1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần mua máy thiết kế và chế tạo theo yêu cầu

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 20/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói đúng .
    Tôi không biết nguyên lý và công suất của máy nên chưa tin
    hẳn vào sản xuất, mà vẫn còn có ý định sản xuất là chính, mà
    còn phải có nhà hàng đi kèm để đỡ một phần trả tiền thuê
    nhà xưởng . Đó cũng là ý nghĩ khi số lượng khách hàng cả
    vùng chỉ xấp xỉ công suất tráng thủ công. Nếu máy có công
    suất quá lớn, thì tôi sẽ có kế hoạch khác, như bỏ mối tận
    New York city và Boston, Philadelphia chảng hạn .
    Làm nhà hàng cũng kiếm được, vì lương trả cho staff ở Mỹ
    rất thấp ($8-$10) so với công nhân ($10-$13->$20). Nó
    thuộc loại năng nhặt chặt bị chứ khônh high-tech.
    Cảm ơn bạn rất nhiều .
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    Làm bánh phở bỏ bán ở các siêu thị và tiệm phở, ý tưởng đó của Brodaru là "làm chơi mà ăn thiệt" đó . Còn như Thuyền nghĩ, mở tiệm phở bán thì là "làm thiệt mà ăn chơi" ... Thuyền nghĩ bạn CoDep nếu theo nghiệp bỏ mối các bao phở khô thì nên dọn về khu Dallas hay Houston này nè . Đông người Việt mà giá nhà cửa sinh hoạt bên này rất thấp hơn so với Cali .
    Brodaru, cho Thuyền thắc mắc, nếu mình bỏ mối ở các siêu thị 40 cents 1 bịch phở khô thì mình có thể lời bao nhiêu 1 bịch vậy ?
    Từ gần 10 năm nay, khi mua phở khô, Thuyền chỉ chuyên mua loại "extra sticky" phở thôi . Tức là phở họ làm sao mà dai lắm . Sợi phở nhỏ xíu mà không hề bị đứt hoặc bị nát . Luộc xong cho vô tủ lạnh, thậm chí cho vô freezer luôn cũng được . Khi ăn, lấy ra hâm microwave là cọng phở trở lại giống như mới đuoc luộc vậy ... Tự làm tô phở cho mình rất ư là hấp dẫn . Siêu thị bán 70 cents 1 bịch . Hôm qua đi làm về, Thuyền mới ghé vô mua gần chục bịch luôn .
    Nếu bạn CoDep tính làm bánh phở bỏ mối, Thuyền không biết sao chứ chắc sẽ phải cạnh tranh với các hiệu hiện giờ lắm đó . Ở bên Dallas này, kệ bán phở tràng dang đại hải với đủ loại hiệu khác nhau . Cọng lớn , cọng trung bình , cọng nhỏ xíu .
    Ấy là phở thôi chứ miến & bún và bánh tráng thì nhiều kinh khủng luôn .
    Có lẽ, ở các thành phố ít nguoi Viet thì thấy còn cơ hội chứ như ở Dallas này thấy họ làm nhiều quá và chất luong không chê đuoc, sẽ thấy khó lắm à nha ...
    À, Thuyền về VN , ăn tô phở, không hiểu các bạn thấy sao chứ riêng Thuyền vẫn thấy tô phở bên Mỹ này ngon và sạch hơn bên VN nhiều lắm . Ngay như thịt bò tái ben VN trong tô phở cũng không ngon bằng thịt bò tái bên Mỹ . Chỉ có cái bên VN hơn bên Mỹ xét về tô phở là ... rau ngò gai + rau quế bên VN nhìn hấp dẫn và tuoi tốt hơn bên Mỹ .
    Về phở bên Mỹ, Thuyền hay có thoi quen check in tiệm phở VN của thành phố đó để so sánh với ở tỉnh nhà Dallas . Có một lần, đi công tác bên West Palm Beach của tiểu bang Florida, kiếm hoài không có đuoc 1 tiệm phở VN . Vô tình dừng xe trong 1 parking lot để dò bản đồ, thì ngay đó lại là một tiệm nail của nguoi VN . Các cô làm nail trong tiệm, khi nghe THuyền nói đang loanh quanh chạy vòng vòng thành phố kiếm tiệm phở , cô ta bảo : "thành phố này khong có nhà hàng VN đâu anh ơi ... Nếu muốn ăn phở, ghé apartment của tụi em, tụi em đãi anh 1 tô phở cho biết tài dân Cali .."
    Té ra, họ là những người sống bên Cali nhưng trôi dạt về mãi tận Florida thành phố đó để làm nail đuoc giá cao và đông khách ít cạnh tranh hơn . Gosh, công nhận, các cô đó nấu phở ngon thật . Thật tình chưa từng ăn tô phở ngoài tiệm nào lại ngon bằng các cô làm nail của xứ Cali đó nấu ... Họ tự trồng rau quế, trồng ngò gai trồng ngò để trang điểm cho tô phở của họ . Nước trong veo, cọng phở trắng phau với hành lá xanh xanh ngon ác liệt .
    Không hiểu những nguời nấu phở đại tài đó giờ trôi giạt phương nào nhỉ !
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mỗi phương trời người ViệtNam ở Mỹ lại khác .
    Ở miền Đông Bắc Mỹ này, các loại phở khô thì không thể
    chấp nhận được. Phở tươi - thật ra là phở lạnh - thì khá hơn
    nhưng còn xa mới bằng phở làm tay - đừng nói chuyện sánh
    với phở tươi bằng máy BrobaRu giới thiệu.
    Phở bún cọng to, cọng nhỏ, cọng tròn, cọng dẹt đều cần theo
    ý thích từng người, chứ không kỳ thị kẻo mất khách.
    Nếu có bánh phở ngon, không dám nói tình hình ở Cali hay
    Texas, nhưng ở Connecticut, thì có thể bán khắp New England
    area. Chỉ cần có máy tốt, làm thử vài mẻ khác nhau, sẽ tìm ra
    processing tốt nhất thôi. Cái R & D theo kiểu trial and error này
    còn rẻ hơn về VN học nghề, rồi cũng lại phải thử cho hợp với
    nguồn nguyên vật liệu tại chỗ ở Connecticut.
    Nghề Nail thì ở Connecticut cũng hơn hẳn Cali, Florida. Người
    Connecticut cũng đã từng thám hiểm đất mới ở đó, nhưng phải
    quay về hết . Trái lại, người Cali đến Connecticut làm Nail thì
    trúng to . Chỉ 10 năm nay, họ đã giàu hơn dân bản xứ, thể hiện
    bằng nhà mới, xe mới, và các parties hào phóng mời bạn đến
    nhà ăn uống, karaoke, và hoà nhạc. Bây giờ không phất bằng
    mấy năm trước, nhưng vẫn hơn Cali và Florida. Làm Nail ở
    Connecticut thì không cần liciense.
    Thuyền nói đúng: phở ở Mỹ ngon hơn phở ở Việtnam, vì nước
    dùng bằng xương hầm chứ không bỏ bột ngọt. Đương nhiên
    làm ăn ở Mỹ thì theo vệ sinh sức khoẻ và pháp luật chặt chẽ
    hơn ở Việtnam. Tiệm ăn trung bình trở lên đều có máy rửa chén
    bát . Tuy vậy, một số tiệm ăn Việtnam vần rủa bát bằng tay ở
    sink, và bê bát bằng tay, ngón tay cái cầm vào bên trong bát .
    Đó là điều không hợp pháp với luật lệ ở đây. Còn nhiều điều
    không hợp pháp nữa, mà chỉ staff (cook, dishwasher) mới biết
    mà thôi. Tôi không thể chấp nhận kiểu cách làm ăn đó được.
    Nhập gia tuỳ tục. Mình đã biết làm, biết lấy tiền, thì phải biết
    serve customers cho công bằng, và phải biết pay your duties.
    Đời người sống được là bao, mà chỉ vì ky cóp mấy cents trong
    những cái lặt vặt ấy cho giấc mơ làm giàu của mình, mà mất
    đi cái hạnh phúc trong dignity của mình? Phải chăng vì họ không
    có bằng cấp nên mới như vậy?
  4. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Bác Thuyền Xa xứ nói rất đúng.Tôi tính nếu kiên trì thì sản xuất là làm chơi ăn thật,tôi thấy rất có lãi,mà lãi lớn.
    Thế nhưng,cũng đúng như bác CoDep nói,xứ Mỹ và Tây Âu tràn lan các loại đồ khô. Ăn phở khô hay phở ướp lạnh thì thật là chán. Nó không phải phở nưã. Phở khô chỉ thích hợp với ăn vội đi làm thôi. Tiếc thay,đa phần nhà hàng bên này dùng nó,trần lên,rồi bảo là bán phở
    Tôi nghĩ không nên làm tiếp công đoạn cuối cùng cuả dây chuyền : sấy khô. Việt nam vào WTO rồi là phở khô tràn sang,mình mất công.
    Ăn bánh phở tươi mà chất lượng cao,chỉ cần chan nước mắm cốt là có thể ăn liền tới 2 tô . Chưa cần nói đến độ ngon và hương vị,chỉ cần nhìn sợi nó bóng lộn lên cũng thấy đạt rồi.
    Tôi rất trân trọng khẩu vị cuả hai bác. Nhưng tôi ăn uống hơi cách rách. Nên cũng có khác hai bác về mấy cái giác quan này.
    Hà nội có hàng ngàn hàng Phở,nhưng theo tôi có 5 hàng ăn được,trong đó có hai hàng đệ nhất.
    Bên này xương bò quá nhiều. Nhưng không phải cứ cho nhiều xương và đuôi bò vào là nước lèo ngọt. Vì nếu vậy thì nấu nồi phở dễ quá.
    Ở nhà, tôi đã được ăn Phở nấu riêng đãi khách cuả chị chế nước dùng Phở Lý Quốc Sư. Yêu cầu : Không có mỳ chính.OK !
    Nưóc ngọt thăm thẳm. Mỗi người có bí quyết riêng. Hôm đó bí quyết là sá sùng,mực khô và cua biển tươi, một vài loại vỏ cây (không phải quế). Không có củ cải.
    . Không hề ngửi thấy mùi seafood .
    Khẩu vị có thể thay đổi theo thời gian và môi trường. Nếu muốn tìm về món quốc hồn quốc tuý thật 100% có lẽ về Hà nội,và cũng phải vài ngày tập cho quen. Ăn liền hai ngày,quay lại Phở Cali cũng mở tại Hà nội,nhà hàng rất sang trọng cuả một người Việt,thấy không chịu nổi.
    Mời các bác xem bài tôi viết năm ngoái khi về Hanoi :
    Hoa hậu và Á hậu Phở thế giới !
    Tôi cũng là một người mê mệt vì Phở. Và cũng ăn không biết bao nhiêu hàng phở ở Nga,Pháp,Đức....và ở nhều vùng Bắc Mỹ. Nhưng không ở đâu bằng Hà nội. Tết vừa rồi về VN tôi đi lang thang trong SG và ra Hà nội. Ôi chao, vừa chén đẫy cơm mà nghĩ tới đó,lại ứa nước miếng.
    Về Thủ đô,đi nhiều nhưng nhiều người vẫn thích nhất 2 hàng Phở. Theo tôi xứng đáng là Á hậu của Phở trên khắp Thế giới phải trao vương miện cho Phở Bát đàn. Bạn đang ăn Phở,hay là đang yêu thương nồng thắm với một người con gái tóc đen,mắt quá huyền diệu ? Cái Tâm hồn ăn uống của bạn đưa bạn lên mây khói,mặc kệ quán xá chật chội,cũ kỹ. Bạn đang ở đây,hay lan man về một khung trời đầy hoa Hoàng lan thơm ngát tuyệt diệu Ngọc Hà ? Nói tóm lại, cái cửa hàng chật chội,tường cũ loang lổ,người người đứng ngồi xì xụp,chen vai thích cánh, luợn đi lượn lại chờ mãi mà ngày Mồng 10 Tết mới chịu mở cửa, chính là địa điểm số 1 với người hành hương về quê Việt.
    Nàng Hoa hậu hoàn vũ chính là Phở Lý Quốc Sư như các bạn nói trên. Bây giờ nó dời xuống cuối Phố Nhà Chung,cách chỗ cũ vài trăm mét. Cũng vẫn các chị Vượng,chị Hương...nhân viên-đầu bếp Quốc doanh cũ. Cũng vẫn cung cách thu tiền truớc ,chờ xếp hàng quá đông,quá chật chội,và nhiều thứ không mấy ưu đãi Thượng đế hệt như ở Bát đàn,nhưng sao người ta vẫn cứ đoàn đoàn lũ lũ từ ngoại quốc cũng còn mò về để ăn thế nhỉ. Toàn Vịt-Cừu !Sao hầu hết các quán Phở bây giờ đều thanh lịch,chiều khách chẳng kém Saigon, hay San Jose, hay Toronto hoac Quận 13 Paris,giá có 8 ngàn/bát mà quý vị không quá bộ,mà lại co ro đứng dưới tròi đông 7oC đầu 2005 ,mưa phùn gió bấc để xếp hàng mua Phở 12 ngàn ? . Tưởng như cái thời Thunderchief F 105 bay qua bay lại xoèn xoẹt ,chiến tranh mới phải xếp hàng kỳ công như vậy chứ. Xin thưa rằng vì chiều cái dạ dày cũng mệt quá. Nghề ... ăn cũng lắm công phu mà. Và vì cái đó nó lấp lánh quá,nó thu hút ghê người. Nó chỏng lỏn nói :
    It''''s Simply the Best !
    Phở Quốc doanh đó làm cho ta tưởng tượng đuợc có người yêu tóc vàng xinh đẹp với cặp mắt xanh thẳm,mà lại biết chung tình ,cố kết với một anh chàng Mít da vàng ! Cái Phở đó nó chiều chuộng bao nhiêu thứ gu, an ủi bao nhiêu kiểu ăn từ Hà nội tới Sài gòn. Anh thích ăn theo kiểu thanh cao Hà thành ? Thì nó đó không cần thêm gì cả, cái nàng cao cao ,áo dài xanh màu blue trước anh rồi đó. Anh bạn Sài gòn lại càu nhàu đòi thêm tương đen ? Thì đây,anh đang há miệng ngạc nhiên vì sao nó hợp với tương và giá sống thế (muốn có mấy thứ đó phải đặt trước). Anh Nam định kia thủ trong người gói húng Láng, cũng gật gù khen đuợc !
    Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi,không hiểu làm sao bên này toàn bê tươi,ăn mềm và bở mà miếng thịt luộc lên mùi chẳng nồng nàn,chỉ thoang thoảng chứ không thơm phức như mấy khúc thịt chín cuả những con bò ( chắc có cả bò già) ở nhà. Rớt nưóc dùng ra áo khoác,về nhà vẫn còn mùi bò. Phải chăng mùi và vị thực phẩm ở nhà dậy hơn ? Phải chăng,trong hương vị đó có cả
    mùi những cành bàng đang lià những chiếc lá đỏ ối cuối cùng hay hình ảnh cuả dãy phố Nhà Chung đêm Giáng Sinh Hà nội lạnh giá nhưng ngập tràn hồ hởi cuả một Hy vọng mới.
    Tóm lại, Phở ở đó giống như một cái biệt thự ta vừa tậu được, đặt vào đó cái Merscedes S600 hay BMW 750 hoặc cái xe bọ hung Matiz thôi,cũng thấy vô cùng ưng ý rồi.
    Thế sáng Lý Quốc Sư, trưa Bát đàn,chiều tối phải về Lò Đúc để ăn phở tái lăn chứ....
    02/04/05
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Mấy bạn ở nước ngoài không khéo lại sành phở hơn cả người Việt đồng bào sống trong nước! Nói cho chính xác, nếu các điều kiện trong và ngoài nước là như nhau thì ai đó khi xa quê hẳn yêu thích những hương vị đặc trưng của quê nhà hơn khi còn ở trong nước. Có lẽ đó là do nỗi nhớ quê đã lắng đọng lại mà thành vậy.
    Tôi cũng đã từng nếm phở ở vancouver và Seatle tại các quán phở của đồng bào mình nơi tôi có dịp đặt chân thời còn đi biển. Có thể nói tô phở ở đấy hơn hẳn tô phở ở trong nước về độ vệ sinh nhưng vẫn dường như vẫn thiếu một vài hương liệu nào đấy hoặc hàm lượng của chúng không có đủ.
    Nói như vậy không có nghĩa tôi khen phở ở trong nước là ngon hơn.
    Những điểm chính làm thành một tô phở, làm chúng khác với tất cả những loại mỳ nước là ở chỗ:
    Nước dùng: Nước dùng phải là nước ninh xương ống của con bò. Trước khi ninh, rổ xương bò không được phép pha bất kỳ loại xương gì, trừ xương ống. Người ta, sau khi rửa sạch, bỏ xương vào nồi loại đáy dầy, ninh trên bêp than (tất nhiên có thể ninh trên nhiều loại bếp khác) nhiều tiếng đồng hồ với mức độ sôi vừa đủ, tức là sôi liu riu, để sao cho những chất váng bọt màu vàng nâu không bị vỡ ra và nổi thành đám trên mặt nước sôi liu riu. Khoảng 1 tiếng một lần, phải vớt vàng này ra vứt đi cho tới khi không còn vàng hình thành nữa và nồi nước trở nên trong trẻo, hơi khói váng vất tỏa lên mang theo cái mùi hơi ngọt thơm nhè nhẹ và rất...bò. Muốn có một nồi nước dùng người ta phải rất công phu...thức. Tất nhiên phải thay phiên nhau canh, mục đích chính là để vớt váng bỏ đi.
    Hương liệu: Nếu không có hương liệu thì nồi nước ninh ấy mới chỉ là nồi nước ninh xương bò và có thể đem dùng vào những thứ sợi ăn khác như mì, bún khô hay bánh đa...và chưa dược gọi là nước phở. Hương liệu chính là thứ tạo nên mùi quyến rũ đặc trưng của phở. Nhà tôi không có gia truyền về phở nên tôi không sành lắm về tỷ lệ hương liệu, về tỷ lệ giữa các loại với nhau nhưng tôi chắc chắn nó phải gồm Quế chi, Hoa Hồi, Thảo quả. Những thứ này được tán nhỏ vừa phải và được gói lại bằng một miếng vải màn trắng sạch rồi bỏ vào nồi nước xương đang ninh ở giai đoạn cuối, cùng với gừng nướng hành khô nướng đập dập đem bỏ vào.
    Rồi tới bánh phở
    Rồi tới mấy thứ rau thơm. Tô phở ngày xưa không bao giờ thiếu món hành chẻ. (Có một số người luôn đề nghị chủ quán không cho hành vào, dù hương vị của hành mới chỉ góp 5% để tạo nên một thứ gọi là phở, thế nhưng ăn một tô phở không hành thì còn có nghĩa lý gì?)
    Một lát chanh tươi cộng với chút tương ớt (Chí chương là tên gọi của tương ớt mà người Hải Phòng hay dùng, phiên âm thừ tiếng Tàu) và chút hạt tiêu xay nhỏ.
    Các cụ nhà ta đã tổng kết một nguyên lý trong ẩm thực rất thi vị nhưng không kém phần hóm hỉnh:
    Con Gà Cục Tác Lá Chanh
    Con Lợn Ủn Ỉn Mua Hành Cho Tôi
    Con Chó Khóc Đứng Khóc Ngồi
    Bà Ơi Đi Chợ Mua Tôi Đồng Giềng...

    Trên cái đà về sự đa dạng nhưng rất thống nhất trong chế biến thực phẩm, Phở không thể thoát khỏi nguyên tắc ấy.
    Ngày xưa nhà ai không có gia truyền làm phở thì không họ dám mở quán phở. Do vậy hồi ấy quán phở, kể cả những người bán phở gánh là đều là có gia truyền bí quyết về làm phở. Ngoài việc người ta lưu giữ nghề làm phở như một kế sinh nhai, người ta cha truyền con (Trai) nối để lưu giữ một gia phong, một sự giữ gìn truyền thống văn hóa của tổ tiên nữa.
    Ngày nay quán phở mở tràn lan, nhà bên mở quán phở thấy đông đông khách, ông hàng xóm trong khi dang lúng túng sự mưu sinh cũng bắt chước mở quán phở bên cạnh...Rồi thì một dãy phố phở hình thành rồi một dãy phố phở ấy lại chết đi bởi không có chỗ đứng trong lòng thực khách, vừa do chất lượng, vừa do giá cả...
    Một dạo Phở Không Người Lái trở thành Quốc Phở. Đó là một tô phở trong veo lõng bõng nước, lẫn đâu đó trong đám bánh phở đen thâm là không quá hai lát thịt bò mỏng tang như tờ giấy pơ lua...Hẳn Codep vẫn chưa quên được món phở này.
    Dù bạn có đủ các hương liệu kể trên nhưng nếu bạn thiếu bí quyết gia truyền tôi e rằng tô phở vẫn chưa thành. Tô phở chân truyền có thể giúp ta phiêu diêu miền cực lạc mà không còn vương vấn chút bụi trần cho tới khi ta...chén xong tô phở.
    Phở ngày nay cũng bị cải biên thành rất nhiều loại phở khác nhau, theo kiểu tân cổ giao duyên, hát tân nhạc một đoạn rồi ca èo ọt cải lương một đoạn, có nhiều thịt thà tới cỡ nào vẫn cứ lạnh lẽo nước lèo thiếu lửa. Này là phở xào, nào là phở cuốn, nữa là phở rán...thấy Phở Chân Truyền sang bắt quàng làm họ, Quyết (cốt) để giải quyết phần dạ dày đang sôi réo mà thôi.
    Viết mấy đoạn trên đây nhân vừa rồi ăn một tô phở sau đó kèm thêm mấy hạt Berberin !!!
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 03/05/2006
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi có nhiều điểm chung với BrodaRu và levant57, và tôi
    kết hợp những điểm đó trong phở của tôi như sau:
    Xương Bò, Lợn, và Gà, không có seafood, không lấy xương
    đuôi bò vì đắt mà không bằng xương ống. Mẹ tôi cũng đã
    làm phở có cua, nhưng tôi sẽ không làm. Xương các động
    vật này không cần cưa cắt và lọc hết thịt và tuỷ bám theo như
    phải làm với cao xương hổ. Xương đã đập nát trước khi nấu .
    Nồi nấu có đu đủ xanh thái nhỏ. Hương vị có Quế, Hồi, Thảo
    quả, hành nướng . Các thứ có giã nhỏ thái nhỏ, nhưng không
    cần xay thành bột . Mùi vị phải rất ít, để người không sành thuốc
    bắc thì không nhận ra được. Khi nấu, mặc sức cho mỡ nổi
    váng nổi riêu mà không vớt . Sau khi nấu xong thì lọc các chất
    này cho nước trong, không mỡ, rồi nấu sôi lại.
    Lý do:
    Mùi bò mạnh hơn mùi lợn và gà, nên người ăn không thấy
    được các mùi này. Các vị xương lợn và gà làm tăng vị ngon
    so với chỉ bò mà thôi. Gà làm nước ngọt hơn, nhưng nếu
    nhiều gà thì người ăn sẽ thấy được, và chê là ngọt quá và
    ngọt đơn giản. Tôi cũng sẽ thí nghiệm xem cua có tác dụng tốt
    thế nào trong phở, nhưng mực và sá sùng thì không tiện mua
    ở đây. Phở mỗi người làm một khác, gọi là gia truyền cũng đúng
    mà không gọi thì cũng đúng . Đúng nhất thì phải nói là phở
    không có tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Khách ăn phải ăn
    nhà hàng nấu, không có lựa chọn. Họ chỉ có quyền không đến
    ăn mà thôi. Đương nhiên khách hàng nấu giỏi thì có thế trao
    đổi kinh nghiệm với đầu bếp, hoặc vào bếp trổ tài, nhưng sô
    khách này không nhiều. Riêng ở Hartford, khách là người
    không biết nấu, cũng không biết thưởng thức nữa, nên nấu phở
    cho họ thật dễ dàng. Dễ hơn nữa khi không thấy đối thủ của
    mình quanh đây, khiến mình có cảm tưởng độc cô cầu bại.
    Ở Mỹ có bán những bao nhỏ làm gia vị cho các món ăn VN,
    nhưng tôi không mua, vì mình muốn làm ra vẻ gia truyền, và
    mình không chịu bỏ vào nồi những gì mình không biết .
    Con đường tôi đi còn dài . Không những tìm tòi các tỷ lệ cho
    vào nồi nấu, mà còn tìm tòi bao nhiêu phần trăm khách hàng
    ưa thích mùi vị nào . Cái vốn gia truyền (thực ra là bắc VN truyền)
    chỉ là cái bước đầu tiên . Tôi không về Hà Nội để tìm tòi, mà
    tìm kiếm cách nấu ở ngay đất mới này .
    Khâu quyết định vẫn là: mua một máy làm phở, bún, bánh cuốn.
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Những gì thuộc về truyền thống là không nên sửa đổi khi nó đã toàn bích. Giá trị của một tài sản văn hóa phi vật thể thể hiện qua những đặc trưng cụ thể toát ra từ tài sản đó và những đặc trưng đó làm nên sự độc đáo khác biệt. Ca trù chẳng hạn, Một ngày nào đó ta nghe, cứ cho là cụ Quách thị Hồ biểu diễn đi, cái giai điệu giống chèo một tí, giống cải lương một tí và dàn nhạc không phải là trống phách và đàn cò mà là ghi ta điện, thì trời ơi, đấy đâu phải là ca trù nữa. Phở cũng vậy, Phở là một tài sản văn hóa phi vật chất của người Việt, hương vị của chúng, nguyên liệu của nó, cách chế biến nó ra sao cứ thế mà theo, nếu chưa có bí truyền thì mày mò rồi sẽ ra.
    Chúc cho Codep thành công, theo tôi việc mua máy không khó nếu như đã có người chế tạo nó rồi.
    Hy vọng sau này biết đâu có ngày lang thang đâu đó trên đất Mỹ, thấy một cái biển đề PHỞ GIA TRUYỀN - BÀ TỔ CODEP, thì hiểu ra rằng mơ ước ngày nào của CODEP đã thành hiện thực. Bên cạnh PHỞ GIA TRUYỀN NAM ĐỊNH nay họ hàng nhà phở gia truyền có thên CODEP và con cháu nữa.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 06/05/2006
  8. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá! Nhím chưa bao giờ được ra HN để ăn đúng phở đó. Được nghe nói là rất ngon nhưng ăn phở HN ở SG thì thấy cũng không ngon lắm để làm mọi người phải nhớ mãi. Đến giờ nghe các anh kể thì mới biết. Chắc lần nào ra HN cũng phải nếm mới được và nấu thử ở nhà.
    Em cũng có 1 vài ý kiến:
    Khi nấu bò cũng như món bún bò ở đây, người ta vẫn để làm sao có mùi bò, em ghiền mùi ấy, mùi bò thơm thơm cùng với sả (Trong món phở không có mùi sả nên em nghĩ là không dùng).
    Gia vị mà các anh đề cập đến : Quế, Hồi, Thảo Quả, Đinh Hương, Hành tím khô nướng chính là ngũ vị hương. Mình có thể mua từ tiệm thuốc bắc và mang về giã nhỏ, cho vào túi lọc, ngâm trong rượu. CÓ thể dùng nước ấy như gia vị, để càng lâu càng thơm, cái này em làm và dùng như gia vị ở nhà, làm cho món nấu có hương vị đặc biệt.
    Nói đến phở em cũng muốn giới thiệu về món phở quê em : (em chỉ ăn chứ chưa nấu phở nên ko biết thật )
    lúc ăn nước rất trong, không béo như phở em ăn ở HN và SG, và không có mùi bò. Không bỏ bột ngọt và có vị ngọt tự nhiên. Lúc múc bát phở ra, người ta cho vào đấy lạc rang được giã nhỏ và chấy sơ qua với dầu ăn.
    Rau ăn kèm cũng khác, đó là rau quế và ngò gai. Tương đỏ không ngọt và đu đủ xanh làm chua. (đủ đủ xanh làm chua giúp cho hương vị phở khác đi, không gây ngán và vị đặc biệt). Mùi này em lại ghiền hơn.

Chia sẻ trang này