1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần Thơ mến yêu !!! Một vài nét về Thành Phố Cần Thơ ( hình ảnh, thông tin...)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Natalia, 02/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoacomay

    hoacomay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    Em tim mai ma ko thay dong chu "dòng Link "Bấm Vào đây" ở phía trên của trang soạn thảo bài trả lời" nhu bac Natalia huong dan. Where is it ?
    Được hoacomay sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 22/11/2002
  2. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này của 2 lúa trong đây
    http://dactrung.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=4887
    "....
    Nhà Cũ
    Căn nhà cũ được gia đình HL giao lại cho người bà con xa. HL về đến CT thì thăm nhà cũ ngay. Nhà cũ bây giờ mái tôn lạnh, cột xi măng, vách thô sơ,... chứ không là cột so đũa và mái lá nghèo nàn như xưa. Nhiều thứ lúc xưa cho chính tay HL làm trong lúc tự học nghề vẫn còn đó: bàn giấy, bộ sa lon, bàn thơ, ghế đẩu,... Mấy bức tranh của ba HL vẽ vẫn còn được lưu lại. Có bức đã 30 năm qua còn đó. Bức tranh lớn vẽ chưa xong của ba HL còn nguyên vẹn với Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng ít người con (những người khác chưa vẽ xong). Dấu tích "xưa" làm HL xúc động.
    Sông Bình Thuỷ
    HL về gặp lúc rằm. Nước lớn và ròng chênh nhau nhiều. Con sông hôm nay không như trước vì ô nhiểm hơn. Ít ai tắm sông một cách vô tư cho dù nước vẫn còn trong. Năm cây dừa già cao ngất đối diện chỉ còn một cây. HL mong thấy lại bóng dáng cô gái leo dừa bên sông. Cô lấy chồng lâu rồi và sau đó HL ít khi thấy ai dám leo lên 5 cây dừa cao ngất ngưỡng đó. HL muốn bơi qua sông rồi bơi về nhưng ngại vì lâu quá chưa có bơi. Nước lớn ròng vẫn chảy mạnh như xưa vào dịp rằm. Những con tàu đi qua với những máy nổ đành đạch nghe đinh tai nhức óc vẫn như xưa.
    Đạp Xe
    Đạp xe lòng vòng Cần Thơ thật thú vị. Đạp xe ở Cần Thơ thoải mái hơn và ít nguy hiểm hơn như Sài thành. Những ngày ở Cần Thơ là những ngày đạp xe. HL ít bị ăn nắng cho nên đi đâu người ta cũng xì xào: "chú (cậu, anh,...) này sao mà trắng như con nít". Người ta đâu có biết mỗi ngày HL tọng ít nhất 1/2 lít sữa tươi vào bụng. Sáng HL đạp xe đi, tối đạp xe về. Mỗi ngày trung bình đạp xe 25 km. Khá mệt nhưng vui. Dọc đường thì ăn bụi các món như chuối nướng các loại (bọc nếp, trần,...), bánh cam bánh còng, bánh cống, bánh lá dừa, bánh ít,.... Sau đó là uống nước mía, nước dừa (nước mắt quê hương ???), ăn trái cây,... Chỉ có đạp xe mới thưởng thức các món ăn dân dã dọc đường mà chẳng mấy vệ sinh (vì người làm và bụi bặm).
    Trò Đùa
    HL gặp hai người bạn không thân. Họ nói rằng T thích HL và chờ HL lâu lắm không được nên mới lấy chồng và mới có con. HL rà xét lại trong bộ nhớ đâu có T. HL lấy làm lạ HL lúc đó đâu có biết trai gái đâu và chưa từng có tình yêu làm sao có người đòi chờ. Thấy lạ HL tìm đến T và HL không thể nhận ra T vì HL chưa bao giờ biết T. Ôn lại kỷ niệm xưa thì T chỉ đơn thuần là khách hàng chụp hình của HL. T nói thiệt là biết HL về CT và hai bạn kia đùa cho vui vì HL hồi đó hay bị các cô chọc và lừa rồi thì HL mắc cở muốn độn thổ. Nói chung HL không biết T. HL tự hỏi tại sao có nhiều người biết HL về CT trong lúc HL giâ'u kín chuyến đi về.
    Một Người Bạn
    Một người bạn làm quen qua thư đã 6.5 năm nay mới gặp mặt. Cứ hẹn lần hẹn lựa mấy bận HL cũng gặp được hai vợ chồng họ. Cùng ngồi ăn các món cá kèo gần đường Nguyễn Thông và Điện Biên Phủ ở Sài thành thật ngon và vui. Có lẽ vì quá quen qua thư cho nên HL và họ chẳng có cảm giác bối rối tí nào cả mà lại tỏ ra khá thân và thoải mái.
    Anh Rờ
    Có lẽ sợ ảnh rờ sờ thiệt cho nên HL chỉ nghe tiếng qua giây thép thôi.
    Quán Phượng Các
    HL
    ...."
    [​IMG]
  3. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này đã lâu rồi không có bài mới rồi nhỉ,hôm nay tôi sẽ post lên những trang sử của Cần Thơ,để những đứa con của mảnh đất Cần Thơ biết về truyền thống hào hùng,để hãnh diện với mọi người rằng: "Tôi là người Cần Thơ"
    Cần Thơ-biên niên sự kiện lịch sử.
    1739: Tổng trấn Mạc Thiên Tứ mở thêm 4 vùng đất mới & cho nhập vào Hà Tiên gồm có : Long Xuyên (Cà Mau),Kiên Giang (Rạch Giá),Trấn Giang (Cần Thơ)*,Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
    1740: (Năm Canh Thân),Tổng trấn Mạc Thiên Tứ dâng đất mới mở cho chúa Nguyễn.
    - Chúa Nguyễn Phúc Khoát tiếp thu phần đất mới khai thác.Sau đó,ra sắc lệnh cải cách khoa cử tạo thêm điều kiện cho hoạt động văn hoá cho nhóm Chiêu Anh Các ở Hà Tiên & ở miệt Cần Thơ.
    1753: Võ vương Nguyễn Phút Khoát phái ký lục Bố chính dinh là Nguyễn
    Cư Trinh vào Nam để đôn đồn các cấp thừa hành ở miền Nam.
    1757: Cần Thơ thuộc đoạ Châu Đốc (sau này là An Giang),một trong ba đạo do Nguyễn Phút Khoát lập sau khi sát nhập đất Tầm Phong Long (Châu Đốc-Sa Đéc) do Mạc Tôn (được Mạc Thiên Tứ dưa về nước) hiến đất để tạ ơn.
    1777: Quân Tây Sơn diệt các tướng của Chúa Nguyễn là Trần Chính Vương & Thái Thượng Vương.(Cũng vào năm này,Tham tướng Mạc Tử Sanh tử trận ngay bên một con rạch nay còn mang tên Tham Tướng thuộc phường Xuân Khánh-Cần Thơ).Năm 1995,thành phố Cần Thơ do mở rộng đường nên lấp cầu Tham Tướng lạI mang một tên mớI là ?o Xuân Khánh?.
    1781: Quân Xiêm chiếm Hà Tiên rồI kéo tớI Trấn Giang nhưng bị đánh trả phảI rút lui.
    1787: Chúa Nguyễn khôi phục lại đất Hà Tiên.
    1808: Nam Bộ chia thành 5 trấn (Phiên An,Biên Hoà,Vĩnh Thanh, Định Tường,Hà Tiên).Trấn Giang (Cần Thơ) thuộc trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long + An Giang).
    1814: Năm Gia Long thứ 12 lập thêm huyện Vĩnh Định (Cần Thơ) thuộc phủ Định Viễn,trấn Vĩnh Thanh.
    1832: Tổ chức hành chính,cải tổ toàn diện thờI Minh Mạng (sau khi Lê Văn Duyệt chết). Đổi ?otrấn? thành ?otỉnh? & hình thành ?oNam kỳ lục tỉnh? vớI các tỉnh : Biên Hoà,Gia Định, Định Tường,Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên.Các tỉnh này hợp thành cặp gồm có: Định Biên (Gia Định & Biên Hoà),Vĩnh Tường (Vĩnh Long & Định Tường) & An Hà (An Giang & Hà Tiên).
    Cũng vào năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13) Việt Nam có tất cả 31 tỉnh.Mỗi tỉnh đặt dưới quyền Tổng Đốc hay Tuần phủ,có Bố chính sứ, Án sát sứ & lãnh binh phụ giúp.?oGia Định thành? trước đây nay được gọi mới gọi là Nam Kỳ (còn gọi là Nam kỳ lục tỉnh).Cần Thơ bấy giờ (huyện Vĩnh Định) tách ra khỏI Vĩnh Long,thuộc về tỉnh An Giang,phủ Tân Thành.
    1839: Vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú,thuộc phủ Tuy Biên (Châu Đốc,tỉnh An Giang).
    1854: Một đội 50 người xin khẩn 2 khoảng đất tổng cộng 200 mẫu của làng Trưòng Thạnh (nay là Cái Răng,Cần Thơ); Đội trưởng Nguyễn Văn Tân đứng đơn,có thôn trưởng,hương thông ra dịch mục ký tên.Thông trưởng làng giáp ranh (làng Như Lăng) ký vào để xác nhận ranh giớI,viên cai tổng cũng ký vào. Đơn này được tổng đốc An Hà phê chuẩn. Đồn điền nói trên thu hút dân của làng Trường Thạn & cắt đất này ra đến 200 mẫu.
    1862Ngày 5-6 Triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp.
    1864: (Tự Đức thứ 17) triều đình nhà Nguyễn mở kỳ thi Hương cuối cùng ở nam kỳ, đặt tại huyện Phong Phú (vì Pháp đã chiếm mất Gia Định).
    1867: Ngày 20/22/24-6 ba tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên) bị Pháp chiếm đóng.
    - Ngày 25-6-1867,De La Grandière bố cáo trọn xứ Nam kỳ thuộc Pháp.
    Các bạn đón xem tiếp những phần tiếp theo nhé...
    Liptonaddict-người luôn đi tìm một tình yêu đích thực
  4. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0


    Một số nhà hàng lớn:

    Nhà hàng Ninh Kiều
    02 Hai Bà Trưng
    071.821104

    Nhà hàng Quốc Tế
    12 Hai Bà Trưng
    071.820163

    Nhà hàng Hoa Sứ
    Bãi cát Cầu Bắc
    071.820717

    Nhà hàng Sông Hậu
    01 đường 3/2
    071.834825

    Nhà hàng Phương Ðông
    Ðường 30-4
    071.812199

    Nhà hàng Thái Bình Dương
    03 Ng.Thị Minh Khai
    071.827346

    ...




    Một số quán ăn đặc sản

    Quán Anh Thư 118/36 Trần Phú 071.821987
    Quán Ngọc Mai 127 đường 3/2 071.838883
    Quán Mekong Ðường Trần Văn Khéo 071.822917
    ...

    Các món ăn bình dân:

    Phở Oanh 98 Lý Tự Trọng 071.830820
    Bánh cống Nguyễn Trãi
    Phố ăn uống Ðường Ðề Thám
    ...

    Các quán cafe:

    Cafe Nam Bộ Khách sạn Ninh Kiều 071.821104
    Cafe Phương Vy Ð. Trần Phú
    Cafe VIP Ð. Ngô Gia Tự
    Cafe Trung Nguyên Ð. Võ Văn Tần
    Cafe Tâm Ð. Võ Văn Tần
    Cafe Bar Phương Nghi Lầu 6 KS. Phương Ðông 071.812199
    Cafe Thượng Uyển Sân thượng KS. Ngân Hà 071.821024
    ...

    Chợ đêm Tây Ðô: tọa lạc ở khu Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ, có bán các mặt hàng bách hóa mỹ phẩm, quần áo thời trang, hàng lưu niệm. Ngoài ra còn có khu ăn uống với những món ăn miền sông nước.

    Vui chơi giải trí:

    Khu Hội chợ Triển lãm Cần Thơ
    116B Trần Phú
    071.821977
    Khu Thể thao Quốc phòng
    Ðường Cách mạng Tháng 8

    Công viên Lưu Hữu Phước
    Ðại lộ Hòa Bình

    Nhà Văn hóa Thiếu nhi
    Ðại lộ Hòa Bình


    ...





    Nhà văn hóa thiếu nhi

    Hồ bơi:
    Khu Hội chợ Triển lãm - Ðường Trần Phú
    Khách sạn Victoria - Khu bãi cát ...
    Rạp chiếu phim:
    Rạp Tây Ðô - Ðường Võ Văn Tần
    Nhà hát Hậu Giang - Ðường Trần Hưng Ðạo ...
    Dancing:
    Khách sạn Quốc Tế
    Khách sạn Hậu Giang...







    kittydethuong
  5. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0


    NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2005
    - Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững hơn so với 5 năm 1996-2000 trên cơ sở chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết tập trung cho nông nghiệp - nông thôn.
    - Phát triển đô thị có định hướng trên cơ sở phát triển nông thôn bền vững.
    - Tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp quan trọng vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, trọng tâm là công nghệ phần mềm.
    - Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch, tài chính- tiền tệ và kinh tế đối ngoại.
    - Tập trung các nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.
    - Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là đ.o tạo nhân lực cho phát triển công nghệ thông tin.
    - Giải quyết tốt những bức xúc về xã hội: Việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    --------------------------------------------------------------------------------

    Mục tiêu kinh tế:

    Nhịp độ tăng trưởng kinh tế
    9-10%/ năm

    Thu nhập bình quân đầu người
    600 USD vào năm 2005
    (tăng 1,7 lần so năm 2000)

    Cơ cấu ngành kinh tế
    Khu vực I: 32,5%
    Khu vực II: 32%
    Khu vực III: 35,5%.

    Kim ngạch xuất khẩu
    Tăng bình quân 13-14%/năm, đạt 530-550 triệu USD năm 2005, gấp 1,9 lần năm 2000.

    Tỷ lệ huy động ngân sách/VA
    15-16% (năm 2005)

    Tỷ lệ tích lũy/VA
    25% (năm 2005)

    Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn/VA
    29,5%

    Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm
    19.000 tỷ đồng


    Mục tiêu xã hội:

    Mức giảm sinh
    0,35-0,40%o/ năm

    Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
    1,32% vào năm 2005

    Giải quyết việc làm tại chỗ hàng năm
    35.000-40.000 lao động

    Tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi
    4-5%

    Tỷ lệ lao động qua đ.o tạo / tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế.
    15%

    Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi vào nhà trẻ, mẫu giáo
    90%

    Phổ cập trung học cơ sở
    60% số phường, thị trấn; 50% số xã

    Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
    dưới 25%

    Tỷ lệ hộ nghèo
    dưới 5% vào năm 2005

    Tỷ lệ nhà tạm bợ
    40%

    Số xã được điện khí hóa
    25-30%

    Số hộ sử dụng điện
    90% vào năm 2005 (nông thôn 80%)

    Số hộ dùng nước sạch
    80% vào năm 2005 (nông thôn 60%)

    Tỷ lệ hộ gia đ>nh văn hóa
    75-80%

    Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa
    25-30%



    --------------------------------------------------------------------------------
    - Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất.
    - Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.
    - Đẩy mạnh đ.o tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    - Tăng cường liên doanh, liên kết với các tỉnh trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh về kinh tế, giáo dục - đ.o tạo, khoa học và công nghệ.
    - Cải cách hành chính hệ thống chính trị.
    Cụ thể trên một số lĩnh vực:
    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải trên cơ sở khai thác đúng mức tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và gắn với thị trường tiêu thụ.
    - Trong nông nghiệp - nông thôn: Tăng chất lượng nông sản hàng hóa, coi nuôi trồng thủy sản là thế mạnh thứ hai sau lúa, vườn cây ăn trái, xây dựng các trung tâm giống cây, con có phẩm chất tốt, sạch bệnh, bảo đảm xuất khẩu; xây dựng và thực hiện đề án chung sống với lũ, đảm bảo sản xuất phát triển, an toàn, văn minh.
    - Trong công nghiệp: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, trái cây, lúa; đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp-khu chế xuất; phát triển công nghệ thông tin, trọng tâm là công nghệ phần mềm.
    - Trong du lịch, xuất khẩu: Phát triển mạnh du lịch xanh, đẩy mạnh làm hàng xuất khẩu với chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường.


    --------------------------------------------------------------------------------
    Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005, cần phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm khai thác tối đa lợi thế về vị trí, huy động các nguồn lực bên trong, bao gồm nhân lực, tiền vốn, trí tuệ, tiến bộ khoa học, công nghệ, khai thác thị trường, thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả; đồng thời hết sức tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài kể cả thu hút nguồn vốn, chuyển giao khoa học- công nghệ, đ.o tạo nhân lực, đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải thể hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, các chương trình, mục tiêu phát triển, các dự án đầu tư, thực hiện đúng mức chủ trương phát triển sự nghiệp giáo dục, đ.o tạo, hướng nghiệp, từng bước nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngang tầm với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất UBND tỉnh, Chính phủ để ban hành các chính sách có hiệu quả về phát triển sản xuất - kinh doanh, huy động vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.






    kittydethuong
  6. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Nhà hàng Du thuyền. Bến Ninh Kiều.
    Cà phê Golf. Cũng bến Ninh Kiều.


    Tre xanh Việt Nam


  7. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    CẦN THƠ-BIÊN NIÊN SỰ KIỆN LỊCH SỬ (TT)
    1868: Ngày 1-1,theo Nghị định của Thống Đốc Nam kỳ Bonard,huyện Phong Phú (Cần Thơ), được sáp nhập với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) thành lập quận đặt với quyền cai trị của người Pháp,lập Toà bố tại Sa Đéc (hạt Sa Đéc,phủ Tân Thành) gồm có 3 huyện (An Xuyên,Vĩnh An & Phong Phú).
    - Định Sâm dấy binh khởI nghĩa ở Láng Hầm,Trà Niềng (nay thuộc huyện Châu Thành,Cần Thơ), giết tên cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh rồI rút về đầm lầy Ba Láng.
    1870: Đỗ Thừa Luông khởi nghĩa kháng Pháp ở Cần Thơ bị thất bại,nổi dậy lần thứ hai ở Cái Tàu (Cà Mau) lấy U Minh làm căn cứ.
    1872: Ngày 30-4,Thống đốc Nam kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú vớI vùng Bắc Tràng (trước đây là phủ Lạc Hoá,tỉnh Vĩnh Long) lập thành hạt Toà bố đặt tạI Trà ôn.Toà bố hoạt động được 1 năm thì dời về Cái Răng (Cần Thơ).
    1876: Ngày 23-2 Thống đốc Nam kỳ,ra Nghị định lấy huyện Phong Phú (một phần huyện An Xuyên & Tân Thạnh) thành lập hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang).Lần đầu tiên địa danh Cần Thơ được dùng để gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh (hạt) hạt Cần Thơ chia làm 11 tổng,119 làng.Dân số 53.910 người.
    1880 - 1890: Cần Thơ xảy ra quá nhiều việc thưa kiện về đất đai,chứng tỏ ngườI dân thấy rõ tương lai sáng sủa của nghề nông.Chủ tỉnh ra lệnh lập Bộ điền cho kỹ hơn để thu thuế.Năm 1887, đất canh tác là 85.000 mẫu,so với năm trước (1886) tăng 17.000 mẫu.Diện tích của tỉnh là 205.000 mẫu,tức là còn 110.000 mẫu có thể canh tác.Dân ghi trong Bộ để chi thuế trong toàn tỉnh khi đó là 26.500 người.
    1897: Chính quyền thực dân khởi sự đào kinh thuỷ lợi, đào kinh Rocquillon thông ra rạch Sóc Trăng để nối tỉnh Sóc Trăng & kinh Ô Môn,tạo tuyến giao thông đường thuỷ từ Rạch Giá tới Mỹ Tho,kinh Ba Láng nối Rạch Giá với Cần Thơ từ Cái Lớn tới sông Hậu dài gần 40 km (1904).
    1889: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi gọi ?ohạt? (Arrondissement) - đơn vị hành chính ở Nam kỳ lúc bấy giờ thành ?otỉnh? (Province) & ?ohuyện? đổI thành ?oquận?.
    1900: Ngày 1-1,phân chia Nam kỳ thành 3 miền gồm 20 tỉnh & 1 đơn vị hành chính : Cap Saint-Jacques.
    A.Miền Đông (4 tỉnh) : Bà Rịa,Biên Hoà,Tây Ninh,Thủ Dầu Một.
    B.Miền Trung (9 tỉnh) : Chợ Lớn,Gia Định,Tân An,Mỹ Tho,Gò Công ,Bến Tre,Sa Đéc,Vĩnh Long,Trà Vinh.
    C.Miền Tây (7 tỉnh) : Châu Đốc,Hà Tiên,Long Xuyên,Rạch Giá,Cần Thơ,Sóc Trăng,Bạc Liêu.- Sóc Trăng có 158.439 mẫu ruộng (đứng đầu Nam kỳ).- Cần Thơ có 124.588 mẫu.
    1901: Kinh Xà no đào từ 1901 đến tháng 7-1903 là xong,bề ngang trên mặt rộng 60m,dưới đáy 40m,tốn phí 3.680.000 quan (Francs).
    1903: Lập trường nữ tiểu học ở Cần Thơ (với một nữ giáo viên ngườI Pháp quản lý).
    1904: Nghị định ngày 9-1 thành lập tại Cần Thơ một đồn thường trực gồm có 2 hiến binh.
    1906: Nghị định ngày 15-1 cấm đi lại trên kênh Saintenoy (Cần Thơ) trong suốt quá trình vét kênh.
    1907: Nghị định ngày 15-4 thiết lập một sở dinh điền (với tính cách thí nghiệm tại Cần Thơ).
    - Nghị định ngày 15-8 ấn định đồn hiến binh Cần Thơ bao gồm cả hai trung tâm Bình Thuỷ & Cái Răng.
    - Nghị định ngày 22-11thành lập một Uỷ ban để nghiên cứu có nên sửa đổi ranh giới hiện thời của các tỉnh Cần Thơ & Trà Vinh dọc theo sông Bassac (Hậu Giang).
    - Nghị định ngày 30-12 cho phép thực hiện dự án cải tạo kênh Phú Dương ở Cần Thơ.
    1908: Nghị định ngày 14-3 nâng khu chợ Rạch Gòi (tỉnh Cần Thơ) lên thành trung tâm.
    - Nghị định ngày 26-5 huỷ bỏ Nghị định ngày 22-4-1908 cho phép thực hiện dự án cảI tạo kênh Carabelli nằm trong đồng bằng Cần Thơ - Sóc Trăng.
    - Nghị định ngày 4-12 thành lập Sở Trước bạ,Sở Điền địa,Sở Bưu cục,Sở Quản lý tài sản tại Cần Thơ.
    - Đường từ Cần Thơ đi Long Xuyên được khởI công.
    - 84 gia đình ở Thái Bình được đưa đến Phụng Hiệp (Cần Thơ).
    - Đào kinh Xẻo Vông (1908 - 1912).
    - Cất xong nhà chợ (chợ cá) tại Cần Thơ (1908 - 1909).
    - Chủ tịch Outrey đưa kế hoạch biến Phụng Hiệp trở thành một thương cảng (Port fluvial).
    - Xáng đào thêm con kinh nốI Phụng Hiệp với Sóc Trăng.
    1909: NĐTQ ngày 18-5 thu hồi nghị định ngày 17-11-1908 liên quan đến việc sáp nhập vào tỉnh Cần Thơ một phần của làng Ninh Thới bao gồm giữa ranh giới làng Hội Ân & kênh Mỹ Vân...
    các bạn đón đọc tiếp nhé...
    Liptonaddict-người luôn đi tìm một tình yêu đích thực
  8. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    CẦN THƠ
    Dân số: 185.599.1 người (năm 2001)
    Diện tích: 3.022 km2
    GDP/người: 353 USD (tương đương: 5.232.166 đồng) (năm 2001)
    Bí thư Tỉnh ủy: Lê Nam Giới ÐT: 08071175
    Chủ tịch tỉnh: Nguyễn Phong Quang ÐT: (84-71) 811815 - 08071132
    Tỉnh lỵ: Thành phố Cần Thơ
    Ðã từ xa xưa Cần Thơ đã được phong là Tây Ðô (thủ đô của các tỉnh miền tây). Cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 170 Km, Cần Thơ nằm trên hữu ngạn của dòng sông Hậu. Cần Thơ có thành phố Cần Thơ và 6 huyện (Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh), nằm trên diện tích 3.022 km2, với dân số tính đến năm 2000 là 1.839.000 người. Ðây là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ.
    Dòng sông Hậu như ân nhân của vùng đất này, hàng năm nó đem lại cho Cần Thơ một lượng phù sa tương đối lớn, bồi đắp và tưới tiêu cho đồng ruộng ở đây. Nó cũng tạo ra một tiềm năng du lịch không nhỏ. Những ngày thời tiết đẹp, ngồi trên thuyền thả trôi theo dòng nước mà ngắm cảnh đôi bờ thì thật là tuyệt đẹp. Bên tả ngạn dòng sông Hậu có bến Ninh Kiều. Bến được biết đến nhờ vị trí thuận lợi và tương đối đẹp của nó. Nhìn ra một đường phố lớn ven sông tấp nập người xe qua lại, có nhà thủy tạ như một con tầu nổi bồng bềnh nối với bờ bằng một nhịp cầu chắc chắn và hết sức nên thơ. ở đây cũng có khách sạn xây dựng để đón du khách. Khách đến đây có thể qua lại bằng các bến phà, hoặc ngòi, trên thủy tạ nhấm nháp món lẩu lươn, đặc sản quê hương và ngắm cảnh thiên nhiên của dòng sông duyên dáng này.
    Cần Thơ có Trường Ðại học Cần Thơ, với khoảng 2000 sinh viên. Trường đào tạo các cử nhân về nông nghiệp, y và sư phạm để cung cấp cán bộ cho các tỉnh miền Tây. ở đây còn có các trung tâm nghiên cứu lúa, đã và đang tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao phục vụ cả nước.

    kittydethuong
  9. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ-giờ G năm ấy[/size=4
    Cuối năm 1967,Bộ chính trị nhận định ?ochúng ta đang đứng trước những triển vọng & thời cơ lớn.Đế quốc Mỹ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan? từ đó Bộ chính trị ra quyết định lịch sử ?ochuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam bước sang thời kì mới,thời kì giành thắng lợi quyết định...?
    Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương,Tỉnh uỷ Cần Thơ khẩn trương tổ chức học tập,chỉnh huấn Nghị quyết của Trung ương & chuẩn bị tinh thần,vật chất cho đợt tổng tấn công & nổi dậy Xuân 1968,như thành lập thêm Tiểu đoàn Tây Đô 2,cá đại đội đặc công,phát triển du kích để tiến công địch ở cơ sở,hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược giải phóng nông thôn...
    Vòng cung khói lửa.
    Xã Long Tuyền (Tp Cần Thơ) nằm ở vị trí chiến lược,là một trong những xã vòng cung tiếp giáp Tp Cần Thơ,là nơi ta đứng chân chỉ đạo cho các lực lượng tiến công vào Tp Cần Thơ - trung tâm đầu não vùng 4 chiến thuật của Mỹ - nguỵ.Khu uỷ Tây Nam Bộ,Tỉnh uỷ Cần Thơ coi Tp Cần Thơ là trọng điểm 1 ở khu Tây Nam Bộ.Quân địch ở Cần Thơ tập trung lực lưọng thực hiện kế hoạch ?otìm diệt? & ?o bình định? để tiêu diệt cơ sở cách mạng ngăn chặn lực lượng ta tiến công vào Tp nên địa bàn xã Long Tuyền diễn ra tranh chấp giữa ta & địch rất ác liệt.Chuẩn bị cho cuộc tổng công kích,Tỉnh uỷ Cần Thơ tăng cường cán bộ cho xã Long Tuyền,đồng thời huy động nhân dân Long Tuyền đóng góp lúa,gạo để chuẩn bị hậu cần cho cuộc tổng tấn công.Chi bộ & quân dân Long Tuyền phấn khởi tự tin bước vào nhiệm vụ mới.
    Vào 5h chiều ngày 28-1-1968 (nhằm ngày 29 tháng Chạp),lệnh tổng công kích & nổi dậy toàn miền Nam được triển khai tại cuộc họp chi uỷ xã.Đến 6h cùng ngày,tiếp tục triển khai đến hết cán bộ,đảng viên xã Long Tuyền,đồng thời bố trí các lực lượng vào các địa bàn để sẵn sàng bước vào cuộc tấn công lịch sử.Trạm quân y của Tiểu đoàn 303 vào đóng ở rạch Ngã Bác,các ấp Bình Phó,Bình Thường,các đơn vị khác đến đứng chân trên địa bàn theo quyết định của Ban chỉ huy,sẵn sàng cho cuộc tổng tấn công vào TP Cần Thơ.
    Ngày 27 & 28/1/1968 (nhằm ngày 28 & 29 tháng Chạp) các lực lượng đại quân ta từ bên kia vượt sông vào lộ Vòng Cung với tinh thần ?ohành quân thần tốc? ?oquyết chiến quyết thắng? tiến thẳng vào các trọng điểm trong nội ô Tp Cần Thơ.3h sáng ngày 30-1-1968 (đêm 30 rạng mùng 1 Tết Mậu Thân) các lực lượng võ trang đồng loạt tấn công vào Tp Cần Thơ theo nhiều hướng (địa bàn Long Tuyền thuộc hướng thứ 3).Hướng này,có tiểu đoàn 303.Quân khu phụ trách vào sân bay Lộ Tẻ cô lập Cần Thơ với khu quân sự Bình Thuỷ,Trà Nóc.Lực lượng võ trang xã Long Tuyền chia thành 3 bộ phận: Một bộ phận hướng dẫn lực lượng võ trang quân khu tiến công vào khu vực sân bay Trà Nóc,khu quân sự Bình Thuỷ thuộc ấp Bình Lạc;một bộ phận hướng dẫn mũi tấn công vào khu vực Lộ Tẻ (phi trường 31) thuộc ấp Bình Nhựt,còn lại một bộ phận lực lượng du kích xã,dân quân tự vệ & quần chúng được hỗ trợ chỉ đạo của Huyện đội Châu Thành & thành phố Cần Thơ bao vây tiêu diệt,bức hàng,bức rút đồn Miễu Ông,đồn Ông Dựa,đồn Khoán Châu,đồn Rạch Cam,đồn Rạch Chanh,đồn Bà Chủ Kiểu & đồn Cầu Đá (rạch Làng); vận động hàng trăm binh lính địch bỏ hàng ngủ trở về với nhân dân.Ở Long Tuyền & các xã lộ Vòng Cung,ta giải phóng & giành quyền làm chủ nhiều mảng lớn.
    Địch bị đánh bất ngờ nên hoang mang lúng túng.Nhưng liền sau đó chúng củng cố tập trung mọi lực lượng,mọi phương tiện,cố gắng phòng thủ & tổ chức nhiều cuộc phản kích lại ta.Suốt ngày 31-1-1968 (mùng 2 Tết Mậu Thân) địch cho ném bom xuống các trận địa của ta đang chiếm giữ như :hậu sân bay Trà Nóc,sân bay Lộ Tẻ,tàn phá nhà cửa ruộng vườn của nhân dân.
    Ta tổ chức cho những gia đình có người già,trẻ em,phụ nữ lần lượt tản cư còn trên 1.000 đồng bào xã Long Tuyền,huy động 500 ghe,xuồng ở lại chiến trường phục vụ chiến đấu.
    Tiếp tục phản kích,địch đưa lữ đoàn ?oB? thuộc sư đoàn 9 Mỹ,sư đoàn 21 nguỵ,các tiểu đoàn biệt động quan 42,43,44,xe tăng,pháo binh,không quân,kể cả máy bay B52,hải quân,tàu chiến từ Tp Cần Thơ đánh ra các mặt trận xã Long Tuyền,An Bình & các xã trong lộ Vòng Cung.
    Sau 10 ngày đêm chiến đấu liên tục & hứng chịu các cuộc phản kích bão lửa của địch,quân dân Long Tuyền được lệnh đưa lực lượng ta từng bước lui về phía sau,lần lượt rút khỏi lộ Vòng Cung.Trong 2 ngày 12,13-2-1968,tiểu đoàn pháo quân khu bắn liên tục vào sân bay Trà Nóc làm cháy 10 máy bay,trong đó có 2 máy bay trinh sát còn lại là trực thăng,phá huỷ 2 xe quân sự,đốt cháy 1 bồn chứa xăng.Ngày 18/2/1968 lúc 1h một bộ phận đặc công & tiẻu đoàn 307 bí mật tấn công vào phi trường 31,diệt đại đội bảo an số 629,phá huỷ 2 xe vận tải đến 8h cùng ngày các đơn vị rút ra ngoài.Địch cho tiểu đoàn 42 biệt động quân đuổi theo.Đến rạch Rau Răm,tiểu đoàn 307 chờ địch đến gần xuất kích đánh thiệt hại nặng quân địch,buộc tiểư đoàn này phải rút chạy.
    Tại trung tâm Tp,đêm mùng 1 rạng mùng 2 Tết (3h sáng ngày 30 rạng 31-1-1968) quân ta bắt đầu nổ súng tấn công theo kế hoạch.Mở đầu cuộc tấn công là chiến công của đội biệt động đánh vào trung tâm Tp,kế đó là đại đội 20,tiểu đoàn Tây Đô tiến vào trung tâm Tp qua đường Tạ Thu Thâu (nay là đường Mậu Thân) đến đường Trần Hưng Đạo qua đưòng Tự Đức (Lý Tự Trọng) ta tiêu diệt tàon bộ lực lượng án ngữ trên đường tiến quân.Sáng mùng 2 Tết,đại đội 67 đánh chiếm cầu Rạch Ngỗng.Đêm mùng 2 Tết, tiểu đoàn Tây Đô 1 đưa đại đội 23 & 28 tiến vào Rạch Ngỗng qua chợ Mít Nài đánh vào trung tâm đầu não của bọn xâm lược Mỹ.Địch dùng máy bay trực thăng phản kích quyết liệt.Ta với chúng giành nhau từng căn nhà,góc phố.Với tinh thần chiến đấu quả cảm,các chiến sĩ tiểu đoàn Tây Đô đã từng bước làm chủ trận địa trên mũi tấn công này.
    Ở mũi đại đội 20,ta vừa triển khai tiến công vừa phá kềm mở hướng tiến chiếm khu văn hoá đường Tự Đức (nay là khu 3 ĐHCT) chiếm chợ Cả Đài,Hồ Xáng Thổi,đánh vào trại Phan Bội Châu là hậu cứ của liên đoàn 67 truyền tin vùng IV nguỵ .Địch chống trả quyết liệt,một bộ phận của ta chiếm được khu vực cầu Rạch Bần,đương Tạ Thu Thâu.Ta với địch quần nhau trên đường phố & từng ngõ hẻm.Các chiến sĩ Tây Đô băng qua lửa đạn vượt từng dãy phố để tiếp cận mục tiêu,địch dùng thiết giáp M113,xa nồi đồng đến ngăn chặn,ta bắn cháy 2 thiết giáp M113.Địch phòng thủ kiên cố ta mở nhiều cuộc tấn công nhưng không tiến lên được.Để bảo toàn lực lượng tiểu đoàn phân tán vào nhà dân khu chợ Cả Đài,địch cho máy bay khu trục AD6 ném bom phong toả,khu văn hoá & khu chợ Cả Đài khói lửa ngút trời.Trên trục đường từ Bến Xe Mới đến Bình Thuỷ,địch sử dụng một lực lượng lớn thiết giáp M113 phòng giữ,trên các nhà cao từng chúng bố trí hoả lực mạnh để ngăn chặn các mũi tiến công của ta.Sau 4 ngày đêm chiến đấu dũng cảm ác liệt đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 ta rút khỏi nội ô,bám trụ vùng ven tiếp tục chiến đấu.
    Tại thị xã Vị Thanh: lực lượng vũ trang ta luồn sâu đánh vào hậu cứ địch gây cho chúng nhiều thiệt hại.Đến ngày 28-2-1968,kết thúc đợt 1 của cuộc tấn công,quân & dân thị xã Vị Thanh phối hợp với tiểu đoàn Tây Đô 2 của tỉnh đã đánh 20 trận lớn nhỏ,loại khỏi vòng chiến đấu 409 tên địch trong đó có 4 tên Mỹ,phá huỷ 12 xe quân sự,phá huỷ 12 chiếc khác,đốt cháy 16.000 lít xăng,1 kho đạn,62 căn trại,đánh sập 1 toà nhà hành chính & 1 lữ quân Mỹ.Phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược hỗ trợ cho 50 gia đình trở về quê cũ làm ăn...
    Tại huyện Ô Môn: khu uỷ Tây Nam Bộ lấy tỉnh Cần Thơ làm trọng điểm số 1 của khu với mục tiêu tấn công là Tp Cần Thơ mà huyện Ô Môn là bàn đạp quan trọng nằm trong vành đai phía Bắc Tp Cần Thơ.Huyện uỷ Ô Môn do đồng chí Nguyễn Hoàng Anh,Tỉnh uỷ viên,Bí thư Huyện uỷ,lãnh đạo Đảng bộ,quân 7 dân Ô Môn xác định nhiệm vụ chủ yếu quan trọng của cuộc tổng tấn công năm 1968 là phải tạo được hành lang an toàn đển quân chủ lực ta làm bàn đạp tấn công vào Tp Cần Thơ,vừa bảo đảm hậu cần tại chổ cho bộ đội vừa phải trực tiếp chiếm lĩnh các mục tiêu đã định tại địa phương.Giờ G của cuộc tấn công đã điểm.Lực lượng địa phương quân của huyện đánh vào thị trấn Ô Môn,còn các đại đội mới thành lập từ du kích xã rút lên đánh chi viện của địch trên lộ 27 & tấn công các đồn bót...
    Kết thúc đợt 1 của cuộc tấn công,quân dân Ô Môn diệt 50 tên sĩ quan mới của trường huấn luyện Chi Lăng đưa về Ô Môn,tập kích diệt một trung đội địch trên đoạn đường Ô Môn - Thốt Nốt,bắn chìm 1 tàu trinh sát hạm đội nhỏ của Mỹ
    Tại huyện Châu Thành: Lực lượng ta ở các mũi bất ngờ tấn công vào các mục tiêu đã định trong Tp Cần Thơ.Một bộ phận khác trụ vững chống trả quyết liệt với bọn phản kích ở khu Rạch Ngỗng,Rau Răm,ta làm chủ Lộ Vòng Cung từ Rạch kè đến Vàm Xáng hơn 20 ngày,bắn chìm7 tàu,diệt hàng trăm tên địch trong đó có một tên Trung tá Mỹ.Ngay trong đêm 30 Tết,ta gỡ 8 đồn ở Giai Xuân,quét được gần hết đồn bót trên lộ Sóng Lươn,hai xã Mỹ Khánh & Giai Xuân căn bản dược giải phóng.Ta đã ?oMở cửa được Vòng Cung?.
    Tại huyện Phụng Hiệp: Lực lượng địa phương quân huyện cùng du kích các xã Đại Thành,Tân Phước Hưng đánh thẳng vào chi khu,chiếm cầu Phụng Hiệp,cụm pháo ở sân Banh (nay là cơ quan Huyện uỷ,Uỷ ban Nhân dân huyện) làm chủ cho tới sáng mùng 1 Tết,ta phá 1 khẩu pháo 105 ly (trong 4 khẩu pháo ở Phụng Hiệp) làm bị thương 7 tên.Ngoài mục tiêu tấn công chi khu,địa phương quân & du kích các xã liên tục tấn công các đoạn Quốc lộ 4 (nay là Quốc lộ 1),lộ 40 (nay là Quốc lộ 61).Ở xã Hiệp Hưng,ta tấn công bao vây 4 đồn ở Kinh Ngang.Địch hoang man bỏ chạy.Ở xã Tân Phước Hưng,ta bao vây đồn Búng Tàu,địch phải rút chạy,xã Hiệp Hưng hoàn toàn giải phóng.Lực lượng ta làm chủ trên đoạn trên đoạn từ Phụng Hiệp đến Ban Thạch (Long Thạnh) suốt ngày đêm ta phát động quần chúng nổi dậy phá ấp ?oTân sinh? diệt tề trừ gian,phá phòng vệ dân sự,giành quyền làm chủ.Lực lượng du kích xã Đại Thành,Phụng Hiệp đã làm chu 2 ngày đêm đoạn lộ từ thị trấn Phụng Hiệp đến Cống Đôi (giáp Sóc Trăng).
    Với 2 mũi tiến công địch bằng sức mạnh tổng hợp phối hợp với các chiến trường,quân dân Cần Thơ đã góp phần cùng với nhân dân miền Nam giang một đòn quyết định làm phá sản ?oChiến lược chiến tranh cục bộ?T của Mỹ buộc chúng phải thay đổi chiến lược xuống thang chiến tranh,bước vào dầm phán Hiệp định Paris.Cuộc tổng tấn công & nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân & dân Cần Thơ là một minh chứng thực hiện sự quyết tâm của Trung ương Đảng,và lời kêu gọi ?ocả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược? của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 3-11-1968) ?ohễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta,thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu,quét sạch nó đi?
    Liptonaddict-người luôn đi tìm một tình yêu đích thực
  10. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ-giờ G năm ấy
    Cuối năm 1967,Bộ chính trị nhận định ?ochúng ta đang đứng trước những triển vọng & thời cơ lớn.Đế quốc Mỹ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan? từ đó Bộ chính trị ra quyết định lịch sử ?ochuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam bước sang thời kì mới,thời kì giành thắng lợi quyết định...?
    Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương,Tỉnh uỷ Cần Thơ khẩn trương tổ chức học tập,chỉnh huấn Nghị quyết của Trung ương & chuẩn bị tinh thần,vật chất cho đợt tổng tấn công & nổi dậy Xuân 1968,như thành lập thêm Tiểu đoàn Tây Đô 2,cá đại đội đặc công,phát triển du kích để tiến công địch ở cơ sở,hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược giải phóng nông thôn...
    Vòng cung khói lửa.
    Xã Long Tuyền (Tp Cần Thơ) nằm ở vị trí chiến lược,là một trong những xã vòng cung tiếp giáp Tp Cần Thơ,là nơi ta đứng chân chỉ đạo cho các lực lượng tiến công vào Tp Cần Thơ - trung tâm đầu não vùng 4 chiến thuật của Mỹ - nguỵ.Khu uỷ Tây Nam Bộ,Tỉnh uỷ Cần Thơ coi Tp Cần Thơ là trọng điểm 1 ở khu Tây Nam Bộ.Quân địch ở Cần Thơ tập trung lực lưọng thực hiện kế hoạch ?otìm diệt? & ?o bình định? để tiêu diệt cơ sở cách mạng ngăn chặn lực lượng ta tiến công vào Tp nên địa bàn xã Long Tuyền diễn ra tranh chấp giữa ta & địch rất ác liệt.Chuẩn bị cho cuộc tổng công kích,Tỉnh uỷ Cần Thơ tăng cường cán bộ cho xã Long Tuyền,đồng thời huy động nhân dân Long Tuyền đóng góp lúa,gạo để chuẩn bị hậu cần cho cuộc tổng tấn công.Chi bộ & quân dân Long Tuyền phấn khởi tự tin bước vào nhiệm vụ mới.
    Vào 5h chiều ngày 28-1-1968 (nhằm ngày 29 tháng Chạp),lệnh tổng công kích & nổi dậy toàn miền Nam được triển khai tại cuộc họp chi uỷ xã.Đến 6h cùng ngày,tiếp tục triển khai đến hết cán bộ,đảng viên xã Long Tuyền,đồng thời bố trí các lực lượng vào các địa bàn để sẵn sàng bước vào cuộc tấn công lịch sử.Trạm quân y của Tiểu đoàn 303 vào đóng ở rạch Ngã Bác,các ấp Bình Phó,Bình Thường,các đơn vị khác đến đứng chân trên địa bàn theo quyết định của Ban chỉ huy,sẵn sàng cho cuộc tổng tấn công vào TP Cần Thơ.
    Ngày 27 & 28/1/1968 (nhằm ngày 28 & 29 tháng Chạp) các lực lượng đại quân ta từ bên kia vượt sông vào lộ Vòng Cung với tinh thần ?ohành quân thần tốc? ?oquyết chiến quyết thắng? tiến thẳng vào các trọng điểm trong nội ô Tp Cần Thơ.3h sáng ngày 30-1-1968 (đêm 30 rạng mùng 1 Tết Mậu Thân) các lực lượng võ trang đồng loạt tấn công vào Tp Cần Thơ theo nhiều hướng (địa bàn Long Tuyền thuộc hướng thứ 3).Hướng này,có tiểu đoàn 303.Quân khu phụ trách vào sân bay Lộ Tẻ cô lập Cần Thơ với khu quân sự Bình Thuỷ,Trà Nóc.Lực lượng võ trang xã Long Tuyền chia thành 3 bộ phận: Một bộ phận hướng dẫn lực lượng võ trang quân khu tiến công vào khu vực sân bay Trà Nóc,khu quân sự Bình Thuỷ thuộc ấp Bình Lạc;một bộ phận hướng dẫn mũi tấn công vào khu vực Lộ Tẻ (phi trường 31) thuộc ấp Bình Nhựt,còn lại một bộ phận lực lượng du kích xã,dân quân tự vệ & quần chúng được hỗ trợ chỉ đạo của Huyện đội Châu Thành & thành phố Cần Thơ bao vây tiêu diệt,bức hàng,bức rút đồn Miễu Ông,đồn Ông Dựa,đồn Khoán Châu,đồn Rạch Cam,đồn Rạch Chanh,đồn Bà Chủ Kiểu & đồn Cầu Đá (rạch Làng); vận động hàng trăm binh lính địch bỏ hàng ngủ trở về với nhân dân.Ở Long Tuyền & các xã lộ Vòng Cung,ta giải phóng & giành quyền làm chủ nhiều mảng lớn.
    Địch bị đánh bất ngờ nên hoang mang lúng túng.Nhưng liền sau đó chúng củng cố tập trung mọi lực lượng,mọi phương tiện,cố gắng phòng thủ & tổ chức nhiều cuộc phản kích lại ta.Suốt ngày 31-1-1968 (mùng 2 Tết Mậu Thân) địch cho ném bom xuống các trận địa của ta đang chiếm giữ như :hậu sân bay Trà Nóc,sân bay Lộ Tẻ,tàn phá nhà cửa ruộng vườn của nhân dân.
    Ta tổ chức cho những gia đình có người già,trẻ em,phụ nữ lần lượt tản cư còn trên 1.000 đồng bào xã Long Tuyền,huy động 500 ghe,xuồng ở lại chiến trường phục vụ chiến đấu.
    Tiếp tục phản kích,địch đưa lữ đoàn ?oB? thuộc sư đoàn 9 Mỹ,sư đoàn 21 nguỵ,các tiểu đoàn biệt động quan 42,43,44,xe tăng,pháo binh,không quân,kể cả máy bay B52,hải quân,tàu chiến từ Tp Cần Thơ đánh ra các mặt trận xã Long Tuyền,An Bình & các xã trong lộ Vòng Cung.
    Sau 10 ngày đêm chiến đấu liên tục & hứng chịu các cuộc phản kích bão lửa của địch,quân dân Long Tuyền được lệnh đưa lực lượng ta từng bước lui về phía sau,lần lượt rút khỏi lộ Vòng Cung.Trong 2 ngày 12,13-2-1968,tiểu đoàn pháo quân khu bắn liên tục vào sân bay Trà Nóc làm cháy 10 máy bay,trong đó có 2 máy bay trinh sát còn lại là trực thăng,phá huỷ 2 xe quân sự,đốt cháy 1 bồn chứa xăng.Ngày 18/2/1968 lúc 1h một bộ phận đặc công & tiẻu đoàn 307 bí mật tấn công vào phi trường 31,diệt đại đội bảo an số 629,phá huỷ 2 xe vận tải đến 8h cùng ngày các đơn vị rút ra ngoài.Địch cho tiểu đoàn 42 biệt động quân đuổi theo.Đến rạch Rau Răm,tiểu đoàn 307 chờ địch đến gần xuất kích đánh thiệt hại nặng quân địch,buộc tiểư đoàn này phải rút chạy.
    Tại trung tâm Tp,đêm mùng 1 rạng mùng 2 Tết (3h sáng ngày 30 rạng 31-1-1968) quân ta bắt đầu nổ súng tấn công theo kế hoạch.Mở đầu cuộc tấn công là chiến công của đội biệt động đánh vào trung tâm Tp,kế đó là đại đội 20,tiểu đoàn Tây Đô tiến vào trung tâm Tp qua đường Tạ Thu Thâu (nay là đường Mậu Thân) đến đường Trần Hưng Đạo qua đưòng Tự Đức (Lý Tự Trọng) ta tiêu diệt tàon bộ lực lượng án ngữ trên đường tiến quân.Sáng mùng 2 Tết,đại đội 67 đánh chiếm cầu Rạch Ngỗng.Đêm mùng 2 Tết, tiểu đoàn Tây Đô 1 đưa đại đội 23 & 28 tiến vào Rạch Ngỗng qua chợ Mít Nài đánh vào trung tâm đầu não của bọn xâm lược Mỹ.Địch dùng máy bay trực thăng phản kích quyết liệt.Ta với chúng giành nhau từng căn nhà,góc phố.Với tinh thần chiến đấu quả cảm,các chiến sĩ tiểu đoàn Tây Đô đã từng bước làm chủ trận địa trên mũi tấn công này.
    Ở mũi đại đội 20,ta vừa triển khai tiến công vừa phá kềm mở hướng tiến chiếm khu văn hoá đường Tự Đức (nay là khu 3 ĐHCT) chiếm chợ Cả Đài,Hồ Xáng Thổi,đánh vào trại Phan Bội Châu là hậu cứ của liên đoàn 67 truyền tin vùng IV nguỵ .Địch chống trả quyết liệt,một bộ phận của ta chiếm được khu vực cầu Rạch Bần,đương Tạ Thu Thâu.Ta với địch quần nhau trên đường phố & từng ngõ hẻm.Các chiến sĩ Tây Đô băng qua lửa đạn vượt từng dãy phố để tiếp cận mục tiêu,địch dùng thiết giáp M113,xa nồi đồng đến ngăn chặn,ta bắn cháy 2 thiết giáp M113.Địch phòng thủ kiên cố ta mở nhiều cuộc tấn công nhưng không tiến lên được.Để bảo toàn lực lượng tiểu đoàn phân tán vào nhà dân khu chợ Cả Đài,địch cho máy bay khu trục AD6 ném bom phong toả,khu văn hoá & khu chợ Cả Đài khói lửa ngút trời.Trên trục đường từ Bến Xe Mới đến Bình Thuỷ,địch sử dụng một lực lượng lớn thiết giáp M113 phòng giữ,trên các nhà cao từng chúng bố trí hoả lực mạnh để ngăn chặn các mũi tiến công của ta.Sau 4 ngày đêm chiến đấu dũng cảm ác liệt đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 ta rút khỏi nội ô,bám trụ vùng ven tiếp tục chiến đấu.
    Tại thị xã Vị Thanh: lực lượng vũ trang ta luồn sâu đánh vào hậu cứ địch gây cho chúng nhiều thiệt hại.Đến ngày 28-2-1968,kết thúc đợt 1 của cuộc tấn công,quân & dân thị xã Vị Thanh phối hợp với tiểu đoàn Tây Đô 2 của tỉnh đã đánh 20 trận lớn nhỏ,loại khỏi vòng chiến đấu 409 tên địch trong đó có 4 tên Mỹ,phá huỷ 12 xe quân sự,phá huỷ 12 chiếc khác,đốt cháy 16.000 lít xăng,1 kho đạn,62 căn trại,đánh sập 1 toà nhà hành chính & 1 lữ quân Mỹ.Phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược hỗ trợ cho 50 gia đình trở về quê cũ làm ăn...
    Tại huyện Ô Môn: khu uỷ Tây Nam Bộ lấy tỉnh Cần Thơ làm trọng điểm số 1 của khu với mục tiêu tấn công là Tp Cần Thơ mà huyện Ô Môn là bàn đạp quan trọng nằm trong vành đai phía Bắc Tp Cần Thơ.Huyện uỷ Ô Môn do đồng chí Nguyễn Hoàng Anh,Tỉnh uỷ viên,Bí thư Huyện uỷ,lãnh đạo Đảng bộ,quân 7 dân Ô Môn xác định nhiệm vụ chủ yếu quan trọng của cuộc tổng tấn công năm 1968 là phải tạo được hành lang an toàn đển quân chủ lực ta làm bàn đạp tấn công vào Tp Cần Thơ,vừa bảo đảm hậu cần tại chổ cho bộ đội vừa phải trực tiếp chiếm lĩnh các mục tiêu đã định tại địa phương.Giờ G của cuộc tấn công đã điểm.Lực lượng địa phương quân của huyện đánh vào thị trấn Ô Môn,còn các đại đội mới thành lập từ du kích xã rút lên đánh chi viện của địch trên lộ 27 & tấn công các đồn bót...
    Kết thúc đợt 1 của cuộc tấn công,quân dân Ô Môn diệt 50 tên sĩ quan mới của trường huấn luyện Chi Lăng đưa về Ô Môn,tập kích diệt một trung đội địch trên đoạn đường Ô Môn - Thốt Nốt,bắn chìm 1 tàu trinh sát hạm đội nhỏ của Mỹ
    Tại huyện Châu Thành: Lực lượng ta ở các mũi bất ngờ tấn công vào các mục tiêu đã định trong Tp Cần Thơ.Một bộ phận khác trụ vững chống trả quyết liệt với bọn phản kích ở khu Rạch Ngỗng,Rau Răm,ta làm chủ Lộ Vòng Cung từ Rạch kè đến Vàm Xáng hơn 20 ngày,bắn chìm7 tàu,diệt hàng trăm tên địch trong đó có một tên Trung tá Mỹ.Ngay trong đêm 30 Tết,ta gỡ 8 đồn ở Giai Xuân,quét được gần hết đồn bót trên lộ Sóng Lươn,hai xã Mỹ Khánh & Giai Xuân căn bản dược giải phóng.Ta đã ?oMở cửa được Vòng Cung?.
    Tại huyện Phụng Hiệp: Lực lượng địa phương quân huyện cùng du kích các xã Đại Thành,Tân Phước Hưng đánh thẳng vào chi khu,chiếm cầu Phụng Hiệp,cụm pháo ở sân Banh (nay là cơ quan Huyện uỷ,Uỷ ban Nhân dân huyện) làm chủ cho tới sáng mùng 1 Tết,ta phá 1 khẩu pháo 105 ly (trong 4 khẩu pháo ở Phụng Hiệp) làm bị thương 7 tên.Ngoài mục tiêu tấn công chi khu,địa phương quân & du kích các xã liên tục tấn công các đoạn Quốc lộ 4 (nay là Quốc lộ 1),lộ 40 (nay là Quốc lộ 61).Ở xã Hiệp Hưng,ta tấn công bao vây 4 đồn ở Kinh Ngang.Địch hoang man bỏ chạy.Ở xã Tân Phước Hưng,ta bao vây đồn Búng Tàu,địch phải rút chạy,xã Hiệp Hưng hoàn toàn giải phóng.Lực lượng ta làm chủ trên đoạn trên đoạn từ Phụng Hiệp đến Ban Thạch (Long Thạnh) suốt ngày đêm ta phát động quần chúng nổi dậy phá ấp ?oTân sinh? diệt tề trừ gian,phá phòng vệ dân sự,giành quyền làm chủ.Lực lượng du kích xã Đại Thành,Phụng Hiệp đã làm chu 2 ngày đêm đoạn lộ từ thị trấn Phụng Hiệp đến Cống Đôi (giáp Sóc Trăng).
    Với 2 mũi tiến công địch bằng sức mạnh tổng hợp phối hợp với các chiến trường,quân dân Cần Thơ đã góp phần cùng với nhân dân miền Nam giang một đòn quyết định làm phá sản ?oChiến lược chiến tranh cục bộ?T của Mỹ buộc chúng phải thay đổi chiến lược xuống thang chiến tranh,bước vào dầm phán Hiệp định Paris.Cuộc tổng tấn công & nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân & dân Cần Thơ là một minh chứng thực hiện sự quyết tâm của Trung ương Đảng,và lời kêu gọi ?ocả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược? của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 3-11-1968) ?ohễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta,thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu,quét sạch nó đi?
    Liptonaddict-người luôn đi tìm một tình yêu đích thực

Chia sẻ trang này