1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những câu chuyện "xanh" ở Thái Lan


    Biển quảng cáo chương trình đổi quần áo cũ lấy phiếu mua hàng giảm giá ở một trung tâm mua sắm - Ảnh: Việt Phương
    Người Thái quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và đã có nhiều hành động thiết thực về vấn đề này trong cuộc sống.
    Tiết kiệm vì môi trường
    Cuối tháng 3 vừa qua, thủ đô Bangkok của Thái Lan đã tham gia chiến dịch "Giờ Trái đất" cùng các thành phố lớn khác trên thế giới nhằm nâng cao nhận thức về sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Theo đó, các thành phố này sẽ tắt điện trong 1 tiếng đồng hồ. Sự tham gia của Thái Lan trong chiến dịch trên cho thấy nước này đang quan tâm đến vấn đề môi trường và tác động của sự biến đổi khí hậu lên Trái đất. Tuy nhiên, sự quan tâm không chỉ dừng lại ở việc tắt điện.
    Khi rút tiền tại máy ATM ở Thái Lan, bạn thường được hỏi có cần in hóa đơn không. Lý do mà nhiều ngân hàng tại đây đưa ra trên màn hình máy rút tiền là hãy bảo vệ cây cối bằng cách tiết kiệm giấy. Nếu bạn trả lời là không cần in hóa đơn, hình vẽ một cái cây mỉm cười sẽ hiện ra như lời cám ơn. Nếu nhiều người cũng như bạn, tiết kiệm một mẩu giấy nhỏ, nhu cầu sản xuất giấy sẽ giảm đi và cứu được nhiều cây cối khỏi bị đốn hạ.
    Ngoài ra, cách đây vài tháng, nhiều trung tâm mua sắm ở Bangkok quảng bá chương trình khuyến mãi đặc biệt. Theo đó, nếu khách hàng từ chối không sử dụng túi mua sắm (túi giấy hoặc túi nhựa) của các trung tâm này mà bỏ đồ vào túi riêng của mình, họ sẽ được giảm giá 5% mặt hàng đã mua. Bằng cách này, các trung tâm mua sắm không chỉ đánh vào tâm lý mua hàng của mọi người mà còn nâng cao nhận thức của họ về việc góp phần giảm thiểu tác hại của sự thay đổi khí hậu. Mới đây, một trung tâm mua sắm cho giới trẻ đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt: Nếu khách hàng quyên góp quần áo cũ để tái chế cho trung tâm mua sắm này thì họ sẽ nhận được các phiếu mua hàng giảm giá lên tới 40% cùng quà tặng miễn phí. Nhãn hiệu hàng lưu niệm Propaganda cũng có cách khuyến khích bảo vệ môi trường tương tự nhưng đặc biệt hơn, họ áp dụng việc giảm 5% cho cả các mặt hàng mới về. Cần biết rằng, với những đồ lưu niệm nho nhỏ, việc sử dụng các giấy gói hay túi mua hàng là rất nhiều.
    Còn tại các khách sạn thì sao? Trong buồng tắm ở một khách sạn tại tỉnh Pattani, miền nam Thái Lan, trên gương có ghi: "Hãy giúp chúng tôi bảo tồn thiên nhiên bằng cách: Trừ khi khăn tắm của bạn được vứt trên sàn, chúng tôi sẽ không thay khăn mới. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chất hóa học trong việc giặt tẩy và tiết kiệm nước". Tại một khách sạn ở tỉnh Nong Khai, đông bắc Thái Lan, cũng có câu nhắc nhở tương tự. Không chỉ đối với khăn tắm, việc bạn mang theo bàn chải, kem đánh răng hay xà phòng cá nhân cũng giúp các khách sạn bảo vệ môi trường. Vì nếu dùng những thứ trên của khách sạn, thường là dùng 1 lần rồi vứt hoặc dùng nửa chừng (đối với xà phòng), môi trường sẽ bị ảnh hưởng bởi một lượng chất thải lớn.
    Đến làm việc ở nhà
    Câu chuyện "xanh" không chỉ dừng lại ở đó. Điều thường thấy ở Thái Lan là các máy điều hòa nhiệt độ thường hoạt động quá mức cần thiết. Nhiệt độ trong phòng đôi khi quá lạnh. Mới đây, các hạ nghị sĩ ở Thái Lan đã đồng loạt cởi áo khoác ngoài của mình trong lúc họp quốc hội để tiết kiệm điện. Nhiệt độ trong phòng họp được tăng lên 26 độ C. Hiện Chính phủ Thái Lan cũng đang xem xét việc cho phép các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân cũng như nhân viên của họ làm việc tại nhà để tiết kiệm năng lượng. Theo đó, họ có thể chỉ đi làm 4 ngày trong tuần thay vì 5 ngày như bình thường. Ngày còn lại có thể ở nhà làm việc qua mạng và điện thoại. Có người đã nghĩ ngay đến chuyện làm ở nhà vào ngày thứ hai vì giao thông ngày đầu tuần ở Bangkok thường bị tắc nghẽn. Sáng kiến này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn tiết kiệm chi phí đi lại trong thời buổi giá nhiên liệu tăng cao.
    Công ty dịch vụ viễn thông di động DTAC thì nói các nhân viên trực tổng đài có thể làm việc ở nhà vào ban đêm để tiết kiệm chi phí năng lượng cũng như đi lại. Những người này sẽ được trang bị các thiết bị cần thiết để có thể trả lời khách hàng tại nhà riêng. Việc sử dụng các phương thức liên lạc qua internet như e-mail cũng được khuyến khích để tiết kiệm giấy. Ngân hàng Thái Lan cũng đang áp dụng chế độ cho nhân viên làm việc tại nhà 1 ngày trong tuần. Theo họ, cách làm này đã thành công.

    Ảnh: Việt Phương

    Các gợi ý để chống lại sự biến đổi khí hậu được in trên một chiếc túi vải thân thiện với môi trường:
    *Luôn tắt điện và rút phích cắm sau khi sử dụng.
    *Hạn chế tắm nước nóng hoặc nước ấm.
    *Đi bộ hoặc dùng xe đạp thay vì lái ô tô.
    *(Nếu lái ô tô) hãy tính toán đường đi ngắn nhất trước khi đi.
    *Không để xe của bạn chở quá tải.
    *Đi mua sắm hoặc đi ăn gần nơi bạn ở.
    *Dùng túi vải hoặc vật liệu thân thiện với thiên nhiên thay vì túi nhựa khi mua sắm.
    *Hạn chế tạo ra chất thải.

    Việt Phương
    (VP Bangkok)

    http://www.thanhnien.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=242675
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bài học về lòng biết ơn!
    Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
    Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: ?oCho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ??. ?o50 xu?o, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: ?oThế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ??. ?o35 xu?, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
    Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
    Phương Thảo
    (Theo Inspiration and Friendship)
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lửa tình nguyện cháy trong đêm

    http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Lua-tinh-nguyen-chay-trong-dem/2008/7/239641.vip
    SVTN thức trắng đêm chờ sĩ tử. (Ảnh: LQM).
    (Dân trí) - Những đêm đầu tháng 7, các bà bán hàng khuya ở ga Huế bỗng có thêm những người bạn mới. Đó là đội sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi trường Đại học Kinh tế Huế.
    2 giờ sáng, chuyến tàu đêm từ Vinh lặng lẽ cập ga. Ở một góc nhỏ bên cạnh cổng ra vào, tiếng đàn hát bỗng dưng ngưng bặt, nghe lao xao tiếng gọi nhau: ?oTàu đến rồi, làm việc thôi các bạn ơi!?.
    ?oBác và em ngồi nghỉ cho đỡ mệt rồi chúng cháu sẽ hướng dẫn chỗ trọ rẻ và gần địa điểm thi nhất?, ?oEm thi trường nào??, ?oBác đã có người thân đến đón chưa ạ??, ?oEm muốn ở kí túc xá hay phòng trọ??? tiếng hỏi han lao xao rộn cả sân ga.
    Lau vội giọt mồ hôi trên trán, Nguyễn Cảnh Sơn, SV năm thứ 3 khoa Kinh doanh nông nghiệp, đội trưởng đội TSMT trường Đại học Kinh tế Huế tâm sự: ?oTụi mình túc trực ở đây từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng để chờ những chuyến tàu đêm. Những ngày đầu các bạn trong nhóm trực về mệt ngủ li bì. Thế nhưng mỗi lần tàu đến là ai cũng háo hức?.
    Sơn cho biết cách đây 3 năm chân ướt chân ráo đến Huế dự thi, bạn cũng được các anh chị khóa trên nhiệt tình hướng dẫn. Năm ngoái, có cô thí sinh mất hết tiền trong khi phải vào TPHCM dự thi tiếp đợt sau. Sơn liền vận động anh em trong đội góp tiền mua vé. Mấy tuần sau, đội nhận được thư cám ơn và hỏi địa chỉ để gửi trả tiền.
    ?oTụi mình TSMT vì lửa tình nguyện trong người chứ đâu nghĩ đến chuyện trả công. Trước kia mình được các anh các chị giúp đỡ. Giờ mình giúp lại các bạn khác. Như vậy phong trào mới có sự kế tục, mới bền, vững được?, Sơn chia sẻ.
    Bác Nguyễn Việt đưa con gái từ Nghệ An vào thi đại học kể: ?oBiết tàu đến Huế lúc đêm hôm khuya khoắt, lạ nước lạ cái nên bác cũng lo lắm. Vừa xuống ga thì được các cháu SV nhiệt tình giúp đỡ nên cũng yên tâm phần nào?.
    ?oCon gái Huế chừ??
    Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết rằng, trong gần 30 SV trắng đêm chờ sĩ tử ấy, hơn một nửa là các bạn nữ. Lại càng bất ngờ khi biết phần lớn lại là con gái Huế, những người mà ?o8 giờ mẹ gọi em về? như cách nói dí dỏm của Sơn.
    Sơn kể tối đầu tiên trực, mới hơn 8 giờ bỗng có cả một ?ođại gia đình? tới nhất quyết đón con gái về khiến cả đội phải cam đoan xin xỏ mãi. ?oTụi mình phải đấu tranh hoài mới được đó?, Kim Thanh, nhân vật nữ chính ở câu chuyện trên tâm sự. Mệ Hồng, bán trứng vịt lộn khuya ở ga cười bỏm bẻm: ?oCon gái Huế chừ hay thiệt. Hơn hẳn mấy mệ mấy o hồi trước. Vài bữa tụi nhỏ về không còn ai hát hò nói chuyện nữa rồi?.
    4 giờ sáng, ga Huế trở lại với sự tĩnh lặng vốn có. Những bậc phụ huynh cùng sĩ tử nghỉ lại chỗ các bạn SV vì phải đến trời sáng các địa điểm trọ mới mở cửa. Những màu áo xanh lặng lẽ nhường chỗ nghỉ của mình, tụm về một góc xa xa, cây đàn lại ngân lên bài hát ban nãy bị dừng bất chợt: ?oĐi lên thanh niên, khó khăn ngại chi. Đi lên thanh niên, làm theo lời Bác. Không có việc gì khó??.
    Đà Nẵng: ?oSát cánh? cùng sỹ tử

    Hướng dẫn thí sinh về ký túc xá. (Ảnh: Minh San)

    Không khí trước ngày thi tại Ga Đà Nẵng nhộn nhịp kẻ lên, người xuống. ?oLịch làm việc? của các SVTN vì thế mà kín mít.
    Anh Nguyễn Đức Tiến, Phó Bí thư Đoàn Đại học Đà Nẵng cho biết: ?oCác sinh viên của trường luân phiên túc trực 24/24h, ở 13 điểm tư vấn. Chúng tôi tập trung phân bố đông sinh viên ở nhà ga, bến xe, tuyến đường lớn??.

    Để tránh tình trạng ?ochặt chém? ép giá phòng trọ, sinh viên nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã ?osưu tầm? phòng trọ giá rẻ từ cả tuần nay, thống nhất mức giá với chủ nhà. Khi thí sinh đến được tình nguyện viên dẫn về đến tận nhà. Theo tổng hợp của Thành đoàn Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 12.000 chỗ trọ giá rẻ và gần 1.500 chỗ trọ miễn phí cho thí sinh.

    Ngoài việc giúp đỡ thí sinh, phụ huynh ổn định nơi ở ngay khi đến Đà Nẵng, Thành đoàn đã in 15.000 bản đồ hướng dẫn địa điểm thi để phát cho các thí sinh, giới thiệu các phương tiện đi lại giá rẻ, bố trí 6 quầy hỗ trợ vật dụng thi, gọi điện thoại và truy cập Internet, photo giấy tờ phục vụ thi miễn phí cho thí sinh - tất cả nhằm hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho thí sinh. (Minh San)

    Lê Quang Minh

  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
    Khu vực Hà Nội, dự kiến: 4h chiều thứ 7 (5/7/2008), thăm hỏi và tặng quà bệnh nhân tại viện Nhi Trung Ương(Nhi Thuỵ Điển), đường Đê La Thành, xin lh: Ms Hồng 0904.998.280,
    4h chiều thứ 7 (6/7/2008), thăm hỏi và tặng quà bệnh nhân tại viện Việt Đức, xin lh: Ms Loan: 0978.056.717
    Tại Hải Phòng, bệnh viện Việt Tiệp, chi tiết xin lh: Ms Hương 0902.166.952. Xin quý vị gửi cho những người quan tâm, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn này: Ct ?oQuản Bạ cùng chia sẻ? mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm để có khoảng 800 hộp sữa Ông Thọ cho HS trường tiểu học Quản Bạ (Hà Giang) tương đương khoảng 6.500.000VND (sáu triệu năm trăm ngàn). Những HS này hàng ngày ăn uống rất đạm bạc để duy trì việc học chữ. Chương trình trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của quý vị.Chi tiết xin lh Hải Yến: 098.365.68.79 - YM: oceansalangane , Nguyễn Loan :0978.056.717 Xin cám ơn những tấm lòng! http://360.yahoo.com/hotro_nguoingheo
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, khu vực Hà Nội, dự kiến thăm hỏi và tặng quà bệnh nhân:
    9h30 sáng thứ 7 (12/7/2008) tại viện Bạch Mai, xin lh Ms VHà 0904.167836
    4h chiều thứ 7 (12/7/2008) tại viện K cơ sở Tam Hiệp (trên đường Giải Phóng rẽ vào) xin lh: Ms Nhung 0912.50.6066
    10h sáng CN (13/7/2008) tại viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103 Hà Đông) xin lh: Mr Vinh 0976.38.1251, Ms Trang 0909040430
    Xin quý vị gửi cho những người quan tâm, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khi cuộc sống trông chờ vào... rác
    http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2008/07/3B9C57A5/
    Tân lúi húi giặt từng chiếc túi nilon dưới dòng nước vẩn đục, tổng hợp các thứ mùi tanh ngòm của nhiều loại rác bốc lên từ dưới dòng kênh. Thỉnh thoảng, cậu bé lại ngẩng lên hít lấy hít để chút không khí "trong lành" ở trên cao.
    Trên bờ, các "đồng nghiệp" của Tân đang vui vẻ bốc từng đống nilon, bao tải đã được giặt qua loa, chất lên xe mang về nhà.

    Giặt và phân loại rác.
    5h sáng, con kênh nhỏ bên ngoài bờ tường Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (phố Nỉ, Trung Dã, Sóc Sơn) lại nhộn nhịp người. Người đứng, người ngồi giặt rác đông nghịt hai bên bờ kênh. Tân và mấy người bạn đang làm sạch chiến lợi phẩm thu được sau một đêm bon chen trên núi rác. Một ngày làm việc của cậu bé lớp 11 này thường bắt đầu từ lúc 2h sáng và kết thúc vào 11h trưa.
    Đôi tay trần thoăn thoắt của Tân vơ từng mớ rác bẩn, khua khắng dưới nước vài giây rồi vứt bẹt lên bờ. Mùi tanh nồng, thối rữa bốc lên nồng nặc khiến phóng viên Ngôi Sao đứng cạnh cũng váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, vậy mà chẳng hề hấn gì với những cô cậu học sinh đang "vần" nhau với rác này. Đồ nghề chỉ vỏn vẹn có một chiếc đèn pin nhỏ cùng một dụng cụ giống như chiếc liềm và một chiếc móc nhưng "thiếu nó, bọn em khó mà làm ăn được".
    Chiếc mũ rộng vành màu cháo lòng không giấu nổi khuôn mặt tròn, đen xạm, mái tóc bê bết mồ hôi và nước kênh bắn lên bám chặt lấy vầng trán rộng của cậu bé sinh năm 90 này. Bộ quần áo bảo hộ rộng thùng thình và đôi ủng đen đi đến bẹn Tân mang cũng không hề làm giảm tốc độ giặt rác chuyên nghiệp của chú bé.

    Tân và Mai đang thu dọn rác "sạch" vào bao để chuẩn bị ra về.
    Tân tâm sự, hôm nào về nhà với 4 bao tải rác to cậu mới yên tâm và coi như hôm ấy đủ sống: "Nghỉ hè là em đi nhặt rác để đến năm học mới có tiền mua sách vở, quần áo. Ngày nào có nhiều, em kiếm được khoảng từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng. Nghề này vất vả nhưng dân ở đây nghèo và sống chủ yếu dựa vào bãi phế liệu này nên không đi nhặt thì coi như đói".
    Ngồi nghỉ bên bao tải rác cao gấp đôi người, cậu bé kể về ước mơ vào đại học. "Sang năm hết cấp, em định thi vào một trường nào đó để học lấy cái nghề. Làm công việc này khổ và độc hại lắm chị ạ. Đi từ sáng sớm đói meo đến tận trưa mới được ăn cơm, làm ham quá nên em cũng quên cơn đói. Với cả, có mang cơm ra đây thì cũng không nuốt nổi. Mới đầu không chịu được, em toàn phải bịt khẩu trang nhưng bây giờ quen rồi, thấy xe đến là lao vào tranh nhau bới".
    Vừa nói, Tân vừa chỉ vào bao tải đầy rác trên bờ và giải thích: "Chủ không mua rác bẩn nên bọn em phải giặt và phơi khô trước khi mang bán. Mỗi cân túi nilon như thế này họ mua với giá 1.000 đồng, có loại mua tới 3.000 đồng. Kiếm được nên học sinh ở đây không có ngày hè đâu chị ạ. Chỉ mong được nghỉ để đi nhặt rác thôi".
    Có thâm niên đã 3 trong nghề, Mai ra nhập đoàn quân bới rác do gia đình quá nghèo. Bỏ học từ năm lớp 9, hai chị em Mai ngày ngày thức dậy từ 2h đến 3h sáng, hòa vào dòng người mưu sinh bên bãi rác thải để có thêm thu nhập đỡ đần bố mẹ. Trong đôi mắt to, sáng của cô bé ánh lên khát vọng được đi học. "Ở đây, những người trẻ trẻ như bọn em chỉ nhặt rác thôi, chẳng có nghề nghiệp gì. Đứa nào có chí lắm thì mới học hết cấp 3, còn lại là nghỉ học hết để kiếm tiền".
    Chọn một nơi dòng nước có vẻ "trong" nhất, Mai bước xuống rồi dỡ tải rác ra để giặt. Đôi ủng có vẻ không đủ cao để bảo vệ đôi chân em, thỉnh thoảng, nước tràn vào tạo ra những tiếng kêu oàm oạp bên trong. "Chị thấy đấy, ngày nào cũng hàng trăm người ra đây giặt thì lấy đâu nước sạch. Đi ủng vẫn không ăn thua, em bị nước ăn chân liên tục nhưng cuộc sống mà, biết làm thế nào được", cô bé tâm sự.
    "Chị phải đến đây lúc sáng sớm mới thấy người ta đi bới rác đông như đi hội. Ở đây nhà nhà nhặt rác, người người mua rác, ở đâu cũng thấy rác là rác".

    Người dân sống quanh khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn sống nhờ vào rác.
    Không còn "khỏe chân, khỏe tay" như cánh thanh niên, bà Hoan, nhà ở chợ Chấu đành ra bãi phế thải loại bên ngoài nhà máy để nhặt nhạnh những gì còn sót. Cuộc sống cực khổ khiến bà trông già hơn so với cái tuổi 50. 5h sáng nào bà cũng đạp xe từ nhà xuống đây để mót rác. Tay không, chân đất và không "che đậy" gì, bà luôn tay nhặt nhạnh như không muốn bỏ sót thứ gì.
    Khó khăn lắm phóng viên mới chộp được lúc bà ngẩng lên để hỏi chuyện. Bà Hoan phân trần: "Phần lớn cuộc sống của chúng tôi bây giờ trông chờ vào rác. Không vào trong bãi được nên tôi chỉ kiếm ăn ở bãi ngoài này thôi. Có nhà một ngày kiếm được từ 400 đến 500 nghìn đồng từ những thứ bỏ đi này đấy. Tôi chỉ túc tắc 50-70 chục nghìn thôi".
    Trước đây khi chưa có khu xử lý rác thải, cuộc sống người dân xã Hồng Kỳ vô cùng nghèo khó. Trẻ con bỏ học nhiều do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ăn chưa đủ nói gì đến tiền đi học. Từ khi nhà máy mọc lên, cuộc sống nhiều gia đình đi vào ổn định, thậm chí, nhiều nhà còn giàu lên nhờ rác. Nguồn thu nhập từ rác thải lớn khiến người dân bỏ cả ruộng để theo rác, có nhà cả bố mẹ, con cái đều theo cái nghề này.
    Khi ánh nắng ngày mới trở nên gay gắt, đội quân giặt túi nilon bắt đầu sửa soạn ra về. Vài đứa trẻ con lớp 5 tung tăng vác cần câu ra bờ kênh thả mồi bắt cá. Không xa lạ cũng chẳng sợ bẩn với đống rác vương vãi trên bờ, chúng tự nhiên ngồi phệt xuống đất, khoắng chân xuống dòng nước đục cho "mát". Kỳ nghỉ hè của những đứa trẻ nơi đây đã quen với rác.
    Bài và ảnh: Minh Phương
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người có tính nóng nảy thì khổ. Người không có tính nóng nảy thì sướng. Người hay nổi giận thì có phiền não; kẻ không nóng giận thì thường thường vui vẻ. Tính nóng giận là kẻ thù lớn nhất của con người. Vì sao người ta sinh bịnh? Bởi vì có nóng giận. Vì sao mọi chuyện không xảy ra thuận lợi? Cũng bởi vì có sự nóng giận. Nếu người ta ở trong mọi thời điểm, lúc nào cũng không nóng nảy giận dữ thì y lúc nào cũng vui sướng khoái lạc, bình an.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bữa ăn trong mơ
    Một ngày cũng như bao ngày khác, ?otôi?, một con bé 6 tuổi dắt theo hai đứa em nhỏ, một đứa lên 4 và một đứa lên 3. ?oChúng tôi? luôn có mặt ở đây vào mỗi bữa cơm. Đơn giản là để ăn, nhưng lại không đơn giản là ?oăn? như người khác.
    "Chúng tôi" luôn phải đợi sau mới đến lượt mình. "Ở đây", chính là một tiệm bún nhỏ mở ngay vỉa hè. Và lý do khiến "chúng tôi" phải ăn sau đơn giản là vì "chúng tôi" không có tiền để mua thức ăn. Những tô bún khách ăn dở, còn một chút gì "ăn được", "chúng tôi" đều "tận dụng". Chỉ cần gạn bỏ bớt nước và đổ số bún dư cón lại vào cái ly đã hơi cũ và bị mẻ mất một góc, 3 chị em đã lại có được bữa ăn. Cứ từng chút, từng chút... là no. Đơn giản chỉ có thế!

    Nhưng hôm nay lại không phải một ngày đơn giản! Hôm nay, "chúng tôi" đã bị "cản trở công việc". Đang khi vớt vát bún dư của khách, cô chủ quán đã thình lình xuất hiện, và...bảo "chúng tôi" ngồi vào bàn ăn. Cả 3 tô bún to đùng đang đặt trước mặt 3 chị em, cứ như là mơ...Cô chủ quán cười, chỉ cho "chúng tôi" thấy một chị đang ngồi gần đó. Chính chị đã tặng "chúng tôi" bữa ăn này: bữa ăn trong mơ. Khẽ gật đầu cảm ơn chị, 3 chị em cắm cúi ăn như chưa bao giờ được ăn. Mà sao tô bún lại có vị mằn mặn, như vị của nước mắt...

    Và đó thực sự là "bữa ăn trong mơ", bởi nó đã chưa bao giờ đến. Và "tôi" chính là cô bé mà tôi đã bắt gặp, cũng tại tiệm bún đó, cũng công việc đó... Tôi biết rằng, với cô bé và 2 đứa em nhỏ của mình, một "bữa ăn trong mơ" như thế không chỉ là một "niềm vui nhỏ xinh" mà là cả một "hạnh phúc lớn lao". Nhưng tiếc rằng, điều tưởng chừng quá đơn giản ấy lại chưa bao giờ xảy đến... Cô chủ quay mặt bỏ đi, mọi người đều quay mặt bỏ đi, và tôi cũng đã quay mặt bỏ đi. Nhưng "chưa" không có nghĩa là "không", cho đến khi tôi quay trở lại nơi đó, nhất định vào ngày mai...

    esuom@
    Theo Mực Tím

  10. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0

    Phận buồn dưới những nấm mồ trắng
    Thứ Sáu, 18/07/2008 --- cập nhật 09:35 GMT+7
    Chị Lập dẫn chúng tôi ra nghĩa trang Việt Mông (Ba Vì, Hà Tây) - nơi những đứa trẻ nhiễm HIV đang yên nghỉ. Từng dãy, từng dãy nấm mồ trắng tinh, mỗi nấm mồ là một câu chuyện buồn thảm thương của phận người.
    Đối với những đứa trẻ này, cuộc đời như bến đỗ không bình yên, chúng đặt chân đến, vật vã, quằn quại đớn đau với căn bệnh HIV rồi trở mình sang bên kia thế giới.
    Nếu như Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 (Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây) là điểm cuối cùng chất chứa những nỗi đau khổ của trẻ HIV thì nghĩa trang Việt Mông là nơi chôn cất những nỗi đau ấy. Kể từ năm 2002, khi mà số lượng trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi ở Trung tâm tăng dần lên, thì số trẻ qua đời do căn bệnh thế kỷ ấy cũng nhiều hơn. Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 đã xin xã Yên Bài một khoảnh đất riêng ở góc phía Tây Nam của khu nghĩa trang Viêt Mông làm nơi chôn cất những đứa trẻ xấu số. Chúng là những đứa trẻ nhiễm HIV không bố mẹ, không quê quán, không tên tuổi. Tại đây, những câu chuyện bi thương về quãng thời gian ngắn ngủi chúng tồn tại trên cõi đời này được ngân lên một lần nữa.
    Sinh, tử cùng năm
    Người phụ nữ tay cầm bó hương nghi ngút khói thắp lên từng ngôi mộ nhỏ bé, những ngôi mộ chỉ có năm mất mà không có ngày sinh đã từ lâu không người chăm sóc, đầy cây hoang cỏ dại mọc. Chị dừng lại ngồi cạnh mộ bé Đức Anh, đó là đứa trẻ chị chăm sóc đầu tiên, cái tên Đức Anh cũng chính do chị đặt. Chị là Nguyễn Thị Lập, quê ở Long Biên (Hà Nội), là mẹ nuôi của những đứa trẻ xấu số kia, chị vào làm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 từ năm 2004.
    Trong 4 năm qua, người mẹ này đã ngậm ngùi đưa tiễn 8 đứa con. Vẻ mặt hằn những nét thương đau, chị nhìn trân trân vào bia mộ: "Đức Anh?Đức Anh, ở dưới đấy con có được khỏe không?". Khi ngước lên trò chuyện với tôi, vòm mắt chị đã ngập tràn những giọt lệ: "Chúng là những đứa trẻ bất hạnh, bị người thân ruồng bỏ, lại mang trên mình căn bệnh hiểm nghèo. Bọn tôi coi các bé như con của mình, những đứa trẻ chỉ sống được vài năm là lìa đời. Nhìn cái cảnh chúng bị căn bệnh hành hạ vào giai đoạn cuối mà không làm gì được, thật đau lòng. Xót xa lắm!".
    Những thiên thần mang trọng bệnh tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 2.
    Trong nghĩa trang Việt Mông có hơn 10 ngôi mộ trắng nằm quây quần một góc, cạnh con đường đi lên núi. Những cái tên: Lê Minh Mẫn, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nguyễn Thị Lúa, Nguyễn Thị Hoàng Mai, Nguyễn Bích Ngọc? đều sinh và mất cùng một năm, có một bé tên Bếp sống lâu nhất cũng chỉ được 6 tuổi, số còn lại chỉ sống được 2 - 3 tuổi. Đang mơ màng suy nghĩ, chợt có một bàn tay vỗ nhẹ lên vai khiến tôi giật mình, đó là người quản trang, bác tên Hội. Lúc đầu, bác Hội tưởng tôi là người nhà nhưng sau khi biết là phóng viên, bác thở dài: "Tôi đã trông coi khu nghĩa trang này hơn chục năm rồi mà chưa bao giờ thấy những đám tang nào hiu hắt như thế. Mỗi đám tang chỉ chừng 7-8 người đưa tiễn trong im lặng. Những ngôi mộ không bao giờ thấy người thân đến hương khói".
    Tôi đến chỗ chị Lập, chị đang thơ thẩn hết nhổ cỏ rồi lại lau bia mộ. Chị bảo: "Tôi cũng không có thời gian đến thăm chúng. Ở trung tâm việc chăm sóc cho 53 đứa con nuôi như thế cũng đã không đủ thời gian rồi. Có nhiều đêm phải thức trắng vì bọn trẻ trở bệnh. Còn nhớ quãng thời gian chăm sóc Đức Anh là vất vả nhất. Đấy là trường hợp thật đặc biệt mà tôi sẽ nhớ suốt đời. Đó là một ngày cuối năm 2004, trời rét căm căm, ở Trung tâm, một số chị em đã được về nghỉ Tết, còn tôi ở lại ăn Tết cùng các cháu. Cuối giờ chiều, chúng tôi tiếp nhận một bé trai, vừa mới ra đời chừng vài hôm, được chuyển từ Bệnh viện Nhi T.Ư lên. Thông tin về đứa trẻ chỉ vẻn vẹn trong một mẩu giấy bên người: "Bị bỏ rơi, nhiễm HIV từ mẹ!". Cháu bé bị 3 vết thương rất nặng, hai mảng đầu bị thối, bụng và chân sưng tấy, có thể do mẹ đẻ khó. Ngoài ra cháu còn bị viêm phổi và đang sốt cao. Đứa trẻ được quấn tã sơ sài, đặt vừa vặn trong một cái thùng giấy cũ. Vết thương trên người do bị nhiễm trùng, nhất là ở đầu nên thối kinh khủng, không một ai dám đến gần, da bọc xương xanh xao, thân thể co quắp. Lúc đầu Trung tâm đã không nhận cháu vì chỉ nhìn qua đã thấy cháu không thể sống được, nhưng tôi đã xin nhận nuôi vì lúc đó tình thương của người mẹ không cho phép tôi nhắm mắt làm ngơ trước một sinh linh bị bỏ rơi, lại đang trong tình trạng hấp hối. Cảm xúc đó trỗi dậy mạnh mẽ khi tôi bế cháu trên tay để ủ ấm, cháu mở mắt lim dim nhìn tôi, ngay lập tức người tôi như có dòng điện chạy khắp sống lưng. Liền sau đó, cháu được đưa vào phòng tắm rửa bằng nước chè tươi ấm. Cháu được cuốn tã, chăn mềm sạch sẽ. Sau khi cho uống sữa nóng, chúng tôi đưa cháu đi khám toàn thân một lần nữa".
    Kể từ buổi tối ấy, chị Lập đã thức trắng 15 đêm liền để chăm sóc cho đứa trẻ. Chị xin trung tâm đặt tên cho cháu là Đức Anh - một việc đáng lẽ phải là của những người sinh thành, nhưng trớ trêu thay đến cuộc sống của em, họ còn vứt bỏ nói gì đến việc đặt tên. Rồi người mẹ ấy đã không quản ngại gian khó, chăm sóc từng li từng tý cho đứa con nuôi. Một cái Tết đầu tiên xa gia đình, cũng là cái Tết bên cạnh những đứa trẻ HIV, chị thấy thấm hơn nỗi đau của những cảnh đời bất hạnh. Khi vết thương đã lên da non và có dấu hiệu lành lặn trở lại thì Đức Anh lại bị những trận sốt li bì hành hạ. Da bọc xương, miệng chỉ có khóc chứ chưa một lần nở nụ cười, đôi mắt đờ đẫn vì mệt, vì không hiểu chuyện gì đang đến với mình. Đức Anh gầy đến đến mức ngủ chiếu không được, phải kê cho cháu một cái đệm thật dày và mềm nếu không sẽ bị trầy hết da ngay.
    Những nấm mồ trắng trong nghĩa trang Việt Mông.
    Những tưởng đứa con này sẽ sống khỏe bên cạnh những người mẹ nuôi. Ấy thế mà ngày em ra đi thật nhanh, như những đứa trẻ khác đến giai đoạn cuối của căn bệnh. Ngày 6-3-2006, Đức Anh đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay người mẹ nuôi - người thân duy nhất của em.
    Phía trước còn 53 đứa trẻ?
    Vào Trung tâm Bảo trợ xã hội 2, tôi gặp anh Chiến - cán bộ văn phòng, anh dẫn tôi đến khu dành cho trẻ em bị nhiễm HIV, đó là hai dãy nhà cấp bốn sạch sẽ, gọn gàng được bố trí ở phía sau cùng của Trung tâm, sát ngay khu cai nghiện ma tuý, một đại gia đình với 19 người mẹ nuôi và 53 đứa con. Vừa bước chân vào phòng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi các bé nhao nhác gọi lớn: "Bố ơi?bố ơi!". Phòng này dành cho những đứa trẻ từ mấy tháng tuổi đến 2 tuổi. Lúc này các bé đang ngồi chơi với những người mẹ nuôi.
    Thấy tôi đưa máy ảnh ra chụp, lũ trẻ ngơ ngác nhìn nhìn ngó ngó, rồi chúng bò đến sờ nắn cái máy ảnh và cười thích thú. Phòng bên kia dành cho những trẻ lớn tuổi hơn. Khi tôi bước qua phòng đó tất cả ùa ra phía cửa, chúng ngoan ngoãn lễ phép khoanh tay: "Chào chú ạ". Duy chỉ có một em gái, ngồi ở góc nhà, mặt buồn thiu, em gục đầu vào thành giường, có lẽ em đang mệt. Đó là Phương Anh. Phương Anh đã được 5 tuổi, thông minh, chỉ có điều sức khoẻ của em đang yếu dần. Phương Anh là bé vào cùng ngày với Đức Anh và còn sống cho đến bây giờ.
    Mẹ Thanh - người mẹ nuôi của Phương Anh cho biết, em có thể ra đi bất cứ lúc nào! Bây giờ em đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Một ngày nào đó, em sẽ ra đi, sự ra đi được chuẩn bị trước, sự ra đi của một số phận đã bị đẩy đến tận cùng của nỗi đau. Nỗi đau không được sống! Tôi lại gần Phương Anh, mặt em buồn thiu, mắt nhìn xuống chực khóc. Đã 5 tuổi nhưng Phương Anh chỉ nặng chưa đến 10 kg. Khuôn mặt hốc hác, tay chân khẳng khiu đến đáng thương.
    Thân hình tiều tụy, nhỏ nhắn kia đã phải chịu đựng biết bao đau đớn về thể xác, căn bệnh HIV đang ngày đêm ăn dần cơ thể em. Có thể em không hình dung được điều đó. Em ngồi buồn và không nói câu nào, không một cử động. Tôi bắt chuyện, tôi hỏi gì em cũng không nói, em chỉ nhìn, hết ngước lên nhìn tôi rồi lại nhìn xuống nền nhà. Vậy mà khi tôi đứng dậy đi ra ngoài, Phương Anh bỗng nói một câu rất thản nhiên khiến tôi sững sờ: "Cháu sắp chết rồi phải không chú?".

    Mình nghĩ nếu tổ chức nào đỡ đầu, thăm hỏi được các em bé này thì đó là một việc phúc thiện rất lớn,

Chia sẻ trang này