1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần Thơ mến yêu !!! Một vài nét về Thành Phố Cần Thơ ( hình ảnh, thông tin...)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Natalia, 02/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    <:3~~ <:3~~ <:3~~ <:3~~
  2. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0

    Bến Ninh Kiều

    YÊU MỌI NGƯỜI, TIN VÀI NGƯỜI, ĐỪNG XÚC PHẠM AI CẢ
  3. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0

    Sân bay Trà Nóc


    Tre xanh Việt Nam


  4. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    do milou post
    Cần Thơ chờ khách
    Chương trình phát triển du lịch đến 2005
    Năm 2005, sau khi cầu Sông Hậu hoàn thành, một số lượng rất lớn du khách trong và ngoài nước sẽ đến Cần Thơ. Đây là điều đã được nhiều quan chức và chuyên gia trong ngành du lịch địa phương dự báo. Từ đây có thể đề ra những giải pháp nhằm khai thác tốt nhất cơ hội này.
    Cần Thơ đã được Tổng cục du lịch Việt Nam xác định là trung tâm tam giác động lực phát triển du lịch: Tp.HCM-Cần Thơ-Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang). Trong những năm qua, hoạt động du lịch tại đây cũng đã có nhiều chuyển biến, du khách đến ngày một tăng.
    Trung tâm tam giác phát triển du lịch
    Năm 2001, đã có 260.000 lượt khách lưu trú, tăng 15,5% so với năm 2000; trong đó có 67.000 lượt khách quốc tế, tăng 12,4% và 193.000 lượt khách trong nước tăng 17%. Ngày khách lưu trú bình quân đạt 1,25 ngày/khách, riêng khách quốc tế đạt 1,21 ngày/khách. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch Cần Thơ năm 2001 được 100 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2000; trong đó doanh thu quốc tế được 21 tỷ đ. Theo các chuyên gia, đây là những kết qủa tốt nhất mà ngành du lịch đã đạt được tại các tỉnh vùng ĐBSCL.
    Với địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, lại có hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt, bên cạnh đó là những làng quê thanh bình, những cánh đồng lúa bát ngát, và những vườn cây trái sum suê, Cần Thơ cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL, nhưng lại có nhiều thuận lợi khác về cảnh quan và cơ sở hạ tầng. Ví như hệ thống các cồn cát, thường gọi là cù lao, giữa dòng sông Hậu được nhiều du khách biết đến như cồn Tân Lộc, cồn Cái Khế, cồn ¢u, cồn Khương đang từng bước đầu tư tôn tạo để khai thác, phục vụ du khách.
    Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như khách sạn, thông tin bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, bảo hiểm, ngân hàng khá hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện có 24 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, 3 viện bảo tàng, 4 khu du lịch lớn đang hoạt động. Không kể các điểm du lịch vườn bao quanh thành phố, Cần Thơ còn có 3 chợ nổi trên sông. Trong đó chợ nổi Phụng Hiệp đã trở thành địa danh quen thuộc, 2 vườn cò, và nhiều danh lam thắng cảnh khác.
    Du lịch Cần Thơ cũng đã có 45 khách sạn, thuộc 31 doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Trong đó có 11 khách sạn được xếp từ 1 đến 4 sao với tổng số 1.252 phòng gồm 2.150 giường. Đầu năm 2002, khách sạn Golf Cần Thơ tiêu chuẩn 4 sao đã được đưa vào hoạt động, có qui mô 101 phòng và các dịch vụ phụ trợ khác đáp ứng các yêu cầu phục vụ khách quốc tế.
    Sẽ tăng tốc phát triển nhanh hơn
    Ngay từ tháng 4/2002, UBND tỉnh Cần Thơ đã có quyết định phê duyệt Chương trình phát triển du lịch (trong tổng thể 9 chương trình và 7 đề án phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005). Trong đó xác định mục tiêu phát triển theo hướng du lịch xanh, sinh thái trên cơ sở khai thác lợi thế về địa lý, cảnh quan kết hợp với tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, nhân văn; nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước.
    Chỉ tiêu cụ thể mà chương trình đề ra là tới năm 2005, sẽ có 480.000 lượt khách tới tỉnh, tăng bình quân 13-14%/năm; trong đó khách quốc tế 120.000 lượt, tăng bình quân 14-15%/năm. Để thực hiện được Chương trình này, tỉnh cần tập trung phát triển các dịch vụ du lịch phong phú, có chất lượng cao, gắn liền với thiên nhiên. Nâng cấp các cơ sở khách sạn, nhà hàng hiện có; chỉnh trang, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử. Tổ chức các dịch vụ đi lại trong Tp.Cần Thơ và một số huyện, thị khác trong tỉnh. Phối hợp với các ngành liên quan để tổ chức một số lễ hội dân gian, mang tính đặc thù vùng ĐBSCL; phát triển các tuyến điểm du lịch... Ngành du lịch còn phải triển khai các dự án phát triển du lịch.
    Chủ trương đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm là một mũi đột phá. Nhưng trong tổng số vốn đầu tư trên 393 tỷ đồng, mà phần vốn ngân sách tỉnh dự kiến chỉ có 3 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1%, như vậy là quá thấp. Các chuyên gia cho rằng: du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, khi du lịch phát triển sẽ tạo ra lợi ích cho toàn xã hội. Nếu chỉ có ngành du lịch tự đầu tư bằng nguồn vốn tự có của mình, hay bằng nguồn vốn vay, thì ngành du lịch rất khó nếu không nói là không thể làm nổi. Lý do là không có khả năng thu hồi vốn trước 20 năm. Do đó, chính quyền tỉnh cần xem xét để đầu tư thêm với một tỷ lệ cao hơn nhiều lần so với mức đầu tư dự kiến cho các dự án trọng điểm. Ngoài ra cũng cần thiết lập nhiều dự án tiền khả thi, những chương trình đầu tư phát triển du lịch cụ thể hơn nữa để vay vốn quốc tế, vay vốn các ngân hàng thương mại trong nước, hay các nguồn vốn ưu đãi khác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng; đồng thời có biện pháp, chính sách thích hợp để các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển du lịch.
    Một chuyên gia khác, ông La Minh Hồng, gợi ý: ??oĐể đầu tư khai thác tiềm năng du lịch Cần Thơ, tạo tiền đề tích cực để đón nhận du khách vào năm 2005 khi cầu Cần Thơ hoàn thành, tiềm năng du lịch Cần Thơ phải được đánh giá và xem xét trên mối quan hệ liên ngành, liên vùng, theo đó du khách đến Cần Thơ không chỉ vì Cần Thơ. Chúng ta không chỉ nhìn nhận những gì Cần Thơ có, mà cần xem Cần Thơ là trung tâm của các tour, tuyến mà khi du khách đến ĐBSCL là phải đến Cần Thơ, các tiềm năng du lịch của Cần Thơ cần phải được phát hiện và đầu tư khai thác ngay từ bây giờ, kẻo không sẽ mất đi cơ hội ngàn năm có một???.
    Thạch Phùng
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Sao kỳ vậy nè ???? mình có vào lộn chủ đề không, sao lại có bài viết ở chổ post ảnh vậy ? Làm sao chuyển đi đây ?

    YÊU MỌI NGƯỜI, TIN VÀI NGƯỜI, ĐỪNG XÚC PHẠM AI CẢ
  6. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    To Sói.....nhớ khi post ..không có dấu chấm cuối nghe Sói
    Hai Minh
    Được natalia sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 01/10/2002
  7. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Bên bến Ninh Kiều
    Minh Trí
    Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh đã làm vướng bận bao tao nhân và mặc khách. Xứ xở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử, giai nhân đất Cần Thơ. Còn những con người Cần Thơ, họ lại luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến Ninh Kiều:
    "Cần Thơ có bến Ninh Kiều
    Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân".
    Ngược dòng thời gian, bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Công việc giao thương mỗi ngày thêm phần thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau những năm 1958, bến này chính thức được đặt tên là bến Ninh Kiều. Phải chăng cái tên Cần Thơ cũng xuất phát từ bến sông này? Bởi theo như lời dân gian truyền tụng, xưa kia tại Ninh Kiều vào những đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập qua lại trên sông, khách tài tử, giai nhân đất Tây Đô thường cùng nhau lĩnh xướng thơ ca. Do vậy, bến còn có tên gọi là Cầm Thi, và chính tên gọi Cầm Thi được gọi trại ra thành tên của đất Cần Thơ bây giờ. Thời gian đắp đổi khôn lường, dòng sông cứ mải miết trôi ra biển cả, còn bến Ninh Kiều đã trở thành niềm tự hào của người dân đất Cần Thơ. Bởi Ninh Kiều là hình ảnh sinh động, là sự khởi nguồn của những vần thơ, để rồi không chỉ những thương nhân muôn ngả tìm về, mà khách văn chương cũng bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương.
    "Đất Châu Thành anh ở
    Xứ Cần Thơ em về
    Bấy lâu sông cạn biển kề
    Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu".
    Dòng sông, bến nước, con thuyền bao đời nay vẫn thủy chung, gắn bó với con người nơi đây trong mối nhân duyên. Những con sóng vẫn ngày đêm vỗ nhịp thời gian, đưa con thuyền mải miết ngược xuôi theo dòng đời hối hả. Đâu chỉ là thi ca, nhạc, họa mà từ bến sông này, trên dòng sông này, những chuyến ngược xuôi đi về còn đảm nhận chức năng cao cả hơn, góp phần chuyển tải thông điệp văn hóa, văn minh để tạo nên sợi dây kết nối, bền chặt giữa Cần Thơ với mọi miền đất nước. Để du khách thập phương hôm nay có dịp tìm về chiêm ngưỡng thiên cảnh và thưởng thức những vật phẩm của vùng đất trù mật và phồn thịnh đã nổi tiếng bấy lâu nay "Cần Thơ gạo trắng nước trong". Chợ nổi Cái Răng, bao nhiêu trái cây và nông thổ sản của một vùng đều được mang tới chợ, tất cả cùng trên các con thuyền, rập rình sông nước. Các "cây bẹo" được treo đầy hàng hóa, các loại quả, củ như: xoài, dứa, chôm chôm, cam, bưởi... Cũng như Bắc Kỳ, chợ là một nhu cầu giao lưu không thể thiếu, nhưng do đặc trưng địa hình và tập tục sinh hoạt nơi cư trú nên ở sông rạch miền Tây (và Tây Nam Bộ nói chung) người ta tổ chức mua bán ngay ở trên sông. Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ.
    Đặc sản từng vùng, miền cùng có mặt ở nơi đây, xoài tượng, xoài thanh la, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quýt đường của Cần Thơ, măng cụt, sầu riêng, hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhãn Bạc Liêu, cam mật Xa Đéc... Mỗi loại có một hương vị riêng đặc biệt mà chỉ cần thưởng thức một lần nhưng ấn tượng về nó sẽ mãi không quên.
    Ninh Kiều hướng ra nơi hợp lưu giữa 2 dòng Cần Thơ và sông Hậu. Với lịch sử, Ninh Kiều gợi nhớ sự oai hùng, nhớ chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược. Còn Ninh Kiều hôm nay đã thành một công viên to đẹp, là danh thắng hấp dẫn khách thập phương. Về đây, thiên cảnh và nhân cảnh cùng hài hòa, man mác. Dòng sông, bến sông đã cùng con người bao đời nay tạo dựng Cần Thơ. Bên bến Ninh Kiều, thường là vào những đêm trăng sáng, người miền Tây vẫn tổ chức lĩnh xướng thi ca.
    Thành phố Cần Thơ hôm nay, nhiều nét mới đổi thay là một thành phố năng động, trẻ trung, căng đầy sức sống. Giờ đây, Cần Thơ đang có dịp thể hiện và tự khẳng định mình trước những thử thách đổi mới đi lên của đất nước. Cảng Cần Thơ là đầu mối giao lưu quan trọng bậc nhất miền Tây, kết nối Cần Thơ với mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế. Thời gian kéo theo nhiều sự đổi thay, Tây Đô, một danh xưng, niềm tự hào của người Cần Thơ nay được đặt trong một khu công nghiệp, phải chăng, điều đó đã thể hiện sự lớn mạnh, phát huy giá trị truyền thống, xây dựng quê hương của những con người sông nước Cần Thơ.
    Nằm bên con sông thơ thâm trầm sâu lắng, Bến Ninh Kiều bao đời nay đã gắn liền với những con người miền sông nước Cần Thơ. Từng ngày chung ánh ban mai, chung cả những nỗi buồn vui hay vất vả lo toan trong cuộc sống đời thường. Những lời ca về con người, về một vùng sông nước miền Tây vẫn cất lên từ bến Ninh Kiều./.
    Hai Minh
  8. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    DU thuyền trên sông Hậu
    Về Cần Thơ, không gì thú vị bằng đi thuyền trên sông Hậu, khách vừa giải khát vừa nghe nhạc tài tử, vừa ngắm cảnh sinh hoạt bên sông êm đềm trong buổi bình minh và hoàng hôn.
    Chiếc Lady Hau (Nàng sông Hậu) 150 chỗ ngồi của liên doanh khách sạn Victoria- Cần Thơ toàn bằng gỗ phục vụ theo phong cách Pháp, giá cao nhất, 20 USD / người/ tour. Du khách chủ yếu là nghỉ tại khách sạn này, nhưng cũng chỉ cần 4 người, du thuyền vẫn chạy.
    "Tour bình minh" bắt đầu từ 6 giờ sáng, khách lên tàu vừa ăn sáng vừa ngắm mặt trời lên trên sông Hậu và cảnh sinh hoạt sông nước rộn rã của bến đò Cần Thơ đi về các tỉnh. Sau đó thuyền vào chợ nổi Cái Răng, khách đổ bộ xuống một thuyền nhỏ len lách trong chợ nổi xem cảnh mua bán hàng nông sản độc đáo của xứ miệt vườn. Ði tiếp vào vùng kênh rạch Cái Sơn- Hàng Bàng, ghé nhà vườn ông Bảy Minh ăn trái cây, xong quay về khách sạn vào khoảng 8- 9 giờ sáng. "Tour hoàng hôn" bắt đầu từ 05h30 chiều, khách dùng ****tail trên tàu và ngắm cảnh sông nước Hậu Giang theo mặt trời lặn cho tới khi đèn điện sáng trưng bến Ninh Kiều.
    Du thuyền Tây Ðô 60 ghế rước khách từ bến tàu chợ Cần Thơ, giá vé 20.000 đồng/ người bao luôn giải khát, khách muốn "lai rai" thêm thì trả thêm. Lênh đênh trên sông Cần Thơ tới cầu Quang Trung quay lại ra sông Hậu xuống vàm Cái Ðôi rồi quay về. Khách vừa giải khát vừa nghe ca nhạc tài tử, ai hứng chí thì nhảy lên hát tự do cùng ban nhạc.
    Du thuyền Cần Thơ ba tầng đủ sức chứa 700 khách, nhưng đăng ký chỉ 450 ghế, dù vậy, năm ngày tết có bữa tải tới 500 khách mà vẫn phải đóng cổng tàu, ngừng bán vé làm cho khách chơi xuân càng ùn tắc. Anh Mạc Thành Trung, chủ tàu, nói: "Cái chính là vì Cần Thơ thiếu chỗ đi chơi tết. Mà đi chơi tàu lớn như thế này vừa có không khí nhà hàng nổi, vừa được hóng mát trên sông nước, vừa được xem xiếc, xem ca nhạc mà giá vé chỉ có 20.000 đồng/ người".
    Giá vé này đã tăng gấp đôi ngày thường, vì theo anh Trung, ngoài việc bao nước giải khát, anh phải thuê thêm đoàn xiếc, uốn dẻo và múa lửa từ TPHCM về phục vụ du khách. Riêng giá ăn uống thì không tăng, 5 người với 100.000 đồng vẫn có bữa cơm ngon. Mấy đêm tết, du thuyền Cần Thơ tăng từ một chuyến lên ba chuyến mỗi tối; rời bến Ninh Kiều ra tới vàm Cái Ðôi trên sông Hậu rồi quay về sông Cần Thơ tới cầu Quang Trung thì quay về, mỗi chuyến khoảng một tiếng rưỡi.
    "Có rất đông khách từ trong quê ra và gia đình cán bộ công nhân viên chức. Lạ là trẻ em và người già, đêm nào cũng có trên một trăm người". Anh Trung nói tiếp "Như vậy thì qua tết gia đình tôi sẽ phải đầu tư thêm phục hồi du thuyền Ninh Kiều". "Khách khen, chê gì nhiều nhất?"- tôi hỏi, chủ du thuyền nói: "Khách chê nhiều nhất là kẹt bãi giữ xe, thiếu lối đi xuống cầu tàu. Tôi đã làm dự án đề nghị thành phố Cần Thơ cho gia đình tôi đầu tư mở rộng bãi giữ xe (do phường Tân An thu phí) và mở thêm một lối đi xuống du thuyền. Chỗ có rộng khách mới thoải mái"
    Huynh Kim
    Hai Minh
  9. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Trên dòng sông Hậu thơ mộng, dịch vụ du lịch bằng thuyền đang ngày một phát triển. Bền bỉ và thu hút khách nhiều nhất vẫn là dịch vụ đưa khách tham quan về các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp hay tham quan vườn cây ăn trái.
    Chờ đón khách tại bến Cần Thơ mỗi khi màn đêm vừa buông xuống, lúc đông khách du thuyền Tây Đô của Công ty du lịch Sao Việt chở tới 50 khách. Giá vé 15.000 đồng/khách, có phục vụ văn nghệ tân - cổ nhạc suốt một giờ cho một tour lênh đênh trên sông Cần Thơ - bến Ninh Kiều tới cầu Quang Trung.
    Trước đó, du thuyền Ninh Kiều cũng được Công ty du lịch Cần Thơ lên lịch hoạt động 2 suất/đêm: từ 19h30' đến 20h30' và từ 20h45' đến 21h45'. Tàu này cũng có sức phục vụ 50 khách, có đàn ca cổ nhạc, nước ngọt, cam vắt, cà phê đá giải khát. Giá trọn gói 20.000 đồng/suất. Tuy vậy, anh Phạm Hoàng Dũng, nhân viên phục vụ trên thuyền, cho biết tàu không chỉ chạy đơn tuyến Ninh Kiều - cầu Quang Trung mà còn có suất chạy ra vàm sông Cần Thơ xuôi theo dòng sông Hậu tới vàm Cái Đôi mới quay về. Trên tàu cũng có dịch vụ bán thức ăn nhẹ, bia... khi khách yêu cầu.
    Tại bến Ninh Kiều còn có 11 chiếc ghe xuồng trang bị máy tốt, ghế nệm, mui che mưa nắng. Anh Ẩn, một chủ tàu đăng ký hợp đồng với công ty du lịch, nói: "Khách phương xa đến hầu như đều thích đi chơi trên sông. Từ sáng sớm là khách thăm chợ nổi đã tới bến. Mỗi sáng chỉ chờ tới 10 giờ là biết ngày ấy có đông khách hay không". Khách đi chợ nổi Cái Răng hay du ngoạn trên sông Hậu chạy quanh cồn ấu thì cùng giá 100.000 đồng/15 khách/tour trong 3 giờ. Nếu khách đi chợ nổi Phong Điền 180.000 đồng/tour, chợ nổi Phụng Hiệp bằng tàu tốc hành 5 giờ/tour, giá 360.000 đồng/tour...
    Hiện nay, tham gia vào dịch vụ "được mùa" này còn có khoảng 15 chiếc do tư nhân bên ngoài. Họ đón mời khách tại khu vực bến tàu Cần Thơ. Anh Ẩn thừa nhận giá cước thuê bao của đội tàu khách du lịch cao hơn tàu tư nhân bên ngoài khoảng 20.000-30.000 đồng/tour. Nhưng bù lại, đội tàu của công ty du lịch có đóng bảo hiểm cho du khách và có cả hoá đơn giá trị gia tăng cho những đoàn doanh nghiệp khi có yêu cầu.
    Hai Minh
  10. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    http://www.cantho.gov.vn/cantho-v/vhdl/dulichxanh.htm
    Hai Minh

Chia sẻ trang này