1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần mua đàn violon

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi cuuchienbinh, 13/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Cháu chào cô. Đàn violin nà noại đàn càng phá càng đẹp càng hay, cô sợ gì nó tan tành ra chứ. Đàn Tàu hiện lay thường được nàm bằng gỗ thông và gỗ maple của vùng Hi-mã-nạp-sơn- vốn nà giống maple thường có vân gỗ rộng, khoẻ và uốn éo chứ không thẳng tắp, đều như gỗ maple của Nam Tư cũ. Đàn nàm bằng gỗ châu Á có điểm không tốt bằng đàn nàm bằng gỗ châu Âu nà ở chỗ tiếng của ló về nâu về dài không ấm và sâu bằng. Vì vậy các cê-di đàn Tàu chất nượng cao thường được nàm bằng gỗ châu Âu và có giá hiếm khi dưới 800USD.
    Thật ra mà lói thì đàn tốt chưa hẳn đã quan trọng bằng cần kéo tốt. Chỉ cần một cái đàn không kêu eng éc, không tịt nhiều nốt quá, không bị cảnh dây Rê cao hơn dây La ...là đủ để chơi rồi, nhưng nếu cái cần kéo không tốt- không thẳng, không cân bằng, không đủ độ cứng và độ bám thì sẽ rất khó để tập được tử tế. Đại noại chơi cái đàn vi-ô-nông giống con rồng mình đồng da sắt còn cái cần kéo giống thanh kiếm- kiếm mà cùn thì kiếm sĩ có giỏi mấy, có chưởng như Trương Vô Kỵ cũng chả thể đâm chết được con rồng. Vì vậy khi đi mua đàn vi-ô-nông để tập chơi, lên quan tâm đến việc bỏ nhiều xèng mua cái cần kéo tốt hơn bỏ nhiều xèng mua cái đàn tốt ngay.
    Kinh nghiệm của bọn Tây chơi chuyên nghiệp nà chọn mua cần kéo có giá bằng khoảng từ 1/5- 1/2 giá mua cây đàn vi-ô-nông.
    Co crazyoddygal, cháu đang tò mò nà đàn của cô nhìn như thế nào đấy . Cô có thể chụp vài cái ảnh của ló to to một chút rồi gửi hình nên đây hoặc gửi qua PM cho cháu được không- chụp ở tư thế thẳng, vuông góc như chụp ảnh chứng minh thư ấy, cả mặt trước và mặt sau đàn. Lếu cháu được nhìn thấy ló, cháu sẽ thử lói chất nượng và tính chất về âm thanh của cái đàn của cô cho cô nghe xem có đúng không.
  2. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    noongdaan chắc chắn là dân chơi chuyên nghiệp. mhm chơi khoảng 1năm nay thôi. ko ngờ bow cũng rất quan trọng mình chỉ chơi bow tq giá 150000, chuyến này phải để tiền mua một con bow cho ra hồn tí(hic!bow tq đánh hết năm nay chắc chỉ còn vài sợi) còn đàn ở nhà mhm chắc lớn tuổi hơn mhm rất nhiều, lần cuối cùng nó được sửa lại là năm 1986. nhưng âm thanh nó còn nghe rất tốt . chừng nào đánh ra hồn thì mới dám tậu mấy con tây giá trên trời he he!
  3. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    theo mhm nên đỗi tocpic này thành chuyên đề violin nhỉ?
  4. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    hà hà, cháu còn amateur hơn cả bác mhm, cháu mới sờ vào cái đàn đc có mấy tuần trăng thôi. các bác có gì chỉ giáo giúp cháu, cháu là cháu ko dám múa dìu qua mắt bác noongdaan đâu ạ, dễ hớ lắm
    cây violin đối với cháu nó rất là đẹp, rất là quý, rất là hay. nhưng để nói về chuyện nó hay chỗ nào, đẹp chỗ nào thì cháu ứ biết gì cả. cũng ko biết hỏi ai. tiện có cái topic về violin đây, cháu xin các cô các chú các bác zai và các bác gái chỉ giáo cho cháu vài điều. đc vậy thì cháu vô cùng cảm tạ!
  5. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Huhu em mà kéo được vi-ô-nông chuyên nghiệp đủ để con bò cái nhà em ló chịu cho em vắt sữa thì em đâu đến lỗi đến tận bây giờ vẫn phải ăn khoai để bị lóng ruột, đêm vẫn không ngủ được, vẫn bị đông con, vẫn lông dân, vẫn ăn khoai ..huhu
    Tuy nhà em lông rân, nhưng em có bạn bè nà chuyên nghiệp Mĩ miếc Đức điếc đàng hoàng (hihi thấy người sang bắt quàng nàm họ tí ) cho lên ngu mấy thì ngu nghe mãi cũng phải vỡ , em có biết cái cần kéo bow/arché nà rất quan trọng. Anh mhm có đàn cũ, nần sửa cuối nà 1986 thì chắc đàn ít cũng phải 30 tuổi rồi- tức nà đàn châu Âu đem về VN từ xưa. Em rất tò mò về cái đàn của anh, khi lào anh chụp vài cái ảnh về ló gửi nên mạng cho em xem với được không? Em tuy lông dân, nhưng học nỏm được một ít, với nại rất thích nhìn vi-ô-nông ạ.
    Để giới thiệu một chút về vi-ô-nông, em xin đưa nên vài cái ảnh để các anh chị xem và tìm hiểu qua qua về ló.
    Đây là hình ảnh và tên gọi các bộ phận của vi-ô-nông (chen-nô và vi-ô-na tương tự):
    [​IMG]
    Về kết cấu và nguyên tắc hoạt động của violin:
    http://www.phys.unsw.edu.au/~jw/violintro.html
    Về nịch sử của vi-ô-nông thì để em giới thiệu vắn tắt vài dòng post sau.
  6. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Bài dưới đây em cóp-pi của thằng bạn:
    Lịch sử về các nghệ nhân làm đàn violin nổi tiếng.
    1. Bắt đầu là gia đình nhà Amati người Ý- ở Cremona, cụ thể là Nicolo Amati trong thế kỷ 16-17 là người định hình cho cây violin mà chúng ta nhìn thấy ngày nay. Ngòai Amati hồi đó còn có Jacobus Stainer người Áo, là học trò của Andrea Amati-con của Nicolo, cũng là nghệ nhân làm violin lớn. Mozart dùng Violin của Stainer theo lời khuyên trong thư của bố ông, rằng nên chọn đàn của Stainer thay vì chọn đàn của Amati.
    Đàn của Amati và Stainer có âm thanh rất hay, trong sáng, "angelic" nhưng độ phóng đại không lớn, nên thích hợp với chơi thính phòng nhiều hơn. Đàn của hai ông này cho đến ngày nay vẫn được ưa chuộng bởi các nghệ sĩ chơi tứ tấu, tam tấu.. hòa nhạc trong phòng nhỏ. Giá đàn của Amati rất cao, ngày nay nó vào khỏang 0,4- 0,5 triệu $ cho một cái tốt, không bị sứt sẹo gì. Còn giá đàn của Stainer thấp hơn nhiều lần, vì đàn Ý có tiếng tăm hơn đàn Đức chứ không phải vì chất lượng đàn của Stainer kém hơn đàn Amati.
    2. Học trò của Amati nữa là Antonio Stradivari ( 1644-1737 ) và Josef Guarneri del Gesu ( 1698-1745 )- là hai đại biểu lớn nhất của giai đọan tiếp theo này và là đỉnh cao của nghệ thuật làm violin. Đàn của Stradivari có âm thanh giống Amati, thường là sáng, trong veo, cao vút. Nhưng bước phát triển của ông là làm cho violin có độ phóng đại xa hơn- tức là có thể chơi trong các phòng hoà nhạc lớn hơn, khán giả ngồi xa hơn vẫn nghe đựơc. Ngòai ra kỹ thuật thủ công của Stradivari đạt đến mức siêu đẳng nên đàn của ông được coi là tiêu chuẩn về hình thức của violin. Về sau các nghệ nhân làm đàn violin đều học, bắt chước làm đàn theo kích cỡ chuẩn của Stradivari ( có rất nhiều biến tấu nhỏ tuỳ theo từng nghệ nhân ). Guarneri del Gesu có một thời gian là học trò của Stradivari ( cũng có thể không! ), điểm đặc biệt của ông này là ông này không giỏi về kỹ năng thủ công bằng Stradivari và làm đàn khá cẩu thả ( vì nghèo đói hoặc lười biếng mải chơi ) nhưng ông thật sự là một thiên tài về làm đàn. Guarneri học được hết tinh hoa của trường phái của Amati và Stradivari như âm thanh trong vắt, khoẻ, vang rất xa, và tìm cách kết hợp với các ưu điểm về âm thanh của các nghệ nhân trường phái Bresia như tiếng đàn trầm, tối để tạo ra những cây violin hay nhất trong lịch sử. Tiếng đàn của Guarneri vì vậy thường là tối, trầm, khoẻ và mặc dù kích cỡ nhỏ hơn đàn của Stradivari một chút nhưng đàn của Guarneri kêu rất to và có khả năng vang xa kinh hồn. Chính vì thế mà các Soloist vẫn ưa thích đàn của Guarneri khi biểu diễn trong các phòng hoà nhạc lớn, khi chơi concerto cùng cả giàn nhạc, hơn là dùng đàn của Stradivari. Một đặc điểm lạ nữa là đàn của hai ông này thường khó chơi vì từng cây đều có character rất riêng mà người nghệ sĩ phải tìm đựơc một cây thích hợp với tâm hồn và bản thân mình thì mới chơi hay được.
    Đàn của hai ông này rất rất đắt, những cây tốt nhất ( khoảng 20-30 cây violin của từng ông ) có giá từ 3-6 triệu $.
    Trong giai đọan này cũng có nhiều nghệ nhân nổi tiếng khác như Bergonzi, Testore, Montagnana, Guardanini, Gagliano, Maggini, De Salo, Techler, Storini ở cách vùng khác nhau của Ý...Đàn của các ông này cũng có giá từ cỡ 200 ngàn $ trở lên đến dưới 1 triệu$. Giai đọan này được coi là giai đọan hòang kim của violin trong quá khứ.
    3. Sau khi Guarneri del Gesu chết, bỗng dưng bí mật về việc làm violin đột nhiên biến mất hầu như hòan tòan trên đất Ý. Phải đến 50 năm sau- tức là vào đầu thế kỷ 19 mới có một số nghệ nhân tìm được ít nhiều về phương pháp làm đàn của Stradivari và Guarneri cùng với các bậc thầy khác trong giai đọan kể trên. Nổi tiếng nhất trong giai đọan đầu thế kỷ 19 là Jean Bastipe Vuillaume, Lupot người Pháp và Joseph Rocca, G. Pressenda người Ý. Ngòai ra còn có một số ông khác như Vincenzo Parnomo, Guardanini, John Lott ( người Anh )... Vuillaume là người đã trực tiếp sửa và làm một bản copy cây "Il Cannone, Guarneri del Gesu 1742" của Paganini cho Paganini khi ông còn sống và biểu diễn ở Pháp. Vuillaume cũng là người sưu tập được hầu hết các cây violin tốt của Stradivari và Guarneri và làm các bản copy ( gần như ngang ngửa ) chúng. Thậm chí, có tác phẩm của Vuillaume mà người ta cho là của Stradivari làm như cây "the Messiah 1716 Stradivari" nổi tiếng đang đặt trong bảo tàng ở London. Cây "The Messiah" này có một truyền thuyết kèm theo: là cây đàn yêu thích nhất của Stradivari- được Stradivari giữ không bán cho đến khi chết và nó chưa từng đựơc ai sử dụng bao giờ... Joseph Rocca cũng là một nghệ nhân lớn.
    4. Giai đọan nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 thì có rất nhiều nghệ nhân giỏi. Đặc biệt trong số đó là Stefano Scarampella, Hannibal Fagnola, Enrico Rocca, nhà Bisiach, Grimm ( Đức ), Zach ( Áo), Lemboeck (Áo), ..Scrampella được coi là người gần như biết được bí mật về vec-ni của Stradivari và Guarneri.
    5. Giai đọan đầu đến giữa thế kỷ 20 thì càng có nhiều nghệ nhân hơn. Đặc biệt là anh em nhà Bisiach, Doetsch ( Đức ), Moeckel ( Đức ), Ansaldo Poggi, Romeo Antoniazzi, Fernando Simone Sacconi, bố con nhà Carl Becker ( người Mỹ ).. Sacconi là một tay chuyên sửa chữa, copy đàn nổi tiếng, sang Mỹ làm việc. Hầu như tất cả gần 700 cây Stradivari và 150 cây Guarneri còn tồn tại đều đã qua tay ông này.
    6. Giai đọan cuối thế kỷ 20- hiện nay. Có lẽ có thể coi là Golden period của các nghệ nhân làm violin về mức độ phong phú, trình độ, kỹ năng chung. Bây giờ, ở đâu cũng có những nghệ nhân làm đàn hạng nhất mà các nghệ sĩ không cần phải chạy sang Ý, Mỹ để tìm người làm đàn cho mình nữa. Một số nhân vật đáng chú ý là Alceste Bulfari, Stefano Conia, Levaggi, Marchini, Guicciardi ở Ý; Carl Jr. Becker, Joseph Curtin, Gregg Alf, Samuel Zigmuntowicz ở Mỹ; Ravalin, Fustier, Robin, Chaudiere ở Pháp; Roger Hargrave, Reinhold Schnabl, Hieronymus Kostler, Schleske, Peter Greiner ở Đức. .v.v.
    Đàn violin có đặc điểm kỳ là và kỳ diệu là càng để lâu, càng chơi nhiều thì tiếng của nó càng chín, tức là càng mềm, càng có hồn. Chính vì thế mà giá đàn cổ bao giờ cũng cao hơn giá đàn mới hơn.
  7. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    cháu cũng cố bon chen tí cho bằng bạn bằng bè. dù bài viết này cháu đã post ở chỗ khác, và nó cũng hơi xa xa so với đề tài violin, nhưng cũng mạn phép đưa lên đây. dám mong các bác chỉ giáo.
    Xuất xứ của Violin
    Đã có rất nhiều loại đàn dây thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, mà mỗi trong số chúng đều gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của một loại nhạc cụ mà hiện nay đc biết đến với cái tên VIOLIN. Có 1 số nhạc cụ, ví như Kithara của Hy Lạp (thế kỷ VII trước công nguyên) hoặc Erhu của Trung Quốc (giữa thế kỷ VIII sau công nguyên), mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nhạc cụ dây, nhưng lại ko liên quan trực tiếp đến violin. Sau đây tác giả chỉ xin trình bày một số dạng đàn tiền thân có liên hệ gần gũi với violin. Còn cháu ("tác thật" :">) thì xin dịch lại cho mọi người cùng ngó qua.
    Đàn RABAB
    [​IMG]
    Xuất xứ của đàn violin rất ko rõ ràng và gây nhiều tranh cãi, nhưng hầu như tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng nó đc bắt nguồn từ đàn rabab của Ả Rập. Đàn rabab có 2 dây làm bằng tơ, một đầu gắn vào đuôi đàn (nó gọi là endpin, giống như cái cây chống của đàn violoncello và double bass đó), một đầu cuốn vào các chốt để có thể lên dây theo quãng 5. Loại đàn này ko có phím, tạc giống hình quả lê và thường làm bằng quả bầu với một cái cần cổ khá dài. Nó đc người ta giữ thẳng đứng trên đùi và dùng 1 cây vĩ có xát nhựa thông để mài lên dây, gây ra tiếng động. Không một hình ảnh hoặc mẫu vật nào của loại đàn này còn tồn tại đến ngày nay, nhưng trong 1 số tài liệu cổ từ cuối thế kỷ IX có miêu tả đến nó.
    Đàn REBEC
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau cuộc Thập tự chinh ở Châu Âu, một loại nhạc cụ mới tên là rebec có cấu tạo dựa theo đàn rabab xuất hiện ở Tây Ban Nha vào giữa thế kỷ XI. Rebec chỉ hơi khác rabab ở chỗ: rebec có 3 dây chứ ko phải 2, thân đàn làm bằng gỗ chứ ko phải quả bầu, và người ta chơi đàn bằng cách dựa vào vai chứ ko để trên đùi nữa.
    Đàn VIELLE (còn gọi là fiddle hoặc fiedel)
    [​IMG]
    Đàn vielle xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII ở Pháp (thời Phục Hưng) và có những khác biệt đáng kể so với đàn rebec. Bây giờ nó có đến 5 dây, có phím, thân đàn to hơn và trông giống với violin hiện đại hơn với kết cấu đàn có sườn để tăng độ linh hoạt khi kéo. Đàn vielle Phục Hưng đc tính đến như giọng nữ cao trong dàn nhạc.
    Cũng nên chú ý rằng cái tên Vielle sau này đc dùng để chỉ 1 loại nhạc cụ khác nữa - "Vielle à rue", chính là đàn quay:
    [​IMG]
    Được crazyoddygal sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 30/05/2005
  8. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Đàn VIOLA DI BRACCIO (còn gọi là Lira da Braccio)
    [​IMG]
    Đàn này đc gọi là "Viol of the arm" (dịch là viol của cánh tay hay viol dài bằng cánh tay???), xuất hiện vào thế kỷ XV ở Italy. Nó giữ đc đại khái hình dáng và kích thước của vielle nhưng tăng số dây lên thành 7 (5 dây kéo, 2 dây ngoài để gảy bằng ngón cái của nhạc công). Và lần đầu tiên, lỗ âm đc khoét hình chữ f giống như chúng ta thường thấy ở violin hiện đại, thay vì hình chữ C như đàn rebec và vielle.
    Có 1 câu ngắn bằng chữ Latin đc khắc lên cây đàn Viola di Braccio, tạm dịch như sau: "Khi con ngựa (tức là cái vĩ, làm bằng lông đuôi ngựa) nhảy qua nhảy lại trên con cừu (dây đàn thường làm bằng ruột cừu) thì mảnh gỗ (tức cây Lira) phát ra tiếng ngọt ngào như đường mật, đón chào bàn tay chơi nhạc..." (má ơi, dịch ra xong thấy phát sợ!)
    Đàn VIOLIN
    Đàn violin, theo nhiều nguồn thông tin, đc sáng chế ra ở miền Bắc nước Ý khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. Nhưng người làm ra violin chính xác là ai thì vẫn còn là bí ẩn và đang đc tranh cãi rất nhiều. Nhiều giả thuyết cho rằng đó chính là Andrea Amati (1511-1577) ở Cremona, ông là người đầu tiên đc biết đến với tư cách là thợ làm violin vì có 1 số tài liệu nhắc đến 2 chiếc violin ông đã làm vào những năm 1542-1546. Tuy nhiên, những chiếc đàn này lại chỉ có 3 dây, giống như đàn rebec. Còn chiếc violin 4 dây đầu tiên, cũng đc làm bởi Andrea Amati, thì đc ra đời vào năm 1555. Chiếc violin cổ nhất còn tồn tại, đc làm từ năm 1560, cũng là 1 tác phẩm của ông.
    Nó đây, cổ kính và đẹp mỹ miều :x
    [​IMG] [​IMG]
    để biết thêm chi tiết và có thể nghĩa kỹ hơn đến từng chi tiết của cây đàn hiện đang đc trưng bày trong viện Bảo tàng âm nhạc quốc gia, Đại học Nam Dakota, USA, mời các bác vào đây: click here
    Nhưng có 1 số giả thuyết khác lại phủ nhận chuyện Andrea Amati là người thợ làm đàn violin đầu tiên, họ cho rằng Gasparo di Bertolotti da Salò (aka Gasparo da Salo) (1540-1609) ở Brescia mới thực sự là ông tổ làm đàn violin. (rách việc quá, đằng nào 2 ông này cũng đã xuống suối vàng lâu òi, tranh cãi chi cho mệt!) Có điều này bởi vì Andrea Amati lúc đầu đc dạy nghề bởi các nghệ nhân làm đàn luýt (lute) chứ ko phải violin; các tài liệu cổ cũng nhắc đến Amati là một thợ làm đàn lute; vả lại chỉ còn rất ít đàn violin của Amati còn tồn tại đến nay. Tuy nhiên, người ta lại phản bác rằng vì violin hồi mới đầu (thời Amati) còn quá mới, nên thuật ngữ "thợ làm đàn violin" còn chưa đc biết đến; hơn nữa, có tài liệu chứng minh rằng Andrea Amati đã bán cho vua Charles IX của Pháp 24 cây đàn violin vào năm 1560; và cuối cùng, chỉ cần có 1 chiếc violin của Amati còn tồn tại là đủ chứng mình ông ta là thợ làm violin đầu tiên rồi.
    Theo thống kê: còn 14 cây violin của Amati còn sót lại trên cõi đời ô trọc này.
    Được crazyoddygal sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 30/05/2005
  9. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ CÂY ĐÀN VIOLIN
    Cây violin trong dàn nhạc giao hưởng
    Từ hồi đầu violin chỉ là 1 nhạc cụ thuộc tầng lớp thấp và chỉ đc dùng cho các lễ hội úi xùi, ko quy củ (ví dụ ngày hội mùa của các bác nông rân, hoặc tự nhiên 1 bác đẻ con zai, sướng lên thì chơi violin :P). Violin chỉ trở thành 1 nhạc cụ trong dàn nhạc vào thế kỷ XVII. Những nhà soạn nhạc từ thời Monteverdi mới bắt đầu nhận ra chân giá trị của violin và đưa nó thành nhạc cụ chính trong những tác phẩm của mình.
    Cây vĩ của bác Tourte (chúng mình hay gọi là archer hoặc tiếng Anh là bow)
    Khoảng năm 1786, Françoise Xavier Tourte (1747-1835) sáng tạo ra phiên bản hiện đại của cây vĩ kéo violin (giống như chúng ta vẫn cầm để cò cưa bây giờ). Bác Tourte cải tiến cây vĩ từ lõm thành lồi. Lõm là như vầy nè:
    [​IMG]
    Và bác í cũng chuẩn mực hóa chiều dài, trọng lượng và sự cân đối của cây vĩ. Cuối cùng, bác Tourte là người đầu tiên dùng gỗ Pernambuco (Pau-Brazil) để làm bow.
    Cây violin đắt nhất trong lịch sử
    Ngày 1 tháng 4 năm 1998 (cái ngày này là ngày nhạy cảm lắm nha ), 1 cây violin đc làm bởi Antonio Stradivari, đc biết đến với cái tên "Kreutzer", đã đc bán ở sàn đấu giá Christie với mức giá là 947 500 bảng Anh (xin thông báo với mọi người, tức là 1 786 368,49 US dollar - đồng nghĩa với 28 224 622 000 VNĐ (28 tỷ, má ơi, con đi chết đây T_T)
    tuy nhiên tại thời điểm này 28 tỷ ko còn là cái đinh rỉ gì nữa ồi, kỷ lục mới đc lập vào ngày 22/4/2K5. 1 cây violin khác, cũng của Stradivari, đã đc bán ở phiên đấu giá Christie tại New York với giá 2,032,000 u ét xì đê. T_T tức là 32,105,600,000 (hơn 32 tỉ) việt nam đồng.
    cây đàn lần này đc 1 ông lắm tiền tên là Tennant mua tặng vợ, và cuối cùng cái đàn đc renamed thành Lady Tennant luôn. nghe đâu bà Tennant cũng là 1 nhạc công.
    cây đàn Lady Tennant đc Stradivari làm năm 1699, khi ông 55 tuổi, là 1 tác phẩm đc chôn cất bao nhiêu năm nay trong tay 1 nhà sưu tập. mãi mới đc bán. giá mà mình có đc nó...
    1 nhạc cụ khác cũng đc bán trong phiên đấu giá nói trên là cây cello Matteo Goffriller, giá của nó là 620,800 USD.
    to bác noongdaan: cháu là cháu cứ nhầm, hoá ra mấy cái đàn cháu nói chưa đạt đến trình 6tr đô như bác nói. mà sao người ta lại bảo 2 cái violin này là đắt nhất thế giới nhỉ? bác cho cháu thêm thông tin về 4 cái của bác đc ko ạ?
    Nghệ sĩ chơi violin vĩ đại nhất
    Yehudi Menuhin (1916-1999) là 1 nghệ sĩ vĩ cầm, người chỉ huy dàn nhạc và là một thiên tài bẩm sinh. Mới 7 tuổi đầu, Menuhin đã biểu diễn tại Carnegie Hall ở New York. Mặc dù có nhiều tranh cãi, hiện nay Yehudi Menuhin vẫn đc nhắc đến như nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nhất của mọi thời đại.
    Thời đại của violin sản xuất hàng loạt
    Khoảng giữa thế kỷ XIX, mọi người ồ ạt chơi violin, ồ ạt mua violin đến nỗi ko sản xuất hàng loạt thì ko đủ đáp ứng nhu cầu. Hàng trăm ngàn chiếc violin mang nhãn hiệu của những thợ làm violin nổi tiếng ở Ý (Amata, Stradivari, Guarneri, etc.) đc sản xuất lung tung ở Pháp, Đức và khắp châu Âu. Những cây đàn này ko phải bị cố tình làm ra để giả mạo, chỉ là để thỏa mãn nhu cầu ngớ ngẩn của mọi người là phải "đàn xịn, do người xịn làm ra" T_T Tuy nhiên, hiện nay thì hầu hết những cây đàn làm hàng loạt này đc làm rất tinh xảo và đem lại nhiều lợi nhuận nữa chứ.
    {cre*** to: http://www.bartruff.com/history.html}
    translated and e***ed by TTNG
    cháu chỉ dám trình bày 1 xố kiến thức góp nhặt tí ti thế thôi. cháu cũng khoái cái đàn violin lắm, bác nào mún chơi nó thì nên tìm hiểu qua về nó. nhạc cụ nào cũng có cả 1 bồ chuyện hay ho về lịch sử phát triển.
    mà sao ko ai buồn change tên topic này nhỉ? đáng lẽ ra nó phải là "tìm hiểu về đàn violin" chứ?
    Được crazyoddygal sửa chữa / chuyển vào 00:00 ngày 31/05/2005
    Được crazyoddygal sửa chữa / chuyển vào 00:07 ngày 31/05/2005
  10. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Rời ơi phục cháu crazykat quá xá Cháu còn nhỏ tuổi mà sao biết nhìu vậy
    Lói chung ông Andrea Amati có thể coi nà ***** của đàn vi-ô-nông hiện đại rồi. Sau hơn 400 lăm, kiểu mẫu vi-ô-nông của ông tạo ra vẫn không có bất kỳ một sự thay đổi lào về thiết kế nẫn cấu trúc. Đó nà một hiện tượng kỳ nạ, khá hiếm trong nịch sử văn hoá, nghệ thuật vốn thường xuyên bị thay đổi theo dòng chảy các trào nưu. Nhà Amati sau đời Andrea là Antonio và Hyronimus Amati- và sau đó con của Hyronimus là Nicolo trở thành nhân vật lớn nhất của dòng họ này- tạo nên những cây đàn đặc trưng Amati. Nicolo cũng là thầy của Stradivari và Giuseppe Antonio Guarneri- ông nội của thiên tài "Giuseppe Bartolomeo Guarneri" tức là Guarneri del Gesu.

    Việc cháu crazykat không hiểu tại sao bác lói giá những cây đàn ngon nhất của Stradivari và Guarneri tầm 6 triệu cũng dễ hiểu thôi: Cây đàn đắt nhất của một trong 2 ông lày được bán thông qua một nhà đấu giá công khai thì đúng nà cái Tennant vừa bán mấy tháng trước- chỉ đạt giá hơn 2 triệu USD (+Premium trả cho bọn nhà đấu giá khoảng 10% nữa). Nhưng giá kỷ nục được bán thông qua bọn nhà buôn hoặc đấu giá không công khai, thì nà 6 triệu. Kỷ nục đó được nập cách đây 4 lăm- bởi tay chuyên gia sưu tập William Fulton- tiến sĩ toán, cổ đông của tập đoàn Microsoft. William Fulton mua cái đàn "Lord Wilton" Guarneri del Gesu làm năm 1742 của Menuhin với giá 6 triệu USD. Mặc dù khi mua, bọn bán và Fulton thoả thuận giữ bí mật giá mua để không làm loạn thị trường đàn cổ, nhưng sau đó thông tin đã bị tiết lộ ra ngoài. William Fulton cũng được coi nà tay sưu tập vi-ô-nông nớn nhất hiện lay- với tổng cộng 14 cây đàn hạng nhất của Stradivari và Guarneri del Gesu mà nếu ai biết nịch sử và chủ nhân cũ của 14 cây đàn lày thì đều phải choáng váng.
    Rồi trong vòng 4 lăm lay- tập đoàn Nippon của Nhật nà bọn sưu tập vi-ô-nông lổi nên mạnh nhất- bọn lày mua mấy cái đàn của Stradivari và Guarneri như "Dolphin" 1714 Stradivari, "Booth" 1716 Stradivari, "Ysaye" 1740 Del Gesu.. toàn cỡ 3,5- 4,5 triệu USD cả. Nhất nà cây đàn lổi tiếng "Ysaye" 1740 Del Gesu- vốn nà đàn chính của Engene Ysaye và sau đó nà Isaac Stern giờ mà bán nại thì cũng không có giá dưới 6 triệu. Lăm kia một tay danh thủ kéo đàn cũng đã kêu gọi được 15 doanh nhân góp tiền mua cho hắn một cái đàn "không tên riêng" của Guarneri del Gesu nàm năm 1734 với giá 3,5 triệu USD.
    Bác thì đặc biệt có hứng thú với Guarneri Del Gesu cho lên để núc lào bác rỗi bác viết giới thiệu cuộc đời huyền bí của tay lày cho cháu và anh mhm đọc cho vui.

Chia sẻ trang này