1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần tìm hiểu về Thương hiệu

Chủ đề trong 'PR' bởi thewayyoulive, 22/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vicland

    Vicland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Có một quyển về thương hiệu rất hay của Richard Moore. bạn có thể ra hiệu sách tìm vì quyển này khá đắt >1tr.
    Còn một số quyển nữa mình không nhớ tên. Hnào sẽ gửi cho bạn sau nhé.
    Branding cũng liên quan rất nhiều đến PR, MKT,... nên bạn có thể tham khảo cả những sách kia.
  2. MARMEDIA

    MARMEDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bên mình làm khá nhiều về nhận diện thương hiệu.Vào website mình tham khảo nhé, biết đâu nó lại giúp ích dc cho bạn chăng?
  3. koala8koala

    koala8koala Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Các bác giới thiệu sách có khi chả có time hoặc nhẫn để đọc....có gì liên lạc mình rảnh đi nói chuyện giao lưu cafe...có khi giúp bác được ít nhiều...(em không phải đa cấp đa kiếc hay diễn giả....gì đó đâu ạ) đơn giản chỉ muốn quen biết thêm ae cùng sở thích hehe...
  4. truly_child

    truly_child Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2011
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Nếu là Tiếng việt thì bác cho em xin với nhé, mail em là: vinhhai71@yahoo.com nhé
  5. o2b

    o2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Thương hiệu là gì?

    Thương hiệu
    không phải là logo hay slogan

    Thương hiệu
    không phải là hệ thống
    các ấn phẩm nhận diện

    Thương hiệu không phải
    là sản phẩm hay dịch vụ

    “Thương hiệu là cảm nhận thật sự của một cá nhân về một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức.”

    Nói cách khác, thương hiệu không phải là cái chúng ta nói với khách hàng.
    Thương hiệu là những gì khách hàng nói và chia sẻ cho nhau về chúng ta

    Tại sao phải đầu tư cho thương hiệu?
    Trọng tâm của mọi chiến lược thương hiệu hay chiến dịch marketing đều là để thu hút khách hàng. Trong đó, sức hút tự nhiên và lâu bền nhất chính là sự tự tin toát ra từ bên trong mỗi nhân viên, dựa trên nền tảng thấu hiểu sản phẩm dịch vụ công ty mình.

    Với vốn liếng thương hiệu mạnh, bạn sẽ tiết kiệm thời gian, công sức đi săn đầu người. Ngược lại, nhân tài phù hợp sẽ tự tìm đến với khát khao được cống hiến và tự hào là một phần của công ty.

    Trong xu hướng chuyên môn hóa, sức hút của thương hiệu giúp cho những đối tác có thực lực tìm đến bạn với mong muốn và an tâm khi được trở thành
    người cộng sự lâu dài.


    Chúng ta không thể lường trước hết các sự cố hay biến động thị trường có thể xảy ra. Vì vậy, xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với tạo một nền tảng vững chắc và
    một sức đề kháng để doanh nghiệp của bạn có thể đương đầu khủng hoảng và nhanh chóng vượt qua nó.

    Với thương hiệu, bạn có thể xác định một vị trí rõ ràng, khác biệt trong
    tâm trí khách hàng, nhân viên, đối tác. Khi đó, việc đối thủ cạnh tranh cũ hay mới xuất hiện không còn là mối đe dọa khủng khiếp, làm bạn nơm nớp lo sợ nữa.

    Khi thị trường biến động đến mức không biết thật giả, khi các điều kiện khác cân bằng và khách hàng phải chọn 1 trong 2, họ sẽ tin tưởng và lựa chọn một sản phẩm mà thương hiệu đã được khẳng định.
    trường tồn...

    Doanh nghiệp bạn muốn tồn tại 5 năm hay trường tồn huyền thoại, muốn gói gọn trong 1 tỉnh thành hay trở thành tập đoàn đa quốc gia?
    Thương hiệu không mang lại hiệu quả nhất thời, nhưng về tầm nhìn dài hạn, thương hiệu chính là đôi cánh giúp bạn trường tồn vươn xa.

    Giám đốc luôn là người rất tâm huyết với công ty, nỗ lực phục vụ thật tốt để làm hài lòng khách hàng.

    Nhưng khi công ty phát triển, ai sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng? Lúc này, bất kỳ người nhân viên, đối tác nào cũng trở thành một mắt xích quan trọng kết nối
    khách hàng với công ty.

    Nhân viên bạn có biết những việc họ đang làm ý nghĩa thế nào, công ty đang làm gì, vươn đi đâu?

    Liệu chúng ta có yêu những gì chúng ta không hiểu?

    Đầu tư cho thương hiệu như thế nào?
    Không chỉ ban giám đốc, việc lắng nghe ý kiến nhân viên trong quá trình khám phá giá trị cốt lõi sẽ giúp con thuyền công ty chèo cùng một hướng.
    giá trị cốt lõi thật sự, sứ mệnh, tầm nhìn (core) phải là cái đang được doanh nghiệp thực hiện, hoặc có mong muốn và khả năng thực sự để hiện thực hóa.

    Nói một cách nôm na, câu trả lời cho 3 câu hỏi:
    chúng ta sinh ra để làm gì (sứ mệnh), định nghĩa thành công (tầm nhìn) và quan niệm sống (giá trị cốt lõi) chính là cái sâu xa bên trong thúc đẩy chúng ta...
    gắn kết hết mình với một tổ chức nào đó. Chiến lược thương hiệu được xây dựng trước kế hoạch marketing và được xác lập song hành với chiến lược kinh doanh của một tổ chức.

    Nếu như người thủy thủ có hải đăng để không lạc hướng giữa đại dương mênh mông, thì doanh nghiệp cũng cần có một để định hướng hành động giữa những cơn sóng lớn của thị trường. hải đăng thương hiệu

    Hải đăng thương hiệu là bản tóm lược cô đọng những đặc trưng: giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, điểm mạnh, điểm yếu, điểm khác biệt, tính cách, lợi ích của sản phẩm…
    Để Hải đăng thương hiệu có thể tỏa sáng, điều quan trọng nhất là những yếu tố đúc kết nên phải là Việc này phải cần một cuộc khảo sát bài bản ý kiến nhân viên, tìm hiểu tâm huyết ban lãnh đạo, lắng nghe kì vọng khách hàng, quan sát đối thủ cạnh tranh và chọn lọc theo những kiến thức chuẩn về thương hiệu.

    chia sẻ thật.
    Logo, slogan hiện tại của bạn có chứa đựng một câu chuyện đủ khả năng tự lan truyền không? Câu chuyện chính là công cụ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kể cho người khác nhất. Hãy tận dụng nó!

    Nền tảng của thương hiệu là lòng tin.
    Khách hàng tin tưởng thương hiệu của bạn khi những gì họ thấy và trải nghiệm là một hình ảnh nhất quán. Hãy tưởng tượng nếu một con người có hành động, lời nói, suy nghĩ lúc này lúc khác, bạn có dám đặt lòng tin không?
    Làm thế nào để gìn giữ và phát huy tối đa sức mạnh thương hiệu?
    Chú trọng quan tâm đến hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộ. Hãy nhớ: dân có thể đẩy thuyền đi cũng có thể lật thuyền. Doanh nghiệp của bạn không thể phát triển chỉ với một thuyền trưởng và vài tay chèo cự phách.
    Khi hiểu, tin, yêu thương hiệu thì người nhân viên sẽ tự thân cống hiến cho công việc, tự tin trong giao tiếp khách hàng đối tác, và tự hào khi chia sẻ về công ty. Mỗi nhân viên chính là một đại sứ thương hiệu thực thụ, có vai trò tối quan trọng trong việc gìn giữ và tối đa hóa sức mạnh thương hiệu.

    Đồng bộ trong truyền thông thương hiệu ra bên trong và bên ngoài. Thương hiệu như một con người với đầy đủ trái tim, tính cách, mã ngoài. Hãy để thương hiệu của bạn xuất hiện như một con người trước sau như một.

    Nhất quán đi theo chiến lược thương hiệu đã vạch ra. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp vì sóng to gió lớn mà phải nhận lãnh thất bại của việc “đẽo cày giữa đường”.
    Hãy nhớ: xây dựng thương hiệu là một quá trình đòi hỏi phải bền gan vững chí!

    Nếu bạn cần xây dựng một thương hiệu chuyên nghiệp
    Liên hệ http://o2bsoft.com/ để được tư vấn kỹ hơn trong từng mục nhé

Chia sẻ trang này