1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cẩn thận với ngộ độc khí NH3

Chủ đề trong 'Rao vặt Khu Vực Hà Nội' bởi lacvung92, 22/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lacvung92

    lacvung92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Con người tiếp xúc NH3 bằng đường nào?

    Hầu hết mọi người bị tiếp xúc với khí NH3 do hít phải, ngoài ra cũng có thể do nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da. NH3 có thể tồn tại trong tự nhiên và cũng có trong các sản phẩm làm sạch và con người có thể bị tiếp xúc với NH3 qua những nguồn này. Amoniac được buôn bán, sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, công nghiệp nên con người dễ có nguy cơ bị tiếp xúc do tai nạn hoặc do các cuộc khủng bố.
    NH3 nhẹ hơn không khí nên thường không tụ lại ở những nơi thấp. Tuy nhiên, ở môi trường ẩm ướt , amoniac có thể thành dạng hơi nước nặng hơn không khí và có thể lan ra trên mặt đất và những vùng thấp.

    NH3 tác động trên cơ thể như thế nào?

    NH3 xâm nhập vào cơ thể do hít, nuốt vào hoặc tiếp xúc qua da . Nó tác dụng với nước tạo thành amoni hydroxýt. Hóa chất này có tính ăn mòn và gây tổn thương tế bào bị tiếp xúc. Các mô bị tổn thương lại bị thoát dịch , vì vậy càng làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxýt. Amoni hydroxýt gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Ở đường hô hấp, nó phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp có tác dụng bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng. Ngoài ra các chất tiết, các mô bị hoại tử, xác các tế bào bị chết, hiện tượng sưng phù và phản ứng co cơ trơn đường hô hấp còn có thể gây ra tắc nghẽn đường hô hấp. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể bị thay thế bởi mô hạt và để lại di chứng bệnh phổi mạn tính về sau.

    Dấu hiệu, triệu chứng ngộ độc NH3

    NH3 có tính ăn mòn. Mức độ trầm trọng phụ thuộc vào đường tiếp xúc, liều lượng và thời gian tiếp xúc. Tiếp xúc với amoniac nồng độ cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp và có thể dẫn đến mù, tổn thương phổi hoặc tử vong. Hít phải amoniac với nồng độ thấp hơn có thể gây ho, kích ứng mũi, họng . Nuốt amoniac có thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày.

    Cần làm gì khi bị tiếp xúc với một lượng lớn amoniac

    - Nhanh chóng di chuyển khỏi nơi bị nhiễm amoniac: Nếu amoniac bị rò rỉ trong nhà, bạn hãy đi ra ngoài. Nếu tai nạn về amoniac xảy ra ở bên ngoài, bạn hãy ở trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa nhiệt độ.
    - Nhanh chóng cởi bỏ quần áo bị dính amoniac: Nếu có thể, áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng túi lại để tránh gây nhiễm thêm cho bạn và những người khác. Để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.
    - Nhanh chóng rửa sạch amoniac dính trên cơ thể: Rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước, tháo bỏ Kính sát tròng, rửa Kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.
    - Nếu cần, hãy đến các cơ sở y tế ngay.

Chia sẻ trang này