1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căng Thẳng Libya Và Tình Hình Chiến Sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Lie, 03/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Anh, Pháp đi đầu trong chiến dịch ở Libya?

    Giữa chiến dịch lớn nhằm vào Libya, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Tại sao Anh, Pháp lại dẫn đầu trong cuộc chiến này? Tại sao lực lượng vũ trang của họ lại can thiệp quân sự và tại sao các nhà ngoại giao của họ gây áp lực trong cuộc đàm phán dẫn tới việc ra nghị quyết chống Libya?

    Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí Time xung quanh những câu hỏi này.
    Thủ tướng Anh David Cameron cho biết hành động quân sự chống Moammar Gadhafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn". Đúng đắn, "bởi vì tôi không tin rằng chúng ta nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì nói: "Chúng ta can thiệp vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế".
    Tuy thế, những lý luận của hai nhà lãnh đạo này không thực sự trả lời câu hỏi: Tại sao lại can thiệp vào Libya?
    [​IMG]
    Quân đội Mỹ nã tên lửa xuống Libya. Ảnh: US Navy. Liệu có phải những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Để so sánh, nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại Trung Mỹ.
    Libya có dầu mỏ và khí đốt, đúng, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.
    Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên phía bắc (châu Âu). Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng một cuộc khủng hoảng về làn sóng tị nạn sẽ diễn ra ở Bắc Phi nếu Moammar Gadhafi tiếp tục nắm quyền. Địa Trung Hải là biển lớn, nó đâu phải chỉ là một đường biên giới mà người ta chỉ việc bước qua.
    Lịch sử ư? Anh, dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair dù có không hài lòng với chính phủ Gadhafi, thì nước này cũng không có nhiều lý do để yêu hay ghét Gadhafi. Các điệp viên Libya có bị đổ lỗi khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984, những tội ác đó dù kinh khủng cũng không thể là lý do dẫn tới việc tham chiến.
    Muốn lấy lại hình tượng tốt đẹp? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng.
    Liệu có phải họ ảo tưởng về chuyện làm việc lớn? Nhiều người tranh cãi rằng Anh và Pháp hành động quân sự vì đơn giản lịch sử cho phép họ làm thế. Họ muốn chứng tỏ hai nước vẫn là cường quốc. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự.
    Còn lại hai lý do cuối cùng có thể phần nào giải thích được hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự.
    Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi.
    Nhìn vào hai lý do đó, quyết định hành động quân sự ở Libya - dù khôn ngoan hay không - ít nhất có thể hiểu được.
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Thì Barain cũng bắn mà, mà clip của họ còn chân thật hơn vì tay quay phim đi đầu và bị bắn sượt, mấy người bên cạnh đổ như chuối kìa, đằng này clip chỉ mù mờ, chỉ biết súng nổ như điên nhưng chỉ thấy 1 người dân ăn đạn, nhỡ cảnh sát cũng chết vài thằng rồi thì sao? Vụ Rumani bạn đã đọc chưa vậy?
  3. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Có chưởi rũa tru tréo kiểu gì cũng muộn rồi gà ơi. Nếu biết trước có ngày hôm nay thì hôm qua đừng ngu dại bắn dân. Cũng là lời cảnh tỉnh mọi chế độ độc tài. Dân biểu tình nhớ đừng bắn. Bắn dân là hành động UN không bao giờ tha thứ.
  4. maxnguyen1992

    maxnguyen1992 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    514
    Mẹ ơi, ghê quá.Đúng là thế giới bây giờ không an toàn chút nào.Một nước có chủ quyền hẳn hoi mà bị đánh không cần đưa ra lời tuyên chiến.Po tay.
  5. infantry2003

    infantry2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    549
    Dù sao Gaddafi cũng là con người cứng rắn dám chống lại "cường quyền" chứ không như một vài bác hô hào "tử thủ" rồi thì chẳng thấy đâu hoặc chỉ cần US EU e hèm vài cái là "ra đi" ngay . Đêm qua các máy bay Pháp vẫn bay tuần tra trên bầu trời Libya, người ta nghe thấy tiếng nổ và khói bốc lên gần dinh thự của tổng thống Gaddafi. Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao quyền điều hành các hoạt động quân sự tại Libya cho Anh-Pháp hay NATO. Libya công bố có 64 người chết và 148 người bị thương. Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Amr Moussađã phản đối hành động của liên quân "Điều gì đang xảy ra ở Libya khác với mục đích áp đặt một vùng cấm bay, và những gì chúng tôi muốn là bảo vệ dân thường và không phải là bắn phá của dân thường nhiều hơn". Trong khi đó, đêm qua người ta vẫn nghe tiếng súng và pháo kích tại Benghazi và tại Misrata xe tăng của quân đội chính phủ Libya đã vào được trung tâm thành phố. Tuy thế phát ngôn viên quân đội Libya cho biết đã có lệnh ngừng bắn từ lúc 10 giờ.
  6. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    lại lôi VNCH ra bó tay thật, Gà Fi chuẩn bị tàu ngầm hoặc chuyên cơ sang Vê Nê Hugo tị nạn chắc rồi, nói thế thôi chứ ở lại vơ vét thêm vài đồng ngân khố ấy mà . Liên Đoàn A Rập chỉ khua chiêng múa trống mà thôi (phản đối cho vui vậy chứ vẫn tích cực gián tiếp dập thằng Gà fi), bởi vì những nước lớn trong khu vực này như UAE Sau di Ai Cập Iraq....etc đều là bạn, là đồng minh thân cận nhất của Mỹ và thế giới tự do

    Lúc Nga xâm lược bắn giết thường dân Gruzia, sao ko thấy bọn nào trong khu vực Đông Âu, chư hầu Nga la lớn, trừ những quốc gia như Ba Lan Ukraine là còn lý trí, ko khiếp sợ cường quyền lớn tiếng phản đối
  7. kuhoang0512

    kuhoang0512 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2010
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    681
    Gặp phải tay lí sự cùn rồi...nói như bạn thì khi chiến tranh mà xét về mặt nhân đạo thì chỉ có mang khăn mui xoa đi lau nước mắt cho kẻ địch. Nếu tốt như bạn nghĩ thì thế giới này còn gì gọi là chiến tranh. Thực sự thì ngày nay chẳng ai ủng hộ việc ném bom nguyên từ mà nói chung là chiến tranh...nhưng...Tôi đã nói: Kéo dài chiến tranh chẳng có lợi gì cả.
  8. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến này >:D:)
  9. aircraft

    aircraft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Một cuộc xâm lược mới Sáng nay, đi chợ trên con phố quen, nắng vàng đẹp quá, thanh bình quá. Thế mà ở một xứ sở Bắc Phi xa xôi kia, người ta đang trút bom đạn xuống đó, với cái cớ “bảo vệ dân thường”. Mỉa mai thay, vị tổng thống nhỏ người của đất nước mình đang học tập này, lại là người lớn tiếng nhất, “hăng hái đi đầu” trong cái gọi là thực thi Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Mà dân thường cần được bảo vệ ở đây là ai? Những người dân Libya ủng hộ vị tổng thống hợp hiến của họ có đáng được bảo vệ không? Hay chỉ những người theo phía cầm súng bắn lại C-h-í-n-h p-h-ủ mới đáng được bảo vệ? Họ can thiệp, tàn phá đất nước Libya, giết người Libya để “bảo vệ thường dân” Libya chăng? Chẳng khó khăn gì cũng có thể hiểu, “dân thường” chỉ là cái cớ để người ta tiến hành một cuộc xâm lược mà thôi.


    Nhớ lại chút, mấy anh trùm sỏ của phương Tây này giỏi tạo cớ lắm. Năm 1999, với cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, họ ném bom Nam Tư trong 78 ngày đêm. Nhân quyền ở đâu khi họ chà đạp lên quyền sống, quyền tự quyết của cả một dân tộc khác? Không lâu sau cuộc chiến đó, họ xúi giục cho một cuộc lật đố vị tổng thống của Liên bang Nam Tư, khởi đầu cho một kiểu lật đổ được gán mác “c.á.ch - m.ạ.ng” – những cuộc “c.á.ch - m.ạ.ng sắc màu”. Rồi những kẻ đem bom đạn đổ lên một đất nước khác, sát hại dân thường ở đó, lại đòi lôi bằng được vị tổng thống vừa bị lật đổ ra “tòa án Quốc tế” để xử tội “giết hại dân thường”. Không buộc được ông tội phải chết, nhưng đến trước ngày được tuyên trắng án, người ta bảo ông mất đột ngột trong tù “do bệnh”. Nhân quyền đấy ư? Ai là tác giả của những sự kiện năm 1999 ấy? Câu trả lời là NATO, đứng đầu là Mỹ (và khi đó người ta không cần Liên Hợp Quốc ra quyết định). Năm 2003, để lấy cớ xâm lược Iraq, người ta bảo Iraq cất giấu vũ khí hủy diệt hàng loạt, người ta tạo giả chứng cớ, rồi cho các cơ quan tuyên truyền lừa bịp cả thế giới. Họ lật đổ và giết sạch cả con trai, cháu trai của tổng thống, cùng hàng loạt các quan chức trong chính-quyền Iraq khi đó. Họ vội vã đem từ nước ngoài về những “quan chức” chống đối chế độ cũ, tổ chức “bầu cử” lập chế độ mới. Họ gán mác “kh.ủ.ng b.ố” cho bất cứ ai chống lại họ. Họ là ai? - Mỹ và các đồng minh. Họ có tôn trọng nh.ân-qu.yền không? – Có, nếu đó gọi là “nh.ân-qu.yền kiểu Mỹ”.

    Trở lại Libya, khi có biến, mấy quốc gia “văn minh” lên tiếng ủng hộ người b iểu-t ình (chắc chắn đã được tổ chức và kích động từ bên ngoài) ngay lập tức. Họ cấp vũ khí cho người b iểu t ình chống lại ch ính ph ủ. Nhớ rằng khi đã cầm vũ khí chống đối thì không còn là b iểu t ình hòa bình nữa, mà đã bị xúi bẩy làm loạn. Quân nổi loạn chiếm các thành phố phía Đông, không chấp nhận thương thuyết, chỉ một yêu sách duy nhất là lật đổ sự lãnh đạo của ch ính ph ủ hiện thời. Phương Tây phản ứng thế nào? “Một nước đi đầu” công nhận đám loạn quân là “đại diện hợp pháp” của người dân Libya, thể hiện sự ngang nhiên can thiệp vào nội bộ một quốc gia có chủ quyền. Tiếp đó, họ lẳng lặng điều tàu chiến áp sát, chuẩn bị cho kế hoạch xâm lược. Rồi hàng loạt các tin tức bôi nhọ tổng thống Gaddafi được tung lên, nào là sở hữu tài sản riêng gấp mấy lần ngân sách quốc gia, nào là ăn chơi xa xỉ, … Những tin tức kiểu này phối hợp nhịp nhàng với các bài “tường thuật” chiến sự, mà họ kêu rằng dân thường bị đàn áp chết tăng chóng mặt, từ vài trăm, lên đến hàng ngàn sau có vài ngày,… Quân đội ch ính ph ủ bị họ hạ thấp xuống ngang hàng đám phản loạn, bằng những cái tên như “phe thân Gaddafi”, hay “quân của đại tá Gaddafi”. Làm gì có “đại tá Gaddafi” ở đây? Đó là quân hàm vài chục năm trước, khi ông tiến hành cuộc chính biến lật đổ chế độ thân phương Tây, lập nên nhà nước Libya hiện tại. Giờ Gaddafi là tổng thống hợp hiến, quân đội của ông là quân đội quốc gia! Người ta đã dùng những từ ngữ có chủ ý, rất thâm độc để hạ thấp, để bôi nhọ. Những tin tức không thể kiểm chứng đó được các nhà báo “não phẳng” lượm lấy, đăng lên không cần suy nghĩ (không loại trừ phần nhiều trong số đó là có chủ ý) trên ê hề các trang lá cải điện tử, ở khắp các quốc gia trên thế giới (Việt Nam, đáng tiếc không phải là ngoại lệ, cũng có nhiều “cải” với nhiều “nhà báo” não phẳng). Dư luận, như thế, đã được tạo ra theo một kịch bản không khó để đoán trước!


    Để tạo tính “c ách m ạng” cho đám phản loạn kia, ban đầu khi thắng thế, đám này giả giọng hô “không chấp nhận can thiệp từ bên ngoài”. Nhiều người lầm tưởng, đám này có tinh thần dân tộc thật, “c ách m ạng” thật. Cũng không ít người dân bất mãn bị lôi kéo về phía đám làm loạn này. Thế nhưng, khi bị đánh thua thì mới lộ nguyên hình đám “cõng rắn cắn gà nhà”. Đám này kêu gọi phương Tây ném bom vào quân ch ính ph ủ Libya, ném bom các thành phố phía Tây do ch ính ph ủ kiểm soát. Trong khốn cùng, “người phát ngôn” của kẻ cầm đầu kêu “người Mỹ phản bội chúng tôi”, “phương Tây sao lại chậm như vây?” Đến đây, những người tinh ý đã nhận ra bàn tay nào đang điều khiển mấy con rối này. Thế nhưng, để hợp pháp hóa một cuộc xâm lược, họ còn cần cái mác “Liên Hợp Quốc” nữa. Cùng với những tin tức “nhồi sọ” trên, thậm chí cùng cả những mặc cả của các nước trong “Hội đồng Bảo An” sau lưng quốc gia sắp chịu trận, “Liên Hợp Quốc” nhanh chóng thông qua nghị quyết cho phép can thiệp. Và vì mọi việc đúng “kịch bản” chuẩn bị trước, nên chỉ sau hơn một ngày có “nghị quyết” trong tay, người ta giội bom xuống Libya được ngay.


    Thế là lại một cuộc xâm lược nữa diễn ra trong thế kỉ XXI. Những quốc gia luôn tự nhận là văn minh nhất, tôn trọng quyền con người nhất, đang giội bom, đang tìm cách lật đổ một ch ế độ không thân với họ, để khống chế nguồn tài nguyên dầu mỏ của nước này. Trong đám phản loạn kia có nhiều kẻ đang hí hửng được nhấc lên ngôi cao, bấp chấp bom đạn nước ngoài phá nát quê hương họ. Những người dân bất mãn, nhẹ dạ liệu có sớm nhận ra điều này?

    Cuộc xâm lược Libya của các quốc gia phương Tây lần này cũng đã dóng lên một hồi chuông cảnh báo cho ch ính quyền của bất kì một quốc gia nào. Nếu chính quyền xa dân, nếu không hạn chế tốt tham nhũng, nếu không cải thiện tốt mức sống cho đại đa số người lao động, nếu không lấp được hố sâu ngăn cách giàu nghèo, nếu không tạo được đội ngũ tuyên truyền tỉnh táo, có trình độ, thì rất dễ để các thế lực thù địch lợi dụng can thiệp. Và khi những con rối núp bóng “d ân chủ” được nước ngoài giật dây dựng lên, thì đó sẽ thực sự là thảm họa.


    aircraft, thành viên ttvnol
    gửi bài từ Pháp :)
  10. tuyetchinh29

    tuyetchinh29 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    7
    Mình có thấy từ nào trong bài của bạn ý là VNCH đâu, VNCH là bạn lôi vào đó chứ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này