1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tài năng và đạo đức
    Trương Phiên

    Con người là nhân tố quyết định. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đều tất cả vì con người. Tôi muốn nói với các bạn trẻ thêm đôi điều: "Con người tài giỏi phải đi đôi với đạo đức?. Mới nghe các bạn trẻ đừng vội cho là thời đại khoa học con người đã lên đến mặt trăng mà còn ngồi nói chuyện xưa cũ. Cơm ăn nước uống, cũ thật đấy, nhưng loài người còn tồn tại còn phải nói.
    Các bạn trẻ chịu khó đọc câu chuyện dưới đây: Vợ chồng bạn tôi nhà khá giả, duy nhất có một cậu con trai tốt nghiệp kỹ sư, có vợ một con, đi làm cứ mỗi chiều tan sở là đi luôn một lèo cho đến một hai giờ khuya mới về đến nhà, miệng nồng nặc bia rượu, say xỉn chẳng còn biết "trời trăng mây nước" rồi lăn đùng ra ngủ cho đến sáng, thậm chí có đêm ói mửa đầy nhà. Những lời vợ khuyên, cha mẹ nói như gió thoảng qua sa mạc, có khi cậu ta còn bực bội nói không muốn về căn nhà này nghe lảm nhảm mãi. Trước đây mấy tháng, một đêm xỉn quá, cậu bị đụng xe nặng phải vào nằm viện. Cũng chỉ vợ và mẹ cậu ngày đêm bên cạnh lo săn sóc đổ bô đổ dãi, ngoài ra chẳng có ai vào làm điều đó. Vậy mà lành bệnh ra viện rồi, chứng nào tật ấy không bỏ. Đối với cậu ấy, thiên hạ ngoài đường mới vui vẻ, còn vợ con cha mẹ trong nhà cậu ta chẳng buồn ngó ngàng tới. Vợ chồng ông bạn buồn phiền nói thấy nhà bên cạnh mặc dù họ thiếu thốn song con cháu họ sống tử tế nền nếp, giá có thể đổi được ông cũng sẵn sàng đánh đổi. Nhìn đôi mắt thâm quầng của vợ cậu chứng tở nhiều đêm mất ngủ, lòng tôi đầy ái ngại.
    Xin các bạn kiên nhẫn đọc tiếp thêm mẩu chuyện thật nữa. Một bà cụ bà con của tôi, nhà rất giàu, nay đã bước qua tuổi 80. Bà có cô con gái đầu đỗ dược sĩ, chồng con dở dang, cậu con trai cũng là dược sĩ mở tiệm thuốc. Cậu ta ra đường quần áo thời trang, chạy Dream láng coóng, không rượu chè cờ bạc, không xì ke ma túy, chỉ có mỗi cái tội mê gái, bao nhiêu tiền của mang cho gái hết. Cậu rành cả minh tinh bên Tàu, bên Tây, cô nào eo thon mông nở, những chuyện ấy cậu ta thuộc hàng sư phụ. Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà sao làm đắm đuối con người! Bà cụ nhiều lần thúc giục cậu cưới vợ đã hơn 30 tuổi đầu còn sống lông bông. Nghe ra cô nào cũng vui qua đường mà thôi chứ chẳng có cô nào chịu về làm vợ. Thỉnh thoảng tôi ghé thăm bà cụ, nhìn mái tóc bạc trắng như bông, đôi mắt mất thần, bà than thở gia đình bà chắc tuyệt tự. Ngôi biệt thự đang ở chắc chỉ khi bà cụ qua đời cậu ta không bán vung vít chẳng được mấy tháng. Ai nói nhiều tiền bạc có hạnh phúc!
    Hai gia đình tôi vừa kể trên, vấn đề đạo đức của con người có đem ra nói đi nói lại ngàn lần vẫn không cũ.
    Các bạn trẻ, con người dù tài ba lỗi lạc đến đâu mà không có đạo đức không yêu nước thương nhà, không kính cha thờ mẹ, những con người ấy vẫn bị người đời khinh bỉ ruồng bỏ. Kẻ nào quên ơn cha mẹ, kẻ đó không phải con người. Bác Hồ đã nói: Người cách mạng chân chính là người con chí hiếu. Tình cha mẹ đối với con cái như non cao biển rộng, làm con ăn ở bội bạc vô ơn thử hỏi có thể nào yêu nước, tình nghĩa với bạn bè, có chăng chẳng qua vì cái lợi nhất thời giai đoạn nào đó thôi. Dù thật tồi tàn đi nữa, chẳng nơi nào sánh được với mái gia đình.
    Đường đời lắm chướng ngại gian nan, các bạn phải đủ nghị lực kiên định vượt qua, gặp trường hợp thất bại có ngồi than khóc cũng chẳng giải quyết được gì. Phan Bội Châu nói: Nếu đường đời cứ bằng phẳng mãi, Anh hùng hào kiệt có hơn ai. Một đức tính cao quý không thể thiếu đối với người học thức, đó là sự khiêm nhường. Chúng ta nên biết rằng sự hiểu biết của con người như giọt nước trong biển cả, sự huyền bí của vũ trụ mênh mông bao la này còn biết bao nhiêu điều mà khoa học chưa giải thích được. Ngoài những điều căn bản học ở nhà trường các bạn còn phải tìm tòi nghiên cứu tự học thêm, kiến thức mới sâu rộng.
    Trên bước đường tiến thủ, không ai hiểu mình hơn mình, các bạn tự vạch cho mình một chương trình hành động thực tiễn. Một cái đang có hơn hai cái sẽ có, hoa lài mùi hương có thoang thoảng hơn là hoa hồng mờ ảo còn ở đâu đâu. Các bạn đi tìm hạnh phúc ư! Không cần đâu xa, ở ngay bên cạnh các bạn. Hạnh phúc bên vợ con, cha mẹ. Cái nhoẻn miệng cười thơ ngay của em bé là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Giây phút êm đềm bát ngát tình thương là những lúc ta gần gũi mẹ cha, trước mặt mẹ người lớn cũng hóa trẻ con. Cha mẹ về già như sương trên ngọn cỏ, ngày nào cha mẹ không còn nữa, ta có đi cùng trời cuối đất cũng không bao giờ tìm lại được hạnh phúc thiêng liêng này. Trong hai cuộc kháng chiến, có những bậc cha mẹ lên non xuống biển dãi dầu sương gió đi tìm hài cốt của con, những người mẹ còng con đói khát lặn lội vạn dặm đi tìm nắm xương của chồng mang về chôn cất.
    Đất nước còn rất nhiều nhân tài và cũng rất cần đạo đức. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, nhân nghĩa. Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào, chiến thắng rồi ta ngồi lại nói điều nhân nghĩa. Với tinh thần thượng vô, ông cha ta không đánh người ngã ngửa.
    Muôn đời dưới ánh sáng mặt trời, mọi sự vật tang thương biến đổi, chỉ có tình nghĩa con người tồn tại mãi với thời gian.
    Theo Của tin còn một chút này
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngồi lặng lẽ ở một góc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội rộng thênh thang, trong đêm gặp gỡ ?oGia đình văn hóa xuất sắc toàn quốc?, rực rỡ đèn màu, vui nhưng ông Lê Tấn Đức nhớ ...nồi cháo ở quê nhà Châu Thành ?" Tiền Giang đến ngẩn ngơ.
    Nồi cháo của ông đã trở nên quá thân thuộc và nổi tiếng ở bệnh viện huyện Châu Thành, đến mức nếu như vắng nó một ngày biết bao nhiêu bệnh nhân sẽ bị đảo lộn sinh hoạt lẫn... tinh thần.
    ?oSự tích? nồi cháo tình thương
    Gương mặt đen sạm vì nắng gió, bàn tay chai sạn sần sùi, ông Lê Tấn Đức tỏ ra không hợp với bộ comple đen bóng đang mặc. Từ nhỏ, vì gia đình nghèo, Tấn Đức phải sớm tự lập và khi lấy vợ cả hai không có nhà nên phải đi ở nhờ.
    Chồng lái xe thuê cho một chủ xe gần nhà, vợ gánh hủ tiếu bán tại chợ Tân Hiệp. Họ cứ sống với nhau như vậy và có được 3 đứa con, 1 trai 2 gái. Sau đó nhờ anh em cho mượn một số tiền không lấy lãi, ông Đức ?olên đời? mua được một chiếc xe lô chạy chuyến Mỹ Tho ?" Chợ Lớn.
    Dành dụm được ít tiền mua được căn nhà nhỏ và rồi ông lại còng lưng chạy xe nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống nhưng ngay cả lúc đang chạy ăn từng bữa ấy , ông đã làm từ thiện.
    Từ khi có chiếc xe lô, gặp người lỡ đường, không có tiền ông cho qúa giang. Trong xóm gia đình nào tang gia hữu sự, gia cảnh quá nghèo, ông đem xe đến đưa tang miễn phí. Hàng tháng, cứ đến ngày rằm, ông dành ra một phần gạo gửi cho bà con nghèo.
    Ông vẫn làm vậy ngay cả lúc 3 đứa con đều đang học đại học ở TPHCM, hàng tháng cả hai vợ chồng phải gồng mình làm lụng để gửi tiền cho con ăn học.
    Khi cả ba đứa con tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định, ông Lê Tấn Đức lập tức nghỉ lái xe để làm một việc khiến nhiều người cho là ?ohâm?. Ấy là dùng tiền túi nấu cháo đãi người dưng.
    Ông kể về ?osự tích? nồi cháo: ?o Tôi thấy bệnh viện huyện Châu Thành nhiều bệnh nhân nghèo lắm. Nghèo đến nỗi ốm đau đi viện mà có khi không dám ăn sáng. Tôi nghĩ bát cháo tình thương đến với bệnh nhân, dù không trực tiếp chữa bệnh nhưng góp phần xoa dịu nỗi đau cho họ, giúp họ có được niềm vui tinh thần khi nằm viện. Nhưng kinh tế gia đình tôi chỉ có thể nấu mỗi tuần một nồi cháo phát miễn phí...?.
    Ông Đức đem ý tưởng ấy về bàn với vợ - Nguyễn Thị Thanh Vân. Bà Vân nói liền: ?oÝ ông nói trúng ý tui?.
    Đêm hôm ấy hai vợ chồng lụi hụi kê nồi, nhóm lửa, vo gạo. Lần đầu nấu nồi cháo to, than đá ướt nên nhóm mãi không đỏ. Hết quạt rồi thổi, nước mắt cay xè, đến khi gà gáy sáng thì nồi cháo cũng chín, ông Đức bỏ lên xe chở đến bệnh viện.
    Đó là 5 giờ 30 sáng 1/7/2003. Ông không bao giờ quên được cái ngày ấy, và cũng chẳng bao giờ quên được ánh mắt ngỡ ngàng và xúc động của những bệnh nhân nghèo. Lạ quá! Ở cái nơi mà ngay cả hớp nước lọc cũng phải bỏ tiền ra mua lại có người đem cháo đến phát miễn phí. Hay là có âm mưu gì chăng?
    Sự nghi ngại đó đã biến mất khi người ta nhìn ông Đức múc cháo. Tỷ mẩn và có gì đó trang nghiêm nhưng gương mặt toát lên nét hiền hậu trong sáng. Sáng hôm ấy, cả người cho cháo lẫn người nhận cháo đều xúc động.
    Luật bất thành văn ở bệnh viện
    Thế rồi cứ sáng tinh mơ ngày thứ Bảy, ông lại chở cháo đến bệnh viện. Chẳng hề cảm thấy mệt nhọc mà chỉ cầu mong làm sao có tiền để sáng nào cũng được nấu nồi cháo tình thương.
    Chỉ một tháng sau, điều mong mỏi ấy đã thành hiện thực. Biết được việc làm của ông, nhiều bà con ở địa phương đã đến góp tiền, gạo cho nồi cháo. Nhờ thế, chẳng những ông nấu cháo liên tục hàng ngày mà còn tăng khẩu phần lên 100 suất ăn... Và ông trở nên vô cùng bận rộn.
    Vợ phải theo xe đò để nhận hàng nên nồi cháo đều do tay ông lo liệu. Cứ 3 giờ sáng, ông thức đậy và bắt đầu nhóm lửa, vo gạo... Rồi 5giờ30 sáng, chiếc xe ba bánh kẽo kẹt hành trình quen thuộc đến bệnh viện Châu Thành.
    Dù mưa, gió, nắng gắt, bão bùng, nhưng 5 năm nay, tính ra đã gần hai nghìn ngày, mà chưa một ngày nào ông nghỉ nấu cháo. Chưa một sáng nào xe cháo của ông đến cổng bệnh viện muộn!
    Ngay cả ngày tổ chức đám cưới hai đứa con, ông vẫn không chịu nghỉ nấu cháo hay nhờ ai đó thay mình. Đúng ngày cưới con, ông vẫn điệp khúc ấy, 3 giờ sáng dậy và 5 giờ 30 nồi cháo đã bốc khói nghi ngút ở bệnh viện.
    Ông đều đặn, tăm tắp đưa cháo đến và bệnh nhân cũng đều đặn tăm tắp đứng xếp hàng chờ. Đó dường như đã thành một thứ luật bất thành văn mà cả hai bên đều ngầm tuân thủ.
    Nếu chiếc xe ba bánh ấy ngừng đến bệnh viện Châu Thành một sáng thôi, chắc hẳn nhiều bệnh nhân sẽ nhớ cả ông lẫn cháo. Ai đó vốn cho rằng cháo từ thiện, bố thí chắc là thứ của ôi, nhưng khi ăn cháo của ông sẽ phải nghĩ lại.
    Có một bệnh nhân già sau khi điều trị ở bệnh viện Châu Thành về đã gọi vợ con đến bảo: ?oNếu nấu cháo thì gắng nấu ngon như cháo từ thiện của ông Đức, nếu không thì bố lại muốn ?đi viện?.
    Một bệnh nhân khác đã nói rất thật với ông: ?oNếu ở ngoài chợ bán bát cháo 3 nghìn thì tôi sẵn sàng bỏ ra 10 nghìn để mua cháo của ông?.
    Bởi thế nồi cháo của ông Đức đưa đến bệnh viện chưa bao giờ bị ế. Có những hôm, bệnh nhân tăng mà ông chưa thể cập nhật số lượng nên một số bệnh nhân đưa bát ra thì hết cháo. Những hôm như thế, ông đạp xe về mà lòng nặng trĩu, những chiếc bát không cứ ám ảnh mãi?
    ?oBây giờ thì tôi nấu cháo thành chuyên gia rồi, nhắm mắt cũng có thể biết được phải đổ bao nhiêu nước, bao nhiêu gạo, đường, muối mà chẳng cần phải nếm cũng biết là sẽ ngon?.
    ?oBác có công thức gì mà nấu cháo ngon vậy??, ông cười khi nghe câu hỏi của tôi: ?oChẳng có công thức gì đặc biệt cả, tôi chỉ cố gắng hết sức nấu cháo làm sao cho sạch sẽ thơm ngon, làm cẩn thận hơn cả nấu cho nhà mình ăn vì mình đang phục vụ những người bị bệnh. Bây giờ mỗi tháng tôi nấu 20 nồi cháo mặn và nấu 10 nồi cháo chay vào các ngày rằm, mồng một để bệnh nhân thay đổi khẩu vị và dành cho những người bệnh theo đạo Phật?.

    1.445 nồi cháo và ước mơ lãng mạn
    Giờ thì ông Lê Tấn Đức còn là một chuyên gia nấu sữa đậu nành. Chuyện sữa đậu nành bắt đầu từ? nồi cháo.
    Nồi cháo của ông tự bản thân nó như một thứ ngôn ngữ riêng thuyết phục ngày càng nhiều nhà hảo tâm tìm đến đóng góp. Đầu năm 2006, khi số tiền đóng góp đã đủ ?onuôi? nồi cháo trong thời gian dài, ông liền nghĩ ra việc nấu sữa đậu nành để bệnh nhân uống sau khi ăn cháo.
    Dĩ nhiên khối lượng công việc vì thế cũng nhiều hơn, nhưng niềm vui của người bệnh khi cầm trên tay ly sữa nóng như một thứ ?odoping? giúp ông vượt qua mệt nhọc.
    Hơn nghìn ngày nấu cháo, mà ngày nào ông cũng làm những việc bếp núc như vo gạo, nhóm lửa, rửa rau như một thứ nghi lễ của đời thường. Có phải thế chăng mà mỗi nồi cháo, mỗi nồi sữa đậu nành nấu xong đều được ông ghi sâu tận ký ức.
    ?oTôi đã nấu được 1.445 nồi cháo và 352 nồi sữa đậu nành?, ông nói với tôi trong tiếng âm thanh rộn rã ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, những con số vang lên chậm rãi chắc nịch mà ông đã nhập tâm chứ chẳng phải ?olôi? ra từ một bản báo cáo thành tích.
    Ông muốn gắn bó với nồi cháo cho đến khi chân không còn đủ sức để bước, nhưng canh cánh nỗi lo đến một ngày mình già đi, ai sẽ là người kế nhiệm?
    Nỗi lo đó đã vơi đi khi Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ đều xúm tay chia sẻ bớt những công việc của ông. Nỗi lo đó đã bay biến khi cả ba người con đang làm việc ở TP. HCM đã hết sức ủng hộ nồi cháo từ thiện của bố cả tinh thần lẫn vật chất.
    Người đàn ông gần 60 tuổi này vẫn đau đáu ước mơ có gì đó thật lãng mạn về một nồi cháo tình thương gia truyền. Nồi cháo tình thương ấy sẽ lưu truyền mãi và lan tỏa đi khắp nơi cho đến khi trái đất này chẳng còn người nghèo nữa.
    Như sực nhớ ra hôm nay đi dự buổi gặp gỡ ?oGia đình văn hóa xuất sắc?, ông trầm tư nói: ?oNếu như gia đình tôi không êm ấm, thì làm sao tôi nấu được nồi cháo từ thiện từng ấy năm. Gia đình hạnh phúc sẽ làm nảy nở việc thiện và việc thiện sẽ giúp gia đình hạnh phúc hơn??
    Nét mặt ông lại thoáng chút thẫn thờ. Hình như ông lại nhớ nồi cháo. Và cho tới lúc đó tôi mới biết nồi cháo của ông ngon như vậy vì có một thứ gia vị đặc biệt, gia vị mang tên tình thương.
    Dù lần đầu ra Hà Nội, nhưng dự Hội nghị xong, ông vội vã về ngay. Ông về với nồi cháo và sữa đậu nành để rồi 5 giờ 30 sáng lại cùng chiếc xe ba bánh đến Bệnh viện Châu Thành.
    Trên chiếc xe có mấy câu thơ ?oThương người như thể thương thân; Thấy người hoạn nạn ân cần giúp nhau; Cùng nhau tương trợ tương thân; Từ thiện đến giúp bệnh nhân Châu Thành?.
    Ghi chép của Phùng Nguyên

    Theo_Tien_Phong
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Anh, Chi va cac Ban men
    Tran trong cam on su quan tam, chia se va ho tro cua Anh, Chi va cac Ban den cong tac xa hoi cua Nhom ALPHA thoi gian qua.
    (Xin loi khong attch duoc, moi nguoi doc giup noi dung chuong trinh o day, neu khong doc duoc xin lien he voi Phuong 0948993369; hoac reply lai email nay. Xin cam on)
    Hàng năm, nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, với mong muốn mang niềm vui đến những trẻ em thiệt thòi và nhân rộng lòng nhân ái trong cộng đồng, Nhóm CTXH Alpha đều tổ chức các chương trình chiếu phim - tặng quà ? Chương trình được các em nhỏ ưa thích và nhận được phản hồi tốt.
    Nhân dịp Tết Thiếu nhi 2008, được sự hỗ trợ nhiệt tình và hiệu quả của rạp chiếu phim Megastar Hà Nội, Nhóm Alpha dự định tiếp tục tổ chức một buổi chiếu phim và tặng quà cho các em. Kế hoạch dự kiến như sau:
    1- Thời gian: 9h sáng Thứ Hai, ngày 26 tháng 05 năm 2008
    Địa điểm: Megastar, Vincom, Bà Triệu, Hà Nội
    2- Phim hoạt hình: Bee Movie (thời lượng: 90 phút)
    3- Thành phần tham dự: 120 trẻ em thiệt thòi: là trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật trên địa bàn Hà Nội.
    Rất mong nhận được sự quan tâm tham gia và hỗ trợ của Anh/Chị và các bạn đối với chương trình để các em được hưởng niềm vui đi xem phim và nhận quà.
    Mỗi đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp thêm nhiều em nhỏ được xem phim, ra về với nụ cười trên môi và thêm niềm tin để cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
    Chi tiết xin liên hệ: Phụ trách Chương trình (Ms.) Nguyễn Gấm Hương ?" ĐT: 04. 9746 242 / 0915 086 342 hoặc (Ms.) Đặng Thanh Phương ?" ĐT: 0948 993369; (Mr.) Nguyễn Mạnh Hoàng ?" 0988 717 288
    hoặc qua Email: alphagroupvietnam@yahoo.com và Website: www.alphagroupvn.com

    Xin trân trọng cảm ơn.

    Phụ trách chương trình
    Nguyễn Thị Gấm Hương

    Dự chi Chương trình chiếu phim và tặng quà
    nhân ngày Tết Thiếu thi 1/6/2008
    Đơn vị tính: VNĐ
    TT
    Nội dung
    Số lượng x Đơn giá
    Dự chi

    1
    Thuê phòng chiếu

    Megastar
    hỗ trợ toàn bộ

    2
    Thuê xe đưa đón trẻ
    - Trẻ Đồng Xuân - Long Biên (40 em)
    - Trẻ lớp học tình thương Nguyễn Văn Tố
    (40 em)
    - Trẻ làng Hòa Bình (40 ?" 50 em)

    500.000
    500.000

    200.000
    1.200.000

    3
    Quà cho trẻ: 01 quà + bánh kẹo




    120 trẻ đi xem phim
    210 trẻ x 25.000đ/suất
    5.250.000


    90 trẻ không xem phim
    - 75 trẻ ở TT nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Ngọc Sơn, Hà Tây
    - 15 trẻ con em thành viên HộI ngườI mù Q. Đống Đa)

    4
    Nước uống: 01 chai nước/trẻ
    120 chai x 3.000đ/chai
    360.000

    5
    Chụp ảnh, rửa ảnh

    100.000

    6
    Chi khác (nơ hoa cho trẻ, băng rôn/biển, túi đựng quà?)

    340.000


    Tổng

    7.200.000

    Bằng chữ: Bảy triệu hai trăm nghìn đồng chẵn
    Quà cho trẻ có thể là: truyện tranh, đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt (xà phòng, kem đánh răng, bàn chải ?) và bánh kẹo, sữa.
    Thành phần tham gia xem phim và nhận quà:
    Trẻ em đến từ:
    - Làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân
    - Lớp học tình thương TTGD Thường xuyên Nguyễn Văn Tố
    - Trẻ em lang thang khu vực chợ Đồng Xuân, Long Biên, Hà Nội
    - Con em thành viên Hội người mù Quận Đống Đa, Hà Nội
    Cùng các khách mời, thành viên và cộng tác viên nhóm CTXH Alpha
  4. nkphuong1984

    nkphuong1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2008
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Tôi có thể giúp bằng cách nào???
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bạn quan tâm đến chuong trinh tren co the lien he : Phụ trách Chương trình (Ms.) Nguyễn Gấm Hương ?" ĐT: 04. 9746 242 / 0915 086 342 hoặc (Ms.) Đặng Thanh Phương ?" ĐT: 0948 993369; (Mr.) Nguyễn Mạnh Hoàng ?" 0988 717 288
    hoặc qua Email: alphagroupvietnam@yahoo.com và Website: www.alphagroupvn.com
    tks
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhóm từ thiện Ngọc Phúc
    Vợ chồng ông Bảo tại lễ khánh thành cây cầu Tha La (xã Định Hòa, Gò Quao, Kiên Giang)
    Nhóm còn đặt mục tiêu sẽ hoàn thành 100 phòng học, 1000 giếng nước? Tất cả tấm lòng của họ đang hướng về vùng sâu, vùng xa còn bao khó khăn, thiếu thốn.
    Cầu từ thiện rẻ hơn cầu Nhà nước
    Tôi gặp vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Bảo và bà Lê Mỹ Dung ở ấp Hoà Hớn (xã Định Hoà, Gò Quao) vào đầu tháng 6/2006 khi ông bà đang cùng chính quyền địa phương khánh thành cây cầu Tha La dài 20m, rộng 4,5m, trị giá gần 30 triệu đồng.
    Bí thư xã Định Hòa, ông Nguyễn Vũ Huy nói: ?oCái cầu này Nhà nước làm phải tốn 50 triệu đồng. Xã tôi năm rồi xây 14 cây cầu thì vợ chồng ông Bảo giúp cho 7 cái?.
    Tôi quay sang ông Bảo hỏi vì sao chi phí xây cầu lại giảm nhiều như vậy? Ông Bảo nheo mắt cười: ?oChúng tôi có tham khảo chi phí của một công trình nhà nước tương tự và ?ogạt? hết những khoản ?okhông từ thiện? ra ngoài, như tiền đi lại, tiếp khách, khởi công, khánh thành.
    Bên cạnh đó, khi thấy chúng tôi làm từ thiện, người dân ở khu vực được xây cầu hết sức ủng hộ công lao động đào đắp, giải phóng mặt bằng, vận chuyển vật tư. Ngay như lễ khánh thành này thanh niên trong xã cũng tự nguyện tổ chức??.
    Từ lần tình cờ gặp ấy, tôi tìm cách hẹn gặp nhưng vợ chồng ông Bảo hò hẹn mãi không được. Bởi lúc 2 vợ chồng bận đi vào vùng U Minh Thượng khảo sát xây cầu cho dân, lúc lại đi lên vùng kinh tế mới Rộc Xây (Kiên Lương) vận chuyển lu đựng nước cho bà con...
    Mãi đến một ngày cuối tháng 8 vừa qua tôi mới ?ochộp? được ông Bảo tại nhà riêng (số 207A, đường Lâm Quang Ky, Tp Rạch Giá, Kiên Giang). Nhà riêng vợ chồng ông Bảo cũng là một nhà hàng lớn, chủ yếu phục vụ đám cưới, hội nghị, sức chứa cùng lúc lên đến trên 1.000 người.
    Nhóm từ thiện Ngọc Phúc làm được rất nhiều việc lớn, nhất là từ khi có ông Bảo tham gia. Việc làm từ thiện một cách tận tâm, thiết thực của nhóm đã giúp tỉnh giải quyết phần nào khó khăn.
    Tỉnh Kiên Giang đã quyết định cấp cho cho nhóm một chiếc xe 12 chỗ ngồi để chuyên làm công tác từ thiện. Ngoài các bằng khen, giấy khen của tỉnh, tổ chức Hội chữ thập đỏ?
    Thủ tướng đã tặng 3 bằng khen, một cho tập thể nhóm, một cho ni cô Thích Nữ Phúc Liên và một cho bà Dung.
    Ông Trương Quốc Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
    Ông cho biết: Vợ chồng ông vừa được một trường đại học ở California mời qua dự lễ nhận bằng tốt nghiệp cho đứa con gái, cháu Huỳnh Ngọc Phương.
    Vừa về đến nhà lại lao vào công việc, hiện nhóm đang tập trung hoàn thành 17 phòng học ở các huyện Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao và Kiên Lương phục vụ năm học mới.
    Trong căn phòng khách rộng lớn ngổn ngang hàng từ thiện chuẩn bị đưa vào vùng sâu cho bà con nghèo, ông Bảo cho biết: Vợ tôi đã âm thầm làm từ thiện từ năm 1986. Bà ấy xúc gạo nhà, lấy tiền túi đi vào bệnh viện cho bệnh nhân nghèo và tham gia các hoạt động cứu trợ.
    Từ năm 1999, vợ tôi thường đi cứu trợ cùng ni cô Thích Nữ Phúc Liên (chùa Đường Xuồng, huyện Giồng Riềng), sau đó thành lập nhóm từ thiện ?oNgọc Phúc?.
    Ngọc Phúc là tên ghép lấy chữ ?oNgọc? trong pháp danh vợ tôi (Ngọc Nguyện) và chữ ?oPhúc? của Thích nữ Phúc Liên. Bản thân tôi đến năm 2001 mới tham gia, khi nhóm này thực hiện chương trình mổ mắt cho người nghèo.
    Giúp tận tay người nghèo
    Bà Lê Mỹ Dung, qua hàng chục năm làm từ thiện đã đúc kết phương châm đến với người nghèo là:?oĐi tới nơi, thấy tận mắt, giúp tận tay?. Bà kể lần vào trú mưa nhà một người dân ở xã Thúy Liễu, (huyện Gò Quao), thấy ngôi nhà bằng lá mình đang trú mưa sao mà dột nát, tồi tàn, đứng trong nhà mà còn bị ướt.
    Cả nhà chỉ có 2 cái nồi bằng nhôm méo xệch, chiếc giường bằng tre cho vợ chồng và 3 người con cũng xiêu vẹo? Tìm hiểu thêm, bà Dung biết xóm bà đang trú mưa còn có 2 người hoàn cảnh tương tự và bà đã quyết định xây tặng 3 ngôi nhà tình thương, mỗi căn trị giá 7 triệu đồng. Bà còn đưa tiền cho thợ mộc đóng giường, mua chiếu, nồi niêu cho họ.
    Vợ chồng ông Bảo cùng con gái tại lễ nhận bằng tốt nghiệp đại học ở California (Mỹ)
    Bà nói: ?oChúng tôi làm từ thiện không có kế hoạch trước, gặp ai khó khăn thì giúp, từ bát cháo trên giường bệnh đến những cây cầu tận vùng sâu vùng xa.
    Thấy người cần giúp là giúp ngay, không có nhà hảo tâm thì tôi bỏ tiền túi. Mấy đứa em ruột tôi và người thân ở Mỹ vẫn thường xuyên gửi tiền về Việt Nam cho tôi làm từ thiện. Hôm gặp con gái ở Mỹ, nó nói: Lúc nào đi làm có tiền con sẽ gửi về giúp mẹ làm từ thiện?.
    Năm 2005, tổng kết lại nhóm từ thiện Ngọc Phúc đã thực hiện được 2.000 ca mổ mắt (mỗi ca 500 ngàn đồng); 100 cây cầu (bình quân mỗi cây khoảng 30 triệu đồng). Trong 100 cây cầu thì gia đình ông Bảo trực tiếp góp 3 cây và 3 cây hùn chung với người khác.
    Nhóm từ thiện Ngọc Phúc đang vươn tới con số 1.000 giếng nước, 100 phòng học (80 triệu đồng một phòng). Nhóm cũng đã chuyển đến cho người dân nghèo vùng sâu 1.700 lu đựng nước, 350 chiếc xuồng, hàng chục ngàn phần quà.
    Hiện nay bình quân mỗi năm nhóm vận động được khoảng 4 tỷ đồng cho công tác từ thiện, đó là chưa kể hàng ngàn ngày công tự nguyện của nhân dân.
    Ông Bảo tâm sự: ?oTôi và vợ tôi đều là dân Kiên Giang, tôi sinh năm 1948, vợ tôi nhiều hơn tôi một tuổi, và là ?oĐôi bạn ngày xưa học chung một lớp? thời phổ thông.
    Năm 1966 cưới vợ xong tôi mới học Đại học luật, sau đó học thêm Đại học Ngân hàng. Sau một thời gian sản xuất mỹ phẩm, đến năm 1989 gia đình chuyển sang mở nhà hàng.
    Chúng tôi có 4 người con thì 3 đứa theo ?onghiệp? nhà hàng, một đứa định cư tại Mỹ vừa tốt nghiệp Đại học ngành điện tử. Sở dĩ những nhà hảo tâm gửi tiền, quà nhờ chúng tôi làm cầu nối chuyển đến người nghèo vì họ tin tưởng chúng tôi?.
    Ông Bảo cho biết họ gửi 30 triệu đồng làm cầu thì 30 triệu ấy nằm trên cây cầu, còn các khoản khác vợ chồng ông tự lo. Ông Bảo vừa qua Mỹ nhưng cũng đã tranh thủ tiếp xúc với tổ chức Sun-Flower, một tổ chức làm từ thiện khá nổi tiếng đang hướng về Việt Nam.
    Hồng Lĩnh
    (Theo_Tien_Phong)
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    VÌ THIỆN TÂM
    Câu chuyện bắt đầu từ vụ đụng xe mô tô thông thường. Lúc đó, tôi đang làm việc tại một khu vực dân cư. Khi tôi nghe tin về vụ đụng xe, tôi đã nhanh chân chạy đến chỗ đụng xe. Thật khiếp đảm. Một người, cùng với chiếc xe của anh ta, đang nằm bất động trong vũng máu dưới chiếc xe tải 4 bánh. Người lái xe tải là người gây ra vụ đụng xe và đã biến mất. Theo một nhân chứng, thì người lái xe nhìn xuống chiếc xe của mình, gọi số cấp cứu 120 và rồi vô trách nhiệm bỏ chạy.
    Cứu thương và cảnh sát lúc đó chưa có đến khi nạn nhân tự mình đột nhiên bò ra khỏi chiếc xe tải. Rồi chúng tôi thật sự nhận ra rằng ?omáu? khắp thân người anh ta thật ra là nước tương ớt. Nơi bị thương nhìn thấy rõ là một cái xương chân bị gẫy. Anh ta nói rõ ràng anh ta là nông dân ở một khu vực ngoại ô. Anh ta đã đi bằng xe mô tô đến khu vực thường dân để bán tương ớt. Anh đã ngất xỉu vì do sợ hãi và chỗ bị thương thật sự không nghiêm trọng.
    Cứu thương và cảnh sát đã đến cùng một lúc. Các bác sĩ lập tức kiểm tra chỗ bị thương. Kết quả thì chân trái đã bị va chạm và những phần khác đều không thấy tổn thương rõ rệt. Dĩ nhiên, một cuộc xét nghiệm chi tiết tại bệnh viện là rất cần thiết. Tôi đã bỏ đi và cảm thấy nhẹ nhàng. Nó trông như chúng tôi đã có một sự cảnh báo sai vào lúc đầu. Bây giờ những gì tôi phải làm là giúp đỡ cảnh sát tìm người lái xe mà đã gây ra vụ đụng.
    Vào lúc đó, một tin khủng khiếp xảy đến. Người lái xe trong vụ đụng xe đã chạy đến tòa nhà cao 4 tầng và nhảy xuống từ ban công. Đây thật sự là một vấn đề thình lình đột nhiên nảy sinh ra từ một vấn đề đang tồn tại. Cảnh tượng lúc đó làm mọi người lại kinh hoàng lần nữa. Người lái xe đã đứng đó và khóc lớn nhưng lại không thấy bị thương trong khi một công nhân về hưu đã đang nằm trên đất.
    Câu chuyện trở nên dị kỳ. Thật ra, khi người lái xe bò qua những cái thanh bảo vệ, một công nhân về hưu đã đi ngang qua. Ông ta đã thấy tình trạng nguy kịch và anh dũng chạy đến chụp lấy thân người đang rơi xuống. Kết quả, người được cứu thì không sao và người công nhân về hưu đã bị gẫy 2 cái xương sườn. Cả sự việc trở thành một câu chuyện truyền thuyết qua những việc làm mà người công nhân già đã làm. Tôi cũng thấy hài lòng về tiêu chuẩn của ?obản tin gây sự chú ý.? Tuy nhiên, khi một người bạn của tôi phỏng vấn người công nhân già này và hỏi ông ta rằng ông ta có cảm thấy sợ hãi sau sự kiện này không, câu trả lời của ông ta rất đơn giản và trung thực. Ông nói: ?oTôi không thể nào nhìn được cảnh một mạng sống biến mất đi trước mặt tôi. Nếu anh ta nhảy lầu lần nữa, tôi vẫn sẽ chộp lấy anh ta lần nữa!?
    Câu chuyện kết thúc ở đây. Đó là một chuyện đụng xe hằng ngày. Do những nguyên nhân thình lình, những sự kiện xảy theo sau đi theo với những vấn đề nảy ra từ vụ đụng xe trở nên khá phức tạp.
    Người lái xe này rất nghèo và không có gì trong nhà. Anh ta có Mẹ, Vợ và một đứa con. Cả gia đình sống phụ thuộc vào thu nhập của anh ta. Chỗ làm để cho anh ta lái chiếc xe tải để giúp đỡ anh ta. Anh ta chỉ cần mang theo cỗ xe trong một đoạn đường ngắn cho công xưởng. Vì thế, trong khi đối diện với vụ đụng xe như vậy, trong đầu của anh ta không muốn sống và chỉ muốn chết.
    Người công nhân già thật đáng khâm phục. Khi ông ta nghe tình trạng tài chính của người lái xe, ông đã từ chối bất cứ sự bồi thường nào từ anh ta và tự mình trả hết chi phí của bệnh viện. Người đáng lo nhất là anh nông dân đã bị thương. Anh ta đã có thể nằm viện nữa năm hoặc một năm và chờ cho người lái xe thỏa mãn nhu cầu của mình. Có nhiều thí dụ về loại hành xử như vậy. Nhưng những gì xảy ra sau đó thật hoàn toàn vượt khỏi dự đoán của tôi. Ngày hôm đó người lái xe đi đến bệnh viện để viếng thăm nạn nhân. Lúc đó, ai đó hỏi anh ta một câu hỏi thế này: ?oAnh không muốn sống, vậy tại sao anh đã nhớ gọi 120 để cứu anh ta?? Anh ta đã không chuẩn bị và ngừng một lúc. Rồi anh ta nói: ?oVậy nếu anh ta còn có một cơ hội được cứu thì sao?? Chỉ vì những lời nói đó, anh ta đã làm cảm động nạn nhân và chúng tôi. Ngày hôm sau, người nông dân đã khăng khăng đòi xuất viện. Anh ta nói: ?oĐể tôi về nhà để bình phục. Tôi không muốn lợi dụng và đòi tiền từ anh ta!?
    Từ đó tôi đã nghĩ tại sao cả sự kiện được giải quyết thật êm đẹp. Nếu có vài yếu tố nào đó, thì đó chính là ?olòng tốt? . Lòng tốt là một đức tính căn bản trong bản chất con người và nó cũng thật đẹp trong tính chất của con người. Chỉ trong sự nuôi dưỡng của sự tử tế, thì đóa hoa cao thượng của đức hạnh có thể nở ra. Chúng ta không thể nghiêm khắc yêu cầu mỗi người thường sử dụng đức tính thanh nhã. Nhưng nếu mỗi người chúng ta có được lòng tử tế trong tâm, thế giới này sẽ trở thành tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-8PczLrMyeqlubH0ghH1GN6c-?cq=1&p=521
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình ?o BÉ VUI TẾT THIẾU NHI? dự kiến tại Khoa Nhi bệnh viện Việt Đức, chiều thứ 7, 31/5/2008 lh: Ms Loan: 0978056717, tại Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, chiều CN, 1/6/2008, lh: Ms Liên 0946738768, Ms Hằng ?" 0986828996. Tks!
    http://360.yahoo.com/hotro_nguoingheo
    http://360.yahoo.com/choi_voi_benh_nhi
  9. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    quần áo sách báo cũ có được khong bác ?
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Quần áo, sách truyện... cũ nhưng có thể dùng được cũng được bác ạ, chúng em cũng nhận quyên góp những thứ đó.
    Cảm ơn bác đã quan tâm!
    Chúc bác và gia đình an lành, hạnh phúc!

Chia sẻ trang này