1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NguoiDemSa0

    NguoiDemSa0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0

  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương, Chương trình hỗ trợ bệnh nhân: Dự kiến: Chủ nhật 27/1/2008,
    1.
    09h sáng, vui chơi với các bé đang điều trị tại khoa Nhi, viện Bạch Mai, lh: Hương Liên: 0987.58.13.86, Hằng 0986828996, choi_voi_benh_nhi@yahoo.com.,
    2.
    10h sáng phát 150 suất cháo miễn phí cho bệnh nhân tại Viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103- Hà Đông) lh: chị Thảo: 0983.04.0305, Đinh Hương: 00916.50.5555, Hoàng Hà: 0974.93.1914, Nguyễn Vinh 0976.38.1251
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Xóm bắp cuối năm
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=242173&ChannelID=7
    TTO - 26 Tết, xóm bắp vắng tênh. Nhiều gia đình nhập cư đã về quê. Cái xóm trọ vốn đã buồn, những ngày cận Tết nay càng buồn , cô đơn hơn với những công dân nhí hiếm hoi của xóm.
    Gần mười năm nay, xóm bắp ?ođóng đô? trong một dãy trọ xập xệ ở xóm cầu Xéo (Q.Tân Phú, TP.HCM). Tôi ghé thăm xóm bắp một trưa cuối năm, Sài Gòn nắng như đổ lửa, còn gay gắt hơn với những chiếc bếp to đùng luôn bùng bục cháy luộc bắp, luộc trứng cho mỗi buổi chợ của hơn 100 cư dân của xóm. Những lần ghé thăm xóm trước đây, luôn tấp nập tiếng nói cười, người vớt bắp, người luộc khoai? trái, những ngày này xóm bắp đìu hiu.
    Tay trái xách xô nước tro, tay phải cầm que gỗ ?ochuyên dụng?, chưa kịp cởi bộ quần áo thể dục đồng phục của truờng tiểu học Tân Sơn Nhì, Nguyễn Thị Thu Trang đã bắt đầu công việc xục đinh của mình. Liên tục ?ongoáy? thanh gỗ có gắn nam châm ở đầu vào chiếc lò vừa kịp hết lửa, ngoáy độ ba vòng để đinh trong lò bám vào mảng nam châm, Trang cho vào xô nước tro. Tiếng xèo xèo chưa kịp hết, Trang đã đưa tay vào xô nước gỡ đinh khỏi thỏi nam châm. Mỗi lò Trang ?ongoáy? độ 5 lượt, lò nào nhiều tro thì ngoáy nhiều hơn và mạnh hơn để mót tận cây đinh cuối cùng. Hơn một giờ ?olàm việc?, đáy xô được một lớp đinh dày.
    Nhìn Trang thoăn thoắt gỡ đinh khi thanh nam châm vẫn còn nghi ngút khói, tôi lo cho cái tay be bé của cô nhỏ. ?oBa năm nay con đi lấy đinh mà chưa bao giờ bị bỏng tay. Con 10 tuổi nhưng chắc phải đến 20 năm kinh nghiệm rồi. Cô yên tâm đi?, Trang tâm sự già dặn.
    Như những cư dân của xóm, mẹ Thủy của Trang ngày ngày đi bán bắp luộc dạo, chị và anh Trang đi làm, hết giờ học là Trang lại quanh quẩn bên những nồi bắp luộc đen nhẻm của cả xóm. Tất cả các cô chú đều nấu bắp bằng gỗ xin từ các công trình xây dựng nên sau khi đun, đinh rớt lại trong lò rất nhiều. Đặc trưng của xóm bắp là hiếm con nít vì thế Trang được ?ođặc quyền? xục đinh từ tất cả các lò trong xóm. Ba năm nay, ngày nào cũng vậy, trưa một đợt và chiều một đợt Trang đi mót những mẫu đinh trong từng bếp lò, ngâm trong nước tro, chà sơ qua một lần, gom lại được nhiều nhiều rồi đem bán ve chai.
    Nguyễn Đức Anh (lớp 6, trường Nhân Văn, Q.Tân Phú) là ?ođồng nghiệp? của Trang ở xóm bắp, mới theo mẹ vào Sài Gòn được hơn hai năm. Mỗi ngày Đức Anh cũng lọ mọ xục xạo các lò luộc bắp để xục đinh.
    26 Tết, cả xóm đã về quê, chỉ còn độ 10 nhà ở lại, mẹ Trang và mẹ Đức Anh vẫn miệt mài với từng buổi chợ, Trang và Anh vẫn miệt mài với công việc. Với từng gia đình, lo từng bữa ăn, từng tháng tiền nhà trọ đã là một vấn đề nói chi đến việc sắm sửa quần áo mới cho con. Suốt một năm, ngoài đồng phục của trường Trang chỉ có vài bộ quần áo vải mỏng te và cũ sì vì suốt ngày cô bé xì xụp xục bới trong xóm bắp. "Năm ngoái cả nhà con về quê với bà. Vui lắm. Có bạn nhiều nữa. Năm nay mẹ bảo ăn Tết ở đây để mẹ đi bán thêm??, cô học trò lớp hai bùi ngùi mơ ước.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Không Tết giữa thành phố
    Cập nhật lúc 10h45" , ngày 01/02/2008
    http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?CatId=18&NewsId=118563

    Người dân xóm nghèo Phú Định

    Hàng ngày, ông Long cùng vợ bươn chải để có tiền nuôi người con bị tật nguyền. Với ông, những ngày Tết còn bận hơn ngày thường. Ông kiếm được nhiều tiền hơn, được trả công cao hơn và được lì xì. Nhưng, 14 năm sinh sống ở Sài Gòn, là 14 năm gia đình ông không có Tết.
    Không khí Tết đã hiển hiện trong những cửa hàng, trung tâm mua sắm sầm uất tại TP.HCM, nhưng cũng trong thành phố vẫn còn những xóm nghèo, những khu nhà ổ chuột không biết Tết là gì? Như mọi năm, trong khi thiên hạ đang háo hức đi sắm Tết thì những gia đình ở đây vẫn vật lộn với bài toán cơm áo hàng ngày.
    14 năm không Tết
    Đường vào khu dân cư Phú Định thuộc phường 10, Q.6 (TP.HCM) gồ ghề, lồi lõm. Người dân ở đây vẫn gọi khu Phú Định là xóm Đình. Đập ngay vào mắt mọi người là một ?onhà vệ sinh? được quây lại bằng những tấm bao bố, nằm chênh vênh bên một cái ao đen ngòm, ngập ngụa rác. Đó là nhà vệ sinh duy nhất cho gần hai chục hộ gia đình nơi đây.

    "Cầu tõm" giữa thành phố.
    Thảm hơn, cách đó không xa, men theo bờ kênh đầy dừa nước um tùm là một ?ocầu tõm? như của nhiều gia đình ở miền Tây. Ít ai ngờ, giữa TP.HCM hoa lệ, vẫn còn ?ocầu tõm?, một thói quen lạc hậu của nông thôn miền Tây đang từng bước bị xóa bỏ.
    Sắp đến Tết, nhưng không có một dấu hiệu nào cho thấy người dân ở đây đang sửa soạn đón năm mới. Khi được hỏi họ ăn Tết thế nào, mọi người đều cười và trả lời: Không có Tết. Cười vậy, nhưng rồi ông Nguyễn Kim Long lại ngậm ngùi: "Ở đây chúng tôi làm gì có Tết. Tết cũng chỉ mua miếng thịt cúng ông bà là xong, ngoài ra không có gì khác ngày thường".
    Từ vùng Cần Thơ trôi dạt lên Sài Gòn, ông Long kiếm sống bằng nghề vác mướn. Hàng ngày, ông cùng vợ bươn chải để có tiền nuôi một người con bị tật một mắt. Với ông, những ngày Tết còn bận hơn ngày thường, bởi ngày này kiếm được nhiều tiền hơn, vì vừa được trả công cao, vừa được lì xì. 14 năm sinh sống ở thành phố, là 14 năm gia đình ông không có Tết.
    Bà Nguyễn Thị Hồng, hàng xóm của ông Long góp lời: "Ngày Tết nhưng chúng tôi chẳng sắm sửa gì. Năm nào có tiền thì mua thêm miếng thịt, năm nào không có thì thôi. Quần áo thì khi đi ve chai có rất nhiều người thương cho đồ cũ, nên cũng không phải mua".
    Không có Tết, buồn đã đành nhưng bà Hồng còn canh cánh một nỗi lo: không có tiền, có quê mà chẳng dám về. Ngày giỗ cha mẹ, bà cũng chỉ mua miếng thịt cúng tại nhà trọ để tưởng nhớ, không thể về quê thắp nhang cho cha mẹ. Ngày Tết, trong khi người ta lũ lượt kéo nhau về quê sum họp gia đình thì cả nhà bà ngậm ngùi nhìn theo.
    Tết này cũng như mọi năm, trong khi thiên hạ đang háo hức đi sắm Tết thì những hộ gia đình ở khu Phú Định vẫn vật lộn với bài toán cơm áo hàng ngày.
    Cái nghèo đeo đẳng
    Sinh ra ở Châu Đốc, An Giang nhưng vì cuộc sống quê quá khó khăn, gia đình ông Trần Quang Lâm đành lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Ở quê đã nghèo, lên TP.HCM cũng không thoát khỏi cảnh nghèo. Gần hai chục năm nay, ông Lâm làm nghề lượm rác để sinh sống. Vợ ông là bà Lê Thị Men bị tật ở chân mà hàng xóm xung quanh vẫn gọi đùa ?omột chân rưỡi?, phải đi khập khiễng, nên lao động chính trong nhà chủ yếu là ông Lâm.
    Cả gia đình sống trong một ?ocăn nhà? thuê 30m2. Gọi nhà cho oai, chứ thực chất chỉ là một gian nhà tranh đã quá cũ kỹ và xơ xác. Ngày nắng đã đành, ngày mưa thì dột tứ tung. Chỗ nào dột nhiều thì lấy ni lông căng lên che, chỗ nào dột ít thì huy động thau chậu đem ra hứng. Vật giá trị duy nhất trong nhà là một chiếc ti vi đã cũ mà gia đình cũng phải dành dụm bao năm mới mua được.
    Hàng ngày, ông Lâm phải dậy từ 5 giờ sáng , đi bộ đến các bãi rác, lượm lặt những thứ người ta đã bỏ đi rồi đem bán cho các vựa ve chai kiếm tiền sinh sống qua ngày. Những ngày trời mưa, không đi được thì cả nhà phải ăn cháo hoặc ôm bụng đói ngồi nhìn mưa rơi. Sau gần hai chục năm bám trụ lấy thành phố, đến khi tuổi già sức yếu, tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Không thể lao động được nữa, vợ chồng ông Lâm lại trở về quê ở An Giang, sống nốt những ngày còn lại. Chị Trần Thị Kiều, con gái ông Lâm bảo, mặc dù về quê nhưng bố mẹ chị cũng không có nhà để ở, phải quây tạm một túp lều trên mảnh đất của ông bà, sống nốt quãng đời tuổi già.
    Gia đình của bà Nguyễn Thị Hồng cũng có hoàn cảnh tương tự như vậy. Bà sống bằng nghề mua ve chai, chồng thì đi làm phu hồ. Hàng ngày, bà lầm lũi đẩy chiếc xe ba bánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, mua những thứ người ta không dùng nữa đem về bán cho các vựa kiếm lời. Ngày nào nhiều, bà kiếm được năm chục ngàn, ngày ít thì chẳng bao nhiêu, thậm chí có ngày không được gì, nhất là những ngày mưa tầm tã. Khổ thế nhưng bà Hồng còn đang lo, không biết mấy tháng nữa, xe ba bánh bị cấm thì sẽ dùng phương tiện gì để thu mua ve chai.
    Chồng bà Hồng là ông Võ Thanh Xuân hàng ngày đạp xe cả mấy chục cây số đi làm phu hồ. Một công việc vô cùng vất vả và cực nhọc, nhất là với những người đã có tuổi như ông Xuân, nhưng mỗi ngày ông cũng chỉ kiếm được 60.000 ngàn. Có khi vì chỗ làm cách nhà xa, ông phải ngủ lại ở công trình cả tuần mới về. Để đỡ vất vả, hai vợ chồng bàn nhau mua lại chiếc xe gắn máy của bà chị với giá 2 triệu đồng, nhưng cũng phải dành dụm 4 lần mới trả hết. Bây giờ trong nhà bà, vật giá trị nhất chính là chiếc xe gắn máy này.
    Không chỉ gia đình ông Lâm, gia đình cô Hồng mà còn rất nhiều hộ ở Phú Định có chung hoàn cảnh. Đa số họ đều là dân nhập cư lên thành phố kiếm sống bằng đủ ngành nghề lao động phổ thông. Hầu hết mấy chục hộ nghèo trong khu xóm Đình này đều là người ngụ cư phải thuê nhà hoặc thuê đất để có chỗ nương thân.
    Sống nhờ phúc lợi của xã hội?
    Nghèo, nên trẻ em ở đây không được đến trường lớp đàng hoàng mà chủ yếu học ở các lớp học tình thương. ?oKhông học ở đó thì lấy tiền đâu đóng học cho con đến trường?, bà Nguyễn Thị Hồng cư ngụ tại đây bày tỏ.

    Nguy cơ hoả hoạn luôn rình rập những mái nhà tranh ở xóm nghèo Phú Định.
    Bà Hồng có hai đứa con đều học ở lớp học tình thương. Các con bà học ở đó ngày nào, biết ngày đấy, cốt có cái chữ chứ chẳng mong được đổi đời từ chuyện học hành. Và mặc dù học ở lớp học tình thương, không phải đóng tiền nhưng sự học của các em cũng bị gián đoạn. Mới học hết lớp 4, nhưng con gái bà Hồng (16 tuổi) đã phải nghỉ để có nhiều thời gian hơn kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đứa con nhỏ 10 tuổi của bà vẫn đang theo học lớp học tình thương vào mỗi buổi chiều.
    Nghỉ học đi làm sớm là tình trạng chung của trẻ em sống trong khu này. Cha mẹ các em đều là dân nhập cư từ nơi khác lên thành phố sinh sống, các em chỉ học đến lớp 4 lớp 5 là nghỉ, đi làm phụ gia đình.
    Chuyện học hành đã vậy, còn chuyện chăm sóc sức khỏe bản thân thì sao? Chị Trần Ngọc Kiều bảo rằng, ở khu này mọi người bị bệnh chỉ biết đến khám ở phòng khám từ thiện An Hòa bên quận 8, chứ không đến bệnh viện. Người dân trong khu thường được khám và cấp phát thuốc miễn phí. Nếu có bệnh nặng, sẽ được cấp giấy đến bệnh viện chữa và cũng không phải trả tiền. Chị Kiều ngậm ngùi: Đi bệnh viện chúng tôi lấy tiền đâu mà trả. Tiền ăn còn không có lấy tiền đâu chữa bệnh.
    Tới tận nơi mới thấy điều kiện sinh sống ở đây rất sơ sài. Hiện tại, khu vực này chưa có nước máy, các hộ gia đình vẫn dùng bằng nguồn nước giếng ô nhiễm. Nhà tắm và nhà vệ sinh đều rất tạm bợ. Đi tới cuối đường 11, men theo bờ kênh sẽ thấy những nhà tắm che tạm bằng ván ghép, bìa các tông trên một khu đất lồi lõm và cỏ mọc um tùm. Xung quanh là một cái ao đen ngòm với rác thải ngập đầy. Bao nhiêu năm nay, những người dân Phú Định sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, nên rất dễ sinh bệnh tật, ốm đau.
    Người dân xóm nghèo ở nhà mái tranh nên còn phải đối mắt với sự rình rập của hỏa hoạn. Trong số 34 hộ tạm cư chỉ có 10 hộ là nhà cấp 4, còn hơn 20 hộ gia đình sống trong nhà lá. Chỉ cần một tàn lửa vô tình, cả khu sẽ ra tro. Trong khi người dân không có bất kỳ phương tiện phòng cháy chữa cháy nào. Ông Kim Long không giấu được nỗi lo: Nếu có hỏa hoạn, chúng tôi đành chịu thôi chứ bình cứu hỏa không có, đường nhỏ thế này thì xe cứu hỏa nào mà vào được.
    Xóm nghèo lặng lẽ Phú Định như một mảng tối với những phận người cùng cực. Lúc năm tàn tháng tận, cư dân khu "ổ chuột" vẫn hối hả bươn chải ngoài đường. Họ cũng chẳng có thời gian để nghĩ về cái nghèo cứ bám riết, giữa một Sài thành xô bồ, hoa lệ nữa...
    Theo Hà Dịu - Mai Loan (VNN)

  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương, Chương trình hỗ trợ bệnh nhân: Dự kiến: Chủ nhật 17/2/2008,
    10h sáng phát khoảng 100 suất cháo miễn phí cho bệnh nhân tại Viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103- Hà Đông). Quý vị quan tâm xin liên hệ: chị Thảo: 0983.04.0305, Đinh Hương: 0916.50.5555, Hoàng Hà: 0974.93.1914
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 15/02/2008
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bếp ăn từ thiện: 14 năm, 30 tỉ...
    http://www.suatcomtuthien.somee.com/default.asp
    Ở thành phố này có những con người suốt 14 năm trời đã âm thầm lặng lẽ lo những suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Họ lập nên một chi hội từ thiện: Chi hội Bảo Hòa (thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố) tại 220 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
    Có lẽ mọi chuyện bắt đầu từ chị Lê Thị Thủy (doanh nghiệp ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Năm ấy, vào Bệnh viện Ung bướu nuôi mẹ, trong những người cùng cảnh ngộ với mình chị thấy có nhiều người thiếu thốn đủ thứ, kể cả miếng ăn...
    Động lòng, về nhà chị nấu thêm những phần ăn mang vào cho những bệnh nhân cùng phòng với mẹ. Dần dà chị vận động bạn bè giúp mình để có thêm nhiều suất ăn... Thế là thành bếp ăn từ thiện. Mãi đến năm 1993 Chi hội từ thiện Bảo Hòa mới ra đời, do chị Lê Thị Thủy làm trưởng ban và anh Trần Văn Tư làm phó ban.
    Biết công việc tình nghĩa của chị Thủy, anh Tư và bè bạn, nhiều má, nhiều chị tiểu thương đã góp người ít kẻ nhiều, nào gạo, rau, nào củ, đậu...
    Năm 1999 Chi hội từ thiện Bảo Hòa gia nhập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Từ đây hoạt động của Bảo Hòa mới thật sự lan tỏa sâu rộng. Từ những ngày đầu mới thành lập chỉ nấu được vài trăm suất ăn hằng ngày, đến nay mỗi ngày chi hội cấp 1.500-1.700 suất (Bệnh viện Ung bướu 950 suất ăn, Chợ Rẫy 450 suất, Gia Định 150 suất, bà con nghèo tại địa phương 45 suất. Mỗi phần ăn gồm cơm, canh và món kho, xào...).
    Chị Đặng Thị Kim Hoàng, thư ký của chi hội, cho biết hoạt động của bếp ăn từ thiện được chia thành 12 nhóm. Mỗi nhóm có từ 15-20 người, hầu hết là các anh chị, cô bác ở các tỉnh miền Tây lên. Những người đến Bảo Hòa làm việc thiện ai cũng lao động tất bật: 3 giờ sáng đã thức dậy, người lặt rau, rửa quả, người nấu cơm... Đúng 9 giờ sáng, chiều lúc 15 giờ là mọi việc phải đâu vào đấy để kịp chuyển những suất cơm vào bệnh viện.
    Ngoài lực lượng lao động chia thành 12 nhóm, ngày nào cũng có nhiều người đến phụ giúp, có người giúp một buổi, một ngày, có người làm đôi ba ngày. Có cả người nước ngoài đi theo đoàn du lịch cũng tìm đến Bảo Hòa góp phần như anh Scoll, người Canada, tham gia đi phát cơm cho bệnh nhân nghèo.
    Những ngày đầu tiên bếp ăn từ thiện Bảo Hòa phải dùng xe ba gác chuyển những suất cơm đi phát cho bệnh nhân. Nay đã có người tình nguyện đưa một xe bảy chỗ và một xe 15 chỗ vào giúp. Ngoài ra, có rất nhiều người sẵn lòng chuyên chở ?ohàng? cho chi hội. Khi vừa đến chi hội, chúng tôi thấy anh Dương Văn Tuy Mênh lái xe chở 100kg gạo, 300kg rau quả của bà con tiểu thương chợ Bình Điền, huyện Bình Chánh (TP.HCM) và một xe ba gác chở bí đỏ, bí xanh, su hào, rau cải... của tiểu thương chợ Đa Kao đến góp phần vào bếp ăn từ thiện...
    Hiện nay, Chi hội từ thiện Bảo Hòa còn hỗ trợ các bếp ăn từ thiện tại các bệnh viện ở tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Bệnh viện Đa khoa Củ Chi...
    Cái quí của bếp ăn từ thiện Bảo Hòa 14 năm qua là ngoài hiệu quả giúp đỡ bệnh nhân nghèo quá lớn (nếu tính thành tiền thì trên 30 tỉ đồng), Bảo Hòa đã khơi dậy, thu hút bao nhiêu tấm lòng nhân ái tham gia việc sẻ chia với những con người nghèo khó...
    Tuổi Trẻ Online
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Từ 1/3/2008, diễn đàn ?oNgười tôi cưu mang? sẽ phát 100 suất cháo miễn phí/ buổi cho bệnh nhân nghèo? hàng tuần tại Bệnh Viện Viện Đức, Hà Nội, dự kiến: 4h chiều thứ 7 mỗi tuần, quý vị quan tâm xin liên hệ: Ms Loan: 091.222.96.96, 4h chiều CN mỗi tuần, quý vị quan tâm xin liên hệ: Ms Hồng Lam: 091.33.786.36, Ms Mai Tân : 091.338.1938. Xin cảm ơn!
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Lời ngỏ
    (Chúng tôi gửi hộ tổ chức Người Việt Trẻ)
    Bạn Nguyễn Hoàng Khánh, hiện đang là sinh viên năm 5 đại học Y Khoa Huế và là trưởng nhóm HĐXH Người Việt Trẻ Bắc Trung Bộ.Hiện bố bạn Hoàng Khánh đang bị bệnh hở van hai lá tim nặng và cần phẫu thu ật trong thời gian tới. Chi phí phẫu thuật lên tới 60 triệu VND. Số tiền đó quá lớn so với hoàn cánh rất khó khăn của gia đình Khánh lúc này. Gia đình Khánh đang ở huyện Hoà Vang, một huyện rất nghèo tại Đà Nẵng. Gia đình Khánh đã chịu thiệt hại nặng nề trong cơn bão Xangsane vào tháng 10 năm 2006.
    Sau khi chứng kiến và trải qua những tổn thất nặng nề của cơn bão Xangsane, Hoàng Khánh đã tham gia chương trình "Quyên góp ủng hộ nạn nhân cơn bão Xangsane" của tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ để quyên góp và cứu trợ cho những nạn nhân bị thiệt hại tại Huế. Chương trình đó đã quyên góp được gần 100 thùng quần áo, 3.800.000 VNĐ và nhiều đồ dùng, dụng cụ... cho các gia đình bị thiệt hại tại huyện Phú Lộc và huyện A Lưới, Huế. Chương trình đã diễn ra và trao tặng trong tháng 11/2006.
    Sau chương trình đó, Hoàng Khánh đã tham gia rất nhiệt tình và năng nổ trong các hoạt động tình nguyện của tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ (NVT). Sau 3 tháng hoạt động, Khánh đã thực sự trở thành đầu tàu của nhóm Người Việt Trẻ tại Huế với nhiều ý tưởng và chương trình tình nguyện ý nghĩa. Điều đó đã được các bạn NVT công nhận và Hoàng Khánh đã được bầu là trưởng nhóm Người Việt Trẻ Bắc Trung Bộ (NVTBTB) từ đầu năm 2007. Từ đó đến nay, Hoàng Khánh đã lập kế hoạch và cùng NVT BTB đã tổ chức được 15 chương trình tình nguyện lớn nhỏ nhân các ngày lễ lớn, nổi bật như "Thăm và tặng quà bệnh nhân nghèo tại Huế", "VN2015 tại Huế", "Mỗi tuần một mái ấm",... Đặc biệt Khánh đã điều hành rất tốt chương trình "Mang Tết về cho đất Nam Đông" và NVT đã quyên góp được gần 2 tấn quần áo, 3.500.000 VND và nhiều đồ dùng, gạo, mỳ gói... để làm quà tặng tết âm lịch cho 420 hộ dân nghèo tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 1/2008. Qua những HĐXH không mệt mỏi vì cộng đồng, Hoàng Khánh đã được báo Tiến Phong viết bài tuyên dương về tinh thần và tấm lòng vì những mảnh đời khó khăn.
    Tuy nhiên, đằng sau các hoạt động tình nguyện vì người nghèo khác, hoàn cảnh gia đình Khánh lại hết sức khó khăn.... Cả nhà Khánh sống trong một túp lều tranh trong 18 năm trời ở ngoài núi, ngôi nhà gần nhất cũng cách khoảng 2km. Cách đây 5 năm, cả nhà mới vào được làng và dành dụm để xây được căn nhà nhỏ tại thôn Phú Thượng- Xã Hoà Sơn huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà nhỏ vừa xây xong thì cơn bão Xangsane đă ập tới. Cơn bão quá lớn đã cuốn đi toàn bộ cây cối và hoa màu, ngói đổ và đồ đạc đều hỏng. Cả nhà đã vất vả lại càng thêm khó khăn hơn sau cơn bão. Sau một vài tháng, nhà Khánh có tang khi Bà nội mất. Cả nhà cố gắng vượt qua nỗi đau và làm việc vất vả để đủ sống. Tất cả kinh tế gia đình tập trung vào người Mẹ. Mẹ Khánh làm nghề bốc vác đá tại mỏ đá Phú Hạ, thu nhập hàng ngày được 45.000 VND nhưng công việc rất nặng nhọc và bụi bặm. Hiện mẹ Khánh cũng đang bị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng. Ba Khánh làm nông tại nhà. Cả 4 anh chị em Khánh đều đang đi học nên dù vất vả làm thêm, cả nhà cũng chỉ vừa đủ sống.
    Nhưng thật không may, khi cách đây 2 tháng, Ba Khánh đã phát hiện bị bệnh tim hở van hai lá nặng, đã có biến chứng suy tim và rối loạn nhịp tim. Chi phí để phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Huế lên tới... 60 triệu VND. Số tiền đó thật quá lớn so với số tiền nhà dành dụm có được (gần 1 triệu đồng). Bệnh tình của Ba Khánh rất nặng nên hiện Khánh và mọi người trong gia đình đang rất lo lắng và cố gắng vay mượn bạn bè, anh em để điều trị. Khánh và gia đình rất mong có một tổ chức hay chương trình từ thiện hỗ trợ phẫu thuật tim cho bệnh nhân nghèo để gia đình Khánh vượt qua khó khăn này.
    Mình viết lời ngỏ này với mong muốn các tổ chức từ thiện, các tấm lòng hảo tâm và những bạn trẻ tình nguyện cùng chung tay ủng hộ và giúp đỡ gia đình Khánh, một người đã "gom tấm lòng cho những mảnh đời khó khăn" khác. Tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ sẽ tổ chức chương trình "Hoa Yêu Thương" nhân dịp 8/3 để gây quỹ HĐHX và quyên góp ủng hộ cho gia đình bạn Khánh. Toàn bộ số tiền lãi và ủng hộ của mọi người trong chương trình sẽ được chuyển trực tiếp cho gia đình bạn Nguyễn Hoàng Khánh tại thôn Phú Thượng- Xã Hoà Sơn huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng. Liên hệ: Nguyễn Hoàng Khánh, jskhanh@yahoo.com, 0977103312.
    Mọi thông tin ủng hộ xin liên lạc với BĐH NVT tại các miền:
    Hà Nội: Ms. Phi Thị Thu Khuyên (khuyen8x@gmail.com, 0916513480)
    Huế: Ms. Trương Thị Tuy ết Hồng (noinhomuadong_2637@yahoo.com, 0962400592)
    HCM: Mr. Nguyễn Văn Tùng (binhyenphan@yahoo.com, 0909008803)
    Chuyển khoản:
    Trương Thị Tuyết Hồng - ngõ 196C Nguyễn Huệ, Huế
    ATM VCB: 0161000418026
    Rất mong sự tham gia và ủng hộ của tất cả mọi người. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! ~
    Thay mặt tổ chức HĐXH NVT,
    Chủ tịch
    Nguyễn Đình Quý
    nvt_vyv@yahoo.com hoặc n060075@ntu.edu.sg
    065-98418009
    NTU, Singapore
    Hoàn cảnh gia đình Nguyễn Hoàng Khánh sau cơn b ão Xangsane năm 2006
    Duong link bai viet: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=3299.0
    Blog cua Nguyen Hoang Khanh: http://360.yahoo.com/jskhanh
    Bạn Khánh, một thành viên tích cực của tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ, từng xuất hiện trên báo Tiền Phong vì những nỗ lực của anh trong việc mang đến niềm vui và hơi ấm cho những người nghèo khó hơn mình, nay trong tình cảnh này, hy vọng các bạn sẽ chuyền tay nhau thư ngỏ trên, và chúng ta sẽ có thể giúp ích được phần nào cho bạn.
    Hai bài viết về Khánh trên báo Tiền Phong:
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=107787&ChannelID=4
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110457&ChannelID=4
    Hoàn cảnh gia đình của Khánh
    http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=3299.0
    Cảm ơn các bạn rất nhiều!
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Từ tháng 03/2008, Chương trình hỗ trợ học sinh vùng cao, dự kiến sẽ hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí mỗi tuần từ thứ 2 đến thứ 7, cho học sinh trường Tiểu học Châu Hạnh 2, huyện Quỳ Châu, Nghệ An, nơi theo học của khoảng 100 em nhỏ dân tộc. Với mong ước nhỏ, góp phần nâng cao dinh dưỡng, thể chất để các em đến lớp, học chữ, sẽ là người tốt... Quý vị quan tâm xin liên hệ: Ms Thảo, 0983.04.03.05, xin cảm ơn!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trong tuần qua, Trung tâm nuôi dưỡng người gìa và trẻ tàn tật Hà Nôi - Thuỵ An - Ba Vì đã tiếp nhận 5 bé sơ sinh. Bé lớn nhất tới hôm nay mới được 7 ngày tuổi, bé nhỏ nhất mới được 2 ngày. Các bé đang rất cần sữa và bỉm. Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn. Thảo 0983040305

Chia sẻ trang này