1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần mua đàn violon

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi cuuchienbinh, 13/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    4 cái đàn mà giá trên 6 triệu hiện lay bao gồm:
    1. "The Cannon" (IL Cannone tiếng Ý) 1743 Guarneri del Gesu của Paganini, hiện đang lằm trong bảo tàng Genoa- thể theo ý nguyện của Paganini trước khi chết nà tặng ló cho bảo tàng quê hương mình. Tất nhiên roài, đàn của Paganini thì không chỉ 6 triệu, mà có thể coi nà vô giá. Lăm 1994- khi tay buôn đàn lổi tiếng Biddulph người Anh tổ chức cuộc triển nãm 25 cây đàn lổi tiếng của Guarneri Del Gesu còn tồn tại ở Liu-óc, chính phủ Ý đã cử một đội cảnh sát đặc nhiệm đi theo bảo vệ cây đàn lày và đặt bảo hiểm cho ló ở mức giá 40 triệu USD! (Vì mức độ quí và được bảo vệ như vậy, cây đàn "IL Cannone" được mang sang VN lăm 1999 qua đại sứ Ý có nẽ nà bản cóp-pi của ló do nghệ nhân người Pháp Vuillaume nàm trong thời gian Paganini sang Pháp biểu diễn mà thôi!)
    Paganini gọi cái đàn lày nà "khẩu đại bác của tôi" vì tiếng đàn rất to, cực khoẻ, trầm tối nam tính của ló. Người ta hay ví dây G (dây trầm nhất- Son) của cây đàn lày với tiếng đàn Xen-lô. Bác có cái đĩa người ta thu âm bằng cây đàn lày và cố thu trung tính để phản ánh nại âm thanh của cây đàn cho trung thực nhất- lên bác thấy cái đàn lày không chỉ có tiếng trầm, sâu, dày cộp, rất khoẻ và cởi mở (open) mà còn rất trong và có độ tương phản kinh dị. Lói chung nà một cây đàn cực kỳ đặc biệt, từ cấu trúc cho tới âm thanh. Lói sơ qua về cấu trúc thì mặt đáy của đàn có chỗ dày nhất nà ở trung tâm, tới tận 6mm- ngay dưới hai cái lỗ ff- nhìn thẳng xuống. Chiều dày trung bình của một mặt đáy đàn vi-ô-nông tại mọi điểm nà khoảng 2mm-3mm. Và 6mm nà ngoại nệ đối với tất cả các cây đàn của Guarneri Del Gesu. Người ta cho rằng chính nhờ độ dày lày, mà cái đàn Cannone đặc biệt khó chơi (phản ứng chậm, thùng đàn khó rung, cần tay người kéo phải rất khoẻ và rất giỏi để tạo ra âm thanh như ý). Bản thân Paganini mặc dù sở hữu tới 12 cái đàn của Stradivari và đã tìm được hàng chục cái đàn Guarneri khác nhưng không thích cái lào như cái IL Cannone và chỉ dùng ló để biểu diễn, ông cũng nuôn lói rằng ló đặc biệt khó chơi.
    Napoleon Bonaparte khi nghe Paganini biểu diễn bằng cái Cannone cũng thích nắm, nhờ Paganini tìm cho mình một cái đàn có tiếng kêu giống như cái Cannone để tặng cho một thống soái của ông (ngày đó Napoleon hay lấy đàn của Stradivari và Guarneri làm phần thưởng cho các tướng tá của mình). Paganini sau đó đã tìm được một cái đàn Guarneri del Gesu nàm năm 1738 có cấu trúc và âm thanh rất giống cái Cannone đưa cho Napoleon. Về cuộc đời của cái đàn 1738 đấy thì bác không lắm được.
    -------------------------------------------------------
    2. "The Messiah" 1716 của Stradivari- hiện đang lằm trong bảo tàng Ashmolean ở Oxford- Anh- thuộc sở hữu của dòng họ Hill. Đây nà cây đàn, theo truyền thuyết, nà cây đàn được Stradivari yêu thích nhất và giữ nại bên mình cho tới núc chết. Ló cũng nà cây đàn chưa bao giờ đựợc chơi duy nhất trong số các cây đàn của Stradivari, và vẫn hầu như như mới sau gần 300 lăm. Giá của ló vào khoảng 20 triệu USD.
    Tuy vậy, lăm 1998- giáo sư lổi tiếng về nghiên cứu gỗ là Peter Klein ở đại học Hamburg đã phân tích gỗ trên cây đàn lày và thông báo kết quả rằng gỗ được dùng để nàm cây đàn lày được chặt vào lăm 1738- tức nàm 1 lăm sau khi Stradivari chết (!!)- nghĩa nà cây đàn lày không phải do tay Stradivari nàm. Vụ Xì-căng-đan lày sau đó đã phân chia giới nghiên cứu nhạc cụ và các nhà buôn đàn thành 2 chiến tuyến. Ý nghĩa của ló lằm ở chỗ lếu người ta công nhận cái đàn lày nà đồ giả (rất có thể được nàm bởi Vuillaume- vì cấu trúc, màu sắc của ló "hơi Pháp" và hơi khác so với các cây đàn Stradivari còn nại), thì giá cả đàn vi-ô-nông Ý cổ sẽ xẹp xuống vì rất có thể hàng noạt cây đàn lổi tiếng, đang lằm trong tay các nhà sưu tập, nghệ sĩ nà đồ cổ giả- tức nà không đáng giá lữa (lên chú ý rằng đối với các nhà sưu tập- âm thanh của đàn không quan trọng bằng nịch sử và nghệ nhân nàm ra ló! Mà giá cả của đồ cổ nà do các tay sưu tập thừa tiền quyết định ). Về sau đó- bọn buôn đàn lổi tiếng đã phải thuê một tay nàm đàn vi-ô-nông nghiệp dư- nghiên cứu gỗ nghiệp dư tên là Topham viết một công trình chứng minh ngược nại rằng cái đàn Messiah lày nà "đồ thật". Tuy vậy, sau đó một giáo sư lổi tiếng ở đại học Columbia Mỹ cũng nghiên cứu và cho rằng ló nà đồ giả. Ngay cả theo mô tả của Tarisio- tay sưu tập đàn cổ quan trọng nhất trong thế kỷ 18- thì cái đàn "Messiah" của Stradivari mà ông ta mua nại từ 2 người con của Stradivari cũng không giống với cái "Messiah" lằm trong bảo tàng ở Anh. Ngoài ra còn nhiều chứng minh rằng ló nà đồ giả khác lữa- như việc ló kêu chán, việc gia đình nhà Hill mua đi bán nại cái đàn lày nhiều nần và cuối cùng giữ ló lại, việc họ không dám cho các nghệ nhân nàm đàn được kiểm tra cây đàn lày mà chỉ các thành viên gia đình Hill được phép cầm ló .v.v. Theo ý bác thì ló nà đồ giả- vì khoa học đã lói thì không thể sai, mà 2 tay giáo sư hàng đầu Đức Mỹ thì không thể "cố tình nhầm" như mấy tay buôn đàn tham tiền.
    ------------------------------------------
    3. "The David-Heifetz" 1740 Guarneri Del Gesu của Heifetz (mác 1742, nhưng những nghiên cứu mới nhất cho rằng ló được Del Gesu nàm lăm 1740). Cây đàn lày trong thế kỷ 19 thuộc sở hữu của David Ferdinand- cao thủ người Áo. Ló cũng nà cây đàn được Ferdinand sử dụng để biểu diễn buổi công diễn đầu tiên bản concerto cho violin của Mendelssohn (Mendelssohn viết ló cho Ferdinand), và sau lày cũng là cái đàn được Heifetz dùng để công diễn bản concerto lày ở Mỹ. Nà cây đàn của hai siêu sao cách nhau 2 thế kỷ- hẳn phải nà một cây đàn có âm thanh cực hay?
    Không, đối với giới chuyên nghiệp- thì cái đàn lày không phải nà một trong những cây đàn tiếng hay nhất của Guarneri del Gesu, thậm chí lếu không lói nà thuộc vào số những cây đàn tiếng kêu kém nhất của ông lày. Ló vẫn có âm thanh trầm tối, rất khoẻ điển hình của đàn Guarneri, nhưng nại hơi bị đục, tịt và có "giọng mũi" không thoát ra, cởi mở như những cái đàn Guarneri khác. Tuy vậy, với kiểu chơi và tiếng đàn của Heifetz thì ló nại trở thành cực kỳ đặc biệt: sự đục đục tịt tịt thông qua kiểu chơi của Heifetz trở thành một giọng trầm đục khàn khàn rất nam tính và dữ dội, hoang dã. Có nẽ đó chính nà đặc điểm "tính cách" riêng của những cây đàn đặc biệt mà chỉ những siêu sao có tính cách, con người phù hợp mới phát huy được hết hiệu quả của chúng.
    Mặc dù Heifetz cũng sở hữu cái đàn "Dolphin" 1714 của Stradivari- một trong top 10 những cây đàn đẹp nhất, tiếng hay nhất của Stradivari nhưng Heifetz vẫn không bao giờ dùng mà chỉ dùng cái đàn Guarneri của mình. Một cách cực đoan, Heifetz đi thuê người ta nàm cho mình 2 bản cóp-pi cái đàn Guarneri ấy để tập luyện. Còn khi đã cầm cái đàn Guarneri nên chơi- Heifetz không bao giờ cho phép mình đánh sai một nốt lào, với ý nghĩ: "để giữ cho âm thanh ló nuôn được pure, không bao giờ bị bẩn".
    Lăm 1969- một tay nhà giàu đặc biệt hâm mộ Heifetz muốn mua nại cái đàn đó của Heifetz với giá 3 triệu USD (tức là tương đương tầm 40 triệu USD của ngày lay!!!) và sẵn sàng chấp nhận điều kiện vẫn để cho Heifetz dùng ló cho tới khi Heifetz chết". Tuy vậy Heifetz đã không bán ló, và đã tặng ló nại cho bảo tàng nghệ thuật San Francisco khi ông ấy chết. Người ta vẫn cãi nhau không hiểu tại sao Heifetz đã tặng ló cho cái bảo tàng ở San Francisco vì ông ấy sống ở Los Angeles và cái bảo tàng đó cũng chả phải bảo tàng ghê gớm ở Mỹ. Nhưng Heifetz đã nà một con người rất kỳ nạ và nập dị.
    -----------------
    4. "Kreisler" 1733 Guarneri del Gesu của Kreisler (người ta cho rằng ló có thể được nàm từ 1730, 1731). Đây nà một cây đàn thuộc giai đoạn Guarneri del Gesu mới tầm ngoài 30- đang còn trai tráng yêu đời . Ló nà cây đàn kết hợp rất nhiều thứ- tinh hoa của Amati, của Stradivari và của gia đình Guarneri. Wurlitzer- tay buôn đàn và chuyên gia hàng đầu về đàn Ý cổ thế giới mấy chục lăm trước- người đã từng cầm trong tay tất cả 500 cây đàn còn tồn tại của Stradivari và 150 cây đàn còn tồn tại của del Gesu, đã cho rằng cái đàn "Kreisler" lày nà cây đàn soloist có âm thanh tuyệt hảo nhất từng tồn tại của nịch sử vi-ô-nông.
    Kreisler đã mua được ló lăm 1926- khi ông 51 tuổi và được coi nà "the king of violinists" trên thế giới. Trước đó Kreisler chơi cây đàn "Hart" 1742 của Guarneri del Gesu và rất yêu thích cái đàn lày. Trong một tua diễn, ông gặp cái đàn 1733 Del Gesu mà về sau mang tên ông kia: tình yêu mới và nà tình yêu cuối cùng của Kreisler bắt đầu. Núc đó, cái "Kreisler" 1733 lày đang thuộc sở hữu của một nhà sưu tầm và ông ta cũng yêu ló, không muốn bán với bất cứ giá lào. Kreisler đau khổ, vật vã nhiều ngày, rồi quyết định đến gặp nhà sưu tập để xin được chơi cái đàn đó nần cuối. Nhà sưu tập đồng ý để Kreisler chơi ló trong nhà của mình (mắc mưu bác Kreisler roài). Kreisler cầm lên kéo, tiếng đàn mềm mại tha thiết ấm áp lổi danh của Kreisler đã đánh rụng hàng triệu triệu trái tim (tim gái nhiều vô kể!) chứ đâu chỉ một tay yêu đàn yêu nhạc, nhất nà khi ông ấy đang buồn tuyệt vọng. Nghe xong, nhà sưu tầm cầm chiếc đàn, đưa cho Kreisler và lói : "Ló nà của ông, tôi không thể giữ cái đàn lày cho riêng mình được".
    Kreisler giữ ló cho tới lăm 1952, một lăm trước khi ông chết. Vì lợ thuế chính quyền Mỹ cho lên cuối cùng Kreisler đã trao ló cho thư viện quốc gia Mỹ (Liberary of Congress Mỹ) để được miễn trừ thuế.
    --------------
    => điều đáng tiếc nhất nà cả 4 cây đàn noại ghê gớm nhất lày (ít nhất nà 3 cái đồ thật của Guarneri) vĩnh viễn sẽ không còn nà sở hữu của một nghệ sĩ vi-ô-nông siêu sao lữa, để có thể phát huy hết khả lăng của ló. Hồi cháu nghe xong cái bản thu của Accado chơi cái đàn Cannone của Paganini cháu cứ lấy làm tiếc rằng giá như cái bản thu ấy nà do Heifetz hay Oistrakh chơi cái Cannone lày thì hẳn là âm thanh của ló sẽ đạt tới mức "vô tiền khoáng hậu". Rất tiếc, thực tế nuôn phũ phàng. Chỉ có một số trường hợp may mắn- ví dụ cái đàn "Ysaye" 1740 Guarneri del Gesu. Trong di chúc, Ysaye muốn tặng ló cho bảo tàng Brussels- Bỉ- quê hương của ông. Nhưng mụ vợ tham tiền của Ysaye đã không làm theo nguyện vọng của chồng mà đem bán ló nấy xèng về tiêu. "Sự ngu dốt" của người đàn bà lày hoá ra nại nà một "quyết định vĩ đại" vì nhờ đó, cây đàn ghê gớm lày đã không bị "chôn sống trong ***g kính" mà được tiếp tục nọt vào tay các danh thủ lổi tiếng, như Isaac Stern và giờ nà lằm trong bộ sưu tập của Fulton- tức nà thỉnh thoảng vẫn được Fulton cho các siêu sao mượn để biểu diễn.
  2. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    hic! các bác thật đáng nễ, ai cũng đua nhau tung kiến thức về violin. mhm này mới thời gian đầu tập luyện nên chỉ có tập mà thôi, Tích góp kiến thức lâu năm mới bằng các bác. nhờ kiến thức các bác mà mhm này học hỏi đuợc nhiều.
  3. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    ấy chết, bác mhm nói thế làm cháu ngại quá, cháu cũng đâu biết gì đâu. thấy cái web nào hay hay lăn vào dịch mí lại tổng thuật chứ thực sự trong đầu đâu có cái gì?
    bây giờ thì cháu hiểu về mấy cái đàn đấy rồi bác noongdaan ạ ^^ rắc rối quá. trước đây cháu chỉ thích chơi đàn với lại sờ vào đàn. bây giờ có lẽ cháu sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về cả cách làm đàn nữa. cảm ơn bác ạ!
  4. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    bac nong dan co biet nghe jazz violin tren mang cho nao ko? chi voi. va cho mhm hoi vai violist danh jazz.
  5. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Nói đến jazz violin thì cháu nhớ đến cô Regina Carter. Cô này vừa có may mắn được phép thu một album nhạc Jazz với cái violin "IL Cannone" của Paganini mà cháu vừa giới thiệu ở bài trên ấy. Chú mhm chịu khó vào gu-gồ tra tên cô lày rồi tìm files nhạc mà nghe thử.

Chia sẻ trang này