Cảng nước sâu Quảng Trị. Quảng Trị không có cảng biển nước sâu. Điều này ai cũng thấy. Thời chiến tranh Mỹ nạo vét cửa Việt làm cảng quân sự. Tàu 1,5 vạn tấn vào được (tàu này bị đặc công thủy đánh chìm). Tuy nhiên chi phí nạo vét quá lớn nên sau giải phóng và bây giờ vẫn chỉ là cái cảng bé bé, nho nhỏ. Trong khí thế thi đua sôi nổi, nhà nhà (quên, tỉnh tỉnh) xin tiền, lập dự án xây cảng biển nước sâu, sao tỉnh mình không thấy có nhỉ? Không có địa điểm hay là không có tiền, hay là mải cãi nhau, hay là sống nhờ vào kí ức, hay sống nhờ vào mấy cái khu du lịch vớ vỉn (phải nói là vớ vỉn vì du khách quốc tế và VN đến đều thất vọng). Nếu tỉnh mình tìm ra được một chỗ làm cảng biển đúng nghĩa với cơ sở dịch vụ hậu cần tốt thì tuyệt. Con đường từ Thái qua Lào theo QL9 cứ gọi là ngon cơm. Theo bạn thì nên chọn nạo vét của Việt hay là phía của Tùng?
Xin khẳng định Quảng Trị không có vị trí để bố trí cảng nước sâu đc. Cho nên đặt vấn đề như bạn dienthai thì oan ức cho các bác nhà ta quá!. nói đến vị trí cảng nước sâu thì xem như là tài sản của quốc gia rồi. không sớm thì muộn thì các nhà đầu tư sẽ đặt vấn đề với CP, tỉnh để triển khai mà thôi, rất tiêc là theo Qui hoạch cảng biển VN đến 2020 và sau này nữa thì QT chẳng có vị trí nào để triển khai cả (1 . Chi phí nạo vét hàng năm do bồi lắng quá lớn => Dự án không khả thi, 2. Quĩ đất gắn liền với cảng để phục vụ các dự án khác không có.=> không khả thi) Hiện nay cơ bản các vị trí cảng biển nước sâu đã triển khai gần hết). Tội nghiệp cho ông QT (khúc chính rọt) xem các ông láng giềng mà tủi thân. ông Hà Tĩnh có Vũng Áng (hiện nay đang xây dựng nhà máy Nhiệt điện 1200 MW do LILAMA làm chủ đầu tư, kế tiếp là 1 nhà máy NĐ 1800MW do Tập đoàn điện lực VN làm ); ông láng giềng Quảng Bình có Cảng Hòn La ( chuẩn bị triển khai nhà máy đóng tàu của tập đoàn vínasing; Qhi hoạch nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 2400-3000MW rất "khủng". Thuỷ điện Hoà Bình chỉ có 1900MW mà thôi). Chân mấy (Huế), Đà Nẵng, Dung Quất// thì khỏi phải bàn nữa rồi. Túm lại suy nghĩ và tìm phương án đầu tư khác, . chà! cả dãy miền trung chỉ có mỗi QT chưa có TP không biết đàng tự hoà không nhỉ! Được hoangnmand2 sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 30/07/2007
Xem thử nha, nếu mai mốt mà có đự án nhớ chia cho cái nền, hehe. ..... Xóa ngay vì bí mật. Để tớ về quê mua một mớ đất trồng cây đợi đền bù giải tỏa đã rồi tmới công bố! Bạn nào muốn biết thì nhìn hình số 2 rồi ... tưởng tượng là ra ngay 2 cái khu công nghiệp, cái cảng biển nó nằm ở đâu! Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 13:18 ngày 30/07/2007
MỸ THUỶ - ĐỘNG LỰC KHÔNG CHỈ CHO QUẢNG TRỊ Khi được một người bạn từ Hà Nội gọi điện vào, đọc cho nghe rõ từng chữ trong văn bản Thông báo của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, về việc đồng ý chủ trương cho tỉnh Quảng Trị xây dựng cảng biển nước sâu Mỹ Thuỷ và đưa cảng này bổ sung vào quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020; đồng thời chấp thuận xem xét đưa vào quy hoạch việc xây dựng khu kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị , ai trong chúng tôi cũng vỡ oà niềm vui, tin chắc một điều rằng ước mơ đổi đời của cả vùng đất gian khó này đang được hình thành. TS Bùi Quốc Nghĩa và các nhà khoa học tại Công ty cổ phần Tư vấn Phát triển Duyên hải (DHD) như TS Nguyễn Sĩ Hồng, TS Nguyễn Tuấn Hoa, TS Lê Văn Thành cùng các cộng sử của mình đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực địa, nhất là về thuỷ hải văn, địa chất công trình đã xây dựng nên đề án ?oxây dựng cảng nước sâu Mỹ Thuỷ và khu kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị?. Từ đề án này có thể hình dung phần nào Mỹ Thuỷ mới sau này. Tại đây trên tổng diện tích 932 km2, sẽ hình thành một khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là dịch vụ cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng (gắn với lợi thế tài nguyên và nguồn nguyên liệu, như cát trắng hàm lượng silicat rất cao và trữ lượng hàng trăm triệu mét khối có sẵn trong vùng), công nghiệp dựa trên tiềm năng khí lớn mới được xác định là có trữ lượng lớn trên vùng biển Quảng Trị , và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác các cảng biển, các dịch vụ logistic?Trong đó riêng khu vực dành cho cảng nước sâu sẽ rộng khoảng 60 km2. Phác thảo một Mỹ Thuỷ mới trong tương lai TS Nghĩa , người đã từng là đồng tác giả các dự án cảng biển nước sâu Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội? đang được thực hiện tại các khu vực biển Miền Trung, khẳng định: Tại đây có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một cảng đào có quy mô với độ sâu đến 13 mét có thể tiếp nhận các tầu tải trọng đến 40.000 DWT; công suất cảng không hạn chế, thực tế chỉ phụ thuộc vào nhu cầu phát triển tại vùng hậu phương của cảng. Trong đó, đoạn bờ biển dài 5-7 km từ Gia Đẳng về Mỹ Thuỷ có điều kiện rất thuận lợi để mở và ổn định luồng tầu hiệu quả nhất. Kết quả khảo sát thực địa đã cho thấy đoạn bờ biển cửa rạch nước thông nằm giữa hai xã Hải An và Hải Khê là phù hợp nhất. Với giải pháp cảng đào chỉ chiếm vùng bờ biển dài 1-1,5km, cho nên phần lớn mặt tiền bờ biển vẫn được khai thác bình thường cho các mục đích khác như phát triển du lịch, phát triển đô thị biển. Liền kề vùng mở cửa cảng nước sâu Mỹ Thuỷ có diện tích đất rộng 40-50km2 (thuộc các xã Hải Khê, Hải An, Hải Quế và Hải Ba - huyện Hải Lăng) bằng phẳng, có cao độ trên 5 mét không bị ngập lụt, có độ phủ thực vật tốt chống cát bay, địa chất tốt và dân cư hiện rất thưa thớt nên rất phù hợp để xây dựng các công trình kho bãi, công nghiệp và logistic. ?oCảng Mỹ thuỷ sẽ là cảng đào sâu vào đất liền đầu tiên của Việt Nam? ?" TS Nghĩa cho biết , mới đây chính phủ Hà Lan đã chấp thuận đài thọ các chi phí cho 2 nghiên cứu sinh đến Quảng Trị tham gia nghiên cứu việc việc làm cảng này. Thời cơ vàng cho Quảng Trị Hoà bình và thống nhất đã hơn 30 năm, không chỉ Hải Lăng, Đông Hà, Quảng Trị cũ, mà còn khắp cả Khe Sanh, Lao Bảo, Hướng Hoá, Gio Linh, VĨnh Linh, Đakrông?những vùng đất khó, đất chết ngày nào đã hồi sinh, đổi thay mọi mặt. Nhưng Quảng Trị vẫn nghèo, hai người anh em tiếp giáp hai đầu là Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế vẫn chưa giàu có nhiều để có thể lan toả sẻ chia. Sản xuất chính hiện nay vẫn là nông lâm nghiệp, cả tỉnh mới có được một số cơ sở sản xuất công nghiệp ở qui mô vừa. Hơn 60 vạn dân sống trên hơn 47 vạn ha diện tích tự nhiên, mà tổng thu nhập đầu người dự báo đến 2010 mới đạt mức trên 10 triệu đồng (tương đương với 620-650 USD)! ?oChẳng lẽ dân mình cứ nghèo thế ! Phải có mũi đột phá nào để mở hướng đi ra, đi lên? ?" ông Lê Hữu Phúc, UV TU Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị , và hầu hết lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh đã trải qua rất nhiều trăn trở, nghĩ suy. Phải chờ đến bây giờ khi trăn trở của lãnh đạo hội tụ gặp gỡ được với các thành tựu nghiên cứu khoa học, mới có được lối đi ra ! Thực tế cũng cho thấy: có cảng nước sâu là có tất cả - như góp ý của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh gần đây. Bởi chỉ mới rục rịch phát triển cảng nước sâu Mỹ Thuỷ đã có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn sẵn sàng vào cuộc, với các dự án lớn mà từ trước đến nay chưa hề có ai nghĩ tới sẽ đặt chân vào Quảng Trị như: đóng tầu của Vinashin, nhiệt điện của EVN, của các tập đoàn Hồng Kông? hay các dự án xây dựng cảng , xây dựng khu du lịch sinh thái quy mô lớn của Công ty Dịch vụ vận tải biển (Lào)? Chúng tôi cũng có dịp đi dọc Quốc lộ 9, từ Đông Hà đến Lao Bảo; và tuy chưa đi hết con đường thiên lý nối liên Lao Bảo sang Lào, vượt các cầu Hữu Nghị, Mục đa hãn trên sông Mê Kông sang Thái, và xa hơn nữa để đi tới Myanmar? nhưng đã thấy con đường xuyên Á này thực đẹp, thực thênh thang, xe ôtô chúng tôi đã từng qua nhiều đoạn đường dài với tốc độ gần 100km. ?oCon đường này, và theo nó là Hành lang kinh tế Đông Tây, 10 năm trước đây đã được ADB và JICA đề xuất, tài trợ phát triển , với nhiều hy vọng mở ra các cơ hội giao thương, đầu tư, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mêkông. Theo đề án ban đầu, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) được xác định là điểm cuối của EWEC, là cửa ngõ thông ra biển Đông cho bạn Lào, bảy tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan? Nhưng thực tế đến nay hiệu quả của tuyến đường này chưa được là bao. Mới chỉ có một lượng hàng hoá từ Thái Lan, Lào không đáng là bao, ra cảng Tiên Sa để xuôi biển Đông vươn ra thế giới !? ?" Không ít chuyên gia kinh tế của Việt Nam và các nước trong vùng thừa nhận. Chính vì vậy, nhiều quan chức chính quyền và doanh nghiệp nước bạn Lào, Thái Lan đã phấn khởi đón nhận tin sẽ hình thành cảng biển nước sâu Mỹ Thuỷ, cận kề với đường 9, với tuyến đường xuyên Á của EWEC. Với Mỹ Thuỷ các hạn chế phát triển hiện nay đã có điều kiện để giải quyết. Ai cũng cho rằng: dự án cảng Mỹ Thuỷ là một ?osáng kiến mới của Quảng Trị và của Việt Nam cho sự phát triển của EWEC?. Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam Thamkhảo Côwvăn số 7557/BGTVT-KHĐT V/v: Quy hoạch cảng nước sâu Mỹ Thủy, Tỉnh Quảng Trị: http://vbcddh.mt.gov.vn/Vanban_1639.aspx