1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CANADA - Một vài cái nhìn đầu tiên về đất nước lạnh lẽo này.

Chủ đề trong 'Canada' bởi HKMP5, 15/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hay! Mấy bài của Lucas rất hay.
    Đến Canada mà không tranh thủ đi xem Nigara Falls và mấy lễ hội như hội hoa Tulips, hội pháo bông sẽ rất uổng phí.
    Nigara Falls là một trong những kỳ quan của thế giới. Đi xem Nigara Falls là phải xem Nigara Falls- Canada (Dân du lịch gọi thế ) bởi vì Nigara Falls của bên Canada đẹp hơn rất nhiều so với nhìn từ Mỹ. Đã đi Nigara Falls là cũng có thể tạt sang Mỹ một cái. Cũng chính ở đây là có nhiều chuyện tình xuyên quốc gia nhất. Anh Mỹ yêu em Can hoặc anh Can yêu em Mỹ . Tối tối vượt biên giới đi thăm người yêu làm gì có ai lãng mạn và "khệnh" hơn phải không? đâu có biết rằng chỉ có 5 phút lái xe. .
    Chúc các bạn vui!
    Tối nay đừng lái xe qua đây nhé!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG]và vote cho tôi
  2. h_unforgiven

    h_unforgiven Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.525
    Đã được thích:
    0
    hì hì em cũng muốn xem bác lội sông trèo vách đá trốn cảnh sát ehheh! để gặp ngưồi yêu! âhhha!
    hải
  3. Lucas

    Lucas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi xin giới thiệu về 1 lễ hội rất thú vị, những bạn nào đang ở Montreal hẳn đều biết về Montreal International Jazz Festival. Đây được coi là 1 trong những largest jazz celebrations in the world. Ngày hội gồm hơn 550 buổi biểu diễn , trong đó 350 buổi được biểu diễn ngoài trời, kéo dài từ trưa cho tới nửa đêm và ko thu tiền, còn lại là các buổi biểu diễn trong nhà có bán vé. Hơn 2000 nghệ sĩ thể hiện những giai điệu jazz, blues, acoustic folk and world music tuyệt vời nhất. Lễ hội thường thu hút gần 2 triệu người tham gia trong 2 tuần, lòng đường trở thành những sàn nhảy lớn cho hàng trăm nghìn người nhảy múa theo nhịp điệu của jazz, blues, rock n'' roll và international music. Ngày hội được coi là 1 trong những biggest street parties in North America này diễn ra lần đầu tiên năm 1979, lần đó chỉ thu hút 1 đám đông cuồng nhiệt khoảng 12,000 người tới xếp hàng đón xem buổi trình diễn của huyền thoại jazz Ray Charles. Từ những sự khởi đầu khiêm tốn đó, hàng trăm siêu sao âm nhạc trong đó có Pat Metheny, Dave Holland, Sting, Cubanismo!, Wynton Marsalis, J.J. Cale, Omara Portuondo, John Scofield, Ben Harper và Norah Jones ...đã tới đây để làm say mê hàng triệu người, ngày hội mỗi năm 1 lớn và nổi tiếng hơn, ngày nay đã gây được tiếng vang như 1 trong những best music festivals the world over. Tại đây bạn sẽ đươc thấy các nghệ sỹ say mê chơi nhạc trên từng góc phố, sẽ được sống trong 1 không gian đầy niềm vui và tiếng nhạc du dương. Tony Bennett, người đã từng biểu diễn tại đây nói : ?oIt?Ts the best festival in the world.?
    [​IMG]Hãy click vào đây để tìm hiểu về đất nước, con người Canada
  4. Lucas

    Lucas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi sẽ giới thiệu về 1 sản phẩm nổi tiếng của Canada đó là Maple Syrup. Ai cũng biết biểu tượng của đất nước Canada là chiếc lá maple (maple leaf), đây là loại cây được trồng nhiều nhất và là niềm tự hào của Canada.
    Từ rất lâu trước khi những người da trắng tới Can, người thổ dân da đỏ đã học được cách rút nhựa từ cây maple và nấu lên thành đường. Vào thời gian đầu mùa xuân, họ găm những chiếc rìu vào thân cây sau đó đặt 1 miếng vỏ cây ở dưới để hướng nhựa chảy vào những chiếc thùng làm bằng da và vỏ cây. Sau đó họ đun nhựa cây trong 1 cái hũ bằng đất sét để lấy maple sugar. Trong các khu rừng của Can, maple được coi như 1 loại cây quý, gỗ cây này vừa cứng vừa có tính co dãn, đàn hồi và nhựa của nó thì làm ra được thứ syrup tuyệt ngon và giàu dinh dưỡng. Trong thời gian đầu của sự thuộc địa hoá vùng đất này, chính người da đỏ bản địa đã dậy cho những Pháp cách làm syrup. Đây là loại syrup nguyên chất, tự nhiên ko có 1 chút thành phần hoá học nào và ngày nay nó là 1 trông những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Canada.
    Bác nào sống tại Quebec hôm nào lên Toronto chơi nhớ mua hộ tôi vài chai nhé
    Hãy click chuột vào đây để tìm hiểu về đất nước và con người Canada
  5. Lucas

    Lucas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    World''s biggest bookstore
    Megabookstore, nằm tại Toronto, Ontario. (Located on Edward Street, one block north of Yonge and Dundas.) Thực tế là hiệu sách có quy mô lớn đầu tiên được mở tại Canada. Nó được mở vào năm 1980 bởi hệ thống hiệu sách Coles rất nổi tiếng thời đó.
    Trong 2 thập kỷ qua, hiệu sách này đã có 1 số thay đổi về ownership đó là sự sáp nhập của Coles và SmithBooks năm 1995 tạo ra Chapters Inc. Điều này có nghĩa Megabookstore là 1 phần của hệ thống nhà sách Chapters. Và gần đây là sự sáp nhập của Chapters và Indigo dẫn đến việc ngày nay hiệu sách này lại nằm dưới bóng của Indigo Books. Do đó phong cách của nó đã có 1 số thay đổi nhỏ. Trong khi Chapters và Indigo stores feature cafés và nhiều chỗ ngồi thì World''s Biggest Bookstore nhìn giống 1 cái glorified warehouse hơn. Với 2 huge floors of books, books, books, books, more books, some magazines and other items, and even more books.
    Bộ film "Short Circuit 2", được quay tại Toronto có rất nhiều cảnh được làm trong hiệu sách này
    Hãy click chuột vào đây để tìm hiểu về đất nước và con người Canada
  6. Lucas

    Lucas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Nguồn Gốc Phố Tàu Toronto, Canada
    Toronto là một thành phố có khoảng hai triệu năm trăm ngàn dân với ước chừng khoảng bảy chục ngàn người Việt Nam lưu xứ. Sinh hoạt của người Việt và Hoa tại đây ngoài những điều dị biệt về ngôn ngữ và phong tục cũng có những điểm tương đồng nói chung của những người di dân đến từ châu Á.
    Theo tài liệu ghi nhận của Thành Phố thì vào năm 1877 chỉ có 2 Hoa Kiều hiện diện tại đây: đó là ông Sam Ching ở số 8 đường Adelaide East và ông Wo Kee ở số 385 của đường Yonge. Hai sếnh sáng này là chủ nhân của 2 tiệm giặt quần áo bằng taỵ
    Sự hiện diện của ông Sam Ching và ông Wo Kee đã làm ngạc nhiên các nhà xã hội học Canada thời bấy giờ. Vì rằng tại Canada vào thời kỳ này thực sự có sự hiện diện của người Hoa nhưng họ chỉ tập trung quanh quẩn trong vùng Tây Bắc của nước Canada mà thôi. Họ thường là những công nhân làm mướn trong các mỏ vàng hoặc là những công nhân xây dựng đường xe lửa xuyên bang Canadian Pacific Railway (CPR). Thế thì tại sao lại có 2 ông da vàng mũi tẹt lại lạc lõng tại thành phố Toronto này vậy?
    Dựa theo những tài liệu về dân số còn lưu trữ lại thì vào năm 1885 sau khi đường xe lửa CPR hoàn tất, những Hoa Kiều làm đường xe lửa bị thất nghiệp họ đổ dồn về Vancouver, và tại đây họ đã lãnh đủ những đợt bài Hoa dữ dội. Hàng đoàn người dân bản xứ biểu tình chống sự hiện diện của người Hoa. Ðã có những cuộc biểu tình đông hơn 5000 người tham dự. Họ ném đá, nổ súng vào người Hoa, gây nên thảm kịch người thì bị thương, nhà cữa tài sản bị đốt phá. Ðứng trước tình thế này, để tìm con đường sống, buộc lòng một số đông người Hoa phải rời bỏ miền Tây của Canada, bao gồm vùng Vancouver, để tiến về miền Ðông, rải dần các tiệm giặt đồ bằng tay và nhà hàng khắp nước Canada thời bấy giờ.
    Nhưng ở Toronto thì lại khác. Hai ông Sam Ching và Wo Kee đã mở tiệm giặt bằng tay từ năm 1877, tức là 8 năm trước khi đường xe lửa CPR hoàn tất, vậy không thể kết luận rằng 2 ông này thuộc nhóm người Hoa làm đường xe lửa được. Nếu vậy, xuất xứ của 2 ông này là ở từ đâu? Theo sự nghiên cứu của tác giả Lee Wai Man thì 2 ông này đến Toronto chắc chắn không phải thuộc diện phu phen làm đường xe lửa, mà có lẽ 2 ông này từ Mỹ quốc mò lần qua Gia Nã Ðại làm ăn. Xuất xứ của họ có thể từ Chicago hay từ Nữu Ước. Thật vậy, căn cứ theo tài liệu còn lưu trữ tại Mỹ thì trước năm 1877 đã có nhiều người Hoa mở tiệm giặt đồ bằng tay tại hai thành phố đó rồi. Vậy giả thuyết cho rằng hai ông sếnh sáng này từ Mỹ mò qua Gia Nã Ðại làm ăn tạm thời tin được.
    Nói chung, đại đa số Hoa kiều di dân đến Bắc Mỹ này thời bấy giờ, bản thân họ khi còn ở Trung Hoa đều là những nông dân lam lũ, chân lấm tay bùn. Nghề giặt mướn bằng tay là một nghề mới lạ và tương đối đơn giản đối với họ. Một kiểu kinh doanh đặc biệt chỉ học được tại Bắc Mỹ này mà thôi. Nghĩ lại cũng tương tự như nghề làm Nail của người Việt mình. Ða số người Việt đến định cư tại Mỹ hay Canada không phải ai ai cũng đều đã từng có nghề làm Nail trước khi rời khỏi nước. Khi còn ở trong nước có ai dám nghĩ rằng nghề Nail lại kiếm được nhiều tiền và cũng chính kiểu kinh doanh học được tại Bắc Mỹ Châu này đã khiến cho nhiều người Việt trong nghành Nail trở thành giàu có và đã thành công một cách dễ dàng.
    Hoàn cảnh của người Hoa lúc bấy giờ không giống như nghề Nail của người Việt chúng ta hiện nay, hay nghề bán trái cây của người Ý, nghề bán kem của người Hy Lạp thuở trước; người Hoa khi làm nghề giặt mướn bằng tay họ không có được sự tự do chọn lựa. Năm 1877, Ủy Ban Ðặc Trách Về Lao Ðộng và Di Trú cho Hoa Kiều tại Hạ Viện Canada phúc trình rằng: "người da trắng có thể làm những nghề khác mà không cần làm nghề giặt mướn bằng tay, nghề này dành cho người Hoa cũng được." Cho nên có thể nói rằng người Hoa làm nghề này theo yêu cầu của Canada chứ không theo sự tự do lựa chọn nghề nghiệp của mình.
    Vào năm 1880, trên đường York nằm trong trung tâm của thành phố Toronto, phía Nam của đường Wellington, có một khu Hoa Kiều xuất hiện. khu này nằm gần ga xe lửa, mà chúng ta đã biết rằng ga xe lửa là cữa ngõ du nhập của người Hoa vào thành phố này. Vào những năm này phố Tàu Toronto chưa thật sự xuất hiện, mà phải đợi mãi đến năm 1911, cuộc Cách Mạng Tân Hợi tại Trung Hoa do Tôn Trung Sơn lãnh đạo lật đổ nhà Mãn Thanh, Trung Hoa lúc bấy giờ có nhiều xáo trộn về nội chiến và kinh tế, người Hoa bỏ nước đi Canada ngày càng đông thì phố Tàu Toronto mới từ từ thành hình. Họ đến Canada một phần do những câu chuyện của những người Hoa đi làm phu phen thuở trước kể lại rằng Canada là một vùng đất mới, bao la bát ngát, trù phú, dễ làm ăn.
    Ngoài nghề giặt mướn ra, nghề bán thức ăn ở các nhà hàng cũng được kể là một trong những nghành kinh doanh tiên khởi của của Hoa-Kiều tại Torontọ Tiệm ăn đầu tiên là tiệm Sing Tom ở số 37 1/2 đường Queen, nằm bên cạnh tiệm giặt Wah Kee. Năm 1901 tổng cọng có 96 tiệm giặt đồ, đến năm 1921 tăng lên được 374 tiệm. riêng về tiệm ăn thì vào năm này còn có Hung Fan Low và Jung Wah ở đường Elizabeth.
    Trước đạo luật 45 (đạo luật cấm chỉ sự nhập cư của người Hoa được Quốc Hội Canada thông qua năm 1923), Hoa Kiều ở quanh quẩn trong khu phố Tàu của Thành Phố Toronto đếm được 2,134 người. Rải rác các tiệm như Công Ty Q. Kwong ở số 56 đường Elizabeth, tiệm này chuyên bán tạp hóa và các loại thuốc bắc, các món đặc sản của Á Châu như yến sào và những dụng cụ dành cho nghề giặt mướn. Khách hàng của tiệm này hầu hết là người Hoa. Một yếu tố khác cũng cần lưu ý thêm về mặt xã hội học là lúc bấy giờ không phải chỉ có người Hoa tập trung ở vùng phố Tàu mà bên cạnh họ còn có người Do Thái mở tiệm bán gà ở đường Chesnut, đường Dundas và đường Elizabeth nữa. Người Do Thái ở đây bán gà cho người Hoa, vì lúc bấy giờ người Hoa thường thích ăn thịt gà nhưng lại không được cấp giấy phép mua bán gà.
    Năm 1947 đạo luật cấm chỉ người Hoa nhập cư vào Canada được bãi bỏ, nhưng làn sóng di cư của Hoa Kiều vào Canada vẫn chưa ồ ạt lắm. Thật ra, phải đợi đến năm 1960 lượng Hoa Kiều nhập cư vào Canada mới càng ngày càng tăng. Hàng ngàn người Hoa trốn khỏi vào thời kỳ Mao Trạch Ðông thực hiện "bước nhảy vọt" và phát động cuộc "*****************". Thủ tướng Canada vào thời điểm này là ông Diefen Baker đã cố gắng giúp đỡ những người Hoa tỵ nạn bằng cách cho định cư 100 gia đình. Những gia đình này đến Toronto vào tháng 8 năm 1962.
    Luồng sóng di dân của Hoa Kiều đợt này đã đẩy mạnh bước phát triển của Phố Tàu trên đường Dundas từ phía Tây của đường Bay cho đến đường Spadina. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng vào thời kỳ này một phố Tàu thứ nhì cũng được mọc lên ở khu ngã tư đường Broadview và đường Gerrard mà người Việt trong vùng thường gọi là phố Tàu Ðông. Lý do của sự phát triển phố Tàu thứ hai này cũng dễ hiểu. Như các sắc tộc di dân trước như Do Thái, Ấn Ðộ, Ái Nhĩ Lan hay những người gốc Anh, ai ai cũng vậy, khi mới đến Toronto bước đầu đều sống qua vùng Cabbage Town theo chương trình Housing của chính quyền Tỉnh Bang Ontario dành cho những người mới đến. Chính quyền địa phương ở đây xây dựng những khu Housing rẻ tiền này trước là để giúp đỡ những người mới di dân đến có chỗ trú ngụ hầu ổn định cuộc sống, sau là dễ cho chính quyền kiểm soát những người mới định cư. Người Hoa cũng vậy không tránh khỏi số phận này. Lúc đầu mới tới họ cũng cư ngụ xung quanh vùng Cabbage Town.
    Lúc này phố Tàu Tây từ đường Bay cho đến đường Spadina, tiền mướn phố càng ngày càng cao, lượng dân cư trở nên đông đúc và có sức cạnh tranh ráo riết, cho nên những người Hoa mới tới đợt sau này đành phải chọn vùng Broadview và Gerrard để làm chỗ buôn bán nhỏ, làm ăn. Nhứt cử lưỡng tiện: vừa được tiền thuê rẻ và được gần nhà, gần chỗ ở của họ là Cabbage Town.
    Lại thêm một khu phố Tàu thứ ba mới xuất hiện trong vùng đại đô thị của Toronto. Ðó là khu phố Tàu Argincourt trải dài từ đường Glen Watford cho đến đường Sheppard. Phố Tàu thứ ba này xuất hiện do hậu quả trực tiếp của những đạo luật định cư gần đây. Chính quyền Canada có ý khuyến khích những nhà kinh doanh giàu có người Hoa từ Hong Kong được nhập cảnh theo diện kinh doanh vào Canada. Hấp dẫn bỡi sự ổn định về kinh tế và chính trị của xứ sở này, cộng thêm mức sống cao của người dân Bắc Mỹ, Hoa kiều từ Hong Kong đã ồ ạt di dân vào Canada và mở rộng cộng đồng của họ tại đây đến 71% kể từ năm 1971 đến năm 1981; theo bản nghiên cứu của Wing K. Yung, từ năm 1981 trở đi, mỗi năm có khoảng chừng 7000 người Hoa từ Hong Kong bước chân vào Canada.
    Phần lớn khách hàng của phố Tàu thứ ba này là những người Hoa di dân từ Hong Kong và những người Hoa sinh đẻ tại Canada, họ có khuynh hướng như những người Canada bản xứ là càng ngày càng dãn ra những vùng ngoại ô của thành phố cho dễ thở. Chính phố Tàu thứ ba này đã phản ảnh được nét đa dạng của cộng đồng người Hoa tại Toronto. Tuy nhiên, phát triển thì có phát triển nhưng cộng đồng người Hoa tại đây không có thế đứng về chính trị. Bằng chứng là vào năm 1985, cộng đồng người Hoa ở Argincourt có dự tính xây một rạp hát cho Hoa Kiều ở đây, nhưng dự án này đã bị Hội Ðồng qui hoạch của thành phố Scarborough bác bỏ. Sức chống đối có tính cách địa phương và những căng thẳng về chủng tộc đã có mòi ló dạng kể từ khi người Hoa xây dựng phố Tàu thứ ba tại vùng Argincourt này.
    Một khu phố Tàu thứ tư đã xuất hiện, tuy mới mẻ nhưng không kém phần nhộn nhịp, đó là khu phố Tàu của Mississauga. Ðây là khu buôn bán mới vưà được thành lập trên đường Dundas East của thành phố Mississauga. Trước lối đi vào có cổng tam quan với Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Công việc buôn bán diễn ra vào những ngày cuối tuần thật là náo nhiệt, muốn tìm cho được một chỗ đậu xe cũng là một việc khó khăn; không thua gì những khu phố Tàu đã mở mang ngày trước.
    Chúng ta bây giờ hãy trở lại khu phố Tàu cũ kỹ nhất của thành phố Toronto, khu này còn được gọi là phố Tàu Tây, nằm trên đường Dundas và Spadina như đã được giới thiệu ở phần trên. Tuy thành lập từ lâu, nhưng khu phố hôm nay vẫn trên đà phát triển. những trung tâm buôn bán đồ sộ hơn, tân kỳ hơn, hợp với thị hiếu của người dân Á Châu hơn vẫn còn đang tiếp tục dựng xây và mở rộng. Bộ mặt của khu phố càng ngày càng thêm thay đổi. Thêm vào đó nhiều tiệm ăn, nhiều tiệm nữ trang và những tiệm tạp hóa do người Việt đứng ra làm chủ đã giành bớt sự độc quyền về tạp hóa của người Hoa thuở trước. Sự bành trướng này đã đẩy lần biên giới của phố Tàu đi sâu vào trong vùng chợ Kensington của người Do Thái. Nhiều siêu thị của người Việt ngày nay mở trên phố Tàu đã vượt hẳn những khu phố ngày xưa mà người Hoa đã từng làm chủ về phẩm cũng như về lượng.
    Phố Tàu ngày nay, thật ra, không như phố Tàu ngày xưa, chỉ quanh quẩn trong hai nghề bán ăn và giặt mướn. Nơi đây đã trở thành một sinh hoạt tập trung, bạn có thể mua những máy móc tân kỳ trong những cữa hàng điện tử; bạn cũng có thể gặp những gian hàng vẫn còn bán những sản phẩm mây tre lá buông, thô sơ mộc mạc. Thảng hoặc bạn cũng còn gặp những bà cụ già, người Việt lẫn người Hoa, co ro trong những chiếc áo mùa Ðông đứng bán từng bó rau đắng hay vài xu cải xanh ở bên lề đường.
    Nhân đây cũng nói thêm về giá trị địa sản để cho những người di dân mới đến sau rút tỉa những kinh nghiệm để có một tầm nhìn rộng rãi hơn trong việc đầu tư của mình. Ai cũng biết giá cả của khu phố Tàu Toronto bây giờ đã lên đến gấp ngàn lần so với thời kỳ phát triển vào năm 1910. Tiền mướn phố ngày nay đã trở thành một con số khổng lồ khiến cho nhiều người ngần ngại bỏ vốn kinh doanh. Ðể có một khái niệm về giá trị địa sản thời bấy giờ chúng ta hãy nghe Richard Stanley kể lại rằng: "Gía trị của toàn thành phố Toronto vào năm 1910 cũng không bằng giá trị của 100 feet đất nằm trên đường Yonge, khoảng giữa đường King và Queen ngày nay. Một ngôi nhà mới xây trên một lô đất có chiều ngang 100 feet lúc bấy giờ chỉ bán vỏn vẹn 833 đollars. Môt ngôi nhà mới ở Toronto cất trên một lô đất có chiều ngang 50 feet chỉ rao bán với giá 650 dollars. Mỗi tháng tiền thuế với tiền mortgage chỉ tốn 3.92 dollars mà thôi. Trị giá của khu phố Tàu lúc đó không bằng trị giá của một chỗ đậu xe ngày naỵ"
    Trích bài của Phan Tấn Thiện

    Hãy click chuột vào đây để tìm hiểu về đất nước và con người Canada
    Được Lucas sửa chữa / chuyển vào 04:52 ngày 27/08/2003
  7. hoa_diem_vi

    hoa_diem_vi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    Thap CN:
    Là ngọn tháp ở tại Toronto, Canada. Tháp cao 1815 feet (trên 600 m), đây là một bảo vật ngầm của ngành kỹ năng kiến trúc hiện đại. Nó là tòa lâu đài rất thích hợp với một kỹ thuật học có tầm đi xa nhất của thế kỹ này: kỹ thuật phát làn sóng điện.
    Phương pháp dựng tháp CN lên cũng rất đặc biệt. Một bệ ráp nối khổng lồ từ từ được đẩy lên cao bằng sức thủy động với 18 feet một ngày. Vữa xi măng từ đáy đổ ra lắp đầy các khung thép. Người ta dùng cách nhắm đặc biệt giống như cách ném bom của các phi cơ để làm cho tháp thẳng đứng.
    Khi hoàn thành, độ lệch rất nhỏ, chỉ có 2cm mà thôi. Xương sống của tháp là một ống rãnh có 3 cành tựa, bên trong có chứa 1,000 tấn giây cáp dài đến 80 dặm để ghìm tháp cho cứng ở 5 đoạn khác nhau theo chiều cao.
    Tòa nhà Skypod (nhà lưng chừng trời) có 7 tầng nằm ở cao độ 1,100 feet. Người ta kéo tòa nhà này từ dưới đất lên cao sau khi nó được xây cất dưới đất. Người ta dùng trực thăng Skorsky đưa chiếc đĩa antenna hình vương miện lên gắn ở đỉnh của tháp.
    Nhiệm vụ của tháp là truyền đi làn sóng điện. Người ta dùng một khối nặng 10 tấn gắn trên ngọn tháp để cho quân bình, ngăn cản tháp lắc lư. Kiểu kiến trúc này được phát họa và thử trong các hầm gió chuyên dùng để thí nghiệm các loại phi cơ. Tháp này có thể chịu đựng các cơn gió giật mạnh đến 260 dặm một giờ.
    Iris
  8. kly

    kly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến Canada, cũng không quên nhắc đến chính sách thuế má tại đây. Mỗi một năm, người dân (tất nhiên là salary từ loại average trở lên) phải đóng một khoản thuế tương đương khoảng 50 % of total revenu. Bởi vậy, mà các doanh nghiệp chuyên gia về việc khai thuế (hay hướng dẫn khai cách nào để đóng thuế ít nhất ) mọc lên như nấm.
    Việc người Can nhập cư qua US làm việc hoặc sinh sống , hoặc là tìm các fiscal paradises (như bên Swissland , Luxembourg, Monaco ...) là không hiếm.
    Bởi vậy mới có cái saying sau :
    Everything in USA is bigger than in Canada except for taxes.
  9. MrDickcutter

    MrDickcutter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    1.143
    Đã được thích:
    0
    Đúng là bên này tax cao thật, mình đi làm vất vả...mà cuối cùng chẩng tiết kiệm được bao nhiêu...
    Nhưng chúng ta cũng không thể đem Canada so sánh với Mỹ. Bỡi vì mọi sự so sánh đều là khập khiễng cả.
    Canada là một nước có thể chế chính trị khác US nhiều lắm...Hãy thử nghĩ xem. Đồng ý là bên US có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Nhưng hệ thống giáo dục và y tế quá đắt đỏ...còn Canada thì sao???
    Nếu bạn muốn thành phố Quebec hay Toronto hay Montreal có những cô gái điếm đứng đầy đường...có những dân xã hội đen đêm đêm đốt lửa ở những góc phố như những thành phố nóng bên Mỹ thì....mới đem những cái đó ra so sánh.
    Đa số những người sống và làm việc ở Canada họ đều phàn nàn là thuế quá cao nhưng bình yên nên họ vẫn thích Canada hơn Mỹ. Còn cái gì to cái gì nhỏ thì có lẽ không nên phải nói lên như bạn. Thử nghĩ xem...bên US ngày nào cũng phải lo nơm nớp khủng bố trong khi đó..Canada thì vẫn vui chơi...hihì...
    Dũng sỹ diệt gái ký tên!
  10. TheUnforgivenHA

    TheUnforgivenHA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.276
    Đã được thích:
    0
    Người Canada yêu hoà bình lắm...em nghĩ ít tiền một chút mà ko phải uýnh lộn thì hay hơn.Giống như Canada lần nào đi đánh nhau củng đóng góp vào lực lượng gìn giữ hoà bình thôi...thỉnh thoảng trên đường đi tàu chiến lại bị hỏng uýnh nhau xong rồi mới đến...quá ổn....
    Ở Mĩ thì ok hơn thật đấy nhưng mà chỉ có ai thật giàu thì mới nên chạy sang Mĩ thôi...như Celien Dion chẳng hạn...cô nàng chạy qua Lá Vegas luôn rùi...bỏ cá cái nhà trên núi Mont ... phí ghê vậy đó...còn người trung lưu cứ ở đây là sướng nhất...nhiều tiền thì nhiều chẳng bằng sống an nhàn các bác nhỉ...?
    Người ấy gọi tôi là bạn cũ...Của chiều mưa chung ô nhỏ tới trường...Của bao lần hờn rồi lại thương...Của năm tháng qua đi...mau như thổi...
    năm tháng ơi là năm tháng ơi...!
     

Chia sẻ trang này