1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần Thơ mến yêu !!! Một vài nét về Thành Phố Cần Thơ ( hình ảnh, thông tin...)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Natalia, 02/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chùa Ông và lễ vía quan Thánh Đế
    Chùa Ông là một di tích lịch sử - văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia, nằm trên đường Hai Bà Trưng, thuộc khu vực bến Ninh Kiều, phường Tân An, TP. Cần Thơ.
    Chùa Ông do một số người Hoa đến từ Quảng Châu, Quảng Đông ??" Trung Quốc xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi Cần Thơ đã tương đối thanh bình, giao thông thuận tiện, buôn bán phát đạt ... Qua bao năm tháng, chùa vẫn giữ nguyên hiện trạng, đường nét kiến trúc mang đậm phong cách Trung Quốc. Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.
    Đúng 9 giờ tiếng chuông trong chùa vang lên, báo hiệu đã đến giờ hành lễ. Khoảng 7-8 người, trong đó cử ra một người làm chủ lễ, tập trung, xếp hàng trước chánh điện. Thức cúng cũng được dọn sẵn ra gồm: chính giữa là một con heo quay, thân heo được trang trí hoa văn đẹp mắt.
    Khi mọi người kề tựu xong, một hồi trống vang lên (người đánh trống phải là một ông cụ). Hồi trống vừa dứt, chủ lễ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa. Đọc văn tế thần xong, mọi người xá ba xá. Xá xong, có hai người rót trà và rượu (hai người này đã được chỉ định trước khi hành lễ) đổ một tí xuống đất cúng thần. Sau đó khiêng bàn dựng đồ cúng quay mặt ra hướng cổng chính để cúng thiên địa. Lễ cử hành xong, mỗi người một việc, người vào bếp phụ nấu ăn, người dọn bàn, dọn ly để chuẩn bị đãi khách. Khách chủ yếu là người từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh. Loại nhang này cọng nhỏ, không thẳng mà được uốn thành vòng tròn từ nhỏ đến lớn. Khi người ta đem nhang đến thì có một cụ bà dùng cây móc để đưa cuộn nhang treo lên trần nhà, sau đó dùng một cây bằng gỗ dài trên có đặt một cây nến được đốt cháy, bà đưa cho khách dùng đốt cuộn nhang của mình. Khi cuộn nhang được treo lên, những cuộn nhang từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa. Nhiều khoanh nhang như thế được đốt lên, khói bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo (Tạp chí VHNT)
    Hai Minh
  2. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Vườn Mỹ Khánh: Ðiểm du lịch hấp dẫn ở Cần Thơ
    Cần Thơ có khá nhiều vườn cây ăn trái do tư nhân đầu tư và quản lý đã trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút du khách khắp nơi. Trong số này, vườn Mỹ Khánh được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách hiện nay.
    Ðược thành lập vào năm 1996, với kinh phí đầu tư trên 3 tỷ đồng, vườn du lịch Mỹ Khánh (thuộc xã Mỹ Khánh, TP Cần Thơ) đã được mở rộng lên hơn 40 ha. Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, theo hướng đi Sóc Trăng, đến cầu Cái Răng, rẽ vào hướng lộ Vòng Cung (nơi được ghi nhận là vành đai lửa lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước), du khách sẽ gặp vườn du lịch Mỹ Khánh bên bờ sông Cần Thơ. Vườn nằm giữa 2 chợ nổi nổi tiếng: Cái Răng và Phong Ðiền nên thuận lợi cho việc tham quan cả 2 hướng thủy và bộ. Tại đây, bên cạnh hơn 20 loại cây ăn trái đặc sản của miền Tây Nam Bộ, vườn Mỹ Khánh còn là nơi nuôi dưỡng trên 10 loài thú hoang dã quý hiếm, trong đó có loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Về ẩm thực, tùy theo ý thích và nhu cầu của du khách, các món ăn mang hương vị dân dã như bánh xèo, bánh khọt, bắp nướng, gà nướng đất sét, cá nướng rơm... sẽ được phục vụ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, du khách cũng có thể tự mình câu cá cho bữa tiệc của mình giữa khu vườn. Không chỉ thế, một đội thuyền (chèo tay lẫn đò máy) sẽ đưa du khách tham quan các khu chợ nổi và du ngoạn trên sông để thư giãn.
    Ðiểm nổi bật của vườn du lịch Mỹ Khánh là hệ thống nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi cho du khách lưu lại qua đêm - được xây dựng theo kiểu nhà sàn ở Tây Nguyên, với trên 25 ngôi nhà nằm rải rác trong vườn và hệ thống hồ bơi hiện đại phù hợp và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên của vườn.
    Trung bình, mỗi ngày vườn Mỹ Khánh thu hút từ 300 đến 500 khách du lịch. Vào những ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ, Tết thì lượng khách lên đến 3.000 người. Trong đó, du khách nước ngoài chiếm khoảng 15%. Ông Lê Văn Sang, chủ vườn Mỹ Khánh cho biết: Sắp tới, vườn Mỹ Khánh sẽ được nới rộng ra từ 1 - 2ha để trồng thêm nhiều loại cây ăn trái phục vụ nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp và nghỉ mát của du khách. Ðồng thời, từ nay đến năm 2003, Mỹ Khánh sẽ phấn đấu xây dựng thêm 25 nhà nghỉ và nhiều khu vui chơi giải trí trong vườn để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, nhất là khách nước ngoài. Theo ông Ðào Huy Tâm, Giám đốc Sở Du lịch Cần Thơ thì vườn Mỹ Khánh là một trong những điểm du lịch được tư nhân đầu tư kinh phí tương đối lớn và thu hút được một lượng khách khá đông đảo. Nhưng về lâu dài, Mỹ Khánh cần có sự liên kết với các vườn du lịch khác trong địa phương để phục vụ tốt hơn cho du khách, tránh tình trạng "bó buộc" khách du lịch trong một khuôn viên chưa phải là rộng của vườn. Ðồng thời, cần có bàn tay tác động của một tổ chức trong ngành du lịch để vườn du lịch Mỹ Khanh ngày càng phát triển tốt hơn (Theo SGGP)
    Làng du lịch Mỹ Khánh..., "lên đời"
    Ở miền Tây, có một "làng du lịch" làm ăn phát đạt, nay đã lên công ty cổ phần. Ðó là làng du lịch Mỹ Khánh, cách thành phố Cần Thơ khoảng 10 ki-lô-mét, theo quốc lộ 1 đến cầu Cái Răng quẹo phải cách đây khoảng hơn sáu năm, chỉ được thừa kế mảnh đất rộng vài ngàn mét vuông, anh Lê Văn Sang đã biến nó thành một vườn cây ăn trái. Khu vườn nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng, Phong Ðiền lúc đầu đã thu hút không ít du khách viếng thăm. Là một nhà vườn nhạy bén với chuyện kinh doanh, một thời gian sau, anh Sang lại "chuyển đổi cơ cấu, biến khu vườn thành một điểm du lịch sinh thái. Dưới bàn tay "phù phép" của anh, nó ngày càng thu hút những người muốn tìm về thiên nhiên, tạm lánh những huyên náo của phố thị và những căng thẳng của công việc thường ngày. Từ một khu vườn với nhiều kênh rạch, cây xanh trái ngọt, anh Sang tổ chức cho khách câu cá và chế biến thành thức ăn để khách thưởng thức trong những căn nhà thủy tạ trên dòng nước uốn lượn.
    Ðến nay, vườn du lịch Mỹ Khánh đã trở thành công ty, với tên gọi: Làng du lịch Mỹ Khánh. Diện tích mở rộng ra gấp nhiều lần, khoảng 40.000 mét vuông, bao gồm nhiều kênh rạch, nhiều nhà nghỉ, nuôi chứa nhiều chủng loại động vật cùng một hồ bơi. Giá vé tham quan là 2.000 đồng/người, uống nước dừa và ăn trái cây 5.000 đồng/người. Câu cá tai tượng, chép, rô, giá 45.000 đồng ki-lô-gam.
    Làng du lịch Mỹ Khánh có một phòng họp 100 chỗ, một nhà hàng 200 khách, với ca nhạc tài tử, karaoke, phục vụ các món ăn đặc sân tươi sống của miền sông nước Nam bộ: tôm, cua, cá, cua đinh, chim, ếch, kỳ đà ... Mỹ Khánh còn có nhiều nhà nghỉ tiện nghi được xây dựng theo kiểu nhà rông được chia thành bốn loại, giá từ 20.000-200.000 đồng/ngày (loại phòng đôi).
    Vườn trái cây Mỹ Khánh có lợi thế là nằm ngay mặt tiền" cả đường bộ lẫn đường sông. Dưới bến nước trước cổng là một nhà hàng thủy tạ ***g lộng gió với chiếc tàu du lịch loại nhỏ, vài chiếc "taxi sông rạch" cùng một chiếc du thuyền nhà hàng hai tầng luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Tham quan sông rạch bằng vỏ lãi (5-10 người/chiếc), đưa hoặc nhận khách từ bến Ninh Kiều-chợ nổi Cái Răng, khu vực làng du lịch Mỹ Khánh và chợ nổi Phong Ðiền, giá 200.000 đồng/chuyến, hoặc 20.000 đồng/ người/chuyến 3 giờ (nếu đi dưới năm người, giá 100.000 đồng/chuyền).
    Ngoài ra, đi tàu 5-10 người, tham quan chợ nổi Phong Ðiền, Cái Răng trên sông rạch nhỏ, ghé thăm vườn trái cây, tham quan hai trong số sáu cơ sở sản xuất: lò bún, lò rượu, lò cốm, dệt chiếu, xay lúa, giá 200.000 đồng/chuyến 3 giờ. Hoặc 20.000 đồng/người/chuyến. Ðặc biệt, tàu nhà hàng chở từ 50-100 khách, rước từ bến Ninh Kiều đi chợ nổi Cái Răng, giá 500.000 đồng/chuyến. Nếu đi chợ nổi Phong Ðiền tham quan vườn trái cây, giá 600.000 đồng/chuyến.
    Làng du lịch Mỹ Khánh còn tổ chức các tour du lịch thăm vườn cò Thốt Nốt (Cần Thơ), chùa Dơi (Sóc Trăng) và các điểm du lịch của tinh Sóc Trăng.
    Ðịa chỉ: 335 lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khánh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ
    ÐT: (071)846260; Fax: (071)846432
    ÐTDÐ: 091 973109
    Email: mykhanhorchard@hcm.vnn.vn
    Website: http://mykhanh.20m.com (Theo TBKTSG)
    Hai Minh
  3. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Nhà cổ Bình thuỷ
    (Cần Thơ)
    Ngôi nhà cổ năm gian hai mái nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ - TP. Cần Thơ được gia đình họ Dương xây vào năm 1870; kiến trúc kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi...Toàn bộ gạch bông hoa hông đỏ - đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang. Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ĐBSCL.
    Để hội nhập với thiên nhiên, nhà luôn gắn với vườn (vườn chiếm hơn 6.000/8.000m2 toàn khuôn viên), rộng bề ngang nhưng không sâu. Hầu hết tiền sảnh để tiếp khách mà không chia thành các phòng nhỏ, có hai cửa hậu thông ra phía sau, sân rộng lát gạch Tầu có đủ hòn non bộ, chậu kiểng, cổng tam quan, khu nuôi thú...
    Ngày xưa, người ta sử lý chống mối và giứ độ lạnh trong nhà rất độc đáo, bằng cách rải đều dưới nền hơn 10 cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo o dước, toàn bộ hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn đường kính 180cm - cao từ 4 đến 6m được nối kết không phải bằng đinh mà bằng mộng - ngoàm; luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu, có trước có sau được gia chủ đặc biệt chú ý. Giữa tiền sảnh, nơi trang trọng nhất dùng để bàn thờ, khán thờ tổ tiên ông bà cùng cặp liễn nên nhũ chữ nổi, sau đó là giường thờ, tủ chè, sập gụ, trường kỷ, cặp thành vọng cao hơn 3m... Tất cả đều do bàn tay của các nghệ nhân Bắc - Trung - Nam tạo ra với kích thước lớn bằng gỗ quý được phủ sơn son thiếp vàng hoặc cần xà cừ, chạm khắc rất tinh tế theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam bộ hoặc: Tam Đa - Tứ Quý, Mai - Lan - Cúc - Trúc, Phúc - Lộc - Thọ, Long - Lân - Quy - Phượng...
    Đặc biệt, ngôi nhà cổ còn chứa trong nó một "kho đồ cổ" quý giá được gìn giữ từ bao đời nay như hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam - Trung Quốc mặt bàn bằng đá cẩm thạch vân xanh đường kính 1,5m dầy hơn 6cm, bộ xa lông kểu Pháp đời Louis XV mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, chùm đèn bạch đăng TK18, cặp đèn treo TK19... Thú chơi đồ cổ của gia đình họ Dương đất Bình Thuỷ đã lẫy lừng "lục tỉnh". Vào thập niên 70, chỉ cần bỏ ra 2-3 cây vàng mua được căn nhà lầu giữa phố chợ thì có người trả cho bình thượng ngọc men xanh cao 1,2m những 25 cây vàng, sau khi đã trừ hàng chục cây vì ai đó đã giát vàng quanh miệng bình làm ảnh hưởng đến lớp men! Ly kỳ hơn là chuyện mua ngà voi trên Sài Gòn những năm 40 rồi vua muối đất Bạc Liêu Trần Trinh Trạch đòi nhượng lại với giá "bao nhiêu cũng được" nhưng họ Dương không chịu bán mà rước về Bình Thuỷ ... coi chơi.
    Trải trên thế kỷ với bao giông tố thiên nhiên cũng như các cuộc chiến đằng đẵng 30 năm khói lửa, kỳ lạ thay mà cũng may mắn thay ngôi nhà vẫn sừng sững giữa vùng trời đất "địa linh nhân kiệt" cổ nhân Cần Thơ: Long Tuyền - Bình Thuỷ. Đến nay, ngôi nhà vẫn luôn làm nao lòng biết bao du khách thăm quan: tuổi trẻ như thấy được tiền nhân, tuổi già hoài niệm được quá khứ, kẻ tha phương xa xứ thấy được tiếng vọng của gốc rễ cội nguồn, bè bạn xa thêm hiểu được lịch sử, văn hoá dân tộc!
    Cảnh vật đó cùng chất nghệ sỹ và tấm lòng phóng khoáng cởi mở hiếu khách "rặt" Nam bộ cũng như sự hiểu biết thông tỏ miệt đất này của chủ nhân mà ngôi nhà đã trở thành một địa điểm du lịch văn hoá quen thuộc đón tiếp hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến thăm mỗi năm. Chủ nhân nhà cổ Bình Thuỷ hiện nay là ông Dương Minh Hiển một cựu chiến binh đã ngoài 60 tuổi. Nhà cổ Bình Thuỷ cũng là nơi có duyên với "nghệ thuật thứ bẩy" nhất bởi đã lọt vào khuôn hình của hàng chục bộ phim trong nước và bộ phim nổi tiếng "Người tình" của đạo diễn Pháp JJ.Annaud cũng được quay hơn một tuần ở đây. Vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà đã khiến ông đạo diễn khó tính này thật sự sừng sốt và khẳng định chính ngoại cảnh nội thất của ngôi nhà sẽ nâng thêm giá trị cho bộ phim. Sau này, đạo diễn JJ.Annaud tâm sự: những ngày ở tại nhà cổ Bình Thuỷ là ngày rất đẹp trong cuộc đời làm phim của ông.
    Hai Minh
  4. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    hichic...... tui cũng khoái viết lách lắm, mà không có thời gian! Sưu tầm thì hay lắm.... Các bạn đọc đỡ ghiền mấy bài cọp nầy.
    Hẹn mai mốt tự tui viết sẽ hay hơn nhiều...hi hi
    tạm thời thấy box ta vắng vẻ quá nên trổ tài đạo văn, chỉ là thu gom để mọi người có tài liệu mà đọc vậy, mấy bác tác giả có vô tình fát hiện thì thông cởm dùm...
    Hai Minh
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Bài của Soirrab post ở mục CHỢ NỔI lúc 10:11, 03/10/2002 :
    CHỢ NỔI CÁI RĂNG
    "Đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như chưa biết về đất Tây Đô này".
    Cái Răng là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ (chợ thứ hai là Cái Bè, ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Chợ chuyên bán các loại trái cây và nông thổ sản của vùng này. Bán loại gì, người ta cắm một cái sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm mình muốn bán lên cái sào đó. Cái sào đó có tên là "cây bẹo", còn buộc sản phẩm lên đó để giới thiệu gọi là "treo bẹo". Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên bộ (bởi thực ra cũng không thể nào rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ đã khá to, và ngồi trên xuồng máy để đi chợ, không phải lúc nào cũng áp mạn xuồng khác để xem bán hàng gì!).
    Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây mà còn có cả các loại dịch vụ ăn uống khác: phở, hủ tiếu, cà phê... thậm chí có cả những "quán nhậu nổi" - cũng trên một chiếc xuồng lớn - để các ông chồng "lai rai" trong lúc chờ vợ đi mua hoặc bán hàng. Các xuồng nước ngọt hoặc bia... thường nhỏ hơn, bám theo và len lỏi rất tài tình để áp mạn các xuồng có khách đi chợ, phục vụ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Cái đặc sắc của chợ nổi đã khiến cho những đoàn khách phương Tây chụp "không tiếc phim" và luôn luôn nghe thấy tiếng reo "ô", "a" một cách thích thú!
    Chợ thường họp rất sớm, thậm chí từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì tan. Chợ chuyên bán trái cây và có những ghe bầu (thuyền lớn) mua buôn theo kiểu thu gom để chở đi các tỉnh, hoặc lên bờ chở bằng xe ôm đi khắp nước, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo...
    Trên miền sông nước của 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, cái xuồng là phương tiện đi lại chủ yếu của mỗi gia đình, không khác gì chiếc xe máy của người dân ở các thành phố. Phần lớn các xuồng đều gắn máy "đuôi tôm", thỉnh thoảng mới gặp những xuồng trèo tay và thậm chí cả những xuồng trèo bằng... chân một cách điệu nghệ của các chú bé!
    Chợ nổi Cái Răng đúng là điểm du lịch "không thể không đến" của mọi du khách.
    Hai Minh

    YÊU MỌI NGƯỜI, TIN VÀI NGƯỜI, ĐỪNG XÚC PHẠM AI CẢ
  6. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Bài của Soirrab post ở mục CHỢ NỔI lúc 10:17, 03/10/2002
    CHỢ NỔI
    Chợ nổi là nét sinh hoạt độc đáo của vùng châu thổ sông Cửu Long. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm, hàng nghìn chiếc ghe, xuồng của dân miệt vườn miền Tây Nam bộ về đây tụ tập mua bán.
    Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng thuyền, ghe nào cũng xếp đầy hàng hoá nông sản; các loại trái cây theo mùa như: chôm chôm, xoài, cam, quít, bưởi, măng cụt, sầu riêng... các đặc sản của vùng sông nước kênh rạch như : Cá đồng, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng...
    Ở đây mọi sự mua bán chỉ diễn ra trên ghe, thuyền. Các loại dịch vụ, ăn uống cũng diễn ra ngay trên những chiếc ghe, xuồng.
    Các chợ nổi lớn của miền Tây như các chợ nổi Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Phong Ðiền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)... Phần lớn các loại nông sản, trái cây ở đây được bán sỉ cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc. .

    Chợ nổi Cần Thơ
    Anh bạn nhà báo sinh sống nhiều năm nay ở Cần Thơ vui vẻ bảo chúng tôi: "Ðến Cần Thơ mà các anh chưa đi chợ Cái Răng, thì kể như các anh chưa biết về Tây Ðô này!"Vậy là "chương trình đi chợ" được định ngay lập tức vào sáng hôm sau. Là người miền Bắc lần đầu tiên được đặt chân đến Cần Thơ như tôi thì hình thù đòn bánh tét đã là một điều mới lạ. Nhưng khi ngồi trên xuồng, bắt đầu lướt trên sông, được chị vợ anh bạn nhà báo cắt ra từng khoanh bánh và trao cho từng người, thì càng thêm những điều mới lạ khác. Bánh được gói bằng gạo nếp than (ngoài Bắc được gọi là nếp cẩm), nhân ở trong cũng là đậu xanh và thịt, nhưng còn có cả trứng vịt muối và nhiều thứ khác (có lẽ bởi thế nên gọi là "bánh tét thập cẩm" chăng?). Thì ra "ăn" và "chơi" luôn là những khái niệm đi liền với nhau trong một tour du lịch, và người kinh doanh khai thác du lịch không thể quên điều đó.
    Xuồng lướt trên sông tạo nên những con sóng nhấp nhô. Cái Răng là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng của miền Tây Nam bộ (chợ thứ hai là Cái Bè, ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang). Khi xuồng của chúng tôi xuống chợ đã khá đông. Tất cả là trên các con thuyền, rập rình trên sông nước. Chợ chuyên bán các loại trái cây và nông thổ sản của vùng này. Bán loại gì, người ta cắm một cái sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm của muốn bán lên cái sào đó. Tôi học thêm được một từ địa phương: cái sào đó có tên là "cây bẹo", còn buộc sản phẩm lên đó được gọi là "treo bẹo". Vậy là không cần phải "rao hàng" như các chợ trên bộ (bởi thực ra cũng không thể nào "rao" khi tiếng sóng, tiếng máy nổ đã khá to và ngồi trên xuồng máy để đi chợ không phải bao giờ cũng áp mạn xuồng khác để xem bán hàng gì). Cũng nhờ chuyến đi chợ nổi này, ngồi cùng với bạn "chính gốc" Miền Nam, tôi cũng được giảng giải để phân biệt các loại thuyền khác nhau: ghe, xuồng, tắc ráng, vỏ lãi, tam bản... mà rất khó tìm được trong các cuốn từ điển.
    Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây mà còn có cả các loại dịch vụ ăn uống khác: phở, hủ tiếu, cà phê... thậm chí có cả những "quán nhậu nổi" - cũng trên một chiếc xuồng lớn - để các ông chồng "lai rai" trong lúc chợ vợ đi mua hàng hoặc bán hàng! Các xuồng nước ngọt hoặc bia... thường nhỏ hơn, bán theo và len lỏi rất tài tình để áp mạn các xuồng có khách đi chợ, phục vụ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Cái đặc sắc của chợ nổi đã khiến các đoàn khách phương Tây chụp ảnh một cách "không tiếc phim" và luôn nghe thấy tiếng reo "ô", "a" một cách thích thú!
    Theo lời kể của vợ chồng nhà báo hướng dẫn cho đoàn chúng tôi: chợ thường họp rất sớm, thậm chí từ lúc tờ mờ sáng, và đến khoảng 8,9 giờ thì tan chợ. Chợ chuyên bán trái cây và có những ghe bầu (thuyền lớn) mua buôn theo kiểu thu gom để chở đi các tỉnh hoặc lên bờ chuyển bằng xe ô tô đi khắp nước, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc. Lại có những ghe bầu chở những mặt hàng khác cung cấp cho các bà con "miệt vườn": xăng dầu, muối, mắm, thuốc tây, bánh kẹo...
    Trên miền sông nước của 12 tỉnh miền Tây Nam bộ, cái xuồng là phương tiện đi lại chủ yếu của mỗi gia đình, không khác gì cái xe máy của người dân ở các thành phố. Phần lớn các xuồng đều gắn máy "đuôi tôm", thỉnh thoảng mới gặp lại những xuồng chèo tay và thậm chí cả xuồng chèo bằng... chân một cách điệu nghệ của các chú bé.
    Chợ nổi Cái Răng đúng là một địa điểm du lịch "không thể không đến" của mọi du khách. Khen cho những người làm du lịch của Cần Thơ đã biết khai thác tour du lịch hấp dẫn này. Nếu được quảng bá rộng rãi hơn nữa: những tờ gấp, biển quảng cáo trong các khách sạn... đồng thời có thêm các hướng dẫn viên du lịch biết ngoại ngữ cùng đi để giới thiệu cho du khách nước ngoài, có lẽ kết quả còn tốt hơn, hấp dẫn hơn. Chẳng hạn không phải người phương Tây nào khi mua trái cây cũng hiểu khái niệm "một chục" có nghĩa là 14 hay 16 trái (tuỳ loại)! Ngay cả chúng tôi là người Việt Nam - từ miền Bắc vào đây lần đầu - cũng ngớ ngàng thích thú về "khái niệm" đặc biệt này! Ngay cả các tên gọi của các chợ, các vùng đất của vùng này cũng rất "Nam Bộ", không dễ gì dịch lại nếu không có giải thích thấu đáo kèm theo du khách: Cái Răng, Cái Bè, Cái Vồn, Chợ Lách... Có thêm được những chi tiết đó bạn bè nươc ngoài chắc chắn sẽ thích thú và thấm thía hơn câu hát da diết của Việt Nam "Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi..."
    Hai Minh

    YÊU MỌI NGƯỜI, TIN VÀI NGƯỜI, ĐỪNG XÚC PHẠM AI CẢ
  7. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Du lịch Cần Thơ còn nhiều tiềm năng
    Vùng đất này có hơn chục điểm nhà vườn, rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, Cần Thơ chưa có sự đầu tư đúng hướng nên không tạo được nét riêng cho khu vực.
    Theo báo cáo của ngành du lịch Cần Thơ, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nhưng thời gian lưu giữ khách không vượt quá một ngày đêm. Các tour du lịch của khách trong nước ngày càng thưa thớt và chỉ thu hút khoảng 15% lượng khách quốc tế.
    Gần đây, Công ty Du lịch Cần Thơ có thêm du thuyền nhưng không bao lâu đã trở nên đơn điệu. Mỗi tour gói trọn trong 60 phút, đi quanh khu vực Ninh Kiều. Hành trình ngắn ngủi chấm dứt khi du khách chưa kịp thưởng thức hết cái hay của các bản "đờn ca tài tử", điểm nhấn của tour và được xem là đặc thù của đất Nam Bộ.
    Những nơi như làng cổ Long Tuyền, Bình Thủy được lập ra cách đây 200 năm là một địa chỉ văn hóa khá hấp dẫn. Trong ngôi làng này ẩn chứa sự hòa quyện các tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất và cả dạng tích thời bôn tẩu của chúa Nguyễn Ánh. Các nhà đầu tư có thể liên kết du lịch vườn, sông nước với các hoạt động lễ hội để làm nổi rõ nét văn hóa đặc trưng đó.
    Kết hợp được những yếu tố vật thể và phi vật thể này trong một tour du lịch mới có thể kiến tạo một nét riêng cho đất Cần Thơ.
    (Theo SGGP)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  8. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Du thuyền sông Hậu
    Trên dòng sông Hậu thơ mộng, dịch vụ du lịch bằng thuyền đang ngày một phát triển. Bền bỉ và thu hút khách nhiều nhất vẫn là dịch vụ đưa khách tham quan về các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp hay tham quan vườn cây ăn trái.
    Chờ đón khách tại bến Cần Thơ mỗi khi màn đêm vừa buông xuống, lúc đông khách du thuyền Tây Đô của Công ty du lịch Sao Việt chở tới 50 khách. Giá vé 15.000 đồng/khách, có phục vụ văn nghệ tân - cổ nhạc suốt một giờ cho một tour lênh đênh trên sông Cần Thơ - bến Ninh Kiều tới cầu Quang Trung.
    Trước đó, du thuyền Ninh Kiều cũng được Công ty du lịch Cần Thơ lên lịch hoạt động 2 suất/đêm: từ 19h30' đến 20h30' và từ 20h45' đến 21h45'. Tàu này cũng có sức phục vụ 50 khách, có đàn ca cổ nhạc, nước ngọt, cam vắt, cà phê đá giải khát. Giá trọn gói 20.000 đồng/suất. Tuy vậy, anh Phạm Hoàng Dũng, nhân viên phục vụ trên thuyền, cho biết tàu không chỉ chạy đơn tuyến Ninh Kiều - cầu Quang Trung mà còn có suất chạy ra vàm sông Cần Thơ xuôi theo dòng sông Hậu tới vàm Cái Đôi mới quay về. Trên tàu cũng có dịch vụ bán thức ăn nhẹ, bia... khi khách yêu cầu.
    Tại bến Ninh Kiều còn có 11 chiếc ghe xuồng trang bị máy tốt, ghế nệm, mui che mưa nắng. Anh Ẩn, một chủ tàu đăng ký hợp đồng với công ty du lịch, nói: "Khách phương xa đến hầu như đều thích đi chơi trên sông. Từ sáng sớm là khách thăm chợ nổi đã tới bến. Mỗi sáng chỉ chờ tới 10 giờ là biết ngày ấy có đông khách hay không". Khách đi chợ nổi Cái Răng hay du ngoạn trên sông Hậu chạy quanh cồn ấu thì cùng giá 100.000 đồng/15 khách/tour trong 3 giờ. Nếu khách đi chợ nổi Phong Điền 180.000 đồng/tour, chợ nổi Phụng Hiệp bằng tàu tốc hành 5 giờ/tour, giá 360.000 đồng/tour...
    Hiện nay, tham gia vào dịch vụ "được mùa" này còn có khoảng 15 chiếc do tư nhân bên ngoài. Họ đón mời khách tại khu vực bến tàu Cần Thơ. Anh Ẩn thừa nhận giá cước thuê bao của đội tàu khách du lịch cao hơn tàu tư nhân bên ngoài khoảng 20.000-30.000 đồng/tour. Nhưng bù lại, đội tàu của công ty du lịch có đóng bảo hiểm cho du khách và có cả hoá đơn giá trị gia tăng cho những đoàn doanh nghiệp khi có yêu cầu.
    (Theo SGTT)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  9. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi nhà cổ ở Thốt Nốt

    Trên đất cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, cách thành phố Cần Thơ khoảng 40 km, bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi khám phá kiến trúc của các ngôi nhà cổ ở đây. Đó là những công trình nghệ thuật độc đáo, rất quý giá.
    Một trong số đó là ngôi nhà cổ của bà Mai Thị Lạc tọa lạc tại ấp Trung Nhân, xã Trung Kiên, được xây dựng vào năm 1891, cách đây hơn một thế kỷ. Vật liệu xây cất chính là các loại gỗ quý. Cửa chính, cột kèo, bàn thờ và các bộ trường kỷ đều được làm bằng gỗ... Dưới bàn tay tài hoa, tỉ mẩn của 4 ông thợ chính, trong vòng hai năm đục, đẽo, chạm trổ, ngôi nhà đã trở thành một công trình điêu khắc gỗ tuyệt vời. Những bông hoa, cành trúc, những thú vật, chim muông thật sinh động mà không kém phần trang nghiêm, cổ kính. Vì được chế tác vào cuối thể kỷ 19, nên đi đôi với gỗ là việc khảm xà cừ. Mặt nhà có ba cửa chính với 4 cột tròn bằng cây cà chất. Nhưng đến năm 1921 (tức 30 năm sau), bà Mai Thị Lạc cho xây thêm một mặt tiền nữa, như thế hiện nhà có bề ngang 17 m, bề dài là 26 m.
    Đến thăm nhà cổ, bạn sẽ được thích thú ngắm nhìn những vật dụng gia đình của "người xưa", như trường kỷ, khán thờ, bộ đèn treo khí đá cổ và gạch lát nền được mua từ Pháp. Tuy nhiên, do chiến tranh, các công trình này không thoát khỏi đạn bom, nên nhiều chỗ bị hư hại. Nhưng nhờ những cố gắng gìn giữ, nhà cổ vẫn là một giá trị văn hoá thu hút nhiều khách tham quan, trong đó có không ít khách du lịch nước ngoài.
    (Theo DLVN)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  10. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Vườn cò Bằng Lăng kêu cứu
    Là một điểm đến trong các tour du lịch sinh thái Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng (huyện Thốt Nốt) đã thu hút được rất đông khách, nhất là khu du khách nước ngoài. Thế nhưng hiện nay môi trường sinh thái ở đây đã quá ô nhiễm khiến cho khách du lịch thực sự e ngại.
    Ông Trần Văn Đồng, hướng dẫn viên du lịch TP HCM, cho biết, du khách rất thích những cảnh thiên nhiên hoang dã như ở khu vườn cò này. Tuy nhiên, những năm gần đây do vườn bị ô nhiễm nặng nên du khách ít đến tham quan.
    Vườn cò Bằng Lăng có từ năm 1983, ban đầu chỉ có một vài con về sinh sống, càng về sau càng nhiều, lúc đông nhất lên đến hàng trăm nghìn con. Nhưng cũng chính vì chúng kéo về đông như thế trong khi cây cối của vườn có hạn, diện tích kênh mương không lớn đã dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng. Ông Nguyễn Ngọc Thuyền, chủ vườn cò Bằng Lăng, nói: "Hằng ngày, tôi đã phải chi phí rất nhiều vào việc mua thức ăn cho cò. Đó là chưa tính đến việc nạo vét ao mương cũng như phải nuôi cá tai tượng để chúng tiêu thụ phân chim rơi vãi, góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, cũng chẳng thấm là bao, trong khi tôi chỉ thu mỗi vé của du khách là 2.000 đồng. Nhiều du khách cứ than phiền tại sao có hiện tượng vườn cò thu đến 20 nghìn đồng/vé. Thật ra, họ đã bị đám cò mồi chém đẹp ở ngay tuyến quốc lộ mà không hiểu sao địa phương không lên tiếng".
    Về vấn đề này ông Lê Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Điều hành du lịch Cần Thơ, cho biết: "Chúng tôi đã làm văn bản đề nghị Sở Du lịch tỉnh đầu tư vào khu vườn Bằng Lăng của ông Bảy. Trước mắt, Trung tâm sẽ cho ông Bảy vay tiền để nạo vét kênh mương và cải tạo vườn. Vừa qua, chúng tôi cũng đã lập một văn phòng đại diện tại huyện Thốt Nốt để tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan và cũng nhằm bớt đi nạn chém khách của các cò du lịch".
    (Theo Thanh Niên, 26/6)

    [​IMG]Natalia[​IMG]

Chia sẻ trang này