1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần lắm những tấm lòng

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người thích làm từ thiện

    Chị Thảo (giữa) và các con anh Liêm trong căn phòng 7m2
    TTCT - Khi quyết định trao tặng căn nhà (một trệt một lầu) trị giá 550 triệu đồng cho gia đình anh Trần Đình Liêm (chủ tịch UBND phường 13, quận Phú Nhuận, TP.HCM, người vừa qua đời trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc ngày 13-10-2006), chị Ngụy Thị Phương Thảo cho rằng: ?oTôi chỉ muốn làm một việc gì đó có ích cho người khác?.
    Từ khi mới lọt lòng mẹ, cô bé Việt lai dòng máu Mỹ đã được đưa vào cô nhi viện. Không một ai biết cha, mẹ ruột của Thảo là ai. Hồ sơ lưu chỉ ghi: một đứa trẻ vô gia cư, không cha, không mẹ.
    Cô bé mồ côi
    Năm cô bé lên 8 tuổi, một người đàn ông tốt bụng ở Cái Bè, Tiền Giang đến nhận làm con nuôi. Cái tên Ngụy Thị Phương Thảo do người cha nuôi đặt cho. Nhưng chỉ hai năm sau, ông ấy bỏ Thảo đi lấy vợ mặc em phải tự mưu sinh kiếm sống.
    Mười tuổi đầu, Thảo đã phải làm đủ mọi công việc để kiếm miếng ăn: cán bánh phồng thuê, nhổ cỏ, cắt lúa mướn, khuân vác ngói cho các lò gạch, theo các ghe chở hàng phụ việc... Nhiều lần cô bé mò ra những cánh đồng vừa thu hoạch để mót lúa đem về giã tróc vỏ nấu cơm ăn.
    ?oTrong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ khi ấy, tôi đã mơ ước nếu sau này lớn lên có được cuộc sống ổn định thì nhất định tôi phải giúp cuộc đời này bớt đi người khổ...?.
    Cứ như vậy, Thảo lớn lên nhờ vào những giọt mồ hôi vất vả của một đứa trẻ vào đời sớm. Phương Thảo rất mê học. Sau những giờ đi làm thuê, cô bé lại tìm đến trường làng để học ?oké?. Thấy có một cô bé lai ngày nào cũng đứng bên ngoài cửa lớp, các thầy, cô giáo động lòng nhận Thảo làm học trò dự thính rồi cho học bổ túc văn hóa buổi tối. Thảo cố đeo đuổi học đến hết lớp 11.
    Năm cô 18 tuổi thì đột ngột người mẹ ruột từ Đồng Tháp về tìm cô. Hai mẹ con gặp nhau nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt... Mẹ Thảo khi đó đã lập gia đình với một người đàn ông khác và đã có hai con. Nhưng rồi bà và người chồng sau lại chia tay. Bốn mẹ con đưa nhau về đất Sài Gòn mưu sinh. Thảo tiếp tục công việc quét dọn, phụ việc cho người ta để phụ mẹ lo gia đình.
    Năm 1991, Thảo và mẹ được Chính phủ Mỹ đồng ý cho định cư theo diện con lai. Nhưng với Thảo, ?okhông đâu bằng nơi mình đã chôn nhau cắt rốn?. Lại một lần nữa mất đi điểm tựa tinh thần là mẹ, Thảo quyết định rời Sài Gòn trôi dạt kiếm sống vì hụt hẫng, cô đơn...
    Lo cho người khác

    Vợ con anh Liêm trong căn nhà mới 550 triệu đồng
    Cách đây năm năm, cái mảnh đất nhỏ xíu mà hai vợ chồng Thảo mua được ở quê nằm trong một dự án xây dựng nên họ được một số vốn đền bù. Từ số vốn này, vợ chồng chị đầu tư mua một vài miếng đất, một vài căn nhà rồi cứ thế vốn phát triển dần lên. Lãi mẹ sinh lãi con. Vợ chồng chị hiện sở hữu hàng chục miếng đất, nhà cho thuê cùng hàng chục chiếc taxi hùn hạp với một công ty.
    Chị Thảo nói những gì mà vợ chồng chị có được ngày hôm nay cũng đều là lộc của trời. ?oChẳng ai giàu ba họ, không ai khó ba đời?.
    Ngay khi cuộc sống vừa ổn định, chị Thảo đã nghĩ đến việc làm từ thiện. Từng sống đời lang thang, cơ cực, tàn tật, chị rất đồng cảm, chia sẻ với những nỗi đau của người khác.
    Ngoài công việc kinh doanh, lo cho hai con, người phụ nữ vừa bước sang tuổi 40 này dành tất cả thời gian còn lại cho công việc từ thiện, giúp đỡ những người khốn khó ở khắp mọi nơi. Khi thì chị ra miền Trung cứu trợ những gia đình bị bão lụt, lúc lại về miền Tây tặng quà các gia đình bị lũ lớn...
    Hằng ngày, chị có một thói quen là đọc rất nhiều báo chỉ để tìm... những hoàn cảnh bất hạnh, thương tâm để giúp đỡ. Dù xa xôi cách mấy, chị cũng nhờ chồng chở đến tận nơi. Những số tiền 20, 30, 50 triệu đồng cho những trường hợp thương tâm xúc động từ các bài báo được người phụ nữ này âm thầm gửi đến các tòa soạn.
    ?oMột ngày ngoài ba bữa cơm, tôi tự qui định không được tiêu xài cho mình quá 5.000 đồng. Hoang phí làm gì? Nên tiết kiệm, dành dụm để có tiền cho những người khổ xung quanh...?.
    Bốn năm nay, cứ đến ngày tết và rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, cả con hẻm nhỏ dẫn vào nhà chị (489/25 Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP.HCM) nhộn nhịp hẳn lên vì hàng trăm con người khuyết tật, cơ nhỡ khắp nơi tìm về để nhận quà gạo, bánh... Người cơ nhỡ kháo nhau, số người tìm chị mỗi năm lại càng đông hơn. Căn nhà của chị trở thành một mái ấm, một điểm tựa của những người khó khăn.
    Nhắc lại câu chuyện đau lòng về vụ tai nạn làm chết 12 người của phường 13, quận Phú Nhuận, chị Thảo nghẹn giọng: ?oĐến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh. Tôi là người đóng góp để tổ chức chuyến đi, không ngờ bao nhiêu người thiệt mạng, bao nhiêu gia đình đau khổ... Xót xa, ray rứt quá...?. Những ngày qua, chị Thảo đến từng nhà của 12 người tử nạn chia buồn, đưa đám và tặng 5 triệu đồng cho mỗi gia đình như ?omột chút lòng thành của người còn sống?.
    Chị Thảo nói sau một đêm suy nghĩ, chị quyết định trao tặng căn nhà một trệt một lầu, diện tích gần 60m2 ở đường Nguyễn Văn Nghi cho vợ con anh Liêm. Căn nhà này chị đang cho thuê với giá 2,5 triệu đồng/tháng và có người đã trả hơn nửa tỉ đồng để mua. ?oCon người sống với nhau cần có một tấm lòng. Một chủ tịch phường đóng góp rất nhiều cho địa phương vậy mà không có nổi một căn nhà cho ra nhà để ở thì xót xa quá. Tôi chỉ giúp anh ấy đạt được mong ước để nhắm mắt yên lòng...?.
    Mấy ngày nay, chị Thảo đang bận rộn lo các thủ tục chuyển giao chủ quyền căn nhà cho gia đình anh Liêm. Chị cũng đang dự tính mở một sổ tiết kiệm cho hai đứa con của anh Hoàng Cao Văn, một cán bộ phường cũng tử nạn trong vụ tai nạn vừa qua. ?oGia đình anh cũng khổ lắm. Anh mất đi, hai đứa con nhỏ chỉ sống dựa vào đồng lương công nhân của mẹ?.
    Tôi ước gì cuộc đời này có thật nhiều người như chị Thảo!
    VŨ BÌNH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168303&ChannelID=7
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chàng hiệp sĩ & sân chơi lạ
    TT - Người khởi xướng cuộc chơi ngồi trên xe lăn và sân chơi dưới hai hàng me ở một góc nghĩa trang. Đã thành lệ, cứ mỗi sáng chủ nhật hơn 60 bạn trẻ lại tranh tài trên khoảnh đất trống giữa hàng trăm ngôi mộ.
    Vừa lăn xe đến nghĩa trang giáo xứ Kẻ Sặt (Biên Hòa, Đồng Nai), anh Phạm Anh Tuấn bèn mở nhạc dặt dìu như mời gọi. Mọi lần chính anh làm quản trò nhưng hôm nay anh Thạnh, một cựu nhân viên xã hội, hỗ trợ phần việc này. Sau vài trò ?olàm nóng?, anh Thạnh động viên các bạn trẻ làm chủ sân chơi. Nhóm Cún con xung phong điều khiển trò chơi ?oThằng cu Tý?, nhóm Mickey với ?oTa là vua - Tâu bệ hạ?, còn nhóm Hugo tưng bừng với những cơn ?oSóng biển?.
    Làm việc theo nhóm là một trong nhiều kỹ năng sống mà chương trình ?oThiếu niên và phát triển? muốn trang bị cho các hội viên: giao tiếp, lập kế hoạch, tham vấn đồng đẳng, nói không với cái xấu... Anh Tuấn cho biết: ?oTrẻ giao tiếp tốt và biết cách tham vấn sẽ hỗ trợ tốt trẻ khác vượt qua tình huống khó khăn, hạn chế hành vi nông nổi?. Đến với sân chơi này, chúng tôi hơi ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều bạn mới 10-15 tuổi rất tự tin khi đứng trình bày ý kiến trước đám đông.
    Chương trình ?oThiếu niên và phát triển? bắt đầu từ ngày 1-6, đến nay đã tổ chức được gần 20 buổi sinh hoạt và một hội trại. Mỗi buổi sinh hoạt anh Tuấn phải chi khoảng 50.000 đồng để mua bánh kẹo, nước uống, giấy thủ công, băng keo, bút vẽ... Do thiếu người nên anh Tuấn chỉ dám nhận 60 hội viên và chọn một góc nghĩa trang nhiều bóng mát để làm sân chơi cho các bạn trẻ.

    Nhưng làm sao để dạy các kỹ năng này? ?oChỉ có chơi mà thôi? - anh Tuấn chân thật. Chàng ?ohiệp sĩ công nghệ thông tin? (do tạp chí E-chip trao tặng năm 2004) lên mạng săn tìm các trò chơi phù hợp lứa tuổi thiếu niên rồi kỹ năng hóa cho từng buổi sinh hoạt. Cũng qua các trò chơi, hội viên sẽ tích lũy thêm vốn sống, kiến thức đa ngành.
    Thật ra chương trình ?oThiếu niên và phát triển? không chỉ có chơi mà hiện còn hỗ trợ học phí và dụng cụ học tập cho bảy hội viên khó khăn. Cứ mỗi học kỳ các bạn này phải đến nhà anh Tuấn để thi, nếu nắm kiến thức không vững sẽ bị cắt học bổng. Để tạo quĩ, nhiều năm qua anh Tuấn đã phải miệt mài dạy đàn, vẽ tranh, vi tính, Anh văn và bán tranh...
    ?oChỉ cần sinh hoạt tại đây một thời gian là tôi tin các em sẽ sống tốt?, anh Thạnh nêu lý do hỗ trợ cho chương trình. Sau buổi sinh hoạt, một số bạn nhỏ vẫn nán lại để chia sẻ niềm vui còn ngây ngất với những cuộc tranh tài tập thể: đi tìm bảy viên ngọc rồng, vượt ?osông? với bốn tờ giấy trắng...
    THÁI BÌNH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=167104&ChannelID=7
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dự án từ thiện bữa ăn miễn phí tại bệnh viện
    http://www.vongtaybeban.info/forum/showthread.php?goto=newpost&t=582
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thay Tam Hanh, nha tam ly, giao duc, co buoi chia se voi moi nguoi ve: Nghe thuat can bang cuoc song, kiem soat stress, ung dung dao ly, dao duc trong thuong nhat, song lac quan, yeu doi , co ich.
    Hinh thuc: Thay se trao doi va tra loi cac cau hoi cua thinh gia
    Thoi gian: 20h ngay thu tu 8/11/2006
    Dia diem : Phong 307 cau thang 2, H2 Thanh cong (gan toa nha 14 Lang Ha) Ha Noi.
    Buoi chia se hoan toan mien phi
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dành cho những tấm lòng từ thiện:
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/56/
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Alex Jou và quà tặng ánh sáng

    Alex Jou (đeo kính) thăm các bé ở Bệnh viện Mắt T.Ư. Đứng cạnh ông là con gái và vợ ông - Ảnh: L.ANH
    TT - Lần đầu tiên sau bốn năm thành lập văn phòng ở VN, Tổ chức nhân đạo về nhãn khoa Orbis mới gặp một cá nhân muốn tài trợ độc quyền cho dự án trị giá gần nửa triệu USD.
    ?oVN đã giúp tôi có thu nhập, thu nhập đó quá mong ước của tôi. Chúng tôi có nhiệm vụ mang phần còn lại trở về VN? - Alex Jou, doanh nhân người Đài Loan đang sống tại Úc, nói.
    Nhà tài trợ độc quyền
    Chuyến đi tới VN lần này, Alex Jou đưa cả vợ con cùng đi. Đến Hà Nội, ông vội vã đến Bệnh viện Mắt T.Ư, tới Tổ chức nhân đạo về nhãn khoa Orbis tham dự lễ ký kết dự án ?oQuà tặng ánh sáng cho trẻ em? trị giá gần 500.000 USD mà ông là nhà tài trợ độc quyền.
    Hơn mười năm trước, Alex khi ấy là một viên chức đã tình cờ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc bình gốm Bát Tràng tại Đại sứ quán VN ở Úc. ?oĐó là cơ duyên? - ông nói, bởi ông đã bị quyến rũ ngay lần đầu tiên nhìn thấy chiếc bình.
    Ngỏ lời mua bình, Alex được giới thiệu đến một xưởng gốm gia truyền tại làng Bát Tràng ở tận VN xa xôi. Thế mà Alex đã tìm và gọi điện đến được xưởng gốm, tiếp tục bị chinh phục và trở thành nhà phân phối sản phẩm gốm Hamico - Bát Tràng tại xứ sở kangaroo.

    Bé Nguyễn Công Thành, 4 tuổi, vừa được phẫu thuật mắt miễn phí thông qua Tổ chức Orbis - Ảnh: L.ANH

    Dự án ?oQuà tặng ánh sáng cho trẻ em? đã được chính thức triển khai từ 30-10-2006 và kéo dài đến tháng 12-2009 tại 14 tỉnh, thành miền Trung và Nam bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Phước, Bạc Liêu và Cần Thơ).
    3.500 trẻ mắc các bệnh về mắt sẽ được phẫu thuật phục hồi thị lực tại Bệnh viện Mắt Huế, Bệnh viện Mắt - răng hàm mặt Cần Thơ và Bệnh viện Mắt TP.HCM.

    Trở về Úc, việc kinh doanh gốm sứ của Alex tỏ ra khá thuận lợi. Ông cũng thuyết phục đại diện nhà sản xuất ở Bát Tràng để được giữ nguyên thương hiệu Hamico tại Úc. Mỗi năm, Alex đi đi về về giữa VN - Đài Loan - Úc.
    Trong đó thời gian ở VN của Alex không chỉ ở làng gốm Bát Tràng mà ông còn đi khắp TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL, miền Trung... Có nơi ông giúp xây dựng nhà tình thương, có nơi ông tặng học bổng cho trẻ nghèo, có nơi lại tặng các cháu cặp sách vào năm học mới...
    Với dự án ?oQuà tặng ánh sáng cho trẻ em?, Alex nói đó cũng là một cơ duyên của ông. Tháng 11-2005, khi đang lái ôtô ở Đài Loan, Alex bất ngờ được nghe cuộc phỏng vấn của đài phát thanh với bác sĩ nhãn khoa Fu nào đó vừa trở về sau chuyến phẫu thuật từ thiện tại VN.
    ?oTôi đã bị bác sĩ Fu thuyết phục rằng mỗi người đóng góp một chút là có thể giúp nhiều trẻ em VN thoát cảnh mù lòa. Điều này thật ăn ý với suy nghĩ của tôi vì tôi đang muốn có một dự án ?ora tấm ra món? cho trẻ em VN? - Alex nói và cất công liên lạc với rất nhiều người để tìm được bác sĩ Fu.
    Và 3.500 người con
    Một ngày sau cuộc trò chuyện qua điện thoại với bác sĩ Fu, Alex về Đài Loan. ?oNgay lúc đó tôi đã đi đến một quyết định là tài trợ cho trẻ em mổ mắt, thông qua Tổ chức nhân đạo về nhãn khoa Orbis. Đây là dự án lớn nhất của tôi cho trẻ em VN, kéo dài đến tháng
    12-2009, nên tôi không thể tự mình đảm trách. Mong ước của tôi là trẻ em mắc bệnh được đến bệnh viện, các em thất học được đến trường? - Alex tâm sự.
    Khi được hỏi về dự án này, giám đốc Orbis tại VN Nguyễn Hữu Thịnh đã bày tỏ sự khâm phục đối với Alex Jou. Ông nói trước dự án này Alex đã giúp hàng ngàn trẻ em VN, cách giúp đỡ chỉ là tự mình thầm lặng đi tìm và hỗ trợ những người nghèo khó mà Alex gặp.
    Khi được hỏi vì sao lại dành tới nửa triệu USD cho những đứa trẻ mà mình không quen, Alex chỉ cười hiền lành: ?oVN đã cho tôi thu nhập, mà thu nhập đó lại hơn mức tôi cần thiết. Tôi và gia đình chỉ cần đủ chi tiêu và tôi có trách nhiệm mang phần còn lại trở về VN?.
    Với dự án này, sẽ có 3.500 trẻ em VN được phẫu thuật mắt, phục hồi thị lực. Hàng ngàn em bé khác được chăm sóc, dự phòng mù lòa, chưa kể có 1.720 nhân viên y tế cơ sở ở VN được tập huấn về kỹ năng khám phát hiện các bệnh về mắt.
    ?oTôi muốn giáo dục con cái rằng trong khi các con sống hạnh phúc còn có những bạn nhỏ chưa may mắn. Nếu công việc cho phép, tôi và con trai sẽ tình nguyện tới VN làm điều gì đó cho trẻ em. 3.500 trẻ được phẫu thuật mắt trong dự án này, tôi đã coi các cháu như con trong nhà, sẽ thường xuyên liên lạc để xem các cháu cần gì, thiếu thốn gì và hỗ trợ các cháu? - Alex nói.
    Alex đã trở lại Úc. Từ nay, những sản phẩm Bát Tràng mà ông phân phối sẽ có thêm dấu ?oOrbis?: ông muốn những người mua biết được họ đã đóng góp một chương trình lớn giúp trẻ em.
    LAN ANH
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình "Áo ấm mùa đông" cho trẻ em Hà Giang đợt 2
    Chương trình: "Áo ấm mùa đông!" - Hà Giang
    http://blog.360.yahoo.com/blog-xTLDkm05eqvmTSSmx1_kWA--?cq=1&p=548
    http://ketnoiyeuthuong.info
    Chỉ với những bộ quần áo ấm cũ còn lành lặn mà các bạn không dùng nữa hoặc ít vận đến sẽ góp phần mang lại một mùa đông ấm áp hơn cho trẻ em dân tộc nơi địa đầu của Tổ Quốc - "Cổng trời - Hà Giang".
    Chúng tôi - thế hệ trẻ mong muốn gom sức nhỏ để mang lại một mùa đông ấm áp cho các trẻ em, người dân nghèo, các cụ già - đồng bào dân tộc trên 48 thôn bản của 6 xã: Lũng Táo, Lũng Cú, Ma Lé (Huyện Đồng Văn); Thanh Vân, Lùng Tám, Quyết Tiến (Huyện Quản Bạ), Tỉnh Hà Giang; chia sẻ những đau thương và mất mát cùng đồng bào miền Trung trong con hoạn nạn. Mong rằng mùa đông này đồng bào sẽ có một mùa đông ấm áp và hạnh phúc!
    Chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi sự ủng hộ, khuyên góp những bộ quần áo ấm , các loại khăn, giày, tất ấm mùa đông cũ còn lành lặn mà các bạn không dùng hay ít khi vận đến để cùng chia sẻ, giúp cho các trẻ em (độ tuổi từ 0-15), các cụ già, những người nghèo nơi địa đầu của Tổ Quốc có một mùa đông ấm áp! Đồng bào miền Trung bão lụt cũng sẽ có được một mùa đông ấm cúng và hạnh phúc trong tình tương thân tương ái của cả nước.
    Trong đợt 1 (10/10-30-10/2006) của chương trình đã trao tặng được cho gần 2000 trẻ em những bộ quần áo ấm trong 3 xã Lùng Tám, Thanh Vân, Quyết Tiến - Huyện Quản Bạ - Hà Giang
    Tiếp tục cho đợt 2 (30/11-5/12/2006), chương trình đang quyên góp vận động quần áo, vật chất cho khoảng 5000 em (độ tuổi từ 0-15), trong 5 xã của 3 huyện của Hà Giang:
    Huyện Đồng Văn (3 xã ): Lũng Cú, Ma Lé, Lũng Táo
    Huyện Hoàng Su Phì (1 xã): Chiến Phố
    Huyện Xín Mần (1 xã ) : Ngán Chiên
    Rất mong các bạn ủng hộ, kêu gọi vận động giúp đỡ cho chương trình được thành công tốt đẹp - mang lại một mùa đông ấm áp cho các em nhỏ nơi địa đầu của Tổ Quốc!
    CÁC ĐỊA CHỈ TIẾP NHẬN QUẦN ÁO ỦNG HỘ Ở HÀ NỘI
    Mọi chi tiết xin liên hệ đại diện ban tổ chức:
    Nguyễn Văn Tuấn
    Tel: 0988263071 ?" 0986112920
    TK Vietcombank số: 001.100.148.0677
    Email: quehuongcharity@gmail.com
    Website: http://ketnoiyeuthuong.info
    [​IMG]
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trước khi viết bài này xin admin đừng xóa vội, và cũng mong các bạn cùng diễn đàn quan tâm. Thực ra viết bài này ở đây là hơi lạc đề mong mọi người thông cảm.
    Hiện nay tôi cần tìm 1 việc làm trong lĩnh vực từ thiện (cho các hội hoặc tổ chức từ thiện), việc làm này không dành cho tôi mà dành cho bố vợ tôi (xin mọi người đừng cười).
    Xin được giới thiệu sơ qua như sau:
    Tên: Nguyễn Công Lung
    Tuổi: 58
    Hiện đã về hưu.
    Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giao thông vận tải,có các mối quan hệ tốt trong ngành. Đã từng nhiều năm làm quản lý đội xe của Công ty vận tải Ô tô số 3...
    Hiện tại bố tôi đã về hưu được khoảng nửa năm.
    Xin được trình bày hơi dài dòng 1 chút.
    Sau khi về hưu bố tôi cảm thấy rất hụt hẫng (tâm lý chung), tình trạng làm bố tôi buồn và nhanh chóng già đi.Phận làm con không thể ngồi nhìn không làm gì. Duyệt khắp các trang tìm việc, các diễn đàn không tìm ra được việc làm nào phù hợp. Xin nhắc lại chỉ cần là việc làm từ thiện (có ích cho xã hội, cộng đồng) và phù hợp (Không phải chạy tung tăng như anh em thanh niên, được giao tiếp với trẻ em và những người cùng trang lứa).
    Rất mong Admin hoặc các bạn có thông tin hoặc ý kiến đóng góp gì (có thể là cả 1 ý tưởng về tổ chức việc làm cho các bậc phụ huynh), xin hãy cùng thảo luận và trao đổi thông tin.
    Mọi người có thể trao đổi trực tiếp tại diễn đàn hoặc liên hệ với cá nhân tôi.
    Email: laihuyquoc@gmail.com
    Mobil: 0982511318.
    Xin chân thành cảm ơn.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    a, b, c... nơi cửa thiền

    Bạn Nguyễn Thị Nhung đang cầm tay em Nguyễn Thị Linh dạy từng nét vẽ tại lớp tình thương ở chùa Chanh, phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng

    TTO - Ba mươi ba đứa trẻ (tuổi từ 6 đến 15) - con các ngư dân nghèo đang sinh sống trên sông quanh TP Thanh Hóa hàng ngày dắt tay nhau đến chùa Chanh (phường Nam Ngạn) để học chữ.
    Nét viết chính tả lúc đầu còn ngượng nghịu, bài toán đơn giản làm chưa thạo, nhưng các em nơi đây đã và đang được các bạn trẻ trong nhóm "Tình nguyện Thanh Hóa" hết lòng dạy dỗ.
    Mang lớp học vào chùa
    Cuối năm 2005, qua khảo sát thực tế đồng bào sinh sống trên sông ở TP Thanh Hóa, các bạn sinh viên Trường ĐH Hồng Đức và một số tình nguyện viên phát hiện có nhiều trẻ em ở khu vực này chưa một lần được đến trường. Một kế hoạch lập tức được vạch ra là thành lập nhóm "Tình nguyện Thanh Hóa", trực tiếp xuống các gia đình sinh sống trên sông vận động đưa trẻ đến lớp.
    Nắm danh sách của 33 trẻ em xóm chài đăng ký học trong tay, các bạn bắt đầu đi tìm, xin địa điểm lớp học. Mấy ngày sau, một phòng khang trang của chùa Chanh đã biến thành lớp học tình thương. Rồi các bạn đi xin được 10 bộ bàn ghế cũ, bảng viết cho lớp của Trường THPT Quảng Xương III.
    Bạn Phạm Thị Nga, trưởng nhóm "Tình nguyện Thanh Hóa" nhớ lại: Hôm khai giảng lớp, lãnh đạo phường, phòng GD- ĐT TP Thanh Hóa, nhà chùa, bố mẹ các em đến dự đông vui lắm. Bác Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng phòng GD-ĐT thành phố còn tặng lớp 200.000 đồng và một chiếc quạt cây. Nhìn các em học trò xóm chài đen nhẻm, gầy guộc, tóc đỏ hoe phấn khởi vào lớp nhận sách vở, bút mực rồi vào bàn học ngồi ngay ngắn, mắt hướng lên bảng, anh chị em trong nhóm đều phấn khởi.
    Mỗi ngày hai buổi, mười bạn trong nhóm tình nguyện thay nhau đến lớp làm cô giáo. Lần đầu cầm tay các em viết từng nét chữ chính tả, từng con số, từng nét vẽ tranh thật khó khăn. Bàn tay của lũ trẻ nơi sông nước chỉ quen giăng lưới, bắt cá, câu tôm, nay mới được cầm bút cứ ngượng nghịu, cứng đơ.
    Rồi một tháng, hai tháng và hơn 6 tháng trôi qua, được sự dạy dỗ nhiệt tình của các anh chị, đến nay 33 em trong lớp học tình thương ở chùa Chanh đã biết đọc, viết, làm các phép toán đơn giản.
    Cố nữa, thêm ngày nữa

    Thầy trò lớp tình thương ở chùa Chanh, phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng

    Sau giờ dạy buổi chiều ở lớp tình thương, các bạn Dũng, Tình, Nhung... lại hối hả đạp xe về trường để kịp giờ đi làm gia sư vào buổi tối.
    "Tuy vất vả một chút nhưng các thành viên trong nhóm đều rất vui và hạnh phúc anh ạ. Mang cái chữ đến với trẻ em xóm chài là ý nguyện và lòng quyết tâm của cả nhóm chúng em. Nếu tiếp tục được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của chùa Chanh và những người có lòng nhân ái, chúng em sẽ duy trì lớp học tình thương này thường xuyên và lâu dài" - vừa cầm tay em Nguyễn Thị Linh (11 tuổi) vẽ từng nét một bức tranh làng quê, bạn Nguyễn Thị Nhung, sinh viên khoa Ngoại ngữ (Trường ĐH Hồng Đức) vừa khẳng định như vậy.
    Sáu tháng qua, phía sau cổng chùa Chanh tĩnh lặng, hàng ngày đang vang lên tiếng đọc bài, tập hát của 33 đứa trẻ ở các xóm chài nghèo...
    HÀ ĐỒNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162195&ChannelID=13
  10. khoi77

    khoi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Tôi và người thân có thể đóng góp một số quần áo các loại cho người già và trẻ em ở Hà Giang nhưng muốn gọi điện thoại để có bạn nào đến nhận hộ được không ? Xin cảm ơn !

Chia sẻ trang này