1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần sự giúp đỡ của các bạn Quảng Ninh

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi teamohau, 26/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HellAngel

    HellAngel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
    1.1- Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh:
    Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc, Bắc Bộ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tọa độ địa lý:
    - Vĩ độ Bắc từ 20o đến 21o40
    - Kinh độ Đông từ 106o đến 108o
    Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tỉnh Lạng Sơn, Phía Tây giáp Bắc Giang, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía Đông và Nam giáp vịnh Bắc Bộ.
    Tỉnh Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.111,0Km2 (Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1999). Tỉnh có chiều dài đất liền khoảng 206Km, rộng khoảng 84Km, có đường biên giới Việt Trung dài 1 2,8Km, Quảng Ninh có cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng Duyên Hải rộng lớn của Miền Nam nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có bờ biển vịnh Bắc Bộ dài 250Km
    Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính trong đó có Thành phố Hạ Long, thị xã ( ông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái) và 10 huyện (Có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn). Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh.
    Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh khá thuận lợi để phát triển Kinh tế -Xã hội nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ở rất gần Thủ đô Hà Nội lại giáp với các đô thị lớn: Hải Phòng, Hải Dương và vùng kinh tế năng động của Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh còn là cửa ngõ thông ra biển của vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và trong tương lai gần còn là cửa ngõ cho cả tỉnh Vân Nam -Trung Quốc.
    1.2- Dân số và cơ cấu hành chính:
    1.2.1- Dân số:
    - Tổng dân số toàn tỉnh 1.027.500 người ( 1/12/2001) trong đó dân số đô thị 445.829người, chiếm 44,19% so với tổng số, mật độ dân số toàn tỉnh 165người /Km2 tỷ lệ tăng dân số toàn tỉnh 1,75%, trong đó tăng tự nhiên 1,55%
    1.2.2- Cơ cấu hành chính:
    Tỉnh Quảng Ninh có 14 thành phố, thị xã và huyện (1thành phố, thị xã, và 10 huyện). Trong đó có tổng số 136xã, 47phường
    1.3- Đặc điểm tự nhiên:
    1.3.1- Địa hình địa mạo:
    Quảng Ninh là tỉnh có địa hình miền núi, trung du ven biển, phía Bắc và Tây Bắc là vùng đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều, Móng Cái, phía Nam cánh cung này là vùng phù sa ven biển, cuối cùng là hàng ngàn đảo lớn, nhỏ mà phần lớn là núi đá vôi chạy suốt từ Đông Triều đến Móng Cái tạo thành bức bình phong chắn gió cho đất liền. Địa hình Quảng Ninh được khái quát thành 4 vùng có những đặc trưng cơ bản sau:
    1.3.2- Vùng cánh cung Đông Triều -Móng Cái:
    Là một trong 5 cánh cung lớn nhất của Miền Bắc nước ta, có độ cao trung bình 800-1.000m, có các đỉnh cao như Yên Tử 1.058m, Nam Vạp 1.094m, núi Lấn Làng 1.256m, núi cao Đông Châu 1.089m, Cao Xiêm 1.330m. Đây là vùng cao nhất tỉnh, sườn núi dốc, rừng cây rậm rạp, cánh cung này đóng vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên giữa 2 sườn Nam Bắc, tầng đất dầy từ 45cm-135cm
    1.3.3- Vùng núi thấp, đồi cao Đông Triều -Móng Cái:
    Nằm về phía Nam cánh cung Đông Triều -Móng Cái, độ cao trung bình là 400m với những đỉnh cao như: Cao Bằng 548m, Bảo Quan 500m, cánh cung này bị sông suối chia cắt thành từng đoạn rời rạc đứt gẫy phức tạp, sườn dốc thoải, chân đồi là những dải ruộng bậc thang, khoáng sản phong phú, thực vật bị khai thác cạn kiệt trở nên thưa thớt.
    1.3.4- Vùng phù sa ven biển: Phân thành 2 tiểu vùng
    - Tiểu vùng phù sa cổ:
    Là các dạng đồi gò hoặc dải đất hẹp ở phía Bắc Đông Triều, chạy dọc từ Dốc Đỏ (Uông Bí) qua Minh Thành, Yên Lập (Yên Hưng)
    Tiểu vùng phù sa mới, vùng đồng bằng để sản xuất nông nghiệp ở Đông Triêù, Yên Hưng và từ Tiên Yên đến Móng Cái. Địa hình thấp, thoải dần ra biển, có độ cao từ 1,5-3,0m.
    1.3.5- Vùng núi đá vôi và đồi đất Hạ Long -Vĩnh Thực:
    Bao gồm các đảo lớn nhỏ nằm trong và ngoài vịnh từ Hạ Long đến Móng Cái tạo thành bức bình phong chắn gió, chắn sóng của đại dương, có độ cao trung bình từ 150-250m. độ sâu trung bình của vịnh 4-6m, sâu nhất 25m
    1.4- Khí hậu:
    Do địa hình phức tạp đồi núi chạy sát ra đến biển, nên Quảng Ninh hình thành nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau, nổi bật là khí hậu miền núi Duyên Hải ven biển và hải đảo.
    1.4.1- Nhiệt độ không khí:
    - Nhiệt độ trung bình năm: 19oC,21oC
    - Nhiệt độ trung bình mùa Hè: 28oC,29oC
    - Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,8oC
    1.4.2- Mưa:
    Quảng Ninh là một trong những tỉnh có mưa nhiều so với các tỉnh phía Bắc và hình thành hai vùng mưa khác nhau do ảnh hưởng của địa hình.
    Vùng mưa lớn: Phía Đông vòng cung Đông Triều -Móng Cái gồm các huyện Quảng Hà, Tiên Yên và Thị xã Móng Cái, lượng mưa trên 2.100mm.
    Vùng mưa nhỏ: Là vùng phía Tây vòng cung Đông Triều -Móng Cái tiếp giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang, lượng mưa dưới 1.600mm, có nơi dưới 1.400mm
    Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 75-85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8.
    Mùa ít mưa từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15-25% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
    1.4.3- Độ ẩm, không khí:
    Độ ẩm không khí tương đối lớn nhất là vùng Đảo Cô Tô, Tiên Yên, Móng Cái, Quảng Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác từ 81-83%
    1.4.4- Gió:
    Quảng Ninh có 2 hướng gió chủ đạo, gió thổi theo mùa chính: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam.
    Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió thịnh hành là gió Đông Bắc, tốc độ gió 2-4m/s, gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5-6, ngoài khơi cấp 7-8.
    Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 2-4m/s, cấp 2-3, có khi tới cấp 5-6.
    1.4.5- Bão:
    Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão là tháng 7, 8. Bão thường xẩy ra sớm hơn các khu vực ở Miền Bắc. Bão đổ bộ vào Quảng Ninh có tốc độ gió từ 20-40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100-200mm, có nơi tới 500mm, bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân d©n.
  2. HellAngel

    HellAngel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    1.5- Sông suối và thủy triều:
    1.5.1- Sông suối:
    Quảng Ninh có khoảng 30 con sông, đa số là các sông nhỏ, diện tích lưu vực dưới 300km2. Các sông lớn hơn cả đáng lưu ý như: Sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Diễn Vọng, sông KaLong và sông Bắc Luân... Khu vực miền Tây của tỉnh có sông Bạch Đằng chảy qua.
    Mạng sông khá dày, mật độ sông trung bình 1,0-1,9Km/Km2, có nơi đến 2,0-2,4Km/Km2. Các sông thường ngắn, dốc, chảy qua các thung lũng sâu và hẹp, quá trình bào mòn và xâm thực mạnh. Nơi bắt nguồn của các con sông đều ở độ cao 500-1.000m, có nơi tới 1.300m, sông chảy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, chảy ra biển. Các sông hầu hết không có trung lưu, cửa sông đổ ra biển dưới dạng vịnh cửa sông. Những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến mực nước trên các sông, khi mưa nước lũ lên rất nhanh và sau khi mưa một thời gian rất ngắn nước sông có thể bị rút kiệt.
    * Sông Bạch Đằng:
    Sông Bạch Đằng chảy dọc theo ranh giới phía Nam tỉnh Quảng Ninh với Hải Dương, Hải Phòng trên một đoạn dài khoảng 50-60Km từ Đông Triều đến Yên Hưng rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
    Sông Kinh Thầy có 2 nhánh cấp 2 là sông Cầu Cầm, sông Cầu Bàng, sông Đá Bạch có các nhánh sông Hải, sông Hinh và sông Thất Khê. Các nhánh sông đều bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử ở độ cao 500-700m.
    * Sông Ka Long:
    Sông Ka Long chảy dọc theo biên giới Việt Trung, đoạn trên đất Quảng Ninh dài 65Km. diện tích lưu vực khoảng 773Km2, phần Quảng Ninh 99Km2. Bắt nguồn ở độ cao 700m và chảy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam đổ ra vịnh Bắc Bộ tại Móng Cái.
    * Sông Tiên Yên:
    Sông Tiên Yên diện tích lưu vực khoảng 1.070Km2, bắt nguồn từ dãy núi Nam Châu Lĩnh, ở độ cao 1.175m. Sông dài 82Km
    * Sông Ba Chẽ:
    Bắt nguồn từ rừng Bo thuộc huyện Ba Chẽ, trên độ cao gần 300m, đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cầu Ba Chẽ. Diện tích lưu vực 978Km2, dài 78,5Km
    * Hệ thống các sông nhỏ vùng Duyên Hải:
    Những sông này hầu hết nằm trong vùng mưa lớn trên 2.000mm/năm. Lũ ở đây lên xuống nhanh và thất thường, chịu ảnh hưởng của thủy triều và mặn xâm nhập.
    1.5.2- Chế độ thủy triều:
    Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất
    HMax = 4,5m
    HMin = 0,0m
    HTb = 2,0m
    Theo cao độ "Độ không hải đồ"
    Độ cao sóng lớn nhất có thể tới 1,5m
    1.6- Tình hình phát triển kinh tế:
    1.6.1- Hiện trạng kinh tế:
    Mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991-2000 bình quân 11%/năm (Theo giá thực tế), 7,9%/năm (Giá so sánh) giai đoạn 1996-2000 tăng trung bình 11,0%/năm
    Trong đó:
    - Công nghiệp + Xây dựng tăng: 13,1%/năm
    - Nông + Lâm + Ngư nghiệp tăng: 6,3%/năm
    - Các ngành dịch vụ: 7,4%/năm
    Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh như công nghiệp, du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế các vùng và thành phần kinh tế.
    Cơ cấu kinh tế năm 1999 như sau:
    - Công nghiệp -Xây dựng: 47,7%
    - Dịch vụ: 43,3%
    - Nông, Lâm, Ngư nghiệp: 9,0%
    Năng lực sản xuất công nghiệp được tăng cường, tổng giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm tăng bình quân 15%, công nghiệp khai thác than năm 1999 đạt 8, 806triệu tấn (Năm 1998: 10, 71triệu tấn)
    Khai thác than là là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn qua của Quảng Ninh, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác mỏ đạt 3.532, 256tỷ đồng, công nghiệp khai thác than kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển như công nghiệp sàng tuyển than, cảng xuất than, cơ khí sửa chữa và sản xuất thiết bị khai thác than, sản xuất VLXD, công nghiệp năng lượng v.v..., công nghiệp chế biến đứng vị trí thứ 2, chiếm 37,22% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (Đặc biệt ngành chế biến thực phẩm và công nghiệp đồ uống)
    * Ngành du lịch cũng chiếm vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Quảng Ninh, tổng số cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn là 137, đã thu hút 2120 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp làm công tác dịch vụ du lịch, trong đó các trung tâm du lịch quan trọng như Bãi Cháy -Hạ Long, Móng Cái, Yên Tử v.v... doanh thu đạt 178, 0tỷ đồng (1999)
    1.6.2- Các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới: Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Đến năm 2000 nhiều sản phẩm tăng mạnh như khai thác than đạt trên 10 triệu tấn, xuất khẩu 3 triệu tấn. Đặc biệt ngành du lịch được tập trung đầu tư nên năm 2.000 đã đón nhận 1, 5triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế 545 ngàn người, tổng doanh thu đạt 317, 5tỷ đồng. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu được mở rộng. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 190, 0triệu USD trong đó các doanh nghiệp TW đạt 100, 0triệu USD, doanh nghiệp địa phương đạt 30triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 60triệu USD.
    1.6.3- Kinh tế đối ngoại bước đầu phát triển: Góp phần quan trọng thúc đẩy Kinh tế -Xã hội của tỉnh phát triển. Qua 10 năm thực hiện, Quảng Ninh có 50dự án với 7 chi nhánh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện đã có 29 dự án triển khai, trong đó 21 dự án đã đi vào Sản xuất -Kinh doanh với số vốn thực hiện 175triệu USD. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.515tỷ đồng chiếm 28,7% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thu hút 3.100 lao động. Ngoài vốn FDI đã thu hút được 16 dự án ODA với số vốn 88 triệu USD (Phần ODA do địa phương quản lý)
    Do kinh tế phát triển nên thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh. Năm 2000 đạt 1.810 tỷ đồng tăng trên 10 lần so với năm 1990.
    1.6.4- Thành tựu nổi bật là cơ sở hạ tầng: Với nhiều công trình quan trọng được tập trung đầu tư xây dựng như hệ thống giao thông, cảng biển, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, xây dựng mở rộng các đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao. Nhiều công trình lớn như nâng cấp mở rộng Quốc lộ 18A, Quốc lộ 10, cảng Cái Lân, dự án khả thi cầu Bãi Cháy... đang được triển khai làm thay đổi bộ mặt và mở ra nhiều triển vọng lớn thúc đẩy Kinh tế -Xã hội phát triển.
    1.6.5- Văn hóa -Xã hội phát triển và có nhiều tiến bộ mới: Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình được củng cố, xây dựng, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng. Trình độ dân trí ngày càng nâng cao
    a) Tiềm năng:
    Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (Có thể cho cả các tỉnh Tây -Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thế giới. Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.
    b) Tài nguyên du lịch là một ưu thế nổi trội:
    Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là "Di sản thiên nhiên của thế giới ", cùng hàng trăm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật... Tập trung dọc ven biển với mật độ cao, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn cả ở biển, trên đất liền và trên các đảo. Việc phát triển du lịch ở khu vực Hạ Long -Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến Móng Cái, đồng thời mở rộng đến Hải Phòng -Đồ Sơn -Cát Bà... Sẽ tạo thành một quần thể Du lịch -Thể thao -Giải trí trên biển và bờ biển quy mô lớn hiện đại tầm cỡ Quốc tế cho phép Quảng Ninh thu hút trên 1triệu lượt khách Quốc tế vào những năm 2000 và 2-2, 5 triệu lượt khách vào năm 2010, có thể đạt doanh thu ngoại tệ 500-600triệu đến 1 tỷ USD
    c) Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
    - Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nổi bật nhất là than đá với trữ lượng 3, 5tỷ tấn, cho phép khai thác 30-40triệu tấn /năm, ít nhất cũng khong 15tri-u tÊn/n¨m.
  3. HellAngel

    HellAngel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    d) Biển và tài nguyên biển là một yếu tố quan trọng:
    Theo các kết quả điều tra, khả năng khai thác cá biển của Quảng Ninh khoảng 20.000-25.000T/năm. Ngoài ra Quảng Ninh còn có thể mở rộng khai thác trên 20.000T/năm tại các ngư trường khác thuộc vùng khơi Vịnh Bắc Bộ. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng khai thác cao, ổn định đều phân bố gần bờ và quanh các đảo rất thuận tiện cho việc khai thác. Các loại đặc sản như: Tôm, cua, mực, nhuyễn thể .. rất phong phú, phân bố rộng khắp ở các khu vực vùng triều, vùng nước ven bờ và quanh các đảo, cho phép khai thác từ 25.000-30.000T/năm phục vụ khách du lịch và chế biến xuất khẩu
    Theo xu thế và triển vọng của cách mạng khoa học và công nghệ, việc khai thác các nguồn hóa chất trong nước biển, các nguồn sa khoáng các nguồn năng lượng gió và thủy triều vùng biển cũng sẽ ngày càng trở thành khả năng hiện thực cho phát triển kinh tế biển Quảng Ninh
    e) Tiềm năng đất nông, lâm nghiệp và đất xây dựng khá lớn là yếu tố quan trọng của sự phát triển:
    - Tiềm năng đất lâm nghiệp lớn, song diện tích có rừng chỉ khoảng 150.000Ha, đạt tỷ lệ che phủ 25,8%. Rừng để sản xuất kinh doanh chiếm 80% (Chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng gỗ 4, 8triệu m3 không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh, rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000Ha. Đất chưa có rừng còn nhiều, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản của địa phương.
    - Tiềm năng đất nông nghiệp còn nhiều, đặc biệt là đất cây công nghiệp và cây ăn quả.
    - Đất xây dựng công nghiệp có tiềm năng lớn, phân bố tập trung dọc các trục đường giao thông chính và ít bị tranh chấp với đất nông nghiệp. Đặc biệt tại các khu vực vùng đồi cánh cung Đông Triều (Trên phần đất Phả Lại -Chí Linh) kéo đến Biểu Nghi và Hoành Bồ, Quảng Yên
  4. HellAngel

    HellAngel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ® - XÃ HỘI
    TỈNH QUẢNG NINH VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP
    3-1- Định hướng phát triển Kinh tế -Xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010:
    3.1.1- Quan điểm phát triển:
    * Quảng Ninh phải thật sự trở thành một phần của địa bàn động lực, một cửa mở lớn của Bắc Bộ, một khu vực phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
    * Phát triển nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành than, điện, VLXD, thép, cơ khí tàu thuyền và cơ khí mỏ, công nghiệp thực phẩm và hàng tiêu dùng xuất khẩu, cảng, dịch vụ cảng, thương mại và du lịch, phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch và các lĩnh vực khác, chuyển mạnh cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Coi trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
    * Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, tiến bộ công bằng xã hội, đặc biệt chú ý đến vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
    * Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ ở miền Tây và dải kinh tế ven biển với phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến ở khu vực miền Đông và khu vực miền núi
    * Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng
    b) Mục tiêu phát triển kinh tế thời kỳ 2001-2010:
    + Mục tiêu tổng quát:
    Khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về vị trí và nguồn tài nguyên để xây dựng Tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, ổn định, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, đạt các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái; Đưa tỉnh trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và một trong những " Cửa mở " lớn ở phía Bắc để cùng với một số tỉnh thành khác hợp thành khu kinh tế trọng điểm thúc đẩy sự phát triển của vùng và sự phát triển chung của cả nước.
    * Đạt mức GDP bình quân năm 2010 từ 1500-1600USD (Giá 1994), tăng khoảng 4 đến 5 lần so với năm 2000, giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt từ 1500-1800triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 17-18%
    * Nâng tỷ trọng GDP của tỉnh Quảng Ninh trong tổng GDP của cả nước lên 2,2-2,4% vào năm 2010
    - Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 :
    - Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm: 6-7% tổng GDP
    - Công nghiệp xây dựng chiếm: 41-43% tổng GDP
    - Thương mại, dịch vụ chiếm: 50-52% tổng GDP
    - Nâng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ 15-20% GDP (2000) lên 30-31% năm 2010
    c) Mục tiêu xã hội, an ninh, quốc phòng:
    * Tạo bước chuyển biến rõ rệt trong phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao... Coi trọng khu vực miền núi và hải đảo. Đến năm 2010 hoàn thành phổ cập cấp II và phủ sóng truyền hình trong toàn tỉnh
    + Mục tiêu an ninh, quốc phòng: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên đất liền, trên vùng biển, đảo
    3.1.2- Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu:
    a) Về phát triển công nghiệp:
    Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để đảm bảo phát triển các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Phát huy truyền thống và năng lực sẵn có để phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn như than, cơ khí, vật liệu xây dựng đặc biệt là xi măng. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
    + Khu công nghiệp Hòn Gai -Bãi Cháy:
    Hiện có 7 ngành công nghiệp tập trung tại đây. Đó là công nghiệp than, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc và in. Khu công nghiệp này cần đầu tư chiều sâu, đầu tư cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội
    + Khu Cẩm Phả-Dương Huy:
    Đây là trung tâm khai thác than của cả nước, ngoài ra còn có các ngành cơ khí mỏ, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm và may mặc. Đất cho xây dựng công nghiệp còn nhiều có thể phát triển thêm các nhà máy, khu này cần nâng cấp nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
    + Khu Uông Bí -Mạo Khê:
    Hiện nay chỉ có 2 ngành than và điện là chủ yếu. Ngoài ra còn có công nghiệp chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng. Khu này còn nhiều đất để phát triển công nghiệp. Khu này cần đổi mới công nghệ khai thác than và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
    Đồng thời với việc cải tạo, nâng cấp các khu công nghiệp nói trên, từ nay đến 2010 sẽ phát triển thêm một số loại hình khu công nghiệp mới như sau: May mặc cơ khí sửa chữa cơ khí chế tạo...
    + Khu công nghiệp Cái Lân:
    Lợi thế của khu này là gần cảng nước sâu Cái Lân, có đường sắt, đường bộ chạy qua. Dân cư thưa thớt, dự kiến sẽ xây tại đây các nhà máy sửa chữa và dịch vụ tầu biển, luyện cán thép, chế biến lương thực thực phẩm (Xay sát lúa mỳ, dầu thực vật ...). Công nghiệp chế tạo và lắp rắp máy móc. Diện tích 100Ha
    + Khu Hoành Bồ, Làng Bang:
    Sẽ xây dựng các nhà máy xi măng, nhiệt điện lớn, sản lượng xi măng khoảng 5-6triệu T /N. Nhà máy điện công suất khoảng 600-700MW, diện tích khoảng trên 350Ha
    + Khu Mạo Khê:
    Sẽ phát triển các loại cơ khí mỏ, cơ khí giao thông, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thực phẩm, diện tích 400Ha, trước mắt dùng 100Ha.
    + Khu Uông Bí -Chập Khê:
    Có giao thông sắt, thủy, bộ thuận tiện lại có nhà máy điện Uông Bí nằm cạnh, lưới điện 220KV chạy qua, có đất đồi do đó sẽ phát triển các loại cơ khí chế tạo, công nghiệp may mặc, chế biến thực phẩm và các hàng thủ công mỹ nghệ khác. Diện tích đất có thể dùng cho công nghiệp khoảng 500Ha, trước mắt cần 150-200Ha.
    + Khu Đồng Đăng:
    Thuận tiện giao thông thủy, bộ gần cảng nước sâu Cái Lân. Hướng phát triển là công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm. Diện tích đất khoảng 300Ha.
    + Khu Đông Triều:
    Có ưu thế về vật liệu xây dựng do đó ở đây có thể hình thành một khu công nghiệp vật liệu xây dựng lớn của tỉnh, sản xuất ra các sản phẩm gạch cao cấp, gạch men sứ, sứ vệ sinh, gốm mỹ nghệ, vật liệu chịu lửa...Diện tích đất khoảng 500Ha. Trước mắt sử dụng 150Ha.
    + Phát triển các điểm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện, thị nhất là ở các huyện miền Đông của tỉnh như:
    * Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở Quảng Hà, Móng Cái
    * Công nghiệp bột giấy ở Tiên Yên
    * Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Quảng Hà, Tiên Yên Bình Liêu
    * Khu công nghiệp sạch ở Quảng Yên (Yên Hưng)
    b) Về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản:
    Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng công nghiệp, du lịch, khai thác có hiệu quả về tiềm năng đất nông nghiệp đã có và ở các vùng ven biển và hải đảo. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng của ngành này trong giá trị sản lượng nông nghiệp.
    Phát triển lâm nghiệp theo hướng trồng rừng là chính, khai thác phải theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2010 có độ che phủ 60%
    Phát triển thủy sản bao gồm cả khai thác, nuôi trồng và chế biến. Đầu tư phương tiện và kỹ thuật để đánh bắt xa bờ, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các cơ sở chế biến thủy hải sản
    c) Về phát triển các ngành thương mại dịch vụ, du lịch:
    Hình thành 2 trung tâm thương mại lớn là Hạ Long và Móng Cái. Khu vực Móng Cái được phát triển thành khu kinh tế cửa khẩu. Mở rộng mạng lưới thương nghiệp dịch vụ
    Phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch, xây mới một số khách sạn quy mô lớn để thu hút khách Quốc tế để có thể tiếp nhận 2-2, 5triệu lượt người vào năm 2010. Trong đó có 1-1, 3triệu lượt khách Quốc tế. Dự kiến từ nay đến 2010 phải thực hiện được các việc sau đây:
    + Mỗi năm có thêm 300-400 phòng lưu trú vào sử dụng. Hướng giải quyết là xây dựng 1-2 khách sạn 3 sao tại Móng Cái -Trà Cổ, xây dựng khu biệt thự, làng du lịch và cắm trại tại đảo Tuần Châu. Xây dựng các khu du lịch mới tại vùng Yên Lập, Thác Mơ, đảo Hoàng Tân, khu du lịch Yên Tử
    Xây dựng một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao tại đảo Tuần Châu, Bãi Cháy.
    Xây một số nhà nghỉ quy mô vừa tại các tuyến đảo có khả năng du lịch như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vững, Vĩnh Thực, Thẻ Vàng
    + Khu vui chơi giải trí:
    Xây dựng 4 khu vui chơi giải trí quy mô lớn, có diện tích từ 5-50Ha tại Móng Cái, đảo Tuần Châu, xung quanh hồ Yên Lập và núi Yên Tử.
    Xây dựng một số khu vui chơi, giải trí quy mô vừa và nhỏ tại núi Bài Thơ, ven bờ Bãi Cháy, Trà Cổ, Suối Mơ, Hang Luồn...
    + Dịch vụ du lịch:
    Xây dựng một khu hội nghị lớn khoảng 1.000ghế tạo đảo Tuần Châu hoặc Bãi Cháy.
    + Xây dựng một trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm và bán hàng gốm sứ mỹ thuật tại Đông Triêù
    + Xây dựng bến tàu khách du lịch thay thế vị trí cảng than Hòn Gai ngày nay
    + Xây dựng các khu vui chơi giải trí, thể thao dưới biển trên vịnh Hạ Long để khách có thể tắm, lặn, câu cá, bơi thuyền lướt sóng v.v...
    + Xây dựng bảo tàng sinh thái Hạ Long tại Lán Bè -Hạ Long
    + Xây dựng một sân golf tại khu Tuần Châu
    3.1.3- Các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể:
    a) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế GDP:
    - Phấn đấu giữ nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 1998-2010 vào khoảng 12,5-13,0%
    - Giá trị xuất khẩu tăng 20-22%/năm. Đến năm 2010 đạt mức xuất khẩu 1.500-1.800triệu USD
    * Về công nghiệp:
    + Khai thác than đạt 13-14triệu tấn /năm
    + Xây 2 nhà máy xi măng ở Hoành Bồ
    + Mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí (300MW)
    + Xây thêm nhà máy nhiệt điện dự kiến ở Nam sông Diễn Vọng
    + Mở rộng và hiện đại hóa nhà máy đóng tầu Hạ Long để có thể đóng tàu 1 vạn tấn, sửa chữa được tầu 3 vạn tấn
    + Sản lượng gạch ngói đạt 500-600triệu viên /năm
    + Xây dựng nhà máy luyện thép công suất 40-50vạn tấn /năm
    + Đầu tư chiều sâu nâng công suất và chất lượng nhà máy chế biến thủy sản, phấn đấu năm 2010 đạt sản lượng 2.500tấn hải sản xuất khẩu
    3.1.4- Dự báo phát triển hệ thống đô thị Quảng Ninh:
    - Dân số tỉnh Quảng Ninh
    * Hiện trạng: 1.027.500 (2001)
    * Dự báo: Năm 2010 khoảng 1.200.000-1.250.000người
    Năm 2020 khoảng 1.350.000-1.400.000người
    - Đô thị hóa và mạng lưới đô thị:
    Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa tăng cao
    Dự báo tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Quảng Ninh
    * Hiện trạng: 42-45%
    * Dự báo: - Năm 2010 từ 50-55% (Trường hợp đột xuất có thể 70%)
    - Năm 2020 từ 55-68% (Trường hợp đặc biệt có thể ,80%)
    - Hình thái phân bố không gian đô thị:
    Các đô thị Quảng Ninh phân bố chủ yếu dọc theo hành lang Quốc lộ 18 với Thành phố Hạ Long là trung tâm
    Quốc lộ 18 là một trong 2 quốc lộ quan trọngQ, xương sống, hành lang kinh tế kỹ thuật quốc phòng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đường 18 giữ vai trò nối Thủ đô Hà Nội cực phát triển -Trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ với cảng biển Cái Lân, nối 2 cực Hà Nội -Hạ Long giữa cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Xa hơn nối Quốc lộ 2 lên vùng Tây Tây Bắc -Lào Cai với Vân Nam Trung Quốc với cửa biển cảng Cái Lân
    Động lực phát triển chủ yếu của chuỗi đô thị này là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch
    Ngoài chuỗi đô thị dọc hành lang Quốc lộ 18, còn một số đô thị quy mô nhỏ (loại V) giữ vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế của huyện và khu vực
  5. HellAngel

    HellAngel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    3.1.5- Phát triển vùng ven biển:
    Tuyến hành lang kinh tế ven biển là tuyến cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của Quảng Ninh, tuyến kinh tế ven biển sẽ có sức hút mạnh mẽ và làm động lực lớn thúc đẩy sự phát triển cả vùng nông thôn, miền núi, làm bàn đạp vững chắc phát triển kinh tế biển và hải đảo
    - Tập trung xây dựng, phát triển các trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ Hạ Long, Móng Cái, các khu chế xuất Cái Lân, công nghiệp Bắc Cửa Lục, Cẩm Phả, Tiên Yên v.v... Lấy hai cực Hạ Long, Móng Cái làm hai cực phát triển chính
    * Chú trọng phát triển kinh tế cửa khẩu Móng Cái
    3.1.6- Phát triển vùng nông thôn:
    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết hợp chặt chẽ với công nghiệp chế biến
    - Phát triển công nghiệp nông thôn (Công nghiệp chế biến nông sản, thức ăn gia súc, cơ khí sửa chữa máy móc, thiết bị nông nghiệp), tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống (Gốm, sứ, mỹ nghệ, VLXD)
    3.1.7- Phát triển kinh tế hải đảo:
    Vùng biển Quảng Ninh có gần 2000 đảo lớn, nhỏ do vậy hệ thống đảo Quảng Ninh có vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế chính trị và quốc phòng
    - Các ngành kinh tế chủ yếu: Phát triển theo hướng Nông Ngư-Lâm -Dịch vụ -Du lịch
    Xây dựng các mô hình kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản với trồng rừng, trồng cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi kinh doanh du lịch
    - Xây dựng các bến tàu, cầu cảng tạo điều kiện thuận tiện giao lưu với đất liền, xây dựng các trung tâm dịch vụ nghề cá, xây dựng mạng lưới đường giao thông trên đảo, mạng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình
    Các đảo lớn, đông dân cư có thể phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp
    3.2- Sơ lược định hướng phát triển kinh tế, xã hội các vùng kinh tế có liên quan
    trực tiếp với Quảng Ninh:
    3.2.1- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
    b.1) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
    Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích 10.918Km2 với dân số trên 8triệu người gồm lãnh thổ các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên
    Trong vùng có 3 cực lớn là Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long, vùng nằm kế cận với các vùng kinh tế lớn của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và các đặc khu kinh tế phát triển sôi động như Thẩm Quyến, Hồng Kông, Ma Cao, Hải Nam xa hơn là các nước phát triển trong cánh cung Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan...
    Trong nước vùng kinh tế trọng điểm là trung tâm nằm giữa vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ. Vùng có phần đồng bằng châu thổ sông Hồng, sườn núi vùng Đông Bắc, vùng ven biển và hải đảo. Phía Đông có cảng nước sâu, thông thương với tuyến hàng hải Quốc tế.
    Đặc biệt 3 lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, giao thông và lực lượng lao động là các lĩnh vực có thế mạnh nổi trội của vùng kinh tế trọng điêmr Bắc Bộ so với các vùng kinh tế khác.
    Kết quả năm 1999 vùng trọng điểm Bắc Bộ chiếm khoảng 14% GDP, 6% giá trị gia tăng công nghiệp 20% về thu ngân sách, 19% về giá trị xuất khẩu so với cả nước
    - Về đầu tư: Giai đoạn 1990-1999 đã đầu tư thêm khoảng 13.700tỷ đồng gồm cả vốn đầu tư nước ngoài, đây là nguồn vốn đầu tư lớn, trong đó: CNXD chiếm khoảng 27%. NLN chiếm 13% và dịch vụ 17,3% còn lại là kết cấu hạ tầng
    3.2.2- Vùng Đông Bắc:
    - Phạm vi vùng kinh tế Đông Bắc có 13 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lao Cai và Yên Bái, tổng dân số 10.837.000người, tổng diện tích tự nhiên 67.006Km2, mật độ dân số 162người /Km2
    - Vùng Đông Bắc tiếp giáp với vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, biển Đông và Trung Quốc, vùng có vị trí thuận lợi, có nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia thông thương với Trung Quốc, liền kề với các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng v.v...
    Các mục tiêu chủ yếu phát triển giai đoạn 2001-2010
    * Phấn đấu GDP bình quân đầu người tới 2010 tăng 2, 5lần so với năm 2000
    * Phấn đấu tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế đạt khoảng 18% GDP (2010)
    * Giá trị xuất khẩu tăng hàng năm 26-28%
    * Nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% (2010)
    * Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia
    - Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế tới 2010:
    * Tổng dân số: 14.382.000người
    Trong đó: - Dân số đô thị: 4.602.000người
    - Tỷ lệ đô thị hóa: 32%
    * Tổng GDP: 78.864 tỷ đồng (Giá 1994) (2010)
    * Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2010: 12,0%
    * Cơ cấu kinh tế (2010)
    - Nông, lâm, ngư nghiệp: 13,63%
    - Công nghiệp + Xây dựng 42,75%
    - Thương m¹i, dzch vô 43,62%
  6. teamohau

    teamohau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    ko biết dùng từ ngữ nào để cảm ơn bác HellAngel hic hic .Lòng biết ơn của em thật ko bàn phím nào tả xiết , chỉ biết nói cảm ơn bác thui
    hu hu bác Cóc nhái ko chịu xin hộ iem cái bản đồ ah??

Chia sẻ trang này