30 phút đến 19 giờ, còn anh Đủ dạy từ 19 giờ đến 21 giờ. Vậy mà lớp tin học của các anh đã mở được 4 khóa, với 150 em học sinh cấp 2, cấp 3 là con em bệnh nhân phong theo học.Gắn bó với lớp học được một thời gian, do bận nhiều công việc, anh Oai đã xin nghỉ dạy, một mình anh Đủ bám lớp cho đến nay. Cũng trong thời gian này, vợ anh Đủ sinh đứa con thứ 2, anh định xin nghỉ dạy. Nhưng nghĩ lại nếu mình nghỉ thì lớp học phải đóng cửa. Thế là anh phải thu xếp việc gia đình và đến lớp. Anh Đủ tâm sự: ?oDo có thời gian sống và làm việc với con em bệnh nhân phong nên tôi hiểu được sự mất mát, thiệt thòi của các em. Chính vì lẽ đó mà tôi dành chút thời gian, công sức giúp các em tiếp cận với tin học, chỉ mong sao các em có đầy đủ kiến thức để hòa nhập với cộng đồng?.Em Nguyễn Thảo Nguyên, học sinh lớp 6A3, Trường THCS Quang Trung, đang theo học lớp tin học thầy Đủ, vui mừng cho biết: ?oNhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy Đủ mà chỉ hơn 1 tuần em đã biết cách sử dụng máy vi tính, biết đánh văn bản. Em cũng như các bạn ở đây vui lắm, sẽ cố gắng học thật giỏi để đền đáp công lao mà thầy Đủ dành cho chúng em?.
    Một điều đặc biệt của lớp tin học thầy Đủ, ngoài các em học sinh còn có một vài phụ huynh đến xin học. Anh Nguyễn Quang Diệu đã bước sang tuổi 40 nhưng anh vẫn miệt mài đến lớp học. Cứ chiều đến, anh Diệu cùng con trai Nguyễn Ngọc Thiện, học sinh lớp 6 Trường THCS Quang Trung, dắt tay nhau đến lớp. Anh Diệu cho hay: ?oBây giờ thời đại công nghệ thông tin, mình phải học cho biết, vả lại đây là lớp học miễn phí mà. Nhờ hai cha con cùng học chung trên một máy, nên có những cái mình chưa biết là con mình chỉ và ngược lại, còn cái nào không biết nữa đã có thầy Đủ?.


    Theo nhận xét của các phụ huynh ở làng phong, đây là lớp học tình nguyện nhưng tinh thần và trách nhiệm của thầy Đủ đối với lớp học rất cao. Hôm nào thầy bận việc đột xuất là gọi điện báo trước và hôm sau lại dạy bù lại cho các em, có nhiều buổi thầy Đủ say sưa dạy, quên cả giờ về.Ông Trần Công Nghĩa, Trưởng ban đời sống và tiếp nhận quà từ thiện của Hội đồng bệnh nhân phong, cho biết: ?oNgoài thầy Đủ ra thì trước đây cũng có một số sinh viên ở Trường ĐH Quy Nhơn tình nguyện vào dạy môn Văn, Toán và Anh văn cho các em. Các lớp học duy trì được một thời gian, do đường sá cách trở nên các em cũng xin nghỉ dạy. Ở làng phong này hầu hết các em thuộc gia đình khó khăn, đường sá cách trở nên có muốn đi học thêm bên ngoài cũng rất khó?.
    Giờ đây, các phụ huynh và học sinh ở làng phong Quy Hòa đang mong lắm những thầy cô giáo tình nguyện đến dạy cho các em môn Toán và Anh văn, giúp các em vươn lên trong học tập.
    http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=doibekho&p=98017

  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những người "mẹ" ở chốn cửa thiền
    (VietNamNet) - Đằng đẵng 13 năm, các nữ tu chùa Thiền Lâm (Đà Lạt) đã phải làm mẹ một cách thực sự để chăm 32 các cháu từ khi chúng còn ẵm ngửa. Mỗi đứa bé nương tựa nơi cửa Phật này đều có một số phận riêng.

    Ni sư Thích Nữ Huệ Trang.
    Thiền Lâm là một ngôi chùa nhỏ nằm ở ấp Thái Phiên ven đô Đà Lạt (Lâm Đồng), dành riêng cho các nữ tu. Vào một buổi sáng, sau tiếng bấm chuông, tôi được chính ni sư trụ trì Thiền Lâm pháp danh Thích Nữ Huệ Trang mời vào phòng khách. Chén trà do ni sư rót mời chưa kịp đặt lên môi thì tôi đã nghe tiếng trẻ oe oe từ phòng bên vọng lại. Thấy khách có vẻ ngạc nhiên, ni sư Huệ Trang nói như không chỉ để cho riêng mình tôi: ?oMô phật! Cháu Cù Thị Thiện Duyên lại lên cơn sốt rồi đây mà! Mấy hôm rày cháu bị sởi nên biếng ăn và khó ngủ lắm!?. Và tôi càng ngạc nhiên khi biết rằng đằng đẵng 13 năm qua, những người phụ nữ khoác áo nâu sồng này đã lặng lẽ nuôi nấng, dạy dỗ đến những 58 sinh linh bơ vơ như cháu bé Thiện Duyên được đưa vào chùa từ lúc còn đỏ hỏn này vậy!
    Tiếng chuông gõ cửa từ bi
    Vừa đưa tôi sang phòng mấy đứa trẻ, ni sư trụ trì Thích Nữ Huyền Trang vừa nói: ?oBây giờ, nhà chùa chúng tôi cứ hễ nghe tiếng bấm chuông lúc nửa đêm là ai ai cũng thót cả tim!?. Tôi đề nghị: ?oThưa, ni sư có thể kể cho tôi nghe một đêm cụ thể nào đó trong số rất nhiều đêm của 13 năm qua??. Với bước chân thật chậm trong mùi hương ngọc lan thoang thoảng, giọng ni sư Huệ Trang trở nên trầm lắng và váng vất nét buồn đau: ?oĐêm ấy cách nay chưa lâu, chỉ mới 28 tháng, trời Đà Lạt về khuya lạnh buốt. Giữa thinh lặng lúc nửa đêm, những hồi chuông của nhà chùa Thiền Lâm bỗng dồn lên gấp gáp, hối hả. Tôi bật dây khỏi giường và đi về phía cổng chùa. Thí chủ nào đó sau những hồi chuông hối hả đã hòa trộn hình hài của mình vào màn đêm đen kịt và buốt giá. Và ?omón quà? bất ngờ nơi cửa Phật mà thí chủ đó để lại là một đứa bé còn đỏ hỏn, tím tái đang ngọ ngoạy bên trong mấy làn vải trùm vội. Đứa bé ấy bây giờ là Cù Thị Thiện Duyên 28 tháng tuổi hiện đang lên cơn sốt vì bị sởi đang nằm trên giường kia kìa!?.

    Nương tựa cửa thiền.
    Theo hướng tay của ni sư trụ trì, tôi nhìn thấy một bé gái có cặp mắt lờ đờ nửa thức nửa ngủ và trên khuôn mặt vô số những vết đỏ bầm vì sởi. ?oCháu Thiện Duyên bị bệnh úng thủy não nên chậm lớn ?" ni sư Huệ Trang cho biết thêm. Còn ở giường bên cạnh là cháu Cù Thiện Sanh cũng chỉ mới chưa đầy 30 tháng tuổi. Cháu Sanh vừa bị bệnh suyễn lại vừa bị bại não. Đó là 2 cháu ?ođặc biệt? trong 5 cháu là những ?omón quà? bất ngờ trước cổng chùa Thiền Lâm sau những hồi chuông gõ cửa từ bi lúc nửa khuya mà chúng tôi ?onhặt? được trong thời gian gần đây?. Như vậy, ngoài Cù Thị Thiện Duyên và Cù Thiện Sanh, những nữ tu chưa một lần sinh nở này (tôi thành thật xin lỗi các ni cô, ni sư vì phải nhắc đến điều ấy) còn phải làm bảo mẫu cho 3 sinh linh bất hạnh khác là Cù Thiện Nhân, Cù Thiện Minh và Cù Thị Thiện Ân. Vừa ghi lại mấy cái tên vào sổ tay, tôi vừa hỏi: ?oThưa ni sư, như vậy là họ tên của các cháu đều do nhà chùa đặt cho??. Giọng nói của vị nữ tu này vẫn váng vất nỗi buồn trần thế: ?oNhà chùa chúng tôi khi ''nhặt'' được, thường là không thể nào biết được tên họ, gốc gác của những sinh linh bất hạnh đó. Bởi vậy, tôi đã lấy họ Phật (Cù Đàm) và đặt tên. Trong số này, thương tâm nhất có lẽ là trường hợp của cháu Cù??.
    Vâng, tôi không nỡ ghi đầy đủ họ tên cháu bé ra đây bởi câu chuyện ?otrước đây? về cha mẹ của cháu mới nghe tưởng đẹp như trong tiểu thuyết, nhưng? Họ đều là sinh viên của trường đại học duy nhất trên xứ sở mộng mơ Đà Lạt. Nhưng tòa lâu đài được họ xây trong mộng đã sụp đổ hoàn toàn khi vào cuối năm học thứ ba, cô nữ sinh sau một buổi lén lút gõ cửa một cơ sở khám thai đã biết chính xác rằng giọt máu trong bụng mình đang lớn dần. Sau khi sinh đứa bé, cô nữ sinh thiếu phụ nọ liền bế ngay đến cửa chùa Thiền Lâm. Cô được các ni sư ở đây khuyên giải về? thiên chức làm mẹ với lời hứa: ?oBây giờ hãy cứ đưa cháu bé về nhà nuôi nấng. Đến khi nào không còn con đường nào khác thì hãy bế cháu trở lại đây. Cánh cửa nhà chùa chúng tôi luôn rộng mở!?. Song chỉ vài hôm sau, cũng vào một đêm tối trời, tiếng chuông chùa Thiền Lâm lại vang lên giục giã. Ni sư Huệ Trang lại bật đèn và đi về phía cổng. Vẫn như mọi khi, ni sư căng mắt nhìn vào màn đêm mông lung nhưng tịnh không rõ ai là chủ nhân của ?omón quà?. Nhưng với lần này, ?omón quà? đã được nhận diện. Kể đến đây, giọng của ni sư Huệ Trang chùng hẳn xuống: ?oCháu? đã được hơn mười tháng tuổi rồi. Hiện giờ bố mẹ của cháu ở không xa cháu lắm!?.

    Ni sư Huệ Trang: "các cháu sống nhờ vào vườn lan này..."

    Những người "mẹ" mặc áo cà sa
    Đã gần trưa. Tiếng chén bát ở phòng bên khua loảng xoảng. Các ni cô tay bồng tay bế mấy trẻ còn đang chập chững vừa cất tiếng ?oơi ời? dỗ dành khe khẽ vừa mớm thức ăn cho các cháu. Ni sư Huệ Trang nhoẻn miệng cười và tỏ ra ái ngại: ?oĐã có ai sinh nở bao giờ đâu mà biết nuôi nấng trẻ nít! Ấy vậy mà các cô phải chăm 5 đứa bé nhỏ nhất này từ khi còn đỏ hỏn thì quả là??. Còn xa hơn nữa thì phải nói cho đầy đủ rằng, đằng đẵng 13 năm, các nữ tu chùa Thiền Lâm đã phải làm người mẹ một cách thực sự để chăm các cháu từ khi còn ẵm ngửa! Trong 58 cháu nương nhờ cửa Phật, số các cháu vào đây khi được vài tuổi cũng có nhưng không nhiều. Rồi nữa, riêng cái khoản tiền chợ hằng ngày cho 58 suất ăn đã là một gánh nặng kinh khủng. Chỉ tay ra vườn hoa lan, ni sư Huệ Trang nói: ?oTiền chợ nhà chùa nhờ chính vào vườn lan một ngàn chậu này. Bên cạnh đó là làm xí muội, làm bánh? đưa ra chợ bán để lấy tiền nuôi các cháu?. Vừa nói, ni sư trụ trì vừa nhắc tôi ghi lại cẩn thận mấy con số: Số cháu hiện đang còn ở chùa là 32.
    Trong đó có 6 cháu học cấp ba và 11 cháu học cấp hai, số còn lại học tiểu học hoặc chưa đến tuổi đến trường. Tôi hỏi: ?oNhư vậy có nghĩa là có những cháu đã hoàn tục??. Ni sư Huệ Trang trả lời ngay: ?oHiện còn 32 cháu. 26 cháu kia đã trở về với gia đình, thân tộc hoặc đã tự ?ora đời?. Ví như trường hợp của cháu gái Kỳ Duyên, khi vào chùa cháu đã được vài tuổi, hiện đã hơn 18 tuổi rồi. Cháu đang học ở Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và sinh hoạt luôn tại ký túc xá như những nữ sinh viên bình thường khác. Hoặc như trường hợp cháu Hằng ở Bảo Lâm: Vào chùa từ lúc còn bé tí. Được nhà chùa nuôi nấng cho ăn học đến lớp 4 thì ông ngoại của cháu lên xin về. Cháu bỏ học giữa chừng nhưng được cái là rất chăm ngoan, một mình vừa làm lụng kiếm tiền nuôi bản thân vừa nuôi ông ngoại bệnh tật bằng gánh hàng cháo ở chợ quê. Cháu Hằng ?ovề với đời? đã được 4 năm nay rồi. Thỉnh thoảng cháu vẫn trở lại thăm chùa, thăm các sư??.

    Đạm bạc nhưng là cả tấm lòng...
    Ở chùa Thiền Lâm, mỗi đứa bé là một hoàn cảnh nhưng tất thảy đều giống nhau ở một điểm: không nơi nương tựa! Tuy nhiên, không phải cứ vào đây là vĩnh viễn mặc áo nâu sồng. ?oTu tại tâm thôi mà! Nhà chùa không buộc các cháu quy y hay hoàn tục khi đã lớn. Vì, suy cho cùng thì chúng tôi cũng chỉ có thể giúp các cháu vượt qua một chặng đường đời mà thôi!? ?" ni sư trụ trì bộc bạch. Còn điều này nữa, tất cả các em đều học từ khá đến giỏi và tất cả đều không được miễn giảm bất kỳ một khoản đóng góp nào ở các trường học! Ni sư Huệ Trang đã can ngăn, không cho tôi ?oghi? vào đầu thông tin này, nhưng biết làm sao được khi mà trí nhớ của tôi chưa thật tồi! Tuy nhiên, tôi nói ra điều ấy cốt chỉ để làm phép so sánh khi biết rằng, hiện chùa Thiền Lâm có đến 6 chiếc máy vi tính phục vụ việc học tập của các em. Ngoại trừ 1 máy có được từ danh hiệu "Hiệp sĩ công nghệ thông tin" báo Echip phong tặng cho ni sư Thích Nữ Huệ Trang, số còn lại đều từ những tấm lòng thơm thảo của phật tử xa gần, trong đó có một sinh viên ở TP.HCM.
    Thấy ni sư trụ trì tiễn chân khách, mấy chú tiểu vốn là những đứa bé bị bỏ rơi, đang ngồi giặt quần áo ở giếng, vội đứng cả lên và chắp tay trước ngực: "Nam mô A di đà Phật! Chúng cháu kính chào quý khách ra về!". Nhìn mấy đứa trẻ (xin lỗi, vì phải gọi như thế), tôi lại nghĩ về bóng tối vô minh, rồi lại nghĩ về ngọn đuốc tuệ được thắp lên từ lòng nhân ái của các nữ tu để soi rọi vào chốn vô minh đời người!
    Bài và ảnh: Anh Vũ

    http://www.vnn.vn/psks/2004/06/160054/

Chia sẻ trang này