1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căng thẳng biên giới Ấn Độ - Pakistan

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 27/02/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Thách kiến thức của mày được lên báo đó, nick của mày ở đây cũng lâu rồi sao chưa bao giờ được lên báo ? chứng tỏ mày chỉ spam nhảm chứ đếch có dẫn chứng nào đủ để báo chí họ để mắt tới , loại rẻ rách mà cứ nghĩ mình nói đúng

    Bạn đầu tao nói JF17 bắn hạ máy bay Ấn, bọn mày bảo tao nói láo, đến giờ cả media VN lẫn quốc tế thừa nhận, bọn mày có gì đối chứng ?

    Tao ban đầu cũng nói JF17 bắn hạ Mirage, bọn mày cũng cãi, giờ thì media cũng về phía tao, bọn mày có gì ?

    Ngu tới mức so sánh máy bay rơi với bị bắn hạ, về số lượng máy bay rơi thì TQ + Pak cũng ko bằng Ấn
  2. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Nghe tin máy bay tq vừa rơi là do trung tân nó hack đó.
  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Ấn Độ gặp "vận đen" mất 7 chiến đấu cơ từ đầu năm 2019

    Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng kể từ đầu năm 2019, Ấn Độ đã mất tới 7 chiến đấu cơ.

    Hãng tin Sputnik (Nga) cho biết tính riêng trong tháng 2 này, đã có tới 5 chiến đấu cơ của Không quân Ấn Độ “hy sinh”.

    Mới đây nhất là vào ngày 8/3, một tiêm kích MiG-21 Bison đã rơi tại Shobhasar Ki Dhani, Bikaner, bang Rajasthan. Phi công nhanh chóng thoát ra khỏi buồng lái và bảo toàn tính mạng.

    Tuy nhiên, những trường hợp khác lại không may mắn như vậy. Vụ việc gây thương vong nhiều nhất xảy ra vào ngày 28/1 khi trực thăng Mi-17 rơi khiến 6 người thiệt mạng.

    Tính từ đầu năm 2019, tiêm kích MiG-21 Bison rơi ngày 8/3 là chiến đấu cơ thứ 7 của Ấn Độ "ra đi".


    • [​IMG]

    Ngày 1/2, tiêm kích Mirage 2000 gặp nạn. Ngày 19/2, hai máy bay Hawk của đội bay biểu diễn Surya Kiran đã đâm sầm vào nhau khi trong quá trình luyện tập.

    Ngày 27/2, Không quân Pakistan bắn hạ tiêm kích MiG-21 Bison của Ấn Độ. Pakistan đồng thời bắt phi công Abhinandan Varthaman của Ấn Độ và thả anh này sau đó 2 ngày.

    Ngày 27/2, trực thăng Mi-17 rơi tại Budgam ở bang Jammu-Kashmir khiến 6 người thiệt mạng. Ngày 28/2, chiến đấu cơ Jaguar của Không quân Ấn Độ rơi tại bang Uttar Pradesh.

    http://soha.vn/an-do-gap-van-den-mat-7-chien-dau-co-tu-dau-nam-2019-20190309110237414.htm
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Xin lỗi, nó rơi vì em trót xì bom hơi về phía Hải Nam đấy ah. công em nhé.
    tự nhiên làm sao rơi được
  5. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Spam đếch đúng chủ đề cho đỡ nhục vì chủ đề là Pak vs Ấn, Ấn mất 7 máy bay hàng chục mạng phi hành đoàn là điều ko thể chối cãi (riêng Mi-17 bị rơi hoặc bị SPYDER bắn nhầm đã chết gần 10 mạng)

    [​IMG]
  6. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Ấn Độ mua gấp MiG-35 khi Pakistan nâng cấp JF-17 cực mạnh

    Trong cuộc đối đầu tiêm kích Ấn Độ - Pakistan, phần ưu thế được cho là nghiêng về Islamabad khi họ cung cấp bằng chứng bắn rơi được chiếc MiG-21 Bison.

    Tác giả đã bắn hạ tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ (IAF) được ghi nhận là JF-17 Thunder - máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo.

    Ngoài ra còn có thông tin chưa được kiểm chứng rằng còn 1 chiếc Mirage 2000H nữa của IAF cũng đã bị tiêu diệt.

    Để chiếm ưu thế trước JF-17 Pakistan, đã có đề xuất rằng New Delhi cần đưa chiếc HAL Tejas của mình ra tiền tuyến, tuy vậy có vẻ như Ấn Độ chưa dám làm điều này vì tiêm kích nội địa của họ chưa thực sự hoàn thiện.

    Bên cạnh đó cũng chưa rõ vì lý do gì mà IAF vẫn chưa điều động MiG-29UPG nâng cấp lên giới tuyến LoC, bởi vì dòng tiêm kích này được đánh giá đủ sức đối đầu JF-17 Pakistan, thậm chí là trội hơn ở nhiều chỉ số kỹ chiến thuật cơ bản.

    [​IMG]
    Radar mảng pha quét chủ động thế hệ mới LKF601E được thiết kế cho tiêm kích hạng nhẹ JF-17
    Trước nguy cơ bị dàn tiêm kích "Liên hợp quốc" của Ấn Độ áp đảo về chất lượng, Không quân Pakistan (PAF) được cho là đã bắt tay vào kế hoạch nâng cấp tiêm kích JF-17 của họ lên chuẩn Block 3 thông qua việc lắp đặt cho nó khí tài điện tử mới.

    Sức mạnh của tiêm kích JF-17 Block 3 nằm ở radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) chế tạo này có mã định danh là LKF601E, nó có trọng lượng rất nhẹ chỉ 145 kg, dễ dàng gắn kết cho tiêm kích JF-17 cũng như nhiều chủng loại chiến đấu cơ khác.

    Theo giới thiệu, radar LKF601E hoạt động trên băng tần X với băng thông 3 GHz, nó có khả năng phát hiện mục tiêu là máy bay tiêm kích hạng nhẹ từ cự ly 170 km, theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu và điều khiển tên lửa diệt 4 trong số đó.

    Ngoài ra radar LKF601E còn có thể lập bản đồ mặt đất cách xa 300 km; nhận diện được tàu chiến có diện tích phản xạ radar 1.000 m2 cách 220 km; thông số trên rõ ràng cực kỳ đáng nể và đã vượt xa cả MiG-29UPG lẫn Mirage 2000 của Ấn Độ.

    [​IMG]
    Ấn Độ sẽ đẩy nhanh gói thầu MMRCA để lựa chọn MiG-35 làm đối trọng JF-17 Block 3?
    Trước tình hình trên, biện pháp khả thi nhất đối với Không quân Ấn Độ để đối phó chính là xúc tiến trở lại gói thầu mua 126 tiêm kích đa dụng MMRCA vốn đã bị treo từ vài năm qua để sớm có máy bay sử dụng trong tình hình nóng.


    Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, hai ứng viên sáng giá nhất lúc này là F-21 của Lockheed Martin cùng với MiG-35 của Mikoyan nhưng dòng chiến đấu cơ Nga có nhiều triển vọng thắng cuộc hơn, bởi New Delhi không muốn lựa chọn F-21 (dẫn xuất của F-16) mà PAF đã quá quen thuộc từ lâu.

    Nếu sở hữu tiêm kích MiG-35, Ấn Độ sẽ có một tiêm kích hạng trung trang bị radar AESA Zhuk-AE tương đương với JF-17 Block 3 lắp radar LKF601E, khí tài dạng này Su-30MKI hiện chưa có kế hoạch tích hợp, vì vậy lựa chọn MiG-35 gần như là phương án duy nhất cho gói thầu MMRCA khi được mở lại.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...khi-pakistan-nang-cap-jf-17-cuc-manh-3376141/

    1 lần nữa media lớn như DVO lại tiếp tục đưa thông tin phân tích JF17 Block 3 của thành viên oplot ttvnol lên, giúp hàng ngàn độc giả được tiếp cận thông tin chính xác, đúng đắng nhất, như tôi đã nói chẳng có bài viết của 1 rồ Mỹ nào từng được lên media lớn cả, còn ngược lại bài viết phân tích lập luận dẫn chứng của tôi đều được các media lớn đưa tin

    http://ttvnol.com/threads/cang-thang-bien-gioi-an-do-pakistan.15349599/page-37#post-44976100

  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    oplot làm cho mấy báo lá cải biến thành sọt rác đúng nghĩa luôn, méo ai thèm xem
  8. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Còn hơn cháu tham gia từ năm 2005 mà tới nay chẳng có nổi 1 bài viết, phân tích nào được lên báo, chưa có 1 con rồ Mỹ nào đủ trình độ để được lên media chính thống cả :cool:

    Ở VN chẳng có 1 forum, group fb nào ủng hộ thông tin JF17 bắn hạ 2 máy bay Ấn ngay từ đầu, nhưng nhờ công lao của thầy, đưa thông tin của người trong cuộc, chính xác lập luận chặt chẽ, đầy đủ dẫn chứng đanh thép, khiến media chính thống, với hàng chục ngàn độc giả cũng buộc phải thừa nhận sự thành công của JF17, tại sao media VN vốn thân Ấn ghét TQ cuối cùng lại đi ngược lại media Ấn ? khi phủ nhận thành tích của JF17 !, chỉ gõ phím thôi đã xoay chuyển được cả media thì trình độ của thầy ko phải dạng vừa, các cháu chỉ chửi đổng chứ đâu có kiến thức gì để làm độc giả tin tưởng ?
    Lần cập nhật cuối: 13/03/2019
  9. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Nếu ngày mai xảy ra chiến tranh: 5 loại vũ khí của Pakistan khiến Ấn Độ sẽ phải khiếp sợ

    Quân đội Ấn Độ lớn mạnh hơn, nhưng Pakistan sở hữu sức mạnh tấn công đáng nể có thể khiến đối thủ phải giữ cái đầu lạnh nếu không muốn cả hai cùng diệt vong.

    Dưới đây là 5 loại vũ khí nguy hiểm nhất của Pakistan, mà có thể gây ra mối đe doạ cho Ấn Độtrong bối cảnh cấp bách.

    Từ năm 1947, Pakistan thua kém Ấn Độ - quốc gia rộng lớn và mạnh mẽ hơn. Quân đội của họ yếu hơn nhiều so với của Ấn Độ và sẽ chuốc lấy thất bại nếu xảy ra một cuộc chiến tranh phi hạt nhân, bất chấp Pakistan dồn toàn lực cho quốc phòng.

    Giống như Bắc Triều Tiên, Pakistan - một quốc gia đang suy yếu, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng phương pháp không tốn kém khi đầu tư nguồn lực cho vũ khí hạt nhân.

    Tấn công Pakistan sẽ vô cùng nguy hiểm, hoặc đó là phương án "tốt nhất" để kích động một cuộc chiến tranh hạt nhân. Theo nghĩa này, chương trình hạt nhân của Pakistan nên được coi là thành công lớn.

    Họ thường xuyên dương đông kích tây để hướng sự quan tâm của tất cả mọi người khỏi những yếu điểm và khiếm khuyết của mình.

    Theo chuyên gia Kyle Mizokami, Islamabad đã xây dựng những công cụ phá hoại, bắt đầu từ các nhóm khủng bố cho tới vũ khí hạt nhân. Và tất cả những phương tiện này đều hướng tới việc chống lại Ấn Độ.

    Ấn Độ phải tính toán mọi trường hợp và các hành động bất thường từ phía Pakistan, từ khủng bố cho tới chiến tranh hạt nhân. Dưới đây là 5 loại vũ khí nguy hiểm nhất của Pakistan mà có thể gây ra mối đe doạ cho Ấn Độ trong bối cảnh cấp bách.

    Tiêm kích-ném bom JF-17 Thunder

    Chiếc tiêm kích đa năng một động cơ giá rẻ JF-17 Thunder là sản phẩm liên doanh giữa tập đoàn của Trung Quốc Chengdu Aircraft Industry (Công ty nghiên cứu chế tạo chiếc tiêm kích tàng hình J-20) và Tổ hợp hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex).

    Dự kiến sẽ có tổng cộng 200 chiếc JF-17 được chế tạo cho Không quân Pakistan với tính năng vượt trội hơn hẳn các máy bay Mirage-3, Mirage-5 và F-7. JF-17 sẽ phải trở thành lực lượng chủ lực của không quân tiêm kích Pakistan.

    [​IMG]
    Tiêm kích-ném bom JF-17 Thunder


    Trước đó, Pakistan hiện đang là khách hàng truyền thống mua vũ khí của Mỹ, vào thập niên 80 và 90 đã mua vài chục chiếc tiêm kích F-16. 40 chiếc đầu tiên đã được bàn giao, còn lô hàng 28 chiếc hiện vẫn chưa đến được tay Pakistan bởi người Mỹ không đồng tình với chương trình hạt nhân của Islamabad.

    Vì lý do này, Pakistan đã quyết định đa dạng hoá các nhà cung cấp của mình. Trong khi đó ở Trung Quốc, lĩnh vực chế tạo hàng không quân sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ, và kết quả là JF-17 Thunder đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của Pakistan.

    Về ngoại hình JF-17 giống với các máy bay tiêm kích hiện có của Không quân Pakistan, đặc biệt là giống Mirage-5 của Pháp và F-16 của Mỹ. Khó thể coi đó là sự trùng lặp, mà điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng cả hai chiếc tiêm kích nói trên.

    JF-17 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại Chengdu (Trung Quốc) vào tháng 8/2003, còn công tác chế tạo cỗ máy này được triển khai vào năm 2007.

    JF-17 Thunder có nhiều chi tiết mang hơi hướng của các máy bay tiêm kích hiện đại như radar xung Doppler để phát hiện mục tiêu và không chiến, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, chỉ dẫn mục tiêu bằng laser để đối phó với các mục tiêu trên bộ, tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại và buồng lái kính với các màn hình kỹ thuật số.

    Chiếc máy bay này phần nhiều đã được hưởng lợi từ sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc, bởi vậy trong thời gian tới người ta dự định trang bị cho nó các động cơ mới, hệ thống hiển thị chỉ dẫn mục tiêu trên mũ phi công và não điện tử mạnh hơn.

    Vũ khí để không chiến do Trung Quốc cung cấp là tên lửa không đối không tầm ngắn với hệ thống tự dẫn hướng bằng hồng ngoại PL-5 và PL-9, được gắn trên giá treo ở đầu mút cánh.

    Để triển khai không chiến ngoài tầm nhìn, JF-17 được trang bị các tên lửa với đầu đạn tự dẫn chủ động PL-12 của Trung Quốc.

    Có ít thông tin về vũ khí "không đối đất" của JF-17, nhưng nhiều khả năng đó sẽ là các loại bom không điều khiển, bom điều khiển laser, các ống phóng không điều kiển, các tên lửa điều khiển chính xác cao và tên lửa chống hạm.

    Tầu ngầm lớp "Halid"

    Hải quân Ấn Độ vượt trội so với Pakistan gần như trong mọi chỉ số. Họ có số lượng nhân sự, tàu chiến và máy bay nhiều hơn. Và về phương diện kỹ thuật Ấn Độ cũng hơn hẳn Pakistan. Khí tài hiệu quả nhất trong thành phần Hải quân Pakistan là 3 chiếc tàu ngầm diesel - điện tấn công lớp "Halid".

    3 chiếc tàu ngầm này có thể bảo đảm việc ngăn chặn được khu vực mà Hải quân Ấn Độ định thiết lập vòng vây Karachi và những cảng biển khác nếu nổ ra xung đột. Các tàu ngầm lớp Halid là phiên bản nâng cấp của các tàu ngầm diesel - điện "Agosta" do Pháp chế tạo.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Saad của Pakistan. Ảnh:AP Photo, Anwar Abbas


    3 tàu ngầm mang tên Halid, Saad và Hamza có kích thước không lớn lắm, choán nước của chúng chỉ vào khoảng 2.050 tấn. Vận tốc trên mặt nước là 12 hải lý, dưới nước vào khoảng 20 hải lý. Tất cả 3 chiếc tàu ngầm có động cơ đẩy độc lập với không khí, giúp chúng có thể hoạt động dưới nước lâu hơn ở những nơi chúng rất khó bị phát hiện.




    Vũ khí của các tàu ngầm lớp Halid là các máy phóng ngư lôi đường kính tiêu chuẩn 533mm. Chúng có thể được sử dụng để phóng các ngư lôi ECAN F17 Mod 2 với đầu dẫn hướng chủ động cũng như bị động của Pháp.

    Ngư lôi có thể mang đầu đạn 250kg tới khoảng cách tối đa 20km. Các mục tiêu ở khoảng cách xa sẽ bị tiêu diệt bằng tên lửa chống hạm nổi danh Exocet. Loại tên lửa phiên bản ngầm SM39 có tầm bắn lên tới 50km, còn trọng lượng đầu đạn là 165kg.

    Vũ khí hạt nhân của Pakistan

    Pakistan quyết định chế tạo kho vũ khí hạt nhân sau cuộc chiến tranh với Ấn Độ vào năm 1971 và được đưa vào kế hoạch triển khai trong năm 1974, khi Ấn Độ tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử.

    Chương trình hạt nhân tại Pakistan được chỉ đạo bởi tiến sĩ Han, người mà được coi là "cha đẻ của bom Pakistan" với đầy những bê bối. Vào năm 1998, Islamabad khiến cả thế giới phải sốc, khi cùng lúc kích nổ một số vũ khí hạt nhân với sức công phá từ 1 đến 36 kiloton.

    Không có con số chính xác về vũ khí hạt nhân hiện có của Pakistan, nhưng theo đánh giá, nó có thể dao động từ 90 đến 110 đơn vị. Các đầu đạn hạt nhân của Pakistan có thể tiếp cận mục tiêu bằng hai cách: đó là bom hàng không và tên lửa đạn đạo.

    Có thể những mẫu đầu tiên của các máy bay tiêm kích-ném bom F-16 của Pakistan là để thực hiện nhiệm vụ mang các bom nguyên tử rơi tự do vào cuối thập niên 90.

    Khi cất cánh từ căn cứ không quân ở Sargodha (Pakistan), F-16A mang vũ khí hạt nhân có thể tiếp cận được khu vực trung tâm của Ấn Độ. Nhưng nó chỉ có thể làm được điều đó nếu vượt qua hệ thống phòng không của Ấn Độ.

    Pakistan có hai tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn: "Gaznavi" và "Shahin". Hiện nay quốc gia này đang chế tạo thêm 2 tên lửa tầm ngắn "Abdali" và "Nasr".

    Để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa, Pakistan có một số lượng chưa thống kê được các tên lửa "Gauri-2" được bàn giao cho quân đội vào thập niên 90. Đó là tên lửa nhiên liệu lỏng một tầng đẩy và tầm bắn lên tới khoảng 2.000km.

    Về lý thuyết, tên lửa này có thể phá huỷ 80% lãnh thổ của Ấn Độ. Có cả loại tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn mới hơn là "Shahin-2" và có tầm bắn lên tới 2.000km.

    Bất chấp Pakistan có kho vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển chúng phong phú và đa dạng, không thể nói rằng chúng ổn định và được bảo vệ tốt. Vấn đề bảo quản vũ khí hạt nhân của Pakistan trong những bối cảnh có thể xảy ra đảo chính quân sự hoặc khủng bố khiến phương Tây và đặc biệt là Mỹ quan ngại.

    Các nhóm khủng bố

    Vũ khí nguy hiểm nhất trong tay Pakistan được cho là các nhóm khủng bố. Mối nguy hiểm đối với Ấn Độ đó là những nhóm khủng bố này, đặc biệt nếu chúng chuẩn bị và thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào thường dân, thì điều đó sẽ khiến cho chính phủ Ấn Độ phải triển khai một cuộc tấn công báo thù Pakistan bằng quân sự.

    Ngoài ra, chúng có thể khiến Ấn Độ phải áp dụng các biện pháp mà có thể đẩy hai nước vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Ấn Độ có thể kích hoạt học thuyết quân sự phi hạt nhân của mình, mà theo đó quân đội Ấn Độ sẽ phải nghiền nát quân đội Pakistan, rồi sau đó nhanh chóng tiến vào Pakistan.

    Trong tình huống đó, Pakistan có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, Ấn Độ đáp trả tương tự, và đó sẽ là cuộc chiến hạt nhân giữa hai nước.

    UAV

    Do Pakistan đã từ lâu thường tổ chức các hành động khiêu khích nhằm vào người hàng xóm Ấn Độ của mình, việc bàn giao cho quân đội Pakistan các UAV không phải là một tin tốt.

    Từ năm 2008, Islamabad sử dụng hai chiếc UAV hạng trung là Shahpar và Uqab để thực hiện các hoạt động trinh sát chiến thuật.

    Dù những UAV này có chức năng truyền thống, sự hiện diện của chúng trong quân đội Pakistan khiến cho người ta nghĩ rằng chúng có thể được sử dụng vào những mục tiêu đen tối hơn là trinh sát và bảo đảm an ninh cho các đơn vị vũ trang.

    [​IMG]
    UAV UQAB của Pakistan. Ảnh:© AP Photo, Shakil Adil


    Nhà thầu quốc phòng Global Industrial Defence Solution của Pakistan đã cài đặt tính năng này cho chiếc "Uqab" có kích thước nhỏ hơn:

    "Đó là chiếc UAV phục vụ chiến đấu, mà có thể được sử dụng để đánh giá thiệt hại trên chiến trường, triển khai trinh sát, điều chỉnh hoả lực pháo binh, thực hiện các chiến dịch tìm kiếm-cứu nạn, theo dõi các lộ trình, hỗ trợ các nạn nhân của những trận lụt,…".

    Tầm hoạt động của "Ukab" là 150km, còn thời gian bay lên tới 6 tiếng. Nó có thể đạt tới vận tốc 150km/h và được trang bị hệ thống định vị GPS, camera màu hoạt động ở chế độ thời gian thực, cũng như thiết bị quan sát vào ban đêm bằng cảm biến nhiệt.

    UAV "Shahpar", mà cũng được sản xuất tại các nhà máy của Global Industrial Defence Solution, có kích thước lớn hơn và nhanh hơn. Nó lớn hơn "Ukab"khoảng 15%, vận tốc tối đa của nó là 150km/h.

    Người Pakistan nỗ lực để giảm khả năng bị radar định vị phát hiện của UAV này, nhưng khó đạt được kết quả vì cánh quạt lớn được gắn ở phía đuôi.
    Thời gian bay được nâng lên tới 7 tiếng, còn kênh chuyền dữ liệu giúp chuyền tín hiệu video trong thời gian thực trong khoảng cách lên tới 250km. "Shahpar" có khả năng tự cất, hạ cánh và bay nhờ hệ thống GPS.

    Ấn Độ nên lo ngại về các UAV "Shahpar" và Ukab" bởi vì chúng là sự bổ sung lý tưởng cho các nhóm vũ trang quy mô không lớn, dù đó là các lính Ranger của Pakistan hay những phần tử của tổ chức "Lashkar-e-Taiba", nhằm mục đích thực hiện các hành động chống phá chống lại đồn biên phòng hoặc thành phố lớn nào đó.

    Các UAV có thể sử dụng vào việc trinh sát những mục tiêu, yểm trợ bên sườn và bảo vệ, cũng như để tiếp nhận các dữ liệu trinh sát ở chế độ thời gian thực. "Shahpar" với tải trọng
    lên tới 50kg của mình có thể sử dụng để bí mật vận chuyển hàng hoá.

    http://soha.vn/neu-ngay-mai-xay-ra-...-an-do-se-phai-khiep-so-20190313074811414.htm
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    tóm lại, tin tức cho thấy Pak và Ấn đang có xung đột, trong đó Ấn chủ động xâm nhập vùng Pak kiểm soát ném bom lung tung, Pak tức nên có chống trả, 1 Mig 21 của Ấn bị bắn, phi công bị bắt đã trao trả ...
    tin xác thực chỉ có vậy, còn đâu là lá bánh ...
    mimosalq thích bài này.

Chia sẻ trang này