1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CĂN NHÀ TẠM CỦA BOX QUẢNG NAM ( Chào mừng anh em của Đất Quảng Nam ...! - Topic đã lưu nhà truyền th

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi nguoidungthoi, 05/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA LÝ TỈNH QUẢNG NAM
    .[​IMG]
    Diện tích: 11.043 km2.
    Dân số (2004): 1.430.424 người.
    Tỉnh lỵ: Thị xã Tam Kỳ.
    Các huyện: Thị xã Hội An; huyện: Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Trà My.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Co...
    Nằm ở giữa miền trung Việt Nam, phía Bắc Quảng Nam giáp Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Lào, phía Nam giáp Quảng Ngãi, phía Đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn.

    Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi cao: núi Lum Heo cao 2.045 m (6,135 ft), núi Tion cao 2.032m (6,096 ft), núi Gole-Lang cao 1.855m (ft). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía Đông, trải dài hai bên quốc lộ.
    Quảng Nam có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn... Các con sông lớn đều chảy dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ.
    Quảng Nam có hai loại khí hậu khá rõ rệt là khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25° C. Ở Quảng Nam có hai mùa phân biệt rõ rệt: từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000mm (79 in).
    Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích văn hóa thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là nền văn hóa Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hóa Chămpa.
    Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 9. Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt.
    Năm 1570 - 1606 Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh chấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài... Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh.
    Tỉnh Quảng Nam đã được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi.
    Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.
    (Nguồn từ Vietshare)
  2. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hội An rực rỡ đèn ***g
    Nguồn Báo QÐND
    Ngày 27/9/2006, 08:37
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Phố cổ Hội An (Quảng Nam) vào thu rực rỡ cờ hoa, áp phích, pa-nô, khẩu hiệu, và đặc biệt sắc màu nghìn tía của ánh đèn ***g chào đón Hội nghị quốc tế SOM III được tổ chức tại đây-Sản phẩm đèn ***g Hội An độc đáo vừa được thế giới công nhận như một thương hiệu chính thức lại có dịp khoe sắc.

    Kỳ thực, một số tài liệu lịch sử đã ghi lại ngay từ thế kỷ 17 tại Hội An đã xuất hiện những đèn ***g. Trong ?oPhủ biên tạp lục? của Lê Quý Đôn có ghi một đoạn lời kể của một thương gia họ Trần (người Quảng Đông) khi chở hàng đến Hội An: Người Minh Hương và người Thanh (Trung Quốc) chọn Hội An làm nơi định cư đã mang theo đèn ***g từ quê hương đến và có thói quen thắp sáng đèn mỗi khi màn đêm buông xuống. Thời kỳ này, Phố cổ Hội An chia thành 3 khu phố chính: Phố An Nam của ngư­ời Việt, Phố Khách của người Hoa và Phố Hoài của ngư­ời Nhật? Họ cùng nhau chung sống, giao lưu, buôn bán dưới sự cai quản của Chúa Nguyễn, tạo sự đan xen, hội nhập kinh tế ngay từ thời gian này. Năm 1639, khi nước Nhật chủ trương đóng cửa với thế giới bên ngoài, thì Phố Hoài của người Nhật đã để lại cho người Việt và người Hoa quản lý. Hội An trở thành đầu mối giao thông biển quan trọng nhất của khu vực Đàng Trong - và là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất của cả vùng Đông Nam Á thời ấy.

    Bên cạnh nguồn hàng đèn ***g từ Trung Quốc nhập vào, nhiều người già ở Hội An còn cho biết: Người Hội An chúng tôi đã biết làm nghề đèn ***g từ rất lâu. Cụ Tổ của nghề này tên là Xã Đường. Có chuyện lưu truyền rằng trong một lần đến Hội An, Cao Bá Quát đến thăm Cụ thân sinh ra ông Nguyễn Hiển Dĩnh-nghe nói Cụ giỏi văn thơ, nhiều người trong vùng đến xin câu đối, thì bắt gặp ngay một người chuyên làm nghề đèn ***g đến xin đôi câu đối để về thờ mẹ. Cao Bá Quát thấy vậy đã lẩy ý viết ngay vào cặp đèn ***g của người thợ này hai câu đối Nôm:

    ?oTrước mẹ dạy con, gió chiều nào che chiều nấy, con dạ,
    Giờ con thờ mẹ, đèn nhà ai rạng nhà nấy, mẹ ơi?.

    Đó là câu chuyện kể dân gian. Còn Ông Tổ làm nghề đèn ***g ở Hội An tên là ?oXã Đường?? chưa thấy tài liệu nào ghi lại. Phải chăng sau khi người Trung Quốc đến Hội An định cư, trong quá trình giao lưu hội nhập, người Hội An đã chú ý nghiên cứu, phát triển chiếc đèn ***g để hình thành một nghề kiếm sống(?). Nếu quả đúng như vậy thì nghề làm đèn ***g ở Hội An đã có từ thế kỷ 17.

    Từ 10 năm trở lại đây, nghề làm đèn ***g ở Hội An đã được khôi phục trở lại - thu hút hàng nghìn lao động có việc làm ổn định. Sản phẩm đèn ***g Hội An chẳng những phục vụ đông đảo bà con trong nước, mà còn cung cấp rất nhiều cho khách nước ngoài. Trước mắt ?ocủa nhà làm được?, Hội An đã dành phần lớn lượng đèn ***g đẹp nhất để trang trí toàn bộ trong khuôn viên của khu phố cổ đã được xếp hạng. Từ hệ thống chiếu sáng công cộng, đường đi, vườn hoa, công viên, cây cảnh, khu vui chơi, giải trí, cho đến ánh sáng sinh hoạt trong các ngôi nhà cổ? đều được sử dụng bằng những đèn ***g muôn màu nghìn tía với nhiều kiểu dáng đẹp và phong phú như: ***g đèn gỗ, ***g đèn tre, ***g đèn quả bóng, ***g đèn bàn, ***g đèn hộp nhựa, rổ nhựa, ***g đèn khung tre bọc vải? Tất cả những khung cảnh trên thực sự tái hiện lại không khí của một làng nghề cổ, trung tâm giao lưu, buôn bán, hội nhập thương mại, giao thông đường biển từ vài thế kỷ trước. Đèn ***g Hội An đã góp phần tôn vinh giá trị, vẻ đẹp của Đêm đô thị cổ, thường xuyên thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với phố cổ.
  3. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Hội An Bến Mơ - Việt Hải
    Khi ta lênh đênh trên sóng nước biển khơi để ước mơ về một bến đỗ nào đó thì trong phạm vi văn chương người ta gọi là bến mơ. Tôi đọc nhiều tài liệu viết về thành phố cổ Hội An trong lãnh địa của tỉnh Quảng Nam, tôi có ước mơ được một lần đến đó, Bến Mơ Hội An. Trong dân gian cái thành phố cổ Hội An đó còn được gọi tắt bằng tiếng thân thương "Phố Hội", và tôi thích cái tên như vậy. Thành phố cổ Hội An chỉ còn dư âm phồn thịnh của các thế kỷ trước, trầm mặc bên dòng sông Thu Bồn xanh biếc, chảy qua Hội An ra đến cửa Ðại. Thời thuộc địa Pháp người ta gọi nó là Faifoo hay Haisfo. Bây giờ xin mời độc giả theo tôi lưu lạc vào chốn di sản đã được thế giới đã vinh danh này.
    Đô thị cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 30km. Đây là một điểm du lịch đầy nét độc đáo, rất đặc biệt của Việt Nam. Hội An đã là một thương và đã tiếp xúc với phương Tây rất sớm theo lịch sử Việt Nam, nó có sức thu hút du khách hay thương nhân ngoại quốc đến đây vì sử học, địa lý, nghệ thuật, kiến trúc va hội họa. Hội An được xây dựng vào giai đọan từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Trong sự kết hợp khá phức tạp về di tích kiến trúc dân dụng ở khu đô thị có 80% công trình vẫn con nguyên vẹn. Hệ thống các công trình hạ tầng công cộng như đường phố, lối ngõ, cầu cống vẫn còn tồn tại. Cùng với sông thu Bồn, sông Hội An đổ vào sông cửa đại để ra biển; cách xa 20 km là Cù Lao Chàm. Sinh hoạt của dân cư ven sông tấp nập trên bến dưới thuyền. Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Ðại Chiêm được hình thành khi những thương gia nước ngoài, nhất là từ hai quốc gia lân bang tại Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc. Các thương gia từ hai xứ này đã từng bước thiết lập cơ sở làm ăn thương mại để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài tại Việt Nam.
    Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn khoảng năm thế kỷ, khi nước Đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền Âu châu đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo sự giao hoán, trao đổi văn hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự biến cải và tồn tại vào cùng thời cuộc. Sau này chúng ta thấy du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, họ sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và êm đềm trôi qua bao thời gian để các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm chu kỳ thời tiết xuân hạ thu đông. Bước chân vào khu phố cổ Hội An, bạn sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới riêng biệt, tách khỏi mọi biến chuyển và sức phá huỷ của thời gian. Phố cổ vẫn còn đó, vẫn sừng sững uy nghi. Nét cổ xưa lại không mang đặc tính Việt Nam. Những kiến trúc cổ như cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tầng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang phơi mình xuyên bao triều đại biến thiên của lịch sử để con người hoài niệm về một thời dĩ vãng xa xưa. Ðặc biệt về khu đèn ***g dượm nét Đông Kinh hay Nam Kinh thuở xa xưa đem Hội An về những ngày tháng cũ khi các thương nhân ngoại quốc đến đây để lại cái văn hóa đèn ***g này. Chính cái sắc thái văn hóa vay mượn này khiến người dân địa phương đã sản xuất những đèn ***g và bày bán các loại đèn ***g làm phẩm vật kỷ niệm Hội An. Biểu tượng văn hóa đèn ***g cũng đã giúp đời sống kinh tế cho người dân địa phương này vậy.
    Tôi đọc bài viết của nhà văn Thái Tú Hạp, ông viết về nhiếp ảnh gia kỳ cựu trong làng nhiếp ảnh Hứa Văn Bân, người của Phố Hội, để rồi tác giả kể về lịch sử Phố Hội với nhiều chi tiết lý thú khai triển tầm hiểu biết của tôi về di tích độc đáo này đã được một cơ quan văn hóa thế giới tuyên dương vào danh sách "Những di sản văn hóa của nhân loại" thì tại sao ta lại không hãnh diện nhỉ. Hỏi tức đã trả lời rồi, tôi rất vui khi đọc bản tin này. Trong cuộc họp ngày 1/12/1999 tại Marakech (Morocco) Ủy ban Di sản của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận Hội An và Mỹ Sơn là di sản văn hóa quốc tế.
    Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông. Thị xã có những dãy phố cổ gần như còn nguyên vẹn. Đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... và Hội An chính là một bảo tàng viện sống mãi trong cái kho tàng văn hóa chung của dân tộc.
    Cũng theo Thái Tú Hạp thì các di tích kiến trúc nghệ thuật cổ kính đã chứng minh Hội An hình thành đầu thế kỷ thứ 16 đã được các sử gia, các nhà địa chất và nhân chủng học đánh giá là thị xã thương cảng đầu tiên ở Đàng Trong sầm uất phồn thịnh nhất, với sự hòa hợp nhịp nhàng tương đắc giữa nhiều sắc thái dân tộc, văn hóa, tôn giáo khác biệt. Bản sắc văn hóa đặc thù này đã khai triển thành truyền thống thăng hoa, viên dung đầy tình người từ thế hệ này đến thế hệ khác, như lưu lượng êm đềm của giòng sông Hoài chảy qua giữa trái tim Phố Hộị Hội An chẳng khác một ngôi làng Minh Hương sống chung hòa bình trong tinh thần đầy nhân bản khai phóng, đạo lý của tam giáo nhất thể vi diệụ Từ thượng Chùa Cầu đến hạ Âm Bổn quây quần sống chung với nhau trong niềm yêu thương trọn đầy, phát huy sáng tạo, trong tình nghĩa tương thân tương áị Những tình cảm thật khó quên khi "Ở để mà thương. Đi để mà nhớ". Cho dù Hội An mang nhiều giai thoại trong dân gian như Hải Phố, Hoài Phố, Phải Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Hai Phố, Haisfo hay Fai Fo (hoặc FaiFoo) nhưng với người dân sống trong thành Phố Cổ đó hoặc đang là lữ khách ngàn dặm xa, thì Hội An vẫn là Hội An thật êm đềm, thơ mộng, Hội An thật trầm mặc, cổ kính và Hội An vẫn chứa chan bao kỷ niệm tuyệt vời. Có ai nhắc đến Hội An chắc chắn không thể nào quên được những mái nhà âm dương đầy rêu phong, những ngôi chùa Phước Kiến (Kim Sơn Tự), Âm Bổn, Quảng Triệu, Hải Nam, Chùa Ông (Trừng Hán Cung hay Chùa Quan Thánh), Chùa Tĩnh Hộị? những tên gọi thân thương như Cao Lầu Ông Cảnh, Hoành Thánh Bà Hai Huế, Bún Bò Bà Chỉ... hay Hội An có những nhà nghệ sĩ nổi danh đã làm vẻ vang cho Hội An như những vì sao lấp lánh trên bầu trời văn học nghệ thuật của Việt Nam.
    Giao thương với bên ngoài:
    Trong một bài khác, tác giả Thái Tú Hạp lược dịch bài viết của ký giả Richard S. Ehrlich khi ông ghé thăm Phố cổ Hội An, bài đã đăng trên Tạp chí Dynasty nổi tiếng xuất bản tại Đài Loan. Ký giả này ghi nhận những cuộc trao đổi, mậu dịch giữa Việt Nam và các xứ qua các thương gia trung gian sang Hội An mua bán, làm ăn. Địa thế Hội An thuận lợi vì vốn kín đáo với thiên nhiên, các thiên tai tàn phá những nơi khác nhưng hải cảng Hội An là nơi chốn trú ẩn an toàn trong những mùa mưa giông bão táp. Trong thời gian mưa to gió lớn này, những thương khách ngoại quốc có dịp lên bờ kết thân với người bản xứ, lấy thêm tiếp liệu như nước ngọt, thực phẩm, trao đổi hàng hóa và tu bổ tàu bè. Hội An cung cấp những mặt hàng được ưa thích và nổi tiếng như trầm hương, sừng tê, ngà voi, bông vải, đồi mồi, trai ốc, mật ong, cau khô, hồ tiêu, tơ lụa địa phương... Thương khách ngoại quốc cũng mang đến những sản phẩm như trà, thuốc bắc, đồ sứ đủ màu tuyệt đẹp, lưu huỳnh, vải vóc... Chính vì lợi điểm của địa lý nên Hội An được xem như trạm dừng chân lý tưởng khi gió mùa thổi ngang qua biển Nam Hải trên tuyến đường Nam Bắc Á Châu. Vào mùa xuân, gió mùa đổi hướng thổi những cánh buồm từ Nhật Bổn và Trung Quốc đến phương Nam và tắp vào hải cảng Hội An. Đợi khi mùa hạ gió bắc thổi về những thương thuyền lại ra khơi về cố xứ. Nhưng trong thời gian tạm dừng chân phiêu lãng, một số trong những thương thuyền đã luyến lưu tình cảm với những cô gái bản xứ nên quyết định tình nguyện ở lại xây tổ ấm tiếp tục mở cửa hàng buôn bán và chọn Hội An làm quê hương thứ hai đến trọn đời.
    Khoảng thời gian năm 1600, thương thuyền Nhật đã xây nên cầu Nhật gọi là Lai Viễn Kiều hiện nay, với lối kiến trúc hoàn toàn của bản sắc văn hóa Nhật. Theo truyền thuyết của người địa phương cho biết người Nhật xây cầu Nhật Bổn này để chống động đất. Nơi yếu điểm thân mình của con Rồng vĩ đại mà đầu ở Ấn Độ và đuôi ở Nhật Bổn, nếu không yểm bằng kiếm thiêng, con Rồng sẽ vươn mình làm cho thiên tai khủng khiếp có thể xảy ra không lường mức độ thiệt hại về nhân mạng và vật chất. Cùng thời gian đó các người Trung Hoa cũng đã hình thành khu phố Quảng Đông, trung tâm buôn bán với người bản xứ. Cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp đã theo các thương thuyền ghé đến Hội An để truyền đạọ Một trong những vị giáo sĩ lừng danh nhất của Pháp sau này quen thuộc với người Việt là Alexandre Rhodes đã đến Hội An và tại thành phố cổ kính ông đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ từ tiếng La tin, dễ đọc và thông dụng cho đến ngày nay. Vào thế kỷ 18 và 19, những biến cố tang thương vì sự tranh ngai giữa những nhân vật trong hoàng tộc ở kinh thành Huế đã phá hủy di sản quý báu cổ kính của Hội An.
    Lịch sử Hội An:
    Tham khảo bài của nhà văn Nguyễn Qúy Ðại từ Đức quốc trong bài "Hội An - Quảng Nam trong Lịch Sử", ông duyệt qua sự hình thành vùng đất có di sản hiếm quý Hội An được tóm tắt sau đây.
    Hội An đã trải qua nhiều thăng trầm, qua nhiều lịch sử biến thiên nhiều triều đại. Thời vua Lê Ðại Hành (980-1005) muốn ban giao với Chiêm Thành, nhưng vua Chiêm (Paramecvarvarman) hiếu chiến bắt giam sứ giả, Năm 982 Lê Ðại Hành đem quân trừng phạt đến kinh đô Indrapura của Chiêm Thành (ngày nay gọi là Ðồng Dương) giết vua Chiêm Paramecvarvarman rút quân không chiếm đất. Chiêm Thành lo sợ Ðại Việt, năm 1000 dời kinh đô vào vùng Vijaya (Bình Ðịnh).
    Đến thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), là vị vua đầu tiên mở mang bờ cỏi xuống phía Nam... người Chiêm khi đó thường quấy phá người Việt, Lý Thánh Tông đem quân đánh tới Ðồ Bàn năm (1069) bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman III) Chế Củ nhường 3 châu thuộc phía Bắc Chiêm Thành là Bố Chánh (nay là phía bắc Quảng Bình), Ðịa Lý (nay là Quảng Trung và nam Quảng Bình) và Ma Linh (hay Quảng Trị) đổi lấy tự do. Ðược đất xong, nhà vua chiêu mộ dân chúng đến khai khẩn đất đai.
    Lịch sử thay đổi qua nhiều triều đại đến đời Trần Thánh Tông (1258-127 nhường ngôi cho con Trần Anh Tông (1293-1314). Làm Thái Thượng Hòang sang thăm Chiêm Thành hai nước Việt Chiêm ban giao tốt đẹp. Có thể ngài thấy từ Quảng Trị trở ra đất hẹp khô cằn khó phát triển, phương Bắc Trung Hoa luôn quấy phá, bước qua đèo Hải Vân về phía Nam là đồng bằng phì nhiêu, bờ biển trải dài, hy vọng phát triễn về kinh tế... Vùng đất hứa hẹn cho tương lại nên ngài hứa gã Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân. Năm bính ngọ 1306 Vua Chiêm là Chế Mân ( Jaya Simhavarman ) trị vì năm (1288-1307) làm lễ thành hôn với Huyền Trân Công Chúa,được tấn phong làm Hoàng Hậu gọi là Paramecvari. Chàng rể Chế Mân làm sính lễ dâng hai Châu Ô và Châu Lý, cuộc hôn nhân nầy tạo ngoại giao tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Chiêm.
    Trần Anh Tông (1293-1314), tức anh của Huyền Trân Công Chúa, thâu nhận hai Châu trên đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Hoá châu gồm Ðiện Bàn và Duy Xuyên ngày nay. Ðại Việt cho di dân đến khai phá, từ đó có cơ hội cho các Triều đại kế tiếp tiến dần về phương Nam.
    Năm 1307 Vua Chế Mân từ trần theo tục Chiêm Thành, Hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân phải hỏa thiêu theo chồng. Tục lệ nầy người Ấn giáo còn áp dụng gọi là Suttee (trà tỳ) sau năm 1829 thì được bỏ hẳn.
    Vua Trần Anh Tông thương em, cử phái đoàn do tướng Trần Khắc Chân sang Chiêm Thành chia buồn, lợi dụng cơ hội nầy giải thoát Huyền Trân đem về nước. Do đó có thể ngoại giao của hai nước Chiêm và Việt từ đó bất hòa.
    Khi triều dại nhà Trần suy yếu thì bị nhà Hồ chiếm ngôi, Chế Bồng Nga (Pô Bin Swor 1360-1390) vị vua mạnh nhất của Chiêm Thành đem quân sang đánh phá Ðại Việt vào các năm 1377 và 1378. Năm 1390 đánh Thanh Hoá, tiến lên sông Hồng đánh nhau với tướng Trần Khắc Chân, Chế Bồng Nga bị Ba Lậu Kê làm phản chỉ điểm. Chiến thuyền của Chế Bồng Nga bị bắn trúng tử trận. Từ đó Chiêm Thành bị suy yếu.
    Vua Hồ Hán Thương (1401-1407) sai Ðỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm Ba Ðích Lại (Virabhadravarman) thua nhường đất Chiêm Ðộng (Thăng Bình) Thượng Hoàng Hồ Qúy Ly đòi thêm miền Cổ Lũy Ðộng (Quảng Ngãi). Quân Minh đánh Ðại Việt, bắt gia đình nhà Hồ (1407) Vua Chiêm là Trà Toàn lợi dụng lúc thay chủ đổi ngôi, đem đại quân đánh chiếm phần đất đã nhường cho nhà Hồ.
    Thời Lê Thánh Tông (1460-1479) bị Chiêm Thành đem quân quấy phá. Vua Lê phản công hành quân tới Kinh đô Ðồ Bàn 1471 bắt Trà Toàn và Trà Toại. Chấm dứt chiến tranh Việt Chiêm, chiếm vùng đất mới đổi tên thành Hoài Nhơn, và sát nhập vào bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghiã, trở thành Quảng Nam Thừa Tuyên Ðạo. Danh từ Quảng Nam từ đó được chính thức đi vào lịch sử Việt Nam, mà trong đó có vùng đất Hội An.
    Chung qui ý nghĩa của Quảng Nam tức là mở rộng về phương Nam, bắt đầu trang sử mới cho lưu dân Việt xuôi Nam tiếm, từ đó khai phá và mở mang bờ cỏi đến đồng bằng sông Cửu Long (Mekong).và dừng lại năm 1884 khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam và các nước Ðông Dương.
    Quảng Nam vốn được xem là vùng đất "Địa linh nhân kiệt; Ngũ Phụng tề phi", vùng đất bất khuất, nơi đã phát động các Phong Trào: Nghiã Hội (1885-1887) phong trào Ðông Du (1903-1905) và phong trào Duy Tân (1906-1908) là những ngọn đuốt soi đường chống Pháp giành độc lập cho nước nhà.
    Hội An - vùng đất Văn Hóa:
    Theo tài liệu của Thái Tú Hạp gom góp sơ khởi cho ta thấy quả thật Hội An là cái nôi đào tạo bao khuôn mặt sáng chói của nền văn hóa Việt Nam. Người đất Quảng Nam nói chung hay Hội An nói riêng phải hãnh diện lắm. Này nhé, ta hãy duyệt qua danh sách dù chưa đầy đủ hết, nhưng cái ý niệm về nhân tài trong văn học đã được sách vở ghi nhận nhiều rồi. Trong những tên tuổi sáng chói lừng lẫy này chúng tôi xin đan cử về văn học có anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam... chủ trương Tự Lực Văn Đoàn. Nhà thơ, dịch Hán Văn, Diệp Truyền Hoa, Khương Hữu Dụng. Nhà văn, biên khảo Nguyễn Văn Xuân, Trương Duy Huy, Nhà thơ Vũ Hân, Luân Hoán, Hoàng Lộc, Võ Đại Tôn... Kịch tác gia Thái Trữ. Tài tử điện ảnh La Thoại Tân, Lưu Bạch Đàn. Họa sĩ Lô Ka. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, La Hối, La Gia Quảng, Dương Minh Ninh, Trương Duy Cường, Trương Duy Mãnh, Huỳnh Nhâm, Phan Huỳnh Điểu... Và nhiếp ảnh gia quốc tế Hứa Văn Bân.
    Còn tiếp...
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo
    Viết về Hội An tôi đã xem nhiều từ văn đến thơ, rồi thơ lại quyện vào trong văn, nếu như Thái Tú Hạp tả những nét đẹp xa xưa của nét cổ kính, trầm mạc của khu phố Haisfo, từng chi tiết quyến luyến trong ký ức như chiếc cầu Nhật Bản được coi là biểu tượng, Hội An còn chứa đựng một kho di sản văn hoá lịch sử vô giá với 160 ngôi nhà cổ, 5 hội quán, 20 giếng cổ cùng với một số lượng lớn chùa, cầu, miếu đình, nhà thờ tộc, hội quán như miếu Quan Công, Hội quán Quảng Đông, hội quán Phước Kiến, chùa Phúc Chánh... thì trong bài "Mùa Xuân Thương nhớ Hội An" của nhà văn Trần Trung Ðạo cho thấy nỗi buồn vơi khi nhà cầm quyền Cộng Sản ngự trị Hội An trong nỗi sợ hãi, tràn đầy nước mắt quê hương của người dân Hội An sau năm 75. Tôi đọc ý tưởng của nhà văn bạn tôi nghe như nấc nghẹn nỗi lòng:
    "Bạn bè nay chẳng còn ai
    Dăm đứa ở lại đạp xích lô
    Dăm đứa về quê làm ruộng
    Có đứa dường như đã vượt biên
    Có đứa bỏ mộng làm thầy để đi bán sách
    Phượng bây giờ chắc đã có chồng
    Nước Mỹ xa xôi chẳng có gì đáng nhớ
    Những ước mơ xanh và một thời mộng đỏ
    Sẽ vàng hoe theo những tháng năm quên...
    Đoạn thơ trên tôi viết cho Sài Gòn 1978 nhưng cũng rất thích hợp với Hội An vì Phượng là tên của một người con gái Hội An rất đẹp mà tôi mượn đem vào thơ. Một điều mà mọi người thường nói và được biểu đồng tình "không có nơi nào đẹp hơn quê hương mình". Đối với những chàng trai bỏ xứ ra đi hay bị đẩy ra khỏi xứ thì cần thêm câu "và cũng không có con gái nào đẹp hơn con gái ở quê mình". Tôi ít viết về những người con gái Hội An không phải bởi vì Hội An thời tuổi tôi có ít người con gái đẹp, nhưng vì tôi chẳng có một mối tình nào đủ lớn như cỡ "Ba năm sau em trở thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru phận mình...." của nhà thơ Đynh Trầm Ca để mang vào thơ...".
    Nói tới Hội An, thiết nghĩ chúng ta hãy đọc lại bài thơ bất hủ của nhà thơ xứ Quảng, Bùi Giáng, ông kể về Hội An trong tâm tưởng như sau:
    Hội An
    Mơ màng phố cũ hoang liêu
    Cánh buồm con sóng sương chiều Hội An
    Tờ mây chan chứa mộng vàng
    Tuổi đời em kết mấy ngàn cánh hoa
    Mừng vui giọt tuổi chan hoa
    Bước đi từ đó gió xa bay về
    Ngậm ngùi đàn lệ ai nghe
    Cộ nguồn bên tháng năm thề xẻ chia
    Dấu mờ hoen hận còn kia
    Hồn trăng soi bóng sầu khuya một bờ.
    Bùi Giáng
    Tôi đọc qua bài văn "Hội An, thành phố của hoài niệm" của nhà văn Vũ Ký miêu tả cuộc sống bình lặng của Hội An tỉnh lẽ theo dòng hoài niệm của ông, rồi Vũ Ký kể về kỷ niệm với nhà văn Tạ Ký tại Hội An trong cái tình thầy trò năm nào, kỷ niệm quyện vào không gian và thời gian năm cũ trong bối cảnh của hoài niệm khôn nguôi như: "Nào con đường Chùa Cầu có cái tên Pháp, gợi chính nền văn hóa xa xưa: "Rue du Pont Japonais" và con đường Quảng Ðông (Rue des Cantonais) song song từ đầu đến cuối thành phố, chạy dài ra mãi ngoại ô đầy những xóm nhà chi chít lụp xụp nằm không cân đối ở hai bên vệ đường đá sỏi. "Chùa Cầu" (Chùa Nhật Bổn) tối om, trên lợp mái ngói thấp trệt với những thanh gỗ bắc ngang qua con sông hẹp, mỗi khi có xe cộ lưu thông rung rinh vang lên các âm thanh rập rình liên tiếp. Dưới cầu, dòng nước róc rách không ngừng, chỉ nghe tiếng nước mà không thấy dòng nước chảy đâu hết. Một cái chùa nhỏ - thấy đó mà không bao giờ tôi bước chân vào - được dựng lên giữa cầu ở hai bên trông thật ngộ nghĩnh. Ở đầu và cuối cầu, có hai bàn thờ bằng gỗ đỏ chói, hai con khỉ đội khăn đỏ ngộ nghĩnh, ngồi lầm lì, khói hương nghi ngút...Thầy trò chúng tôi đã nhiều lần dừng lại cầu, chiêm ngưỡng hai cái tượng khỉ với nhiều cảm xúc hay hay... ». Dù tôi không được dịp học với nhà văn Vũ Ký tại trường Petrus Ký, nhưng đọc văn ông vẫn xao xuyến trong tôi như vị thầy khả kính, trong chuyến thăm Dallas tôi gặp em của ông là họa sĩ Vũ Hối, chúng tôi bàn về những án văn của Vũ Ký. Bài văn này cho tôi nét đặc trưng về Vũ Ký với Hội An ngày cũ. Nếu Vũ Ký viết về kỷ niệm quê hương thì bạn tôi nhà văn biên khảo Nguyễn Quý Đại đã viết bài sưu khảo nghiên cứu về lịch sử và nguồn gốc hình thành Hội An mà tôi đã tham khảo trong phần sử lược bên trên.
    Còn rất nhiều bài viết do người sinh trưởng tại Hội An hay đến đó ăn học hoặc sinh sống trong một khỏang thời gian đủ dài để họ nói lên cái tâm tình lưu luyến với Haisfo, hay Phố Hội, hoặc rỏ ràng hơn phải là thành phố Hội An đáng yêu trong tiếng Việt ngữ, nhưng trong giới hạn của bài viết xin hẹn Hội An lần khác vậy. Ngoài ra, tôi có nhiều trao đổi với nhà văn Nguyễn Vy Khanh tại Canada, ông viết biên khảo quê hương, ông chia sẻ kinh nghiệm về Hội An, nơi ông đã đến và biết nhiều hơn tôi. Sau đây là phần trình bày cuối cùng về đất Hội An qua các món ăn địa phương, như một góc nhìn của văn hóa dân tộc, quê hương.
    Còn tiếp...
  5. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo...
    Ẩm Thực Hội An:
    Khi tôi viết về một góc trời quê hương đất nước tôi thích nhìn tứ góc cạnh dân sinh, mà ẩm thực hay các món ăn đặc thù của địa phương đó đóng góp vào cái văn hóa chung và nền kinh tế cho dân sinh tại đó. Dĩ nhiên, Hội An như bất cứ vùng nào trên quê hương, nó có những món ăn rất đặc sắc, đặc thù như:
    Tham khảo bài viết của Người Xứ Quảng trong bài viết "Tìm hiểu Cao lầu Hội An" từ trang nhà Xứ Quảng thì tác giả đưa ta vào lịch sử của món mì, như loại mì Cao lầu hay vắn tắt là Cao lầu , tên nghe sao là lạ, nhưng chất chứa ý nghĩa sang sang như thế nào đó. Tôi đọc bài viết để hiểu như người không sinh ra tại vùng đất Hội An, nhưng vốn ghiền món mì lắm lắm. Khi ghé phố cổ Hội An ta không thể bỏ qua món Cao lầu. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội. Hội An có món đặc sản Lầu ông Cảnh, Tam Bành bánh xèo. Ngày trước tại Hà Nội người ta thường gọi những nhà hàng sang trọng của người Hoa là cao lầu. Trong văn chương thì nhà thơ vốn được tiếng ăn chơi của đất Nam Ðịnh là Vị Xuyên Trần Tế Xương đã từng tự thú: "Nghiện trà, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu...". Và nó có chút gì dính líu gì với thú cao lâu gắn bó với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước? Vì chữ lầu trong ?ocao lầu? còn có thể đọc trại ra thành là ?ocao lâu?, cho thanh âm nghe nhẹ nhàng hơn chăng <?>. Chung qui cao lâu là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, ai dám đoan chắc rằng trước đây thú cao lâu đã không có mặt ở Hội An. Rồi tôi bâng khuâng trong trí tưởng là chẳng rõ như thế nào nữa, chứ như nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đã từng tham gia vào một buổi chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đã gặp lại một người quen cũ vốn là ca nhi ở Ðàng Ngoài... Trở lại vấn đề là dù thế nào thì cao lầu cũng vẫn là món ăn riêng của Hội An. Nó đã chất chứa nhiều vấn đề lịch sử và văn hoá hết sức thú vị.
    Ðể có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đã bỏ nhiều công sức để tìm tòi, nghiên cứu trong bao công trình chế biến. Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn của họ, người Minh Hương cũng vậy. Còn một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng cao lầu có nét giống món mì ở vùng Icé (Ice udon). Họ đã nhiệt tình, sốt sắng mang đến Hội An món này để người dân ta dùng thử. Tuy vậy so với cao lầu thì hương vị và cách chế biến của món mì Nhật này khác. Tìm hoài trong ký ức dân gian, may mắn chúng ta gặp được từ "Mì gỗ". Thì ra trước đây cao lầu còn gọi là "Mì gỗ". Lý thú làm sao! Tên gọi này đã chỉ rõ nguồn gốc mì của cao lầu. Ðiểm khác với mì Quảng là nó được làm ra để phục vụ nhu cầu ẩm thực của dân cư ở khu vực phố thị. Do vậy ở các vùng quê cao lầu hầu như vắng bóng. Có thể nói cao lầu là loại mì khô, mì phố Hội mà sợi mì cao lâu phải ráo và được trộn nước tro để khử chua. Do vậy có thể giữ được lâu mà không sợ mất chất phẩm. Thịt (xá) xíu hay tép mỡ cũng là những đồ ăn có thể giữ lâu, không sợ bị mùi hôi, thiu nếu để qua đêm. Ðây là một cung cách khá phổ thông được áp dụng trong dân gian nhằm kéo dài thời gian sử dụng của sợi mì và nhân mì. Ðồng thời, cao lầu lại là món ăn khô, ngon miệng, vị dòn, vừa dễ bưng dọn, trên cao hết lại mang vẻ sang trọng, phù hợp với thói quen ẩm thực sinh hoạt của giới thị dân thành phố, vốn thích ăn hàng.
    Mì cao lâu làm như thế nào?
    Sợi cao lầu được chế biến công phu. Người ta ngâm gạo vào nước tro tàu được lọc kỹ, sau đó xay thành nước bột. Công dụng của nước tro tàu làm cho cọng mì rất dòn khi ta nhai vào. Xong dùng vải bòng nhiều lần để bột khô và dẻo. Cán bột thành miếng vừa cỡ, sau đó xắt thành con mì, đem hấp nhiều lần và phơi khô để làm sợi mì cao lầu. Nói tuy nói nghe thật đơn giản, nhưng khi thực hiện rất công phu, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Nghe đâu trước đây phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm là ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng của sợi cao lầu. Vì tro củi Cù Lao Chàm chứa nhiều chất muối chăng? Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nhất là nước mát lạnh tự nhiên. Cao lầu không cần nước lèo, nước nhưn, thay vào là thịt (xá) xíu, nước (sốt xá) xíu, tép mỡ. Tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ðể bớt béo người ta dùng kèm với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta lấy vợt trụng (nhúng vào nước sôi) giá, trụng mì. Ðổ giá ra tô, xé mì lên bên trên. Sắp thêm mấy lát thịt xíu hay thịt ba chỉ tuỳ khách ăn. Ðổ tép mỡ, cho thêm một muỗng mỡ heo chiên sẵn ngay ở lò bên. Như vậy chúng ta đã có được tô cao lầu mang đầy nét thẩm mỹ mà lại ôi thôi thơm phức, mang nhiều hương vị hấp dẫn dạ dày thêm. Rau thơm dùng cho cao lầu phải là loại rau thân nhỏ, vị đậm, nhiều mùi thơm của Trà Quế. Sợi Cao lầu không được mềm mà phải giòn, khi nhai có cảm giác sựt sựt. Loại heo dùng thịt để xíu là giống heo cỏ, thịt săn, thơm, mỏng da, nhiều nạc. Nước thịt xíu do vậy, vừa có vị ngọt thơm của thịt, vừa có hương vị riêng được chế biến từ một số gia vị như nước đường, xì dầu, mắm, bột thơm... Trước đây, tại Hội An có các quán cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ rất nổi tiếng. Những khách ở xa khi đến Hội An đều nấn ná ghé lại các địa chỉ này để thưởng thức cho được món cao lầu phố Hội. Câu ca dao diễn tả rằng:
    "Hội An có Hạ-uy-di, chùa Cầu, Âm (Ông) Bổn, cao lầu Năm Cơ"
    Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, món cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lạ ở Pháp, Anh, Mỹ, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Thế nhưng ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Phải chăng khẩu vị của họ đã thay đổi? Hay là cao lầu đã được cải biến so với cái mùi vị nguyên thủy xa xưa. Hoặc do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị hay là thực khách cứ mãi mang tâm lý so sánh vốn hoài hương. Dù thế nào đi nữa, chúng ta hãy giữ đừng để mất đi món cao lầu, tên gọi cao lầu trong tâm tưởng mọi người. Tác giả Người Xứ Quảng nhắn nhũ là đừng làm cải biến phẩm chất mang hương vị quê hương của món cao lầu để các thế hệ mai sau vẫn còn cảm nhận được cái ý vị, cái tinh tuý của món ăn này.
    Hội An nói riêng hay Xứ Quảng nói chung còn có vô số món. Nhưng tiêu biểu qua món mì cao lầu không thôi đã cho ta thấy cả nét đặc sắc như cọng mì phải dòn, rồi nào là lát thịt săn mỏng da, nào hương vị tép mỡ, rau thơm, và nào là nước lèo có hương thơm của chất thịt. Tất cả các yếu tố được gọi là mì cao lầu sẽ làm cho khách thưởng ngoạn đê mê vị giác và ghiền mãi món ngon quê hương Hội An. Món mì cao lầu sẽ giúp tôi kết thúc bài viết này với chút mong ước hương vị của nó đem quí vị gần gủi với phố Hội hơn.
    oOo
    Sau hết, qua phần trình bày của bài viết này cốt yếu mang độc giả từ những yếu tố, những nguyên do lịch sử, thời thế đã tạo thành vùng đất Hội An, những di tích cổ xưa nay được quốc tế công nhận như thành phố quí báu cho ta, những người Việt Nam hãnh diện về quê hương đất nước mình. Lại còn hãnh diện thêm yếu tố dồi dào nhân tài về văn học, mà Quảng Nam có Hội An vốn được tiếng thơm như là vùng đất "Địa linh nhân kiệt; Ngũ Phụng tề phi", như một cái nôi văn học của quốc gia. Đó là nói về yếu tố "Học". Còn ẩm thực ăn uống Hội An cũng chẳng thua kém những vùng khác, nhất là món mì cao lầu như một điển hình. Đó là xét về yếu tố "Ăn". Thế thì phải chăng Phố cổ Hội An là chốn "Ăn Học"? Vâng, xin thưa tôi tin chắc nịch là như vậy.
    Người viết xin cám ơn tài liệu được tham khảo từ các nhà văn Vũ Ký, Thái Tú Hạp, Nguyễn Quý Định, Nguyễn Vy Khanh và Trần Trung Đạo để hoàn tất bài viết ngắn này về vùng đất quê hương Hội An.
  6. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Xem storm watch, thấy trung tâm bão có thể sẽ đi ngay qua khu vực Hội An. Lo! Không biết phố cổ có chịu đựng nổi không. Mong các bạn cập nhật tin tức để những người ở xa theo dõi các thiệt hại.
  7. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Anh ơi, anh coi tạm mấy link này nhé
    http://www19.dantri.com.vn/Sukien/2006/10/144294.vip
    http://www19.dantri.com.vn/Sukien/2006/10/144302.vip
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=62055&ChannelID=2
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=62056&ChannelID=46
  8. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Quảng Nam: 1 người chết, hơn 50 người bị thương
    TP - Tại Hội An, có 4.017 nhà bị tốc mái; 48 nhà bị sập hoàn toàn; trong đó nặng nhất là khu vực phường Cẩm An và Cửa Đại có đến 70% nhà sập và tốc mái.
    Báo Tiền phong kêu gọi giúp đỡ đồng bào miền Trung

    Một nạn nhân bị thiệt mạng trong cơn bão
    100 tàu thuyền bị chìm; 9 người bị thương do bị sụp nhà; nước biển dâng cao đã làm ngập khách sạn Đông An; 7 khách sạn ven biển bị tốc mái; 2.000 m2 nhà xưởng Cty Đông An bị tốc mái.
    Tại xã đảo Tân Hiệp (Cù lao Chàm) có 125 nhà bị tốc mái; 12 nhà ngập sâu; 150 m đường bê tông bị sạt; tất cả các cột điện bị ngã đổ; 4 tấn gạo dự trữ bị ướt. Nhà tại khu vực phố cổ tuy không bị sụp nhưng có nhiều nhà bị hư hỏng nặng.
    Huyện Điện Bàn có 21 người bị thương; 5.796 nhà bị sụp; 27.890 nhà bị tốc mái. Bà Đỗ Thị Phú (45 tuổi, trú tại Điện Minh) bị chết do nhà sụp.
    Huyện Duy Xuyên, có 80% nhà bị tốc mái; nặng nhất là xã Duy Vinh có đến 839 nhà bị tốc mái; 61 nhà bị sập hoàn toàn; 4 thuyền bị chìm; 4 người bị thương. Huyện Thăng Bình, số nhà sập là 107; tốc mái là 1 ngàn; ngập 162 nhà; hơn 2.000 ha lúa, rau màu bị hư hại nặng; 15 người bị thương do sụp nhà.
    Huyện Hiệp Đức có đến 550 nhà bị tốc mái; 21 phòng học bị hư hỏng nặng. Huyện Quế Sơn có 2 người bị thương; Tiên Phước 1 người bị thương. Huyện Núi Thành có 11 tàu bị chìm và mắc cạn.
    Toàn tỉnh có hơn 200 phòng học và trụ sở cơ quan bị sụp, tốc mái; hơn 30 ngàn m2 đê biển và kênh mương thủy lợi bị sạt lở; trên 200 ha ao tôm bị hư hại hàng chục ngàn ha rau màu, cây lưu niên, lúa chưa kịp gặt bị phá nát; Hầu hết các huyện thị trong tỉnh bị mất điện hoàn toàn trong đêm 30 và ngày 1/10.
    Các huyện vùng cao cũng có hàng chục nhà bị tốc mái, sụp, gãy đổ hệ thống điện; đường bị sạt lở nghiêm trọng. Việc đi lại trong tỉnh hiện rất khó khăn.
    Rất nhiều nơi trong tỉnh có lượng mưa lớn từ 160 mm đến 250 mm. Nước biển đã dâng, lấn sâu vào đất liền khu vực các xã ven biển. Nhiều khu vực tại Tam Kỳ, Hội An bị ngập từ 0,5-1m.
    Nước các sông vẫn đang lên, khu vực Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã trên mức báo động 3. Dự báo sáng 2/10, các sông trong tỉnh sẽ trên mức báo động 3. Mực nước các hồ chứa cũng lên nhanh.
    Hiện công tác khắc phục bão lũ đang được tỉnh triển khai nhanh. Các lực lượng quân đội trên địa bàn đang tỏa về các địa phương giúp nhân dân dựng lại nhà cửa, khai quang đường sá.
    Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã đưa 600 quân về các xã ven biển trục vớt tàu thuyền của dân bị chìm; đưa quân y xuống tẩy rửa môi trường; cấp phát thuốc, khử trùng nước uống. Nhiều nơi trong tỉnh, người dân đã rời nơi sơ tán để trở về nhà.
    Đại tá Lê Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh cho biết, BĐBP đã dùng xe để chở người dân sơ tán trở về nhà. Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ tịch UBND tỉnh, nói : Thanh niên về trước dọn dẹp, bao giờ tình hình yên ổn thì người già, trẻ em mới được về?
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=62025&ChannelID=2
  9. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Ngập lụt ở Hội An vẫn diễn biến phức tạp

    [​IMG][

    (Dân trí) - Do lũ thượng nguồn đổ về nhanh kết hợp với triều cường từ biển vào, lũ ở sông Thu Bồn đang dâng cao, hiện ở mức 1,71m xấp xỉ báo động 3. Nhiều tuyến đường và một số khu dân cư vẫn chìm trong nước khiến công tác ổn định đời sống người dân tại Hội An gặp rất nhiều khó khăn.
    Toàn thị xã Hội An vẫn trong tình trạng mất điện.
    Một số xã, phường ở Hội An bị ngập nặng là xã Cẩm Nam, Cẩm Kim, phường An Hội, Cẩm An, Cửa Đại. Đặc biệt, ở hai xã Cẩm Nam và Cẩm Kim có 1.200 dân được di dời trước bão, nay vì diễn biến phức tạp của tình hình ngập lụt, chính quyền thị xã đã yêu cầu số dân này tiếp tục ở lại nơi cư trú.
    Hai tuyến đường Bạch Đằng và Nguyễn Thái Học ở Hội An nước ngập cao khoảng nửa mét.
    Sáng nay, một thuyền nhỏ chở 5 người, trên đường di chuyển từ Cẩm Kim đến Hội An đã bị lật nhào khiến một người mất tích.
    Thống kê của UBND thị xã Hội An đến đầu giờ chiều nay, 2/10, cho thấy, 60% nhà cửa lợp tôn ở thị xã đã bị tốc mái. UBND đã cấp phát "nóng" 20 tấn gạo và 300 triệu đồng giúp đỡ những gia đình bị nạn.
    Theo nhận định của UBND thị xã, công tác ổn định dân cư, điện, đường, trường, trạm... phải mất 3 ngày nữa mới cơ bản hoàn thành.
    Dưới đây là một số hình ảnh về công cuộc khắc phục hậu quả sau bão của người dân ở khối Phước Hòa, Phước Hải, phường Cửa Đại, Hội An

    1.
    [​IMG]
    2.
    [​IMG]
    3.
    [​IMG]
    Được ntran10 sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 02/10/2006
  10. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    không thể tin được vì sao bão lại dữ dội đến thế này, mấy bạn ở Quảng Nam chắc giờ này không sao online được, buồn thật.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    (Thôi Hiệu)
    (Dân trí) - Sáng 2/10, cả phía Bắc xứ Quảng vẫn chìm trong biển nước. Nhà cửa tốc mái. Cây cối nghiêng ngả, ngổn ngang. Tàu ghe chìm trong nước. Đường xá tắc nghẽn. Người dân đứng trong nhà chẳng khác nào đứng giữa đồng. Quảng Nam đang phải sống những ngày khó khăn nhất trong hàng chục năm qua.
    Hoang tàn Cửa Đại
    Chờ mấy chục phút trên quốc lộ 1A, tôi mới mới kiếm được một chỗ xuôi đường trên chuyến xe cóc. Từ Tam Kỳ xuống Hội An không một mái nhà nguyên vẹn, những mảnh tôn đổ nghiêng ngả dưới những sườn nhà trơ trọi. Từng đống áo quần, từng bao lúa lớn được người dân Điện Bàn, Hội An tuôn ra dọc theo tuyến đường tỉnh lộ. Đó là cảm nhận buồn đầu tiên trong chuyến hành trình về những miền quê thiệt hại nặng nề xứ Quảng.
    Trên đường từ Trung tâm thị xã Hội An xuống phường Cửa Đại, tôi nhớ lại khung cảnh mới đây - chỉ một ngày trước bão. Cửa Đại như mảnh đất đang dậy sóng với những dãy cát trắng, bùng nổ những Resort, nhà hàng sang trọng, những ki ốt đầy ắp hàng hoá phục vụ khách nước ngoài, những con đường sạch bóng? tôi mới hiểu được tại sao người Quảng Nam ví Cửa Đại như con mắt thần hướng ra biển.

    Thế mà sáng nay một cảnh tượng khó tin. Suốt cửa ngõ vào trung tâm là những khu phố nhà cửa sập đổ, những mảnh tôn trắng rơi la liệt. Những quán nhỏ bên đường gần như bị san phẳng, còn chăng cũng chỉ là bộ sườn nằm xiêu vẹo.
    Con đường chạy dọc bờ biển Cửa Đại mới xây dựng, vài ngày trước còn sạch bóng, không hạt cát, lá cây, mà sáng nay nhiều đoạn bị cát chôn vùi dày hai, ba chục cm.
    Tôi rẽ vào UBND phường Cửa Đại, không một ai có thể thông báo vài con số thiệt hại ban đầu. ?oTất cả các anh, các chị xuống Phước Hải, Phước Sơn hết rồi? - giọng một người đàn ông đặc quánh tiếng Quảng nói vội với tôi trước khi leo lên xe vù về phía cửa biển. Dù không thật rõ, nhưng tôi hiểu ý người đàn ông kia nói gì. Tôi xăn quần rồi cuốc bộ vào con hẻm nhỏ - nơi từng tốp chiến sỹ bộ đội khoác áo vàng đang rầm rập bước đi.
    Sáng qua, Phước Hải, Phước Sơn như chìm trong biển nước, như một phố đồ cổ ngổn ngang. Hàng trăm người dân, dưới sự giúp sức của bộ đội biên phòng, dân quân, đã có mặt bên mép biển Cửa Đại. Đã có một trận "hò kéo tàu" ở Phước Hải, Phước Sơn mà nhịp hò của nó chẳng thua gì nhịp hò kéo pháo. Tiếng hò kéo tàu vang cả một đoạn bờ Cửa Đại hàng trăm mét.
    Kéo tàu tại bờ biển Cửa Đại



    Ông Nguyễn Kim, tổ 7, Phước Hòa không tin nổi mắt mình. ?oThuyền của tôi chủ yếu là đánh lộng, ra biển thường xuyên. Cả gia đình tôi sống nhờ vào nó đấy. Nghe tin bão mạnh tôi đã chủ động đưa thuyền về neo đậu chắc chắn. Nhưng tôi không ngờ cơn bão số 6 mạnh đến vậy, giờ nó thành những miếng ván gãy ngang, dọc. Tàu của tui nhỏ nhất ở đây nhưng thiệt hại tôi tính ít nhất cũng từ 65 đến 70 chục triệu đồng. Mất tàu rồi nhưng được trên quan tâm, được làng xóm đùm bọc kéo xác tàu lên tôi đỡ buồn hơn?.

    Một đồng nghiệp xứ Quảng nhẩm tính, hơn 30 chiếc thuyền lớn của phường Cửa Đại bị chìm được vớt trong sáng 2/10 cũng có nghĩa là có thêm 30 chủ tàu có tâm trạng như ông Kim.
    Tan tác ngày về
    Ở Cửa Đại, sau tàu thuyền, nhà cửa là tài sản tiếp theo phải đương đầu với gió bão. Khó có thể tính hết bao nhiêu ngôi nhà ở nơi này không còn nguyên vẹn.
    Ngôi nhà của gia đình chị Huỳnh Thị Phương, anh Nguyễn Hoà như một đống gỗ tạp. Những cột nhà nằm trơ trọi bên cạnh những mái tôn lợp ngổn ngang, rách nát. Lúa gạo - thứ mà hai vợ chồng đã cố công cất giữ trước khi đi trú bão - cũng bị ướt trũng hoàn toàn.
    Lúc trở về nhà chị Phương tưởng đồ đạc nằm dưới đống đổ nát kia, nên cả buổi chiều hai vợ chồng lục lọi, tìm kiếm. Nhưng đồ dùng đâu không thấy, chỉ thấy toàn ván, ni lông và? dây điện. Hóa ra, gió bão đã đánh dập nát nhiều vật dụng, cột nước cao gần chục mét cuốn đi cả xoong, nồi, thậm chí cả những chiếc nhíp đánh răng về với đại dương.
    Chị Huỳnh Thị Phương đang cố bới tìm những gì sót lại trên đống đổ nát của căn nhà.


    Suốt ngày hôm qua, suốt cả đêm dài, chị cùng với chồng phải che tạm mấy tấm gỗ và bạt ni lông để trú. Những lúc mưa chị lại phải đội thêm chiếc nón.
    Cuộc sống của gia đình chị Phương vốn đã khó khăn vì 7 miệng ăn, chăm mẹ già, con ăn học từ nay lại càng khốn đốn hơn. Ngày mai dù không có, hai vợ chồng cũng phải vay mượn để sửa sang lại nhà, đóng thêm ghe mới. Đó không phải là chuyện dễ dàng...
    Chỉ cách nhà chị Phương vài bước chân, nhà ông Nguyễn Nhân, 60 tuổi cũng bi đát, khốn đốn cực đỉnh. Vợ mới mất được mấy tháng, ông Nhân sống cùng với người con trai. Cả nhà 6 miệng ăn trông chờ vào nghề đi biển của hai cha con. Vậy mà?
    Lúc bão số 6 đổ bộ vào, phụ nữ và mấy cháu nhỏ đi tránh bão còn hai cha con ở lại chống chọi với hung thần để cố cứu lấy cái nhà. Nhưng tất cả đành bất lực trước sức gió kinh hoàng. Chỉ vài chục phút ngôi nhà cấp 4 của ông bị tốc mái hoàn toàn. Đồ đạc, vật dụng hư hỏng nặng, lúa gạo ướt sũng. Chiếc ghe ngoài sông bị sóng gió đánh chìm, khi vớt lên cũng vỡ tan tành.

    Sau bão, cả nhà ông Nhân nhịn ăn sáng. Bữa cơm trưa chỉ có cơm trắng chan với xì dầu. Ông Nhân nói với tôi, hơn nửa thế kỷ gắn bó với mảnh đất này, hơn 40 năm lênh đênh mưu sinh trên biển, lần đầu tiên ông chứng kiến cơn bão kinh hoàng này, và cũng là lần đầu tiên cả gia đình phải rơi vào khốn đốn.
    Bữa cơm đạm bạc của gia đình ông Nhân.


    Lời nhắn từ tâm lũ
    Chiều xuống, trước khi rời Hội An tôi nghe tin dữ, nước từ thượng nguồn đổ về nhanh khiến mực nước các sông Thu Bồn, sông Cửa Đại ôm lấy Hội An lên đến đỉnh cột số 3. Tôi cùng một chiến sỹ Đồn biên phòng 290 ghé qua một số địa điểm thị xã Hội An. Cây cầu Tư dài vài trăm mét bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn nối Trung tâm thị xã với ?oxã đảo? Cẩm Kim đã bị nước lũ đánh sập hoàn toàn. Nước lũ bạc màu đang cuồn cuộn đổ về cuốn theo nhiều cây cối.
    Cây cầu duy nhất nối trung tâm thị xã Hội An với Cẩm Kim đã bị bão đánh sập hoàn toàn.



    Tôi lại nhớ, trong buổi sáng dù không ghi hình, không viết giấy nhưng trong tôi vẫn còn in nguyên những nỗi niềm từ hàng ngàn ngôi nhà tan nát. Người dân phường Cửa Đại, Hội An mong nay mai trời yên biển lặng họ lại được ra khơi; mong những mái nhà của họ sớm không còn cảnh thấy trời, chạm đất; mong con cháu của họ sớm được đến trường chứ không phải ở nhà vui đùa với với mấy vũng nước?
    Văn Dũng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này