1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần Thơ mến yêu !!! Một vài nét về Thành Phố Cần Thơ ( hình ảnh, thông tin...)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Natalia, 02/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
  2. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
  3. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
  4. daubep

    daubep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/10/2002
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. whitesharknt

    whitesharknt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Có hình nào về đồng lúa ở cần thơ không các bác
    Vạn sự khởi đầu nan
    Gian nan bắt đầu nản
  6. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Có chứ :
    [​IMG]

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  7. daubep

    daubep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/10/2002
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. daubep

    daubep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/10/2002
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
    Được daubep sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 20/04/2003
  9. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    DU LỊCH VƯỜN CẦN THƠ
    Trong những năm gần đây hàng loạt các vườn du lịch xanh tươi mà hiện đại đã và đang xuất hiện trên khắp các tuyến đường bộ, đường thuỷ ở Cần Thơ thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến thăm. Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Long Mỹ, Vị Thanh, Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển.
    Từ thành phố Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1 về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6 km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2 ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm ...Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm.
    Khu du lịch Ba Láng ở cách thành phố Cần Thơ 9 km (trên quốc lộ 1 theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2 ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.

    Tình yêu đến em ko mong đợi gì,tình yêu đi em ko hề hối tiếc
  10. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    CHÙA PHƯỚC HẬU
    Từ Thành phố Cần Thơ, xuôi dòng sông Hậu về phía hạ lưu cách thị trấn Trà Ôm không đầy một cây số, bạn sẽ thấy ở Tản Nhạn có một ngôi chùa cổ đứng giữa những tán tre già. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Giữa thế kỷ XIX nơi đây chỉ là một am nhỏ do các tu sĩ từ miền Trung vào đây lập nên. Nhờ công quả của các vị ấy cùng với dân làng Ðông Hậu qua nhiều lần xây cất, trùng tu chùa Phước Hậu trở thành một thiền điện uy nghiêm. Từ đời Hoà thượng Hoàng Chỉnh khai sơn năm 1910 ngôi chùa là một trong các Tổ đình của Thiền Tông Nam Tế ở Việt Nam. Gọi là Tổ đình bởi trong Tháp Ða Bảo của chùa Phước Hậu có thờ di cốt của các vị cao tăng từng lãnh đạo phong trào Phật giáo ở Nam Kỳ, một phong trào tiến bộ nhằm gắn đạo phật với truyền thống dân tộc và đời sống xã hội, đó là Thiền sư Khánh Hoà người khởi xướng phong trào đấu tranh Phật giáo vào năm 1930, Thiền sư Huệ Quang vị pháp chủ đầu tiên của Giáo hội, Thiền sư Khánh Anh pháp chủ đời thứ hai, vị thứ tư là Hoà thượng Thích Quảng Ðức, nhà sư đã tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11/6 /1963 để phản kháng chế độ Ngô Ðình Nhiệm được giới phật tử tôn vinh là Bồ Tát.
    Chùa Phước Hậu xứng danh là một Tổ đình, bởi đây là nơi trụ trì hành đạo của nhiều vị hoà thượng có học vấn uyên bác, có tinh thần yêu nước và xu hướng tư tưởng tiến bộ.
    Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ, người phụ trách cơ sở này là Hoà thượng Hoàng Phú, tục danh của ông là Võ Văn Minh. Trong số các hiện vật lịch sử cách mạng đang lưu trữ tại bảo tàng Vĩnh Long có các thẻ tín đồ phật giáo do chùa Phước Hậu xuất cho một số cán bộ hoạt động công khai ở thành thị, có thể tìm thấy ở đây thẻ tín đồ kèm với căn cước của đồng chí Lê Minh lấy tên là Trần Văn Cần và đồng chí Nguyễn Văn Lưu lấy tên là Trần Văn Sáu. Trải qua bao trận phong ba ngôi chùa vẫn đứng hiên ngang giữa vòng vây của quân thù. Cơ sở cách mạng vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày thống nhất đất nước, chùa Phước Hậu lại trở về với không khí trầm mạc, ôn nhã của chốn thiền lâm ngày ngày sống dưới thanh quê nơi thôn dã như cha ông xưa từng mơ ước. Mùng một ngày rằm khách thập phương cùng đồng bào Phật tử đến chùa dâng hoa lễ vật với lòng kính ngưỡng các vị *****, đó là những bậc chân tu đã đem hết đạo hạnh và trí tuệ của mình hiến dâng cho tổ quốc, cho đồng bào.
    Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. Trong nắng sớm mưa chiều tiếng chuông trầm hùng của chùa Phước Hậu cứ mãi ngân vang, tiếng chuông như gợi nhớ bao kỷ niệm về những ngày đấu tranh gian khổ, về những người khoác áo nâu sòng đã hiến trọn cuộc đời để giữ chọn mối đạo, vẹn nghĩa với nước non. Thật đáng trân trọng lý tưởng của đấng tu hành không phải để tạo công lập đức mà vì sự an nguy của chúng sinh vì sự giác ngộ đâu là đường đi hay lẽ phải. Cái đẹp của di tích lịch sử chùa Phước Hậu chính là giá trị nhân văn xuất phát từ truyền thống yêu nước và đạo nghĩa của dân tộc ta.

    Tình yêu đến em ko mong đợi gì,tình yêu đi em ko hề hối tiếc

Chia sẻ trang này