1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẦN MỘT SỰ RÕ RÀNG VỚI NHẠC TRỊNH !

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi hothanhphuong, 15/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    CẦN MỘT SỰ RÕ RÀNG VỚI NHẠC TRỊNH !


    CẦN MỘT SỰ RÕ RÀNG VỚI NHẠC TRỊNH !

    Giữa khá nhiều sao của chương trình? Trịnh Công Sơn(T.C.S)_Hòa bình cho tình yêu?vừa diễn ra khá thành công trong 4 đêm ở TP.HCM,nổi lên hai ngôi sao mà hầu như không khán giả nào có thể phủ nhận :ca sỹ Mỹ Linh và?nhạc sỹ Thanh Tùng.Vớicác ca khúc thích hợp,ML xuất sắc từ giọng ca đến phong cách biểu diễn.Riêng nhạc sỹ Thanh Tùng không nổi bật trong vai trò đạo diễn (chương trình còn đầy cập rập)mà là với cương vị của một nhạc trưởng_nghề nghiệp mà ông đã được đào tạo chính quy ở CHDCND Triều Tiên cách nay hơn 30 năm.Tiết mục giao hưởng hợp xướng Hãy yêu nhau đi do ông chỉ huy đã thực sự gây ấn tượng cho người xem bởi một phong cách rất mạnh mẽ ,phóng khoáng.Đây chính là lần cầm đũa trở lại đầu tiên của ông sau 16 năm từ sau Gala87.
    tuy nhiên điều đáng nói về chương trình này lại nằm ở những gì diễn ra bên ngoài sàn diễn.Có 3 ca khúc đã được dàn dựng ,tập luyện công phu với dàn nhạc giao hưởng ,nhưng giờ chót đã không được phép diễn,vì không nằm trong danh mục được cho phép.Đó là Nhân danh Việt Nam (hợp xướng),Xin cho tôi (Cẩm Vân),Ngủ đi con (Hồng Nhung) .Lý do ,theo nhạc sỹ Thành Sơn,trưởng phòng ca múa nhạc Sở VH_TT TP.HCM:"Theo quy định chung của Bộ VH_TT ,những ca khúc của các nhạc sỹ ở miền Nam viết trước 1975 phải được bộ xét duyệt lại và cho phép bằng một danh mục cụ thể".Thật ra hầu hết ca khúc TCS trước 1975 đều đã được cho phổ biến tiếp,trừ một dòng nhạc được gọi là "phản chiến"_Ca khúc da vàng còn một số tranh luận cho đến nay,28 năm sau giải phóng, vẫn chưa ngã ngũ.Cũng theo nhạc sỹ Thành Sơn,thật ra nói về "danh mục được cho phép" thì vẫn còn nhiều bài của TCS chưa có trong đó.,tuy nhiên Sở VH_TT Tp đã linh động cho phép biểu diễn cả những bài không có trong danh mục nhưng đã được xuất bản thành sách với giấy phép của Cục Xuất bản-cũng coi như một hình thức cho phép của Bộ.
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng,một trong những người chịu trách nhiệm biên tập "Hòa bình cho tình yêu" ,cho biết Ca khúc da vàng là một dòng nhạc không thề thiếu khi làm một chương trình về TCS,và theo ông,một người đã đi theo cách mạng từ năm 14 tuổi _thì "nhạc TCS không có bài nào không phổ biến được".Tuy nhiên ông cũng thận trọng nói thêm"Nếu vì cân phân đo đếm có lợi _bất lợi gì đó thì nên công khai,rõ ràng lại tất cả di sản của TCS,bài nào được và bài nào không.Nếu không cho thì cũng phải có lý do thuyết phục,rõ ràng . Chứ đừng để lửng lơ như hiện nay thật không hay và cũng bất công". Được cho phổ biến lại các Ca khúc da vàng cũng là một ý nguyện từ lâu nay của TCS.
    Khi quyết định ở lại đất nước và tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho đời sống âm nhạc Vn sau 1975,nhạc sỹ TCS đã có thái độ chọn lựa rất rõ ràng.Anh đáng được cho chúng ta có thái độ đối xử rõ ràng và công bằng trở lại.
    NGUYỄN THANH ĐỨC

    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...


    (Bài này đăng trên Nhật báo Tuổi Trẻ ngày 15/04/2002)
  2. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Một số ý kiến của bạn đọc báo Tuổi Trẻ sau khi đăng tải bài viết ?oCần một sự rõ ràng với nhạc Trịnh?(tác giả Nguyễn Thanh Đức)

    SAO LẠI BẤT NHẤT?
    Tôi đồng tình với bài viết ?oCần một sự rõ ràng với nhạc Trịnh? đăng trên trang 12 của số báo 15/04 ,là cầ phải có một kết luận công khai về các ca khúc chưa được cho phổ biến lại của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn .Riêng một chi tiết cụ thể trong bài viết của tác giả NTĐ tôi lạii hết sức ngạc nhiên,xin được góp ý thêm .Bài Ngủ đi con không được cho hát trong chương trình ?oHòa bình cho tình yêu? (theo nộI dung bài báo cho biết),chính tôi đã từng được xem ca sỹ Hồng Nhung biểu diễn trong chương trình ?oNhư một lời chia tay?tổ chức tại Nhà hát TP. HCM năm 2001,sau ngày anh Sơn mất không lâu.Sau đó tôi đã mua dĩa hình VCD của hãng Phương Nam Film thu lại toàn bộ chương trình này,có tem phát hành của Cục Nghệ thuật biểu diễn hẳn hoi(*).
    Vậy là sao?Tại sao lại có sự tiền hậu bất nhất ở đây?Bài hát này có gì sai?vì sao hiệu lực cho phép của Cục NTBD lại không còn giá trị nữa?Hay tác giả NTĐ viết sai tên ca khúc này?(**)
    Mong Ban biên tập giúp tôi trả lờI các câu hỏi trên đây.
    MINH TUẤN
    (*) Cũng trong năm 2001 ,theo tôi được biết ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh đã trình bày ca khúc Xin cho tôi tạI một sân khấu ca nhạc ở TP.HCM trong một đêm nhạc tưởng niệm TCS_Hồ Thanh Phương
    (**)Tòa soạn TuổI Trẻ phúc đáp ngay là NTĐ đã viết chính xác chi tiết này.Còn vì sao năm 2001 bài Ngủ đi con từng được biểu diễn và thu hình nay lại không được ,TT sẽ trả lời sau.

    _______________________________________________________
    VÌ SAO HỘI ÂM NHẠC KHÔNG BẢO VỆ?

    Năm nay tôi đã 57 tuổi ,là dân TP.HCM từ nhỏ đến lớn.Có thể nói tôi lớn lên cùng nhạc TCS ,và nhạc của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi .Như nhiều người cùng thời ở các đô thị miền Nam ,tôi rất say mê những ca khúc phản chiến và phản kháng(với chính quyền chế độ cũ) của TCS cùng nhiều nhạc sỹ khác của phong trào SVHS đấu tranh chống Mỹ ngụy.Những Người con gái VN da vàng ,yêu quê hương như yêu đồng lúa chín ,rồi Tôi có ngườI yêu chết trận Pleime; Đại bác đêm đêm dội về thành phố?đã khiến tôi cùng nhiều người khác tìm đủ mọI cách để không phải đi lính cho chính quyền lúc ấy .Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà văn Nguyễn Quang Sáng :nhạc TCS chẳng có gì để phải cấm.Và theo tôi,bây giờ cho dù được phổ biến lạii thì những Ca khúc da vàng ấy cũng vẫn chỉ được một số người từng yêu thích nó thưởng thức ,như chính họ vẫn thỉnh thoảng thưởng thức từ các dàn máy tại nhà .Vậy thì cấm để làm gì?
    Tôi cũng có thắc mắc là tại sao HộI Âm nhạc TPHCM hoặc Hội Nhạc Sỹ VN lại không đứng ra bảo vệ các ca khúc của đồng nghiệp TCS?Không lẽ chính các ông cũng có ý kiến khác nhau về nhũng ca khúc này và cho rằng nên vĩnh viễn ?ochôn cất? chúng?
    NGUYỄN VĂN THÀNH (Quận Phú Nhuận,TP.HCM)
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
  3. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Thêm thông tin này nhé, cũng từ Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (15/04/2003)
    Bộ Văn hóa Thông tin vừa ký quyết định số 1003 / QĐ / VHTT ngày 7/4/2003 cho phép Công ty Nghe nhìn Hà Nội phổ biến hai ca khúc của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn gồm Ta thấy gì đêm nayXin cho tôi (trong tập Ca khúc da vàng được nhạc sỹ sáng tác trước năm 1975)
    Quyết định ghi rõ: "Với ca từ và giai điệu nhịp nhàng như Ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay trăm ngọn cờ bay, rừng núi loan tin đến mọi miền, gió hoà bình bay về muôn hướng... Nhịp sống bao la xóa bỏ hận thù...trong bài Ta thấy gì đêm nay, tác giả đã nói lên không khí của ngày chiến thắng, cả dân tộc bừng lên trong một sức sống mới. Giai điệu trong bài Xin cho tôi lại thể hiện tình triết lý cao, mong ước về một ngày mai yên vui cho cuộc đời, như... Xin cho đêm không có đạn bay, xin cho chim góp nhạc về trời... Để bao giờ trời đất yên vui, xin cho tôi xin lại cuộc đời..."Quyết định này đưa ra, có nghĩa là hai ca khúc trên đã nằm trong danh mục được phép phổ biến trên toàn quốc.

    Magic Blue

  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    XUNG QUANH CHUYỆN ?oRÕ RÀNG VỚI NHẠC TRỊNH?:
    CÁI GÌ ĐÃ THUỘC VỀ NGUYÊN TẮC THÌ KHÔNG CÓ NGOẠI LỆ
    (Trả lời của nhạc sỹ Lê Nam-trưởng phòng quản lý nghệ thuật và băng đĩa thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn,Bộ VH_TT)
    -Nhu cầu của công chúng về việc được nghe lại một số bài hát sáng tác trước 1975 là có thật . Nhiều nhạc sỹ cũng đã lên tiếng đề nghị Bộ VH-TT xét chọn cho phép sử dụng lại những bài hát họ đã sang tác trước 1975.Năm 1991 chúng tôi cũng đã cử một phái đoàn vào TP.HCM ,phối hợp với cơ quan an ninh và Sở VH-TT lựa chọn các bài hát đã ra năm thông báo cho phép lưu hành 219 bài hát trong đó TCS là người có số bài hát nhiều nhất : khoảng 50 bài .Dư luận hồi đó cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau ,ngay trong giới nhạc sỹ cũng có nhiều người phản đối kịch liệt chuyện cho sử dụng lại bài hát cũ.
    Thời điểm đó chúng tôi cũng đã biết NS TCS có khoảng trên dưới 600 bài hát sáng tác trước 1975 và con số 50 bài được lựa chọn như thế là ít,vì vậy từ đó đến nay chúng tôi cũng đã lần lượt cho phép lưu hành thêm một số bài .Coi như cả mới lẫn cũ của TCS sau 1975 đã có khoảng 250 bài hát được lưu hành bình thường.Chúng tôi chưa thể cấp phép nhiều hơn cho các ca khúc TCS vì hiện còn hang trăm nhạc sỹ Sài Gòn trước 1975 với khoảng 30.000 bài hát đang cùng chung số phận sẽ có sự so bì . TCS là một nhạc sỹ rất tài năng và rất nổi tiếng,cá nhân tôi cực kỳ mê TCS ,nhưng cái gì đã thuộc về nguyên tắc thì không có ngoại lệ.
    * Nhưng thưa ông , có những trường hợp như ca khúc Ngủ đi con đã được phép hát trong chương trình ?oNhư một lời chia tay?Năm 2001 và phát hành băng đĩa được cục dán tem trên toàn quốc, nay lại bị cấm trong chương trình ?oHòa bình cho tình yêu? mới đây thì lý giải như thế nào ?
    -Trong số 250 bài hát của TCS được phép hát sau 1975 , có một số bài được cấp phép? ?onhầm?,chủ yếu là do cơ quan thẩm định tưởng chúng được sáng tác sau 1975 nhưng thực chất là sáng tác trước đó . Trường hợp này cũng có thể là vậy .Sở VH-TT có thể nhầm lẫn về thời điểm sáng tác nên đã cấp giấy phép biểu diễn và phát hành băng đĩa,Cục NTBD căn cứ vào giấy phép đó để dán tem,nay Sở VH-TT phát hiện nhầm lẫn thì có thể sửa chữa , tuy nhiên đây là một việc cần được xử lý rất tế nhị.
    * Thưa ông,như vậy nghĩa là chúng ta chỉ căn cứ vào thời điểm sáng tác mà không căn cứ vào nội dung tác phẩm hay sao?
    -Chúng tôi rất biết những điểm bất cập nhưng không phải bất cứ bài hát cũ nào của TCS cho lưu hành lại cũng có ý nghĩa tích cực trong thời điểm này,nhát là những bài hát trong tập Ca khúc da vàng . Nội dung phản chiến được nêu lên rất chung chung,không phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa.Có thể rất phù hợp với những năm tháng đó ở miền Nam nhưng không còn thích hợp với hoàn cảnh hiện tại .Chúng tôi đã đề nghị Sở VH-TT TP.HCM lập một danh mục các bài hát trước 1975 của tất cả các nhạc sỹ có yêu cầu để Bộ VH-TT xem xét và cấp phép.nhưng hiện sở này vẫn chưa cho chúng tôi danh sách đó.Tôi rất hoan nghênh ý kiến của bạn đọc sang 16/04 trên báo Tuổi Trẻ: ?oSao Hội Âm nhạc TP.HCM và Hội Nhạc sỹ VN không đứng ra bảo vệ quyền lợi cho đồng nghiệp của mình?? . Ngay gần đây nhất,trước khi xét qua việc cấp phép cho 10 bài hát trong tập Ca khúc da vàng ,chúng tôi đã rất khó khăn mới mời được đủ hội đồng duyệt.không kể rất nhiều thư , điện thoại của đủ các tầng lớp trong xã hội có ý kiến trái ngược nhau hoàn toàn.Phải nói là chúng tôi chịu nhiều sức ép vô cùng .
    *Như vậy,thưa ông,có nghĩa là số phận của các bài hát được sang tác trước 1975 vẫn là phải ?nằm chờ,dù có thể chúng là những kiệt tác,dù chúng là của TCS?
    -950 Bài của Phạm Duy ,trong đó có những bài rất hay như Tình ca,Bà mẹ Gio Linh? vẫn không thể được phổ biến vì PD là người có quan điểm chính trị ********* . 850 bài củaHoàng Thi Thơ cũng vậy.Hiện tại chúng ta vẫn quản lý theo tác giả chứ không theo tác phẩm.trường hợp TCS tất nhiên có khác,nhưng lại phải cân nhắc sao cho công bằng với nhiều tác giả khác ở Sài Gòn trước 1975 nữa.Tuy nhiên ,trước mắt ,chúng tôi vẫn sắp ra thông báo số 6 tiếp tục ?ohợp thức hóa? một số bài hát được cấp giấy phép nhầm, đồng thời bổ sung thêm nhiều bài hát của các nhạc sỹ ,trong đó có TCS.
    THU HÀ thực hiện
    _______________________________________________________________
    Ý kiến của nhạc sỹ CA LÊ THUẦN (Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP.HCM):
    Với các tác phẩm của anh Trịnh Công Sơn ,tôi nghĩ rằng đã có sự thiếu nhất quán ngay từ đầu.Bởi có một số ca khúc của anh nghiễm nhiên phổ biến mà không thấy ai nói gì,một số khác lại không cho!Theo tôi ,cái gì cấm phải rõ ràng,không chỉ với TCS mà với tất cả các nhạc sỹ ở miền Nam trước 1975.Cứ cấm những ca khúc mà Nhà nước thấy không phù hợp ,số còn lại mặc nhiên coi như được phổ biến.Nếu sau một thời gian phổ biến thấy không phù hợp thì cấm tiếp , có sao đâu!
    Mặc khác,mỗi tác giả đều có hai quyền:công bố tác phẩm và bản quyền.Nhà nước nên thẩm định những tác phẩm được công bố và quyết định cấm hay cho.Có thẩm định,có lưu trữ mới có việc bảo vệ quyền tác giả,nhất là khi nơi sử dụng không phải là những đơn vị trong nước .Mặt khác,ca khúc cũng là một phần di sản của đất nước sau khi tác giả mất đi,khi gia đình hết quyền thừa kế.Không thẩm định, lưu trữ,chúng ta sẽ không biết mình có gì,giá trị ra sao.
    #Còn các bạn thì sao?Chúng ta là những thành viên của Box Nhạc Trịnh ,chúng ta làm gì để duy trì và bảo tồn di sản quý báu này?Rất mong ý kiến của các bạn!_Hồ Thanh Phương
    SÀI GÒN GÁNH GIÓ TRÊN VAI MƯA LẦY LỘI
    TÔI ĐI TÌM CHẬP CHÙNG DẤU VẾT HƯƠU NAI
    KHÔNG AI CHỜ ĐỢI ...HÌNH DÁNG TÔI PHAI...
  5. ChopChop

    ChopChop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn
    Khi nghiên cứu về Bach hay Bethoven, người ta quay lại viết về tiểu sử, quê quán, nơi sanh ra và lớn lên của họ .Người ta cũng không quên những mối tình, những lá thơ, những tâm tư tình cảm của ho. Đặc biệt nhất, người ta muốn tìm hiểu nguyên nhân và cảm hứng để các nhạc sĩ danh tiếng trên sáng tác ra các bản nhạc bất hủ kịa
    Nếu thật sự muốn tìm hiểu nhạc sĩ TCS qua dòng nhạc của ông, thiết nghĩ, chúng ta phải nghe hết tất cả các bài hát của ông trước hay sau 1975. Bởi vì, như các bạn cũng đã biết, mỗi bài nhạc của ông là một tâm sự hay là một lời nhắn gởi với cuộc đời, với quê hương mà ai cũng yêu mến .
    Thiển nghĩ, vinh danh một người nhạc sĩ mà lại cấm cản nhạc của chính ông thì thật là buồn cho TCS.
    http://www.vhvn.com/Music/TCS/nuocmatquehuong.html


  6. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Không biết đến bao giờ sự ấu trĩ trong tư tưởng mới thoát ra khỏi đầu của những con người như vậy. Họ Dốt nên không hiểu hết về cái đẹp đâu. Tranh cãi làm gì, vì bản thân Trịnh khi còn sống cũng chẳng buồn tranh cãi mà ông tập trung sáng tác. Thực tế đã chứng minh về phản ứng thông minh của ông rồi đấy chứ.
    Từ thưở mang gươm đi mở nước
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

Chia sẻ trang này