1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần Thơ mến yêu !!! Một vài nét về Thành Phố Cần Thơ ( hình ảnh, thông tin...)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Natalia, 02/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nếu lòng bạn thanh thản tươi vui, thì chợ đêm Cần Thơ sẽ càng làm tăng thêm niềm vui ấy. Ngược lại, khu chợ náo nhiệt nhưng vẫn dịu dàng một mảnh hồn quê này cũng sẽ làm dịu đi tâm trạng nặng trĩu ưu tư của bạn...
    Chợ ??ohọp??? từ 18 giờ, trải ra trên một phần con đường Lê Thánh Tôn, Tân Trào, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng. Sôi nổi nhất là khúc gần rạp chiếu bóng Lao Động. Tới đây, bạn sẽ bắt gặp một ĐBSCL thu nhỏ, với rất nhiều trái cây, rau, củ??? đặc trưng. Hầu hết là hàng tươi ngon vừa thu hoạch trong ngày chở đến. Người bán hàng, phần lớn cũng là nông dân, ít khi nói thách và giá rất rẻ. Như sầu riêng, giá ở các sạp trong thành phố là 14.000 đồng/kg, nhưng ở đây chỉ khoảng 8.000 đồng, rẻ hơn những 5.000-6.000 đồng/kg.
    Rảo bước trong chợ, chúng ta sẽ gặp những phụ nữ, em nhỏ dùng xe tay đẩy rau, củ, quả cho các sạp hoặc quán ăn. Nhiều bà má nghèo, trải tấm nylon trước mặt, trên đó có khi chỉ là một trái sầu riêng, vài ba quả bưởi, lăn lóc mớ mận lớn nhỏ không đều nhau..., hay những món quà quê mộc mạc khác. Bạn có thể mua những cái bánh tét, bánh ít, bánh lá dừa thơm dẻo tuyệt vời. Có cái bé xíu như gói cho trẻ con chơi. Một chục cái bánh chỉ với giá 4.000 đồng.
    Ngày xưa, đi chợ đêm Cần Thơ chỉ mua được rau tươi, trái cây, bây giờ mua được cả hoa tươi nữa. Một chục huệ trắng chỉ 3.000 đồng. Hoa sen đầu mùa giá cao nhất cũng chỉ 5.000 đồng/chục. Với 2.000 đồng, bạn có thể ôm về một bó cúc vạn thọ khá to.
    Không ai nói mùi của chợ là dễ chịu! Người đông đúc, hàng hóa la liệt, rác rưởi, ruồi nhặng... Nhưng chợ đêm Cần Thơ có thể khiến người ta quên bẵng đi những điều khó tránh khỏi ấy. Giữa thành phố mà hồn quê chất ngất; giữa đô thị nhộn nhịp nhất ĐBSCL mà một mảnh hồn sông nước lãng mạn vẫn ở bên ta, hiện diện qua mỗi con người.
    (Theo SGGP, 18/6)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  2. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    Victoria Cần Thơ mở du thuyền "Nàng sông Hậu"
    Liên doanh khách sạn miền Tây, Victoria Cần Thơ, vừa khai trương chiếc du thuyền này. Từ khách sạn nằm ẩn bên cồn Cái Khế um tùm cây trái, "Nàng sông Hậu" lênh đênh trên sông nước Hậu Giang, ghé chợ nổi Cái Răng rồi vòng về.
    Mỗi ngày du thuyền phục vụ khách 3 tour, mỗi tour 3 giờ. Tour sáng, khách vừa ăn sáng vừa ngắm bình minh trên sông nước Cần Thơ với hàng trăm đò máy đi về các tỉnh. Tour chiều, ngắm hoàng hôn trên sông Hậu và sinh hoạt chợ nổi Cái Răng. Ban đêm, du thuyền cùng sông nước xóm Chài và bến Ninh Kiều... Mỗi tour, "Nàng sông Hậu" đi cùng 50 du khách, chi phí cả ăn uống khoảng 15-20 USD/khách.
    "Nàng sông Hậu" được đóng hoàn toàn bằng gỗ, cách tân từ kiểu ghe thương hồ miền Tây vào đầu thế kỷ 20, trị giá trên 500 triệu đồng.
    (Theo Kinh Tế Sài Gòn)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  3. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chợ đêm Tây Đô - chợ văn hóa du lịch
    Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 1 km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khuôn viên Công ty Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ, nơi đây được xem là một điểm văn hóa du lịch đặc trưng, nổi bật và hấp dẫn của tỉnh.
    Chợ đêm Tây Đô tuy mới được tái thành lập nhưng được nhiều người cổ vũ, tán đồng và cùng tham gia họp chợ. Nó không chỉ thu hút người dân địa phương mà kể cả du khách gần xa.
    Trước kia, đây là một đầu mối phân phối các mặt hàng ở khu vực đi các vùng lục tỉnh, thành phố và ngược lại. Đặc biệt chợ còn là phố ẩm thực về đêm, cùng với các dịch vụ giải trí... Liên tục hoạt động trong một thời gian khá dài, có thể nói chợ là một điểm hẹn trao đổi buôn bán, giới thiệu các sản phẩm không thể thiếu được trong sinh hoạt của người dân lục tỉnh thời đó.
    Hiện nay, chợ có kiến trúc hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh và hoàn toàn mang phong cách Nam bộ. Chợ được chia thành từng gian hàng theo trật tự nhất định. Có rất nhiều chủng loại mặt hàng được bày bán một cách gọn gàng và thẩm mỹ. Đường đi bộ mua sắm trong lòng chợ được nhựa hóa và thoáng rộng.
    Đi kèm với hàng hóa, chợ đêm Tây Đô còn có những dịch vụ giải trí như: trò chơi điện tử, sân khấu ca nhạc ngoài trời và các chương trình giải trí thư giãn khác...
    Đến đây, du khách sẽ thật sự có một chuyến du lịch hữu ích và những kỷ niệm khó phai. Ngoài việc mua sắm những món quà kỷ niệm hay những sản phẩm cần dùng trong sinh hoạt, du khách còn được thưởng thức nhiều nét đẹp trong đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc mà chỉ có ở hạ nguồn sông Mekong nổi tiếng mới có được.
    (Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam).

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  4. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Du lịch vườn Cần Thơ phát triển
    Du lịch xanh, du lịch sinh thái đang là xu hướng được du khách nước ngoài đặc biệt chú ý. 80% khách nước ngoài tham quan ĐBSCL đều đổ xuống Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ, ba tỉnh có diện tích vườn cây ăn trái và dịch vụ sinh thái tốt nhất trong khu vực
    Đó là ý kiến của ông Phan Huê - Phó Giám đốc chi nhánh du lịch của Công ty Du lịch Cần Thơ tại TP Hồ Chí Minh - khi nói về xu hướng du lịch của du khách quốc tế trong năm nay.
    Sắp tới, Sở Du lịch Cần Thơ sẽ phối hợp với chính quyền địa phương triển khai chương trình ??otổ hợp du lịch???, liên kết nhiều nhà vườn với nhau. Trong năm 2001, Sở cố gắng khởi động khu du lịch cồn Cái Khế, cồn Ấu; xây dựng khu du lịch lâm viên sinh thái; khai thông tuyến đường vào lâm trường Phương Ninh, Mùa Xuân... Và xa hơn nữa là dự án quốc gia ??oXây dựng bảo tồn và phát triển vùng sinh thái Lung Ngọc Hoàng??? thuộc huyện Phụng Hiệp...
    Năm 2000 toàn tỉnh Cần Thơ thu hút hơn 228.000 lượt khách, trong đó có 58.000 lượt khách quốc tế với doanh số gấp đôi năm 1999. Hình thức kinh doanh du lịch Nhà nước phối hợp với tư nhân khá đa dạng phong phú. Cần Thơ tiếp tục phát huy thế mạnh sông nước với hệ thống du lịch sinh thái chợ nổi, vườn cây ăn trái, vườn cò... Dịp Tết Tân Tỵ vừa qua, Công ty Du lịch Cần Thơ liên kết với 10 vườn du lịch tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở, đa dạng dịch vụ, đưa lượng khách du lịch tăng gấp 4 lần năm trước.
    (Theo SGGP, 19/2).

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  5. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tiềm năng du lịch ở ĐBSCL rất lớn
    Đó là ý kiến của bà Marie Giuge - Giám đốc Kinh doanh và Marketing tập đoàn Victoria & Resorts (Pháp) về tiềm năng du lịch của Việt Nam. Vừa qua, tập đoàn này đã có 3 dự án đầu tư lớn ở Cần Thơ, Châu Đốc và Núi Sam.
    Theo bà Marie Giuge, hiện còn nhiều khu vực ở nước ta có khả năng thu hút khách nhưng chưa được khai thác hết, tiện nghi của khách sạn địa phương, chất lượng dịch vụ... chưa đủ sức "níu" chân khách du lịch. Trong khi đó, tại các thành phố lớn lại có quá nhiều khách sạn, sức ép cạnh tranh rất cao. Bà nói: "Chúng tôi muốn là người đi khai phá những vùng đất mang đậm chất văn hoá Việt, đồng thời có tiềm năng du lịch cao nhờ sức hút của thiên nhiên như Sapa, Phan Thiết, Cần Thơ, Châu Đốc... Chúng tôi đã đầu tư 23 triệu USD xây dựng 4 khách sạn tại những nơi này".
    Bà Marie cũng cho biết, ban đầu có rất ít khách tham gia tour du lịch đến những địa danh như Châu Đốc hay Cần Thơ. Cho đến nay, nhờ vào hoạt động quảng bá, tiếp thị, tỷ lệ phòng được thuê của các khách sạn tại những nơi này đã đạt từ 40% trở lên, riêng tại Châu Đốc đạt 15%.
    (Theo Thanh Niên, 15/2).

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  6. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Bài của soirrab gửi lúc :09:43, 03/10/2002. Chuyển vào đây cho hợp chủ đề.
    Làng Cổ Miệt Vườn
    Vũ Thống Nhất
    Làng cổ Long Tuyền nằm ở phía tây nam vàm sông Cần Thơ, nay gồm các phường Bình Thủy, An Thới cùng hai xã Long Tuyền, Long Hòa thuộc thành phố Cần Thơ. Qua quá trình vận động phát triển hàng trăm năm, Long Tuyền cổ kính còn có vinh dự góp phần tạo nên thành phố trung tâm cả vùng châu thổ Nam Bộ hôm nay.
    Trước khi có "tỉnh Cần Thơ" trên bản đồ hành chính (1876) vùng đất này thuộc "lục ấp" rồi dần trở thành làng Bình Hưng (1844, đời Thiệu Trị thứ 13). Đến năm 1852, nhân sự kiện đoàn hải thuyền của Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt thoát hiểm ngay trên sông Bình Thủy thuộc làng, nên cái tên Bình Thủy ra đời. Bình Thủy đã đẹp sao phải đổi lại là Long Tuyền (1908)? Các bậc tiền nhân đã lý giải và bình thật hay: "Rạch này (ý nói sông Bình Thủy) nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, miệng rộng và vàm sông Bình Thủy há toác ra ngậm trái châu là đất Cồn Linh án ngang vàm sông. Các chi lưu của bốn rạch tủa ra như bốn chân rồng. Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng. Nước sông bốn mùa lăn tăn gợn sóng như muôn triệu vẩy rồng lấp la lấp lánh, ẩn hiện giữa những vườn cây trái xum xuê...".
    Địa hình Long Tuyền như biểu tượng thu nhỏ của vùng đồng bằng sông nước mênh mang này. Sông Bình Thủy dài 15 km chia làng thành hai phần đối xứng rồi từ đây tỏa ra trên 30 con kênh rạch lớn nhỏ tự nhiên hoặc nhân tạo đan xen chằng chịt với những tên gọi rất bình dị như điệu hò nơi đây vậy. Bà Đồ, Bà Chủ Kiểu, Ông Đội, Ông Quới, rạch Cam, rạch Chanh... Cả một nền "văn hóa ghe xuồng" hiển hiện trên sông rạch rồi vườn cây kế tiếp vườn cây, xanh ngắt, ngút ngàn.
    Các cụ đã tiên liệu Long Tuyền sẽ là một vùng "địa linh nhân kiệt", là "đất học". Và sự thật đúng như vậy. Làng cổ Long Tuyền là nơi sinh ra cụ Thủ khoa Nghi Chi Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872), một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ. "Văn minh sông nước miệt vườn" Cần Thơ cũng đẹp hơn, đi xa hơn qua thơ văn của cụ, hay nói như nhà nghiên cứu văn học, giáo sư Lê Trí Viễn: "Nếu nói đến Mạc Thiên Tích là nói biển, nói núi, nói hồ ở Hà Tiên, đọc Trịnh Hoài Đức là đọc cảnh vật miền Đông thì với cụ Thủ khoa là nói về trời nước Hậu Giang vậy".
    Lần đầu trong lịch sử văn hóa, cụ đã dân gian hóa nghệ thuật tuồng mà trước đó vốn là nghệ thuật cung đình. Vở tuồng nổi tiếng Kim Thạch kỳ duyên của Cụ được coi là cổ nhất nước ta từng lưu diễn khắp lục tỉnh, trên cả ba miền và cũng là vở tuồng đầu tiên của nước nhà được dịch ra tiếng Pháp. Vì vậy nhiều người quả quyết: Khi nói đến tuồng thì Trung Bộ có Đào Tấn còn Nam Bộ chính là Bùi Hữu Nghĩa. Lại có nhà nghiên cứu văn học cho rằng trong thể loại văn tế, nếu Nguyễn Đình Chiểu viết hay và cảm động nhất về những nghĩa sĩ tử vì nước thì Bùi Hữu Nghĩa viết hay nhất, cảm động nhất về những người thân yêu trong gia đình (tế vợ và con gái): "Đất chẳng phải chồng, sao nỡ thịt xương hòa với đất / Trời không chết vợ, đặng coi gan ruột thử cho trời... Có linh chín suối đừng xao lãng / Thỉnh thoảng về thăm lúc tối trời", "Đường ra ngõ vào còn đó, con đi đâu cho cỏ mọc rêu phong / Thúng may rổ vá còn đây, con đi đâu cho mốc meo đóng trắng", v.v. Những áng thơ "rút ruột" đó vẫn xao động xót xa lòng người đến tận bây giờ. Long Tuyền còn đó "Tao đàn Bà Đồ" lưu danh hậu thế (bộ "Hằng Nga thi tập") từng là nơi "nhả ngọc phun châu" của những tài văn yêu nước chói sáng Nam Bộ thời cận đại như Phan Văn Trị (chán cảnh quan trường lui về ẩn dật tại Phong Điền, Cần Thơ), Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu, Phan Hiến Đạo, Cử Thanh....
    Đã đến Cần Thơ, du khách thường tìm đến Long Tuyền bởi nơi đây ngoài cảnh sông nước hữu tình, còn có đến sáu di tích cấp quốc gia, chiếm gần một phần ba số di tích quốc gia cả tỉnh Cần Thơ. Đình Bình Thủy, tức Long Tuyền cổ miếu, được dựng lên từ thuở "khai sinh lập địa" (1844) có quy mô diện tích vào loại lớn (trên 4.000 m2) trong các đình làng Cần Thơ, phản ánh phần nào tầm vóc của làng cổ Long Tuyền. Tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ. Hằng năm, vào dịp lễ Kỳ Yên (thượng điền: 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch; hạ điền: 14, 15 tháng chạp) đều có lễ rước sắc thần; không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát Tiều. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang).
    Rồi chùa Nam Nhã (nơi từng lưu dấu chân của Phan Bội Châu, Cường Để và sau này là nhà cách mạng Ngô Gia Tự), Hội Linh cổ tự, Long Quang cổ tự, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa,... Và cũng không thể bỏ qua thắng cảnh vườn lan, nhà cổ Bình Thủy (26/1A đường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), nơi được coi là điểm sáng văn hóa về nguồn của đất phương Nam. Hình như ở vùng đồng bằng sông nước này chưa có chủ nhân ngôi nhà nào lại có dịp tiếp xúc, tạo tình quyến luyến với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như chủ nhân nhà cổ Bình Thủy: nhà thơ Xuân Diệu, Xuân Thủy, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa lão thành Trần Văn Giàu, nhà văn hóa Sơn Nam, nhà viết kịch Học Phi, v.v. Đây cũng là ngôi nhà có duyên với "nghệ thuật thứ bảy" nhất bởi đã lọt vào khuôn hình của hàng chục bộ phim (Chân trời nơi ấy, Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu, Cây tre trăm đốt, Tây Đô và ban mai, Xương rồng Cần Thơ...),v.v. Đặc biệt bộ phim nổi tiếng "Người tình" của đạo diễn người Pháp Annand cũng được quay hơn một tuần ở đây.
    Cần Thơ có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ gìn giữ di tích. Đình Bình Thủy đang được trùng tu với kinh phí trên 1 tỷ đồng; chùa Nam Nhã cũng được sửa sang thoáng đãng sạch sẽ hơn; làm đường vô Hội Linh cổ tự; dự án tu bổ vườn lan, nhà cổ Bình Thủy...
    Phong khí văn hóa Long Tuyền là sự hòa quyện của đất, nước và con người nơi đây; là sự nở hoa của quá khứ trong lòng hiện tại; là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Long Tuyền tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa (Hoa, Khmer, Pháp, Nhật, Mỹ...) nhưng vẫn tạo ra, giữ gìn được bản sắc "văn minh miệt vườn sông nước" rất riêng, rất độc đáo và đó chính là nội lực, là cội nguồn sức mạnh giúp Long Tuyền đứng vững, phát triển trên vùng đất mới đầy biến động.

    YÊU MỌI NGƯỜI, TIN VÀI NGƯỜI, ĐỪNG XÚC PHẠM AI CẢ
  7. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    Tạo nét riêng cho du lịch miệt vườn Nam Bộ
    [​IMG]
    Ði thuyền trên sông - phần hấp dẫn nhất
    của du lịch miệt vườn.

    Du lịch sinh thái vườn ở Nam Bộ đang phát triển mạnh, thu hút nhiều du khách. Tuy nhiên, các tour du lịch này dường như còn na ná nhau từ mô hình dịch vụ đến sản phẩm cung cấp cho khách. Tạo ra những nét đặc trưng là việc làm cần thiết để du lịch vườn có thể phát triển bền vững.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Miệt vườn Nam Bộ.

    Du lịch sinh thái vườn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, nhất là tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Cần Thơ. Những nơi này được người Nam Bộ gọi là miệt vườn để phân biệt với miệt ruộng, miệt rẫy và miền biển. Miệt vườn là nơi đất cao, cây trái sum suê tươi tốt và về lượng cây trái mà nói thì nhiều vô kể, nhiều trái lạ và ngon. Ðó là chưa kể tôm cá không thiếu, cùng với sông nước ôn hòa, không khí trong lành vốn rất cần cho các du khách. Các cô gái miệt vườn rất xinh đẹp, trắng trẻo và khéo nấu ăn.
    Một tour đặc trưng mà du khách có thể ghé thăm là du lịch vườn bác Hai Cống. Tour này có cái hay là bạn chỉ cần đi trong ngày hay nghỉ lại một đêm cũng đủ. Buổi sáng, du khách đến điểm hẹn tại TP Hồ Chí Minh, sau khi ăn sáng, xe chạy một mạch về vườn nhà bác Hai Cống tại ấp Hòa Lộc - Hòa Hưng - Cái Bè - Tiền Giang. Ðây là thủ phủ của xoài và xoài ở đây vào loại ngon nhất nước.
    Chuyến du ngoạn thực sự bắt đầu bằng việc đi thuyền trên sông Tiền, tham quan vườn cây trĩu quả, câu cá giải trí. Khách cũng có thể tha hồ thưởng thức các trái cây Nam Bộ ngon như dưa hấu, xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, nhãn, ổi, mận,... Và trên dòng sông Tiền, khách có thể nhìn ngắm thỏa thuê cầu Mỹ Thuận, công trình trẻ trung và đẹp nhất Nam Bộ. Khách được nhìn những dề lục bình trôi lững lờ trên sông và hít hà cái thơm ngát của phù sa châu thổ. Về lại vườn nhà, những món ăn thuần túy Nam Bộ ngon lành đã được bưng ra. Nào cá tai tượng chiên xù, cá kho tộ, tôm nướng, gà hầm xả, vịt nấu chao, ốc bươu dồn thịt... Và những món ăn này càng ngon hơn vì cá tươi, rau lành. Tráng miệng trái cây miệt vườn là món không thể thiếu. ¡n xong, khách có thể nằm võng giữa khu vườn có phong cảnh hữu tình với hơn 100 cây kiểng cổ thụ lâu năm và cây ăn trái sum suê tứ bề. Nếu muốn ngủ lại trong vườn một đêm, cũng có chỗ sẵn sàng. Nhiều khách cũng ưa ngủ lại vì quả thực không khí thiên nhiên vào ban đêm của những vườn cây ăn trái bạt ngàn rất thú vị, nhất là những đêm sông Tiền có trăng. Ngày mai, ngủ dậy có thể thăm quan chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho) và chợ nổi An Hựu. Giá của một tourr du lịch trọn gói như vậy cho khách đoàn đi một ngày là 130.000 đồng, nếu ở lại một đêm và đi hai ngày thì giá 225.000 đồng.
    Du lịch vườn bác Hai Cống là một điểm du lịch khá bài bản, vì có cả điểm liên lạc với du khách đặt tại TP Hồ Chí Minh.
    Ngoài vườn bác Hai Cống ở Tiền Giang, qua cầu Mỹ Thuận sang phía Vĩnh Long, du khách còn có thể ghé thăm đến 11 điểm du lịch miệt vườn khác nhau. Mà những điểm nổi tiếng có nhiều người biết là vườn nhà ông Sáu Giáo, một người đã làm du lịch miệt vườn 20 năm nay. Vườn nhà ông Sáu ở xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ. Ông là người gần như khai phá ra ngành du lịch miệt vườn trong khu này nên có rất đông khách. Nhà ông có hàng trăm loại cây cảnh như mai vàng, mai chiếu thủy, hoa nhài. Xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng.
    Du lịch vườn thường được khai thác ở những điểm ven sông Tiền, sông Hậu và nhất là các cù lao bên sông. Trên cù lao An Bình và Bình Hòa Phước, nơi có nhà vườn của ông Sáu Giáo còn có những nhà vườn nên ghé như nhà sàn ông Mười Ðầy cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, hồng xiêm. Một căn nhà khách là nhà xưa của ông Hai Hoàng được xây cất theo kiểu Pháp có sân rộng và sau nhà là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm cho du khách. Về phía Tiền Giang, những điểm du lịch ở cù lao Thới Sơn ngay gần kề thành phố Mỹ Tho cũng khá đặc biệt.
    Những nhà vườn du lịch nhìn chung đều theo một mô hình chung, tương tự như mô hình của ông Sáu Giáo. Tất nhiên là phải có một vườn rộng từ 10 đến vài chục công đất (một công đất bằng 1.000 m2), có vườn cây ăn trái, có vườn cây kiểng bonsai và có nơi ăn chốn nghỉ cho khách. Dịch vụ hạ tầng thì chỉ có điện thoại, có du thuyền cho khách đi chơi. Trò giải trí ngoài câu cá còn có ca vọng cổ, hát nhạc tài tử Nam Bộ. Những thứ này đều do chủ vườn tự đầu tư.
    Càng ngày các tour du lịch sinh thái vườn càng được các công ty du lịch khai thác và đông khách tham gia. Hiện nay, theo nhận xét của các công ty du lịch thì đã có sự kết hợp giữa một số công ty du lịch và nhà vườn. Ví như Công ty Du lịch Tiền Giang kết hợp khá chặt chẽ với các nhà vườn ở cù lao Thới Sơn. Việc kết hợp này giúp các nhà vườn ở cù lao Thới Sơn có quy hoạch cụ thể cho du lịch vườn. Ví như điểm nào thì cho khách vào tham quan, điểm nào thì để ăn uống, nơi nào là di tích lịch sử cần bảo tồn. Khách ăn uống ở nhà hàng hay nhà dân cũng được phân chia cụ thể và hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách. Giá cả thức ăn ở cồn Thới Sơn không bị đội lên cao. Một suất ăn ngon chỉ vào khoảng 18.000 - 20.000 đồng, suất bình thường chừng 12.000 đồng. Những kết hợp này đã tránh được tình trạng bắt chẹt du khách khiến cho du khách tự bỏ đi mà khu du lịch Cầu Ngang - Lái Thiêu đã từng gặp phải.
    Tuy nhiên, theo ông Sáu Giáo, để phát triển du lịch miệt vườn, nhà vườn rất cần có sự giúp đỡ bằng cách các công ty du lịch giới thiệu khách, ngân hàng đầu tư vốn. Và nếu như có định hướng đầu tư qua hợp tác với các công ty du lịch cụ thể thì tỉnh nên xem xét cho miễn giảm thuế nông nghiệp ba năm đầu để người làm du lịch tái đầu tư phát triển.
    Ông Ðào Kim Trang, Giám đốc Sài Gòn Cooptourist, một nơi rất chuyên nghiệp trong du lịch dã ngoại cho biết: hiện nay các tour du lịch vườn đang na ná nhau từ mô hình dịch vụ đến sản phẩm cung cấp cho du khách. Nên chăng, cần phát triển từng tour theo hướng đặc trưng hóa. Chẳng hạn như đi du lịch miệt vườn sông Tiền nên tổ chức cho khách đi xúc ốc gạo ở Vĩnh Long. Tại khu vực Tiền Giang, nên để cho khách tập làm cốm thay vì chỉ cho họ tham quan và mua cốm. Hoặc một tour đã được chúng tôi khai thác rất đặc trưng là "Ngắm trăng trên sông Tiền" vào ban đêm. Phải có đặc trưng thì du lịch vườn mới có thể phát triển bền vững và thu hút khách dù ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long hay Cần Thơ".
    NGUYỄN ANH
    (Báo Nông thôn ngày nay)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  8. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    Những điểm sinh thái mới ở miền Tây
    [​IMG]
    Ngoài mấy khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở cồn Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), Xẻo Quít (Ðồng Tháp)... lúc nào cũng hút khách, từ trước tết tới giờ, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau bắt đầu "tiếp thị" một số điểm du lịch sinh thái mới....
    Vô lâm trường Mùa Xuân cưỡi trâu
    [​IMG]
    Thưởng thức đặc sản tại vườn
    Công ty du lịch Cần Thơ và lâm trường Mùa Xuân đang làm tiếp giai đoạn 2 mở khu du lịch sinh thái rộng 70ha giữa lâm trường này, sau khi đã đầu tư bạc tỉ làm đường, làm cầu, nhà nghỉ, điểm câu cá, chỗ nuôi chim thú, nhà ăn, sắm trâu....
    Từ Cần Thơ theo quốc lộ 1A đi Phụng Hiệp khoảng 25km, đi tiếp 4km đường bộ hoặc xuống vỏ lãi luồn lách sông rạch nửa giờ là tới nơi. Trước khi vô lâm trường Mùa Xuân để cưỡi trâu, du khách thường được hướng dẫn đi câu cá, kéo vó, đặt lờ, lộp bắt cá, bơi xuồng, đi xuyên rừng trên cầu tràm và tìm hiểu sinh hoạt trồng rừng, trồng lúa của người dân địa phương. Tới đoạn cưỡi trâu thì ai cũng mê, hai con trâu mộng của lâm trường cùng với bác nông dân "hướng dẫn viên du lịch tại chỗ" sẽ làm cho đoàn lữ hành cười nghiêng ngả và tốn không biết bao nhiêu là phim với ảnh.

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  9. Natalia

    Natalia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    0
    DU thuyền trên sông Hậu
    Về Cần Thơ, không gì thú vị bằng đi thuyền trên sông Hậu, khách vừa giải khát vừa nghe nhạc tài tử, vừa ngắm cảnh sinh hoạt bên sông êm đềm trong buổi bình minh và hoàng hôn
    [​IMG]
    Chiếc Lady Hau (Nàng sông Hậu) 150 chỗ ngồi của liên doanh khách sạn Victoria- Cần Thơ toàn bằng gỗ phục vụ theo phong cách Pháp, giá cao nhất, 20 USD / người/ tour. Du khách chủ yếu là nghỉ tại khách sạn này, nhưng cũng chỉ cần 4 người, du thuyền vẫn chạy.
    "Tour bình minh" bắt đầu từ 6 giờ sáng, khách lên tàu vừa ăn sáng vừa ngắm mặt trời lên trên sông Hậu và cảnh sinh hoạt sông nước rộn rã của bến đò Cần Thơ đi về các tỉnh. Sau đó thuyền vào chợ nổi Cái Răng, khách đổ bộ xuống một thuyền nhỏ len lách trong chợ nổi xem cảnh mua bán hàng nông sản độc đáo của xứ miệt vườn. Ði tiếp vào vùng kênh rạch Cái Sơn- Hàng Bàng, ghé nhà vườn ông Bảy Minh ăn trái cây, xong quay về khách sạn vào khoảng 8- 9 giờ sáng. "Tour hoàng hôn" bắt đầu từ 05h30 chiều, khách dùng ****tail trên tàu và ngắm cảnh sông nước Hậu Giang theo mặt trời lặn cho tới khi đèn điện sáng trưng bến Ninh Kiều.
    Du thuyền Tây Ðô 60 ghế rước khách từ bến tàu chợ Cần Thơ, giá vé 20.000 đồng/ người bao luôn giải khát, khách muốn "lai rai" thêm thì trả thêm. Lênh đênh trên sông Cần Thơ tới cầu Quang Trung quay lại ra sông Hậu xuống vàm Cái Ðôi rồi quay về. Khách vừa giải khát vừa nghe ca nhạc tài tử, ai hứng chí thì nhảy lên hát tự do cùng ban nhạc.
    Du thuyền Cần Thơ ba tầng đủ sức chứa 700 khách, nhưng đăng ký chỉ 450 ghế, dù vậy, năm ngày tết có bữa tải tới 500 khách mà vẫn phải đóng cổng tàu, ngừng bán vé làm cho khách chơi xuân càng ùn tắc. Anh Mạc Thành Trung, chủ tàu, nói: "Cái chính là vì Cần Thơ thiếu chỗ đi chơi tết. Mà đi chơi tàu lớn như thế này vừa có không khí nhà hàng nổi, vừa được hóng mát trên sông nước, vừa được xem xiếc, xem ca nhạc mà giá vé chỉ có 20.000 đồng/ người".
    Giá vé này đã tăng gấp đôi ngày thường, vì theo anh Trung, ngoài việc bao nước giải khát, anh phải thuê thêm đoàn xiếc, uốn dẻo và múa lửa từ TPHCM về phục vụ du khách. Riêng giá ăn uống thì không tăng, 5 người với 100.000 đồng vẫn có bữa cơm ngon. Mấy đêm tết, du thuyền Cần Thơ tăng từ một chuyến lên ba chuyến mỗi tối; rời bến Ninh Kiều ra tới vàm Cái Ðôi trên sông Hậu rồi quay về sông Cần Thơ tới cầu Quang Trung thì quay về, mỗi chuyến khoảng một tiếng rưỡi.
    "Có rất đông khách từ trong quê ra và gia đình cán bộ công nhân viên chức. Lạ là trẻ em và người già, đêm nào cũng có trên một trăm người". Anh Trung nói tiếp "Như vậy thì qua tết gia đình tôi sẽ phải đầu tư thêm phục hồi du thuyền Ninh Kiều". "Khách khen, chê gì nhiều nhất?"- tôi hỏi, chủ du thuyền nói: "Khách chê nhiều nhất là kẹt bãi giữ xe, thiếu lối đi xuống cầu tàu. Tôi đã làm dự án đề nghị thành phố Cần Thơ cho gia đình tôi đầu tư mở rộng bãi giữ xe (do phường Tân An thu phí) và mở thêm một lối đi xuống du thuyền. Chỗ có rộng khách mới thoải mái"
    (Huỳnh Kim- Sài Gòn tiếp thị tháng 3/2002)

    [​IMG]Natalia[​IMG]
  10. hoangtubanggia

    hoangtubanggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    ĐI THUYỀN TRÊN sông Mekong
    Khác hẳn với các loại hình du lịch sông nước khác, khi lên chiếc tàu du lịch của Mekong Star, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức mọi phong cảnh biến đổi kỳ ảo trên sông nước Cửu Long.

    [​IMG]
    Theo chương trình này, bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh trên sông Sài Gòn, thưởng thức hàng loạt loại trái cây chín mọng của miền đất Củ Chi xanh tươi. Ði sâu hơn chút nữa là các vườn chim- nơi quần tụ và sinh sống của những đàn chim hoang dã như cò, sếu, vạc... vốn là địa điểm tham quan đặc sắc của vùng sông nước Cửu Long. Cũng tại các vườn cây trái này, bạn sẽ được biết hương vị của ly rượu đế trong vắt sóng sánh trong bữa cơm chiều mát rượi bên dòng kênh. Sẽ càng thi vị hơn khi trong bữa cơm giữa vùng đất hoang sơ đó, bạn được giao lưu cùng các tài tử ca nhạc vùng đồng quê, với những người vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ, vừa là thính giả. Tại Mỹ Tho, Cần Thơ, chỉ cần bước ra khỏi mạn chiếc thuyền du lịch sang trọng này, bạn sẽ được hoà nhập vào không khí và nếu may mắn, bạn có thể tham dự vào một đám cưới trên sông, trong đó sẽ có hàng trăm chiếc thuyền cùng chậm rãi lướt theo dòng nước, đầy hoa và những nét mặt tươi cười. Còn thông thường nhất, là vô vàn cảnh mua bán tại các chợ nối Cái Răng và Phụng Hiệp và những chiếc ghe trái cây, lúa gạo, hàng gia dụng len lỏi tới từng ngỏ ngách của hệ thống kênh rạch chằng chịt. Hãy thử cafe, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ly cafe pha trên con xuồng lênh đênh giữa dòng sông cũng ngon chẳng kém so với các nơi khác tại TPHCM. Xuôi theo dòng nước, càng đi xa càng có cơ hội tiếp cận với những thú vui, nét độc đáo trong sinh hoạt và đời sống văn hoá của người dân hai bên dòng sông Mekong. Ðó là còn chưa kể tới hàng chục loại sản vật tôm cá tại nơi này.
    [​IMG]
    Lựa chọn chương trình tham quan sông nước là 2 tới 3 ngày, bạn được tách hẳn khỏi cuộc sống ồn ào nơi đô thị, song các tiện nghi sinh hoạt trên tàu cũng không có điều gì đáng phàn nàn, bởi Mekong Star được thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp, đảm bảo mọi nhu cầu cho khách hàng. Sẽ rất thú vị sau một ngày ngắm nhìn cảnh họp chợ trên sông, thưởng thức các món ăn dân giã, chụp ảnh những cánh rừng ngập nước với vô số loài chim, mua sắm các sản vật địa phương, và kết thúc bằng vòi tắm nước nóng hoa sen cùng căn phòng ngủ gắn máy lạnh trên tàu.
    Ðể tham gia vào chương trình dã ngoại trên sông, bạn cần liên lạc tới Công ty Tân Nam Hải, 58 Mạc Ðĩnh Chi, Quận 1, TPHCM. Tel: 8236379. Fax: 8297526
    (Theo tạp chí Hàng không- tháng 8/2000)

    Nếu ta gặp một người khi ra ngõ thì hãy đừng tiếc lời chào người ấy lấy một câu, vì biết đâu ngày mai không gặp được nữa

    Được natalia sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 11/10/2002

Chia sẻ trang này