1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CĂN NHÀ TẠM CỦA BOX QUẢNG NAM ( Chào mừng anh em của Đất Quảng Nam ...! - Topic đã lưu nhà truyền th

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi nguoidungthoi, 05/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Làm thơ và múa dao
    Nguyễn Hàn Chung
    làm thơ khác gì múa dao
    chém bằng bặn vào một phương
    loang loáng đường dao hữu hạn
    chém ngược vào trong
    thương tích hiện hình nếp nhăn
    nẻo ngày kêu thương
    nẻo đêm thảng thốt
    bỏ công luyện dao
    còn có một ngày oanh liệt
    luyện câu xiếc chữ nhọc nhằn
    lỗi phần mềm trái tim
    không ai buồn đốt rác
    dao không cùn bởi chưa bao giờ sắc
    người không có vết
    sao động rung thăm thẳm cõi thơ
    thơ không có vết
    sao động rung thăm thẳm cõi người ?
    làm thơ khác gì múa dao
    nghề càng tinh
    càng mệt nhoài số kiếp
    cùn tóc râu
    thương tích ngữ ngôn
    hãi sợ rụng vào trăm năm mất biệt!

    nguon: xuquang.com và tạp chí đất Quảng
    Được ntran10 sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 16/09/2006
  2. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    HỘI AN VỚI CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
    I. NGHỀ KHẮC CHỮ TRÊN TRE :
    Đã từ lâu đời, hoành phi và câu đối là những vật trang trí không thể thiếu trong ngôi nhà Việt Nam. Thông thường thì chúng được làm bằng gỗ vì gỗ thích hợp cho việc đục, đẽo, khắc, cũng như có giá trị sử dụng lâu dài. Dần dần, trong các dịp lễ Tết người ta hay dùng các câu đối làm bằng giấy để trang trí, còn câu đối bằng tre thì chỉ xuất hiện đầu tiên ở Hội An. Với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có cộng với sự say mê tìm tòi học hỏi, những người thợ điêu khắc ở Hội An phát hiện ra rằng chữ còn có thể được khắc trên tre tạo nên một loại hình thư pháp mới và độc đáo : thư pháp trên tre.
    Tre được chọn thường là loại tre già hoặc được ngâm kĩ để tránh mối mọt. Sau đó, ống tre sẽ được chẻ ra làm 2 và được cưa ra từng đoạn tuỳ theo yêu cầu của chữ, câu chữ dài hay ngắn.
    Người thợ dùng những mẫu chữ đã được viết sẵn trên giấy để đồ lên thân tre rồi dùng đục để khắc chữ. Khi đã khắc chữ xong, thân tre sẽ được đánh bóng và chữ sẽ được sơn mài tùy theo yêu cầu. Thông thường thì chữ được sơn bằng mực tàu hoặc thép vàng.
    Một nét sáng tạo mới nữa là tạc tượng trên gốc tre, một thứ nguyên liệu mà người nông dân thường vứt bỏ hoặc dùng làm chất đốt. Tượng được tạc trên tre thì trông sống động hơn nhiều so với tượng gỗ vì người thợ thường dựa vào hình dạng có sẵn của gốc tre để định hình nên một nhân vật thích hợp. Đó có thể là : Đạt ma *****, ông Phúc Lộc Thọ, Chúa Giê su...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    II. NGHỀ LÀM ***G ĐÈN
    Đèn ***g xuất hiện tại Hội An khoảng vào cuối thế kỷ 16 khi những người Trung Hoa đầu tiên đến Hội An để trao đổi buôn bán lập nghiệp và định cư lâu dài. Bẵng đi một thời gian cùng với sự suy tàn của thương cảng Hội An, chiếc đèn ***g cũng dần di vào sự quên lãng. Từ khi Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995, đèn ***g lại có cơ hội trở lại. Người có công đầu tiên trong việc làm sống lại chiếc đèn ***g là nghệ nhân Huỳnh Văn Ba. Ông là người đầu tiên phục chế và tạo dáng lại chiếc đèn ***g, đó là chiếc đèn ***g khung tre bọc vải ngày nay. Tài năng của ông đã được người Nhật để ý đến, và chính ông là nghệ nhân làm đèn ***g đầu tiên của Hội An được Chính phủ Nhật mời sang để giới thiệu về cách làm ***g đèn. Ngày nay, chiếc đèn ***g đã theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước cũng như đến nhiều nước trên thế giới, trở thành một biểu tượng và sứ giả văn hóa Hội An.
    Quy trình làm đèn ***g được chia làm 2 công đoạn chính : làm khung tre và bọc vải. Tre trước tiên phải được ngâm kĩ để tránh mối mọt sau đó được chẻ ra và vót thành từng nan có kích cỡ như nhau. Nan được gắn vào 2 vòng gỗ ở 2 đầu sau đó được kết nối bằng các sợi dây dù. Cuối cùng người thợ sẽ dùng tay chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng.
    Vải được bọc đèn thường là vải lụa tơ tằm nhiều màu sắc. Trước tiên vải được cắt ra làm nhiều mảnh tùy theo kích thước của đèn sau đó được bôi keo rồi dán lên khung đèn. Dán vải xong, người thợ sẽ dùng kéo để cắt tỉa sau đó dùng chuôi gắn vào khung đèn. Chuôi đèn được làm bằng sợi tơ nhân tạo gắn với một viên bi gỗ. Đèn ***g có nhiều hình dạng khác nhau : tròn, tỏi, kim cương, bánh ú ...
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    ***G ĐÈN KHUNG SẮT MỘT BIẾN THỂ TỪ ***G ĐÈN KHUNG TRE
    Đèn ***g này xuất phát từ ý tưởng của đèn ***g khung tre nhưng thay đổi về chất liệu làm đèn. Đó là khung đèn được làm bằng sắt sau đó được quấn bằng sợi tơ nhân tạo.
    Ưu điểm của chiếc đèn này là độ bền và phạm vi sử dụng. Có thể treo trong nhà hoặc trong sân vườn, ngoài trời. Ngoài ra còn dùng để treo tường như là đèn áp tường hoặc là dùng như đèn ngủ. Khi cần có thể được giặt bằng nước.
    Khung đèn được hàn bằng sắt theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Khi dán đèn người thợ dùng keo bôi 1 lớp mỏng trên khung sau đó dùng sợi tơ nhân tạo quấn quanh khung sắt theo hình dạng đèn.
    [​IMG]
  5. babylovex_123

    babylovex_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0

    em rất vui và vinh dwj nếu dược trở thành thành viên của box Quảng Nam
    chúc box Quang Nam sơm được thành lập
    ^_^ ^_^
  6. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật danh sách thành viên,
    1. ntran10
    2. zesman
    3. Victory2nite
    4. nguoidungthoi
    5. Khikho007
    6. nutien
    7. beconxixon
    8. chiphoidanhđa
    9. coden
    10. Chieclatinhyeu
    11.Cabucine
    12. xml_q84
    13. bagai
    14.maicoi88
    15.viviani
    16.thienthandanhroicanh
    17.whenidie
    18.small_porcupine
    19.CVPH
    20.Nguyenthiquynhnga
    21.Binhgiapho
    22.132989.
    23. Vietseism
    24. Meoconsg
    25. ego1210
    26. fair_play289
    27. seadog
    28. tocboduoiga2005
    29. motthoang_hn02
    30. onggiachayratnhanh
    31. dttt12
    32. changngoctqt
    33. straightnose11
    34. babylovex_123
    35. ...........................
    những topic có liên quan đến việc xin thành lập box Quảng nam
    http://www1.ttvnol.com/danang/616031/trang-1.ttvn
    http://www1.ttvnol.com/Hoidap/737892.ttvn.
  7. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0

    Đất mẹ hửu tình đưa đón khách
    Sông hoài dõi mắt đón tin xa
    Ta lở hẹn lắm lần chua xót
    Phương người quần quật nợ trần gian.
    Ai qua phố hội chùa cầu nhỉ ?
    Chạnh lòng thương cho hỏi đôi điều
    Đường phố cỗ còn lưu chân cũ
    Đôi mắt buồn hờn dỗi phương xa
    Ai về phố cổ nhắn giùm ta
    Chua xót lắm xin đành lở hẹn
    Neo đường quê lu lấp bụi trần
    Thân không giữ, hồn về quê mẹ.

  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Ủng hộ thành lập box Quảng Nam!
    Thiết nghĩ ngoài quảng cáo về các di sản thế giới, cũng nên giới thiệu về các làng nghề truyền thống (gỗ Cẩm Hà, làng nghề đúc đồng, làng nghề làm trống...) đó cũng là những nét đặc sắc làm nên giá trị của QN chứ không chỉ riêng gì Mỹ Sơn hay Hội An. Tớ đã làm việc ở Điện Bàn - Duy Xuyên hơn một năm ở dự án xây dựng mới cầu Câu Lâu trên sông Thu Bồn. Ở đây có món đặc sản bê thui cầu Mống ngon tuyệt (quán chị Mười) và các món ăn đặc sản khác cũng ngon không kém . Cũng đã từng lang thang từng ngóc ngách của Hội An, lội nước lụt sông Thu Bồn, vượt đường đất lên tận ''lò gạch'' Mỹ Sơn, nhậu say bét nhè ở Trà Mi.... nên cũng có ít nhiều gắn bó với mảnh đất con người nơi đây
    Chúc cho box QNam được sớm thành lập và luôn vũng mạnh!
  9. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Tặng những người yêu hội trăng rằm phố cỗ
    Thu trung phố cỗ trãi hội rằm
    Dập dìu du khách đỗ xô trông
    Đường xiêu vẹo đưa tay vồn vả
    Sông Hoài đón khách ánh trăng ngân

  10. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    ĐÊM RẰM PHỐ HỘI
    Tôi đã đi nhiều nơi, đã chứng kiến nhiều trung thu xa nhà với mổi miền đất khác nhau.Nhưng với Hội An đẹp rằm trung thu sao mà đẹp quá vậy. Cái lung linh huyền diệu dười ánh đèn màu hoà lẫn cùng ánh trăng soi trên dòng sông Hoài đem lại cái cảm giác nhẹ nhàng và kì bí đến lạ. Tiếng đống vang vang từ những đội lân len lỏi trong từ con đường nhỏ . Phố cỗ như vỡ ra và dang rộng đôi tay chào du khách. Có lẻ Tôi chưa thấy nơi nào múa lân đẹp như Phố Hội. Từng con lân bước đi nhịp nhàng theo điệu trống trong đôi tay, đôi chân điệu nghệ của những cậu bé. Múa lân ở Phố Hội bạn có thể dể dàng bắt gặp những đội lân khoe tài biểu diễn trên đường phố, giữa đông đúc du khách. Đường Phố Hội trở nên chật hơn và ấm hơn vào tiết trung thu se se lạnh. Con người trở nên thân thiện hơn, cùng vui và cùng thưởng thức cái đẹp của đêm trăng rằm. Một chén trà du khác có thể uống khi ngồi nghỉ chân và lắng nghe điệu nhạc cổ điển từ những cây đàn ghita trong một gia đình ở Phố Hội. Nếu bạn có cơ hội đón trăng khuya trên sông Hoài trên một chiếc thuyền thì thật là tuyệt . Từ trên dòng sông Hoài bạn có thể cảm nhận sự huyền dịu của ánh trăng, cái lung linh của đèn màu và sự hoài cổ của những căn nhà trầm tư trong đêm trăng. Hãy đến để một lần thưởng thúc và chia sẽ cùng Phố Hội.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này