1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Miệt mài ''''tích đức'''' trên dòng Ô Lâu
    Đã 18 năm nay, trên dòng sông Ô Lâu có một chiếc đò miễn phí miệt mài hàng ngày đưa học sinh đến trường, người ốm đau đi bệnh viện. Người lái đò thiện tâm đó là ông Nguyễn Tu ở thôn Hạ Đồng, xã Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị.
    Mất hơn một giờ đồng hồ dò dẫm, chúng tôi mới đến được bến đò ông Tu. Sở dĩ có tên gọi bến đò ông Tu bởi lẽ đã 18 năm nay, ông là người duy nhất chèo đò ở bến sông này. Gặp ông đang dẫn các em học sinh lên đò trở về nhà sau khi tan trường, chúng tôi theo chuyến đò của ông sang thôn và được nghe câu chuyện cảm động về ông đò gàn.
    Vào mùa mưa, thôn Hạ Đồng như một ốc đảo, lụt ngập cả tháng trời, hàng trăm nhân khẩu trong làng chỉ biết đưa mắt nhìn biển nước. Lo nhất là người sinh nở hay đau ốm nặng, khi Trạm y tế ở xa, đường đi khó khăn. Đã không ít người chết oan vì không kịp đưa đi cấp cứu. Còn học sinh phải đi học nhờ các trường ở xã Hải Thành, Hải Thiện xa xôi cả chục kilômét, nhiều em bỏ học vì không đến được trường. Một người đi chợ, cả xóm gửi mua đồ. 14 hộ dân thôn Hạ Đồng sống trong cảnh nghèo nàn, nhếch nhác.
    Không đành lòng trước tình trạng học sinh phải bỏ học mỗi khi mưa xuống, vợ chồng tui bán mấy tạ thóc mua chiếc thuyền tôn nhỏ để đi lại. Bằng chiếc thuyền này, ngày 3 bữa, tui đã chở bao thế hệ học sinh của làng đến trường học chữ. Có đứa đã vào học cấp 3 trên huyện- ông Tu cho biết.
    Từ khi có con đò nhỏ của ông, học sinh trong thôn không còn phải ngâm mình trong nước khi đến trường nữa. Rồi ông đi từng nhà vận động cho các em tiếp tục theo học. Vì theo ông, nếu bọn trẻ con không có kiến thức, trình độ thì thôn Hạ Đồng muôn đời không thoát được cái đói, cái nghèo. Hàng ngày, dậy lúc 5 giờ sáng, ông lọ mọ chống thuyền đi vòng quanh làng để gọi từng học sinh một, rồi con thuyền nhỏ mới cẩn thận rẽ sóng sang sông. Những trận lụt nước ngập cả tháng trời, ông phải bỏ việc thả lưới bắt cá nuôi gia đình để chuyên tâm vào việc đưa đò. Có chi mô, mình vất vả một chút nhưng lại được rất nhiều. Rồi mai đây mấy đứa nhỏ nó được học hành, nó trưởng thành và nó sẽ làm giàu quê hương. Tương lai nằm cả ở bọn nó chứ đâu - Ông Tu cười hiền.

    Người già con trẻ thôn Hạ Đồng ai cũng nhắc đến ông với lòng biết ơn và sự kính trọng. Họ thường biếu ông thúng khoai, nồi sắn hay mớ cá bắt được từ sông tươi rói. Bác Võ Văn Thế ở thôn Hạ Đồng nói: Cả thôn không có một cái điện thoại. Có gia đình con đi xa gọi điện về nhà phải nhờ người thôn kế bên đi kêu mất nửa buổi, nhìn đường xa cũng đủ ngán rồi. Trước đây trẻ con thất học nhiều lắm, may mà nhờ có chú Tu sớm hôm đưa đò. Chừ thì không ai phải bỏ học, ốm đau cũng có phương tiện rồi. Bà con nơi đây ai cũng chịu ơn chú.
    Những ngày sóng yên gió lặng thì không sao chứ vào những ngày mưa bão thật đáng ngại. Ông Tu kể: Hôm đó, thuyền đi được nửa đường thì gặp gió lớn. Tay chèo của tôi trụ không nổi với con nước chảy xiết. Thuyền bị trôi dần theo con nước, lúc đó ai cũng hoảng loạn la hét. Tôi phải bảo các cháu ngồi yên và tôi lựa con sóng cho thuyền trôi một đoạn rồi tấp vào bờ. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Nước lớn, gió to mà đi ngược chiều là lật đò liền.
    Nhờ có con đò, ông Tu đã cứu bao người bệnh thoát khỏi cửa tử trong gang tấc. Còn nhớ một đêm giữa năm 2003, ba người ngộ độc thức ăn khá nguy kịch, nước lũ thì ngập đồng, ông huy động bà con chuyển nạn nhân xuống thuyền, đưa lên bệnh viện cấp cứu kịp thời trong đêm và thoát chết.
    Điều làm ông Tu trăn trở nhất là tuổi già sức yếu không cho phép ông đưa đò mãi được, nếu những chuyến đò từ thiện không còn, thì sự nghiệp học hành của trẻ em thôn Hạ Đồng trôi về đâu. Ông trăn trở: Cả thôn vẫn chưa có đứa nào được làm sinh viên cả. Tui thì mỗi ngày một già yếu đi. Biết khi nào con em của xóm được đến trường bằng cây cầu chắc chắn, nhỏ thôi cũng được?.
    Anh Lê Văn Lục, Chủ tịch xã Hải Tân cho biết: Chúng tôi đã thông báo cho huyện về hiện trạng đời sống của người dân ở Hạ Đồng. Từ năm 1990, xã đã gửi kiến nghị lên cấp trên đề nghị cho xây một cây cầu, nhưng kẹt nỗi kinh phí chưa có nên đành chịu. Mỗi mùa mưa, chúng tôi phải chi 2 triệu đồng dựng tạm cầu treo, được ít bữa thì nước cũng cuốn đi luôn lại phải nhờ đến bác Tu.
    Mùa mưa lũ năm nay vẫn chưa qua, chưa nói đến các năm sau. Vẫn còn đó cảnh chiếc thuyền tôn nhỏ bé giữa dòng nước mênh mông. Và trên bờ là những ánh mắt cầu mong của cha mẹ các học sinh về mỗi chuyến đò bình yên cập bến.
    Theo Hoàng Minh (Bạn đường)

  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thân hạc chín mươi vẫn chèo đò kiếm sống
    Cập nhật lúc 10h49" , ngày 12/03/2008


    Cụ Bao và con dâu (bà Chìa) mấy chục năm chia sẻ ngọt bùi

    Một bà cụ đã 90 tuổi, gần cả cuộc đời làm nghề chèo đò. Đến khi, sức đã yếu tay run, không thể chèo đò được nữa, bà lại nhường công việc cho con dâu, năm nay cũng đã hơn 70 tuổi, làm việc thay mình. Từ nhiều năm nay, hai người đàn bà gần như là độc thân này vẫn dựa vào nghề chèo đò để kiếm sống và dựa vào nhau để tìm kiếm niềm an ủi.
    Định mệnh ?okhó tránh?
    Cụ Bao năm nay đã 94 tuổi. Cụ kể, từ đời cụ thân sinh đã làm nghề chài lưới và chở khách qua sông ở bến đò Sông Châu, nằm giữa xã Lam Hạ (huyện Phủ Lý, Hà Nam) này rồi. Vì vậy, đến đời cụ, làm nghề chèo đò cũng như một định mệnh, tránh cũng không được.
    Cụ Bao có hai người con trai, một người đã hy sinh khi trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Người con trai thứ hai, cũng đi bộ đội nhưng còn trở về lành lặn với gia đình, sau đó cưới vợ là bà Chìa và đã sinh cả một đàn gồm 4 đứa cháu cho cụ Bao. Thế nhưng, chẳng biết anh con trai đi bộ đội chiến đấu ở những đâu và có bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học không mà những đứa trẻ sinh ra cứ bệnh tật và ngớ ngẩn. Rồi cả anh con trai cụ Bao cũng mất sau đó không lâu. Thế là gia đình cụ Bao đã không còn chỗ dựa, chỉ có những đứa trẻ nheo nhóc và hai người phụ nữ lam lũ kiếm sống ở bến sông.
    Với đôi mắt đã kèm nhèm, cụ Bao ngước nhìn tôi, nhưng ngay lập tức, cụ lại cúi xuống như vừa gặp phải một luồng sáng mạnh khiến bà chói mắt. Sự thực thì bà đang khóc, vì bà không muốn một người xa lạ nhìn thấy một người đàn bà đã gần đất xa trời lại phải khóc. Cụ Bao nói: ?oTội nghiệp. Số của nó - (ý chỉ bà Chìa, con dâu bà ?" PV) ?" là số khổ. Bị mồ côi từ nhỏ, đến khi lấy chồng, không được nhờ chồng, đã vậy lại còn phải ôm cả một gánh nặng?.
    Rồi bà lại bảo, lúc nào bà cũng coi bà Chìa như con. Nhưng thương thì thương thế thôi, chứ không thể làm gì hơn cho cô con dâu được. Thành thử, trong ngôi nhà bé nhỏ, hai người phụ nữ cứ lầm lũi sống, lầm lũi chăm chút nhau từng tí một, chứ nhất định không có chuyện ?omẹ chồng nàng dâu? như nhiều người vẫn nghĩ.
    Đang trò chuyện với cụ Bao thì bà Chìa bước vào nhà, trên tay vẫn cầm mớ rau muống. Bà Chìa bảo, mớ rau muống này là của khách qua thuyền cho. Mà họ cho thì nhận, cũng là cái công mình chở khách qua sông thôi.
    Từ khi bà Chìa về, ngôi nhà trở nên vui hẳn. Bà bảo, bà rất đông con, nhưng lớn lên, đứa khôn thì lấy được vợ, ra ở riêng, rồi kéo nhau đi làm ăn xa; đứa dại không lấy được vợ, cũng bỏ nhà đi ?olàm ăn? xa, nhưng làm ăn ở những đâu thì bà không biết. Có đứa, Tết cũng không trở về nhà nữa. Bà cũng chả còn sức để mà đi tìm chúng về. Cả đời bà đã bao giờ đi ra khỏi cái bến sông này đâu. Nói rồi, bà Chìa đi vo gạo nấu cơm. Tôi nhìn theo bóng bà Chìa. Dường như tất cả những khổ ải và vất vả cuộc đời của người đàn bà tuổi đã ?othất thập cổ lai hy? này đều in trên cái bóng.
    Lẽ ra, ở cái tuổi của mình, bà Chìa phải được con cháu phụng dưỡng, đằng này, bà vẫn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc kiếm sống, lại vừa phải chăm sóc mẹ chồng cao tuổi. Mấy chục năm rồi còn gì. Bà Chìa nói: ?oBà cụ đã cao tuổi lắm rồi, nhiều lúc hay lú lẫn lắm. Thế nhưng ở cái xã này, ai cũng biết bà cụ thương con dâu lắm?.
    Bà Chìa kể, có lần bà bị ốm, con đò phải nằm ở bến đò cả tuần, đồ ăn trong nhà cũng hết, nhưng cụ Bao ngày nào cũng xin ở đâu đuợc bát cháo xương rất thơm về cho cô con dâu tẩm bổ. Lại có lần cả hai mẹ con cùng ốm, sợ nhà hết gạo ăn, bà Chìa phải ?otrốn? mẹ ra bến chèo đò. Nhưng khi cụ Bao biết được, đã tìm ra tận bến, nhất quyết đòi cô con dâu về nhà nghỉ đến khi nào hết bệnh mới được đi làm. Cũng may lần đó, nhiều khách đi đò không thấy bà cụ đã tìm đến biếu hộp sữa, tấm bánh nên hai mẹ con cũng sớm khỏi bệnh, trở lại với công việc của mình.
    Nỗi đau tay chèo
    Gần cả cuộc đời làm nghề chèo đò, cụ Bao cũng không còn nhớ mình đã chở bao nhiêu khách nữa. Mà chuyện đó thì ngay cả hồi còn minh mẫn nhất, cụ cũng không thể thống kê được. Cụ bảo ngày trước dân nghèo, chèo đò mỗi ngày chỉ kiếm được vài hào, có khi chỉ là vài mớ rau. Bây giờ, dân đã khá hơn, nhiều người họ đã mua được xe máy, họ phóng vù trên đường cái quan rồi qua sông bằng cây cầu lớn mà nhà nước mới xây cách đây mấy năm. Thế nhưng, không phải vì thế mà cụ mất nghề. Cụ vẫn còn rất nhiều khách, mà khách của cụ cũng toàn là người nghèo và các cháu học sinh thôi. Mà người nghèo và học sinh thì không có xe máy. Họ không thể đi bộ hàng chục cây số để qua sông trên cây cầu được, thành thử chiếc thuyền của cụ vẫn là phương tiện duy nhất giúp họ qua sông.
    ?oMà cái cái nghề chèo đò bây giờ khổ hơn ngày xưa bác ạ?, cụ Bao nói, ?ongày xưa sông không có bèo, chứ bây giờ, nhiều lúc bèo tây ở đâu trôi đến, giăng kín cả sông, chèo thuyền vất vả lắm. Nhưng mỗi lần, mình cũng chỉ lấy 500 đồng một lượt thôi. Còn đêm hôm thì tuỳ tâm khách, họ cho thế nào thì mình nhận?.
    Rồi cụ Bao kể, không ít lần, đêm hôm có người phải sang bên trạm xá cấp cứu. Nhưng chèo được một quãng thì bị một mảng bèo tây khổng lồ chặn đường. Con thuyền chết cứng ở giữa đám bèo. Thế là, cả người bệnh dù miệng vẫn kêu rên vì đau đớn, vẫn phải cùng người chèo thuyền dùng tay rẽ từng cánh bèo để mà qua sông. Lần khác, cách đây cũng khá lâu, giữa đêm cụ Bao phải trở một người phụ nữ đang chở dạ cùng chồng sang trạm xá để chờ sinh, nhưng sông có quá nhiều bèo, thuyền không thể đi được. Cuối cùng, người phụ nữ đã sinh hạ đứa con ngay trên thuyền của cụ. Cũng may cả đứa trẻ và người mẹ đều không sao vì có người đến kịp thời kéo thuyền vào bờ. Nhưng với cụ Bao thì đó là một chuyện nhớ đời, cứ cắn rứt cụ mãi. Sau vụ ấy, cụ sợ, dù có người van xin, cụ cũng cạch không dám chở người đi đẻ qua sông nữa.
    Thế nhưng, tất cả những chuyện đó giờ đã là chuyện xưa cũ rồi. Đã hơn một năm nay, cụ đã nhường hoàn toàn tay chèo cho bà Chìa, con dâu của cụ rồi. Và bà Chìa, năm nay đã ngoài 70 tuổi lại bắt đầu với công việc vất vả và đầy bất trắc là nghề chèo đò.
    6 giờ tối, mưa bắt đầu giăng kín cánh đồng trước ngôi nhà nhà cụ Bao. Ở trong nhà, cụ Bao bắt đầu lên cơn ho, những cơn ho của cụ thường xuất hiện theo giờ. Mỗi lần cơn ho xuất hiện, tôi đều có cảm giác cuống họng của cụ như chuẩn bị bị xé toang. Khi cơn ho của cụ Bao vừa ngớt cũng là lúc bà Chìa từ dưới bếp lúi húi bê nồi cơm lên nhà. Mâm cơm chỉ có một đĩa rau và bát cà muối.
    Tôi định chào tạm biệt hai người chèo đò vào loại đặc biệt nhất Việt Nam này ra về thì bất chợt có tiếng gọi đò từ phía bên kia sông vọng tới. Bà Chìa lại lặng lẽ khoác áo mưa, rời khỏi gian lều ẩm mốc và xiêu vẹo đi ra bến. Tôi cũng theo bà Chìa ra bến sông. Mưa đã giăng kín mặt sông và khoảng không trước mặt. Con thuyền nhà cụ Bao vẫn dập dềnh trên mặt nước. Tôi thấy khuôn mặt gầy gò và chiếc lưng còng của bà Chìa bắt đầu run lên vì gió lạnh. Nhưng khi bước chân lên thuyền, đôi tay bà vẫn rắn chắc cầm lấy cây sào đầy vẻ tự tin. Và, trước khi dùng cây sào đẩy chiếc thuyền ra xa, bà Chìa còn quay lại, nói với tôi rằng: ?oKhi nào về đây, có muốn qua sông, hãy gọi ?ođò ơi!?, tôi sẽ có mặt??
    (theo Duy Hiệp - Đặng Phục - VNN)
    http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=121897&CatId=18
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người mẹ nông dân của tôi
    Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán.
    Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

    Bưng bát mì, tôi đã khóc.

    Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất... Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.

    Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

    Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.

    Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.

    Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

    Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

    Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu.

    Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

    Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.

    Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu.

    Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.

    Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.
    Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học"
    thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.

    Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi.



    Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: "Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?"

    Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

    "Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học..."

    Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?

    Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

    Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

    Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch.

    Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...

    Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...

    Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ:
    "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...". Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường.

    Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.

    Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

    Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.



    Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc.
    Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười
    bảo: "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa."

    Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.

    Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp.

    Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

    Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.

    "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!" Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi.

    Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.

    Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!

    Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi
    thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.
    Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng.

    Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.

    Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường.

    Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:

    "Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"

    Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười!
    Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng."

    Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc.

    Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi.

    Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!"

    Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ...

    Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà.
    Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.

    Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt...

    Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.

    Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

    "Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh-Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.

    Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.

    Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là
    18 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.

    Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ
    bảo: "Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ."

    Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh.

    Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa..

    Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi."

    Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...
    ----------------
    Trang Hạ ( tổng hợp từ các báo của Trung Quốc)
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân, dự kiến:
    1. 16h chiều thứ 7, 19/04/2008, Vui vhơi với bệnh nhân Nhi tại viện Nhi trung ương, lh: Ms Hương 0987.433.779
    2. 10h sáng CN, 20/4/2008 phát cháo tại viện Bỏng Quốc Gia, lh: Ms Thảo 0983.04.0305, Ms Hương 0916.50.5555
    3. 14h chiều CN, 20/4/2008, thăm và tặng quà bệnh nhân tại Viện Lao và bệnh phổi trung ương, 463, đường Hoàng Hoa Thám lh: Ms Huyền 098.526.72.99
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nghệ An: Học sinh bỏ học sẽ tăng!
    09:33'' 16/04/2008 (GMT+7)
    - Số học sinh (HS) bỏ học được Sở GD-ĐT Nghệ An cập nhật hàng tháng. Mặc dù, HS bỏ học những tháng "nước rút" cuối năm học 2007-2008 có chững, nhưng không bền. Đi thực tế ở một số cơ sở vùng cao mới thấy sự học gian nan cùng những ngậm ngùi...Ghi nhận của PV VietNamNet ở một số cơ sở vùng cao Nghệ An.

    Em Lương Văn Thắng (khoanh tay) sau 20 lần vận động mới chịu trở lại lớp học (Ảnh K.O)
    Sở GD-ĐT Nghệ An những ngày đầu tháng 4, điện thoại phòng Văn thư "nóng" hơn bởi liên tục nhận tin báo HS bỏ học từ cơ sở.
    Phó Chánh Văn phòng sở Đào Công Lợi cho hay, số HS bỏ học sau ngày 25/9/2007 là hơn 10.700 HS; trong đó, có hơn 1.000 HS bổ túc còn lại hơn 9.000 HS phổ thông.
    Và số HS bỏ học được cập nhật liên tục hàng tháng. Những tháng cuối năm học này HS bỏ học ít hơn, nhưng thời điểm bỏ học nhiều nhất là hè. Do vậy, năm học này số HS bỏ học ở Nghệ An chắc chắn sẽ nhiều hơn năm học trước - Nguyên Chánh Văn phòng sở dự báo.
    HS bỏ học tăng so với năm học trước có nhiều lý do: địa hình đi lại giữa khu dân cư và điểm trường hiểm trở, phức tạp. Số HS người dân tộc chiếm ngày càng đông, trong đó, một bộ phận HS nữ người Mông lâu nay chỉ học hết tiểu học rồi bỏ học...
    Huyện độc nhất 1 trường cấp 3
    Quỳ Châu là một trong 5 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đường dẫn từ ngã ba Yên Lý (cách TP.Vinh 50 km) vào Quỳ Châu gần 100 km, mất khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe ô tô khách. Cả huyện có 11 xã. Tổng số trường học các cấp có 40 trường, chủ yếu là các trường mầm non, tiểu học và THCS. Riêng cấp 3 (THPT) cả huyện có 1 trường.
    Số HS người dân tộc ở các cấp năm học 2007-2008 như sau: mầm non trên 19.600 HS; Tiểu học gần 53.000 HS; THCS trên 42.000 HS và THPT hơn 13.000 HS.
    Trưởng phòng GD huyện Quỳ Châu Võ Thị Lộc khẳng định, tương lai huyện cũng không mở thêm trường THPT. Lý do vì HS không chịu đi học!?
    Bà dẫn dụ, năm học 2006-2007 số HS tốt nghiệp lớp 9 của huyện dao động từ 1.000 - 1.200 HS, nhưng số vào học THPT chỉ chiếm 50% (khoảng 600 - 700 HS). Còn lại một số ít vào Trung tâm GD thường xuyên. Một số đi học nghề và một số đi lao động kiếm tiền.
    Ông Cao Thanh Lương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - trường cấp 3 duy nhất của huyện bộc bạch, số HS vào lớp 10 năm học 2007-2008 giảm 1 lớp so với năm học trước nhưng còn muốn giảm nữa vì chất lượng đầu vào thấp quá. Hai năm gần đây, số HS bỏ học từ 75-80 HS, tăng gần gấp đôi so với trước. Trung bình mỗi khối 10,11,12 bỏ 20 em. Số HS bỏ học chủ yếu do học yếu.
    Bản tin của đài phát thanh Nghệ An dẫn số hộ dân hiện còn sống trong đèn dầu là 20.000 hộ. Còn tại huyện Quỳ Châu có nhiều xã như Châu Hoàn, Châu Phong, Diên Lâm, Châu Nga...100% dân chưa nhìn thấy điện sáng trong nhà.

    Đoạn đường dẫn vào Trường Tiểu học Châu Bình 2 do tập thể GV của trường đắp (Ảnh K.O)
    Riêng xã Châu Hoàn cách huyện 40 km, số hộ nghèo chiếm hơn 60%. Ở đó có những ngôi nhà quanh năm không biết sống bằng gì. Bước vào học kỳ 2, cả huyện có 76 HS bỏ học.
    Theo chân Hiệu trưởng và các giáo viên Trường Tiểu học Châu Bình 2, chúng tôi đến điểm trường tại Bản Thung Khạng, xã Châu Hoàn chiều 9/4. Vào đến điểm trường chúng tôi phải ngồi sau xe máy nhảy "hip-hop" hơn 1 tiếng đồng hồ.
    Vừa điều khiển xe máy, phó Hiệu trưởng của trường giải thích "đường giờ đã dễ đi hơn, trước xe máy cũng bó tay". Rồi chị chỉ cho tôi những đoạn đường do chính tập thể giáo viên của trường đắp để đi lại.
    Điểm trường có 5 lớp, rải đều từ lớp 1 đến lớp 5. 100% HS là người dân tộc Thanh. Chị Dương Thị Lệ giáo viên chủ nhiệm lớp 5E của trường kể "mặc dù HS bản Thung Khạng đến trường được miễn phí hoàn toàn tiền học hành, sách vở nhưng nhiều HS phải vận động mãi mới tới lớp. Thậm chí nhiều gia đình ỷ hết cho nhà trường chuyện ăn học của con. HS bỏ đói đi học là chuyện thường. Không có sách bút viết cũng kệ..."
    Còn Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Hạnh 2 Sầm Thị Viên nghẹn ngào "Giờ học buổi chiều, bỗng giáo viên hốt hoảng đưa HS đến phòng y tế, tưởng ốm đau gì. Hỏi ra, sáng em không ăn, trưa cũng nhịn nên đến 3 giờ chiều thì lả đi vì đói. Cô đưa về phòng Ban Giám hiệu pha cho bát mỳ tôm ăn rồi tỉnh..."
    Cô nói "phụ huynh nơi đây không có điều kiện nên cháu nào được chăm sóc "chu đáo" thì được lưng cặp ***g nhựa cơm cho 2 bữa sáng, chiều. Còn không thì đến lớp với cái bụng đói...".
    Trước đây, để HS đỡ lạnh bụng mỗi cán bộ, giáo viên của trường tự trích 15.000 đồng tiền lương/ mỗi tháng hỗ trợ bữa ăn cho các cháu. Từ tháng 3, mỗi tháng trường nhận 5 triệu đồng từ huyện, do một doanh nghiệp tài trợ.
    Kể đến đây cô cười rạng rỡ, từ khi có khoản tiền hỗ trợ các cháu đến trường không bị đói nên không có HS bỏ lớp.
    Còn điểm Trường tiểu học Châu Bình 2 tại bản Thung Khạng, để "giữ chân" HS tới lớp giáo viên thường tích kẹo, bánh trong tủ. Giờ tan học ca sáng cùng kèm theo lời hứa "chiều đến lớp cô sẽ chia kẹo cho các con...". Nhờ kẹo, các cháu HS vùng cao háo hức đến trường hơn.
    Những tấm lòng yêu trẻ

    Bữa ăn "tươi" của các cháu HS Trường tiểu học Châu Hạnh 2 (Ảnh K.O)
    11 năm trong nghề, cô Lệ chia sẻ "chưa năm nào cô không đi vận động HS tới lớp. Đến nay, số HS vận động không nhớ nổi đến số bao nhiêu. Có những trường hợp dễ, nhưng nhiều trường hợp đến vận động nhiều, phụ huynh đuổi... tủi thân lắm". Vừa nói cô chỉ tay về phía HS nam tên Lương Văn Thắng - trường hợp này cô phải đi lại tới 20 lần trong 4 tuần thuyết phục em mới đến lớp.
    Thắng học lại lớp 5 vì năm học trước bị lưu ban. Cô Lệ đi lại nhiều lần không được. Ban Giám hiệu vào cuộc vận động, Thắng cũng chưa chịu đến lớp. Rồi nhờ đến Trưởng bản "ra tay" bằng cách "nếu không để con đi học, gia đình sẽ bị miễn hết chế độ gia đình nghèo". Rút cục, Thắng chịu đến lớp chậm so với khai giảng năm học 2007-2008 tới 4 tuần.
    Rất nhiều HS gia đình quá nghèo cũng được cô Lệ thuyết phục, hỗ trợ quần áo, bút, sách đến trường. Đến giờ, 16 trò của lớp đều có học lực trung bình trở lên.
    Không chỉ hàng ngày từ 6 giờ phải vượt hàng tiếng đồng hồ trên con đường đất đỏ đầy những "ổ voi" để đến trường, cô còn mang theo bút, đồ ăn...để cô trò cùng ăn, cùng ở. Quy định 1 tuần có 2 buổi chiều thứ 3 và thứ 5 được nghỉ, nhưng thời gian đó, cô cũng vào tận bản để bồi dưỡng miễn phí cho các cháu.
    Cũng ở huyện Quế Phong, chuyện 1 giáo viên vận động HS nhiều lần đã bị phụ huynh dọa "nếu còn đến nữa sẽ cho uống lá ngón" nhưng cô không nản chí. Tiếng vang lan truyền từ Sở đến Phòng GD huyện, đến đâu cũng dẫn chuyện làm ví dụ.
    Lần theo địa chỉ nhận tiền hỗ trợ 5 triệu đồng/ tháng cho HS Trường Tiểu học Châu Hạnh 2, Hiệu trưởng Sầm Thị Viên cho biết, tiền được "rót" về huyện từ địa chỉ của 1 cá nhân tên Thảo. Trong một chuyến công tác, cảm thông về sự khốn khó nơi đây, cô đã tự viết 150 lá thư gửi các tổ chức, doanh nghiệp hảo tâm cùng chung tay. Bữa cơm cải thiện cho gần 100 HS dân tộc Thanh, Thái của trường từ tháng 3 tới nay có hỗ trợ từ nhiều doanh nghiệp. Cô nói "có ăn HS đi học đầy đủ hơn..."
    Nhờ sĩ số lớp được duy trì việc lên lớp của giáo viên cũng ít có phụ đạo ngoài giờ, vì vậy chất lượng cũng được nâng lên...cô Viên nói.
    Bên cạnh nỗi lo HS đến lớp không đều, GV vùng cao còn canh cánh với mùa "nước nổi". Nước lên, đường dẫn vào các trường vùng cao đều không lưu thông. Do vậy, thầy trò vào trường phải qua đò.
    Chị Mai Thị Hà, dân lái đò tâm sự "Đến mùa mưa, hàng ngày chị phải hoạt động từ 5 giờ sáng chở HS qua sông. Trong vòng 1 tiếng rưỡi chị chèo khoảng 10 chuyến, đủ đưa 200 HS vào lớp đúng giờ". Những HS qua đò đều không mất vé. Công lái đò chị được xã trả mỗi tháng 1,2 tạ thóc. Chị nói: "Mặc dù có phao nhưng mưa to vẫn sợ".
    Kiều Oanh
    Giám đốc Sở GD -ĐT Nghệ An Lê Văn Ngọ: "Trong phát triển giáo dục ở Nghệ An, đối với vùng khó luôn có những chính sách ưu tiên tối đa. Cụ thể, ở các vùng cao không có hệ thống trường lớp ngoài công lập. Những GV lên đó đều là những GV biên chế. Lương của GV vùng cao hoàn toàn nhận từ ngân sách Nhà nước.
    GV vẫn từ một "lò" đào tạo nhưng lên vùng cao, họ không phát huy được hết những khả năng, tiềm lực của người GV có để thể hiện trong giảng dạy hàng ngày vì: trường lớp thiếu cơ sở vật chất; điều kiện sống thiếu thốn, không có những tiếp thu cập nhật những kiến thức mới về khoa học trong ngành..."


    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/778585/
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chùm ảnh: "Vật lộn" với...chữ
    10:58'' 19/04/2008 (GMT+7)
    - Trường học vắt vẻo trên rẻo cao. Lớp học có quạt, bóng đèn nhưng không có điện. Nhiều học sinh (HS) đến lớp lả vì đói. Những ngôi nhà liêu xiêu... Ghi nhận của PV VietNamNet tại huyện Quỳ Châu, Nghệ An những ngày đầu tháng 4.
    Huyện Quỳ Châu có 16 trường tiểu học. Từng trường đều có các điểm lẻ phân tán, cách nhau hàng chục km. Trường Tiểu học Châu Bình 2 có 5 điểm trường. Hiệu trưởng Cao Thị Dung cho biết, điểm cách xa nhất "cắm" tại bản Thung Khạng - cách trường chính 15km.
    HS nơi đây được miễn phí tiền học và một phần sách, bút... Nhưng để duy trì sĩ số HS/lớp phải kể đến công không nhỏ của tập thể giáo viên.
    Nhiều HS tuổi ăn, học đã sớm phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Ngoài giờ học các em phải trông em vào rừng kiếm củi, chăn nghé,...
    Mùa mưa, những ngả đường dẫn vào các trường vùng cao nơi đây đều ngập nước. Đối với vùng có đường sông thì thầy và trò phải qua đò. Nếu không HS sẽ nghỉ và giáo viên dạy bù buổi khác.
    Chùm ảnh ghi nhận phần nào sự dạy và học đầy những gian nan của HS vùng cao...
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/779214/
  7. losuoi

    losuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Minh rat muon tham gia cac hoat dong tu thien nay nhung khong biet fai lien he voi ai va lam nhung gi. Minh o Ha noi, chi co the tham gia vao cuoi tuan.
    AI co the giup minh voi. Thank cac ban nhiu nhiu nhe.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nếu bạn ở Hà Nội, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, hiện chúng tôti đang thực hiện một số chương trình tình nguyện tại bệnh viện
    Hoàng Hà, 0974.93.1914
    hoanghatay2000@yahoo.com
    Xin cam on!
    Chúc bạn và gia đình an lành!
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Háo sắc
    Các cụ ta nói những người có tính mê thích gái đẹp là mắc bệnh "Hiếu sắc" hoặc "Háo sắc?. Thực tế trong đời sống khi thấy người con gái đẹp, ai mà chẳng thích. Nhưng những người có bệnh này thì khác. Khi họ trông thấy một người con gái nào có sắc đẹp là tâm tưởng cứ chết mê, chết mệt, không phân biệt mức độ nào phải dừng lại. Mọi việc làm của họ chỉ chăm chăm là làm thế nào để "chiếm" được sắc đẹp đó bằng bất cứ giá nào. Có những người quyền cao, chức trọng, nhưng mắc phải bệnh này thì như bị lú lẫn mỗi khi "gặp" được người đẹp, bỏ cả công việc chung để chạy theo "bóng hồng". Nhiều quan chức cao cấp chỉ vì hiếu sắc mà làm giảm cả uy tín của mình bao năm xây đắp nên. Trước đây, có những ông vua chỉ vì hiếu sắc mà đã để mất nước. Ngày nay, có người chỉ vì gái đẹp mà đã có hành vi giết vợ dã man. Có người háo sắc tới mức "chiếm" cả vợ của kẻ thù của mình. Có người biển thủ tiền công quỹ chỉ vì khoe mẽ với người đẹp. Có người sẵn sàng "dâng hiến" cả địa vị của mình cho "tình nhân". Có những người bất chấp cả quy tắc, lễ luật tổ chức và dư luận của quần chúng đã dung nạp "người đẹp" của mình vào cơ quan Nhà nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã có chuyện kể về một đơn vị chỉ vì bệnh "hiếu sắc" mà đã để gián điệp lọt vào phá hoại hàng ngũ của ta. Từ ngày đất nước thống nhất cho tới nay, những chuyện tương tự như thế chưa phát hiện thấy những hiện tượng vì "cảm tình" cá nhân đã lợi dụng chức quyền để "đưa" người đẹp vào các chức vụ cao không phải không có?
    Nhưng điều đáng quan tâm hiện nay là, bệnh "háo sắc" đã "phát triển" sang một dạng khác đang tiêm nhiễm khá phổ biến trong những tầng lớp có chức, có quyền, có tiền, phần đông ở tuổi trung niên, đó là: "Đi chơi gái". Số người này cho đây là cái "mất" của thời đại? Đấy mới là "thức thời". Có như vậy mới ?ohợp cạ". Thời nay không ít Thủ trưởng có "cô Thư ký" riêng. Không ít Giám đốc có "cô bồ" xinh đẹp kề bên. Có nơi "bồ bịch" vẫn còn giữ nửa kín, nửa hở. Nhưng có những nơi chuyện đó công khai chẳng cần phải che đậy gì cả, coi như là lý đương nhiên, việc gì phải che giấu. Họ ?o,hoạt động" như kiểu sống gấp. Sau mỗi "công vụ?, có nơi họ "đãi" nhau bằng ?ochuyện" này. Thậm chí, chưa phải là phổ biến, họ đã sử dụng hình thức này để "chiều? cấp trên,... Nếu họ bỏ tiền túi ra làm việc này thì cũng đã thành chuyện. Nhưng đằng này họ lại lấy tiền "chùa? tiền của dân, của nước, tiền mồ hôi nước mắt của người lao động. Họ vung tiền vô tội vạ, không tiếc. Và đau lòng hơn là chính họ đã làm tan cửa, nát nhà bởi chuyện bồ bịch, trai gái mất phẩm chất. Vì có người đẹp trong vòng tay, họ liền dấn tới, ban đầu là ly thân... rồi bước nữa là ly hôn, ly dị. Thế là con cái mất bố, mất mẹ.
    Thiếu sự giáo dục của cha mẹ, chúng đâm ra chán học, bỏ đi lang thang rồi sa vào nghiện hút, mãi dâm, sa đọa... thất cơ lỡ vận, người đẹp đâu có chịu nổi với người tình hờ chỉ còn "trên răng, dưới dép". Tới lúc ấy, số đông bọn họ dấn thân vào tội lỗi, mất chức, mất quyền, mất người đẹp và mất cả gia đình. Đó là nhỡn tiền. Nhưng bệnh "hiếu sắc" đâu có giảm. Bệnh này đã tới thời kỳ "báo động trầm trọng".
    Vì chứng bệnh này nó đã phát sinh ra nhiều chứng bệnh cực kỳ nghiêm trọng hơn, đấy là bệnh "tham ô", bệnh "tham nhũng", bệnh "bớt xén tiền của vợ con"... Trong mấy vụ án lớn vừa đưa ra xét xử đã phát hiện có cán bộ dùng tiền của Nhà nước mua cho gái cả một Tòa nhà biệt thự hàng mấy trăm cây vàng, nghe mà kinh. Bệnh tình này không thể coi thường được, vì nó sẽ làm bại hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc nếu cứ để mặc cho nó lây lan trong xã hội ta.
    Theo Sách Thần thiêng
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đạo Đức Va? Hạnh Phúc
    Nếu nghifa sâu sắc cu?a đạo đức la? đi theo Đạo va? giữ gi?n đức tính cu?a mi?nh (Chưf Hán cu?a đạo đức gô?m có hai chữ Đạo va? đức tính), vậy thi? nghĩa nông cạn la? theo qui luật hạn chế ha?nh vi con ngươ?i va? la?m cho ngươ?i ta ha?nh động đứng đắn. Đó la? cách xư? sự liên hệ giưfa con ngươ?i dựa trên quyê?n lợi cu?a đôi bên hay la? đê? quyê?n lợi cu?a ngươ?i khác được trước nhất.
    Thật ra đê? quyê?n lợi cho ngươ?i trước nhất la? la?m tăng thêm nê?n móng cho hạnh phúc tương lai cu?a mi?nh. Trong cộng đô?ng tu luyện, một ngươ?i có đức hạnh tốt sẽ được hươ?ng nhiê?u may mắn. Khi ngươ?i ta nghif đến va? la?m việc tốt cho ngươ?i khác, vậy có pha?i la? ngươ?i ta tích đức. Tích đức la? nguô?n gốc cu?a sự may mắn va? hạnh phúc trong tương lai cu?a mọi ngươ?i.
    Đó chi? la? nhi?n vấn đê? ơ? một góc độ. Ơ? góc độ khác, dựa trên tiêu chuâ?n cao cu?a đạo đức cufng la? điê?u kiện câ?n thiết đê? ngươ?i ta đạt được hạnh phúc.
    Trên thực tế, dục vọng loa?i ngươ?i không bao giơ? hết được. Khi dục vọng trong vo?ng tho?a mãn thi? ngươ?i ta thấy được hạnh phúc. Khi ngươ?i ta đi ra ngoa?i vo?ng đó, họ trơ? nên quá kích thích va? họ ca?m thấy sự trống không va? cuối cu?ng la? sự đau khô? vi? họ không tho?a mãn được dục vọng. Tiêu chuâ?n đạo đức la? một cách chính xác du?ng la?m phương tiện đê? giới hạn va? kiê?m chế dục vọng không chính đáng cu?a con ngươ?i. Dựa va?o điê?m này, đạo đức cao cufng mang lại hạnh phúc cho con ngươ?i.
    Thí dụ nói vê? ăn uống. Ngươ?i ta thích ăn thịt, rau ca?i, va? thích nhiê?u mu?i vị mặn, ngọt, chua, cay, vân vân... Khi tiêu chuâ?n mức sống đạt đến mức ma? ngươ?i ta muốn ăn thứ gi? ma? họ thích va? sau khi được tho?a mãn thức ăn đu? cho họ, thi? họ bắt đâ?u quăng đi các thức ăn co?n dư lại. Họ quăng đi các thức ăn co?n dư lại đê? họ có thê? có các thức ăn mới ngon cho môfi bữa ăn. Nếu họ ăn nhưfng món gi? không hợp khâ?u vị, họ tư? chối không ăn va? liệng đi món ăn đó. Thực ra khi ngươ?i ta cư xư? cách đó thi? họ đaf bị mất đức. Một việc thiệt hại tự họ mang đến cho họ la? sự mất đức cu?a họ ma? họ không biết ngay lập tức. Do đó họ vẫn tiếp tục liệng thức ăn co?n dư lại. Thơ?i gian trôi qua, ngươ?i ta bắt đâ?u ti?m thức ăn mới lạ đê? tho?a mãn khâ?u vị mới. Một số ngươ?i ăn nhiê?u thứ lạ, như la? lưỡi vịt, đuôi me?o, vân vân.. Khi họ ăn nhưfng thứ đó, họ không ăn cho khâ?u vị cu?a họ. Việc chính la? đê? tho?a mãn cái ba?n ngã va? khoe khoang sự gia?u sang cu?a họ. Một số ngươ?i cufng ăn ca? óc con khi? co?n sống hoặc ăn nhau cu?a tre? mới sinh. Họ ba?o chữa ha?nh vi cu?a họ nói la? nhưfng thứ đó la? đê? mang lại nhiê?u sức khoe?̣. Nhu câ?u nhau được bán cao giá ơ? Trung quốc do đó có ba?n báo cáo nhưfng phụ nưf Trung Hoa nghe?o khi mang thai họ có thê? bán nhau cu?a họ. Có pha?i la? dấu hiệu tiêu chuâ?n đạo đức ơ? xaf hội thật trơ? nên đáng trách?
    Khi tiêu chuâ?n cuộc sống đi lên thi? tiêu chuâ?n đạo đức lại đi xuống, ngươ?i ta chi? đê? ý đến sự ăn uống, họ cufng lo đến sự ăn mặc cu?a họ. Quâ?n áo với nhãn hiệu danh tiếng du?ng nhiê?u vật liệu ngoại quốc, như la? da chó sói, da cá sấu, mai ru?a va? nhiê?u lông chim hiếm có. Một số ngươ?i mặc nhưfng thứ đó la? đê? khoe khoang va? rất kén chọn đô? họ mặc.
    Ngươ?i ta muốn trong đơ?i sống cu?a họ la? mọi thứ tự động. Chung quanh họ la? nhưfng dụng cụ điện tư? nho? mới nhất va? chạy theo chiê?u hướng mới nhất. Một số ngươ?i trơ? nên hống hách bê? ngoa?i va? lo lắng bên trong vi? thái độ cu?a họ có thê? giống như la? một hoa?ng đế ngông cuô?ng nhất trong quá khứ.
    Việc gi? chắc chắn sẽ đến la? sự theo đuô?i tho?a mãn khao khát ti?nh dục. Ngươ?i ta ti?m ngươ?i ti?nh mới va? luôn luôn ti?m mối liên hệ ti?nh ca?m lãng mạn mới. Họ có thê? thích một ngươ?i ơ? buô?i sáng va? thích một ngươ?i khác va?o buô?i chiê?u. Một số ngươ?i có hai hoặc ba ti?nh ca?m lãng mạn cu?ng một lúc. Họ hoa?n toa?n rơ?i bo? tiêu chuâ?n đạo đức cu?a con ngươ?i.
    Ngươ?i như thế có hạnh phúc hay không? Khi họ lắng dịu xuống va? tự ho?i câu ho?i đó, họ có thê? cảm thấy chi? la? sự trống rỗng. Đặc biệt la? trong đêm tĩnh lặng, họ ca?m thấy trống rỗng trong tận đáy lo?ng cu?a họ va? họ không có cách gi? có thê? xua đuô?i nó.
    Ngươ?i ta pha?i tư? bo? nhưfng việc đó va? sống một đơ?i sống với thái độ vững chắc, thận trọng va? có ý thức. Việc đó rất khó ma? thực hiện, bơ?i vi? tinh thâ?n cu?a ngươ?i ta trơ? nên hoang mang bối rối do đó họ không co?n quen với đơ?i sống yên tĩnh va? sơ sa?i.
    Tại sao vậy? Bơ?i vi? tâm cu?a họ đã tách rơ?i sự kiê?m chế cu?a đạo đức con ngươ?i. Khi ma? ngươ?i ta cư xư? ma? không bị kiê?m chế thi? dục vọng tư? tư? đi tán loạn không kiê?m soát được. Họ không thê? dư?ng lại sự đuô?i bắt vô tận đê? có thêm hứng thú va? kích thích, va? họ không co?n kiê?m soát được dục vọng trong tâm cu?a họ.
    Việc ma? truyê?n thống tiêu chuâ?n đạo đức chú trọng đúng la? ngược lại. Nó chú trọng đến tự kiê?m soát, kê?m chế, câ?n kiệm va? có ky? luật. Vê? nhưfng vấn đê? quan trọng , nó chú trọng đến lo?ng tốt, chính trực, lịch sự, khôn ngoan va? sự đáng tin cậy. Nói một cách đặc biệt la? nó theo qui tắc xư? thế. Hoa?ng đế pha?i có lo?ng thương dân va? dân pha?i trung tha?nh với hoa?ng đế. Cha pha?i tốt với các con va? các con pha?i có đạo la?m con với cha. Anh ca? pha?i chăm sóc em, em pha?i kính trọng ngươ?i anh. Chô?ng pha?i kính trọng vợ, vợ pha?i vâng lơ?i chô?ng. Bạn be? pha?i được tin cậy lẫn nhau. Trong cuộc sống ha?ng nga?y, ngươ?i ta pha?i siêng năng la?m việc, câ?n kiệm, va? kiê?m chế sống trong hoang phí va? phóng túng.
    Đô?ng thơ?i, truyê?n thống đạo đức dạy người ta la?m việc siêng năng, sẵn sa?ng chịu đựng đau khô? va? có thê? biết quý nhưfng gi? mi?nh có. Nhưfng việc đó chă?ng nhưfng thích hợp với nguyên tắc trên thiên đa?ng va? cufng phu? hợp xứng đáng với đặc tính con ngươ?i.
    Thí dụ, tư? góc độ cu?a ca?m giác sinh lý va? tâm lý, ngươ?i ta có giới hạn tối đa cu?a tác dụng kích thích. Nếu tác dụng kích thích ơ? trong giới hạn cu?a nó, thi? ngươ?i ta cảm thấy hạnh phúc, khi quá giới hạn thi? họ cảm thấy đau khô?. Thêm va?o đó mọi ngươ?i đê?u biết ră?ng cuộc sống chi? có một việc gi? đó thi? rất la? nha?m chán. Do đó, ngươ?i ta câ?n có nhiê?u thứ việc trong đơ?i sống cu?a họ. Thật ra nói rõ ra?ng nếu ngươ?i ta không biết nếm mu?i đau khô? thi? không biết được ý nghifa cu?a hạnh phúc. Ba?n chất nhân loại la? muốn tránh sự đau khô? va? muốn ti?m hạnh phúc. Vi? vậy nhân loại theo đuô?i không ngư?ng đê? kết hợp hạnh phúc la? tự nhiên.
    Truyê?n thống tiêu chuâ?n đạo đức tán tha?nh sự tự kiê?m soát , lo?ng khoan dung, câ?n kiệm, siêng năng va? chịu đựng. Nhưfng việc này có thê? tránh cho ngươ?i ta bị dục vọng hoa?nh ha?nh. Nhưfng việc đó thêm màu sắc đơ?i ngươ?i va? ba?o đa?m chắc chắn la?m cho ngươ?i ta cảm thấy đâ?y đu?. Đê? có thê? biết quý nhưfng gi? mi?nh có la?m cho con ngươ?i sống một cuộc sống có lý trí va? tỉnh táo va? ngăn ngư?a ngươ?i ta ca?m thấy buô?n chán.
    Tư? việc này, ngươ?i ta dễ da?ng thấy được truyê?n thống tiêu chuâ?n đạo đức liên quan mật thiết với hạnh phúc cu?a con ngươ?i. Hiện tượng xaf hội ma? các ngươ?i tre? tuô?i trong gia đi?nh gia?u có thươ?ng quá ham mê dục vọng đaf cảm thấy trống rỗng va? chán na?n. Thật ra đó la? kết qua? do tư? bo? tiêu chuâ?n đạo đức.

Chia sẻ trang này