1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh đẹp Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi LamCauMoi, 10/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chisy

    chisy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Cái cầu ngói mà bạn bigman chụp đẹp quá, đẹp thật, nhưng cũng cần phải được trùng tu rồi, không có lại xập mất thi uổng quá. Thanks bigman nhiềuu nghe!
  2. BigMan79VN

    BigMan79VN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    1.131
    Đã được thích:
    0
    Vườn chim ở đâu hả bác, bác cho địa chỉ đi, hôm nào đẹp trời em về đó đi chơi cho biết.
  3. BigMan79VN

    BigMan79VN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    1.131
    Đã được thích:
    0
    Vườn chim ở đâu hả bác, bác cho địa chỉ đi, hôm nào đẹp trời em về đó đi chơi cho biết.
  4. choigikidzay

    choigikidzay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Lúc về quê em thấy ở gần xã Xuân Nghiệp - Xuân Trường có cái nhà thờ gì lớn lắm bự hơn cả nhà thờ đức bà trong hcm nữa, nó chơi nguyên cái màu đen thui , có ai đó cho em hỏi nó tên gì ko .Có ai có hình ko post lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng nha
  5. choigikidzay

    choigikidzay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Lúc về quê em thấy ở gần xã Xuân Nghiệp - Xuân Trường có cái nhà thờ gì lớn lắm bự hơn cả nhà thờ đức bà trong hcm nữa, nó chơi nguyên cái màu đen thui , có ai đó cho em hỏi nó tên gì ko .Có ai có hình ko post lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng nha
  6. chisy

    chisy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Vườn chim ban Twins giới thiệu ngay trang thứ 2 cũng trong mục này ma. Minh xin phép quote lại để Bigman tiện đọc nhé. Rồi Bigman cố găng về đó chơi sớm đi, chụp nhiều ảnh đẹp vào rồi post lên cho mọi người cùng xem với.

    Vùng đất chim về
    Được hình thành cách đây 60 năm, đến nay Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ (Giao Thuỷ, Nam Định) trở thành khu rừng ngập mặn của khu vực vùng Nam Á và là khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam được UNESCO ghi nhận trong danh sách những vùng được bảo vệ, đây là nơi cư trú chân và định cư sinh sống của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng chục nghìn con. Trong đó có những loài bị đe doạ tuyệt diệt, được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP...
    Trong bốn bộ phận hợp thành của khu bảo tồn là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Mờ, còn gọi là Cồn Xanh, thì Cồn Lu là một trong ba bộ phận quan trọng nhất nằm trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt cuả khu vườn. Nhìn từ trên cao, Cồn Lu như hình quả thận xanh nằm quay lưng ra phía biển. Cồn Lu có diện tích lớn nhất vùng với khoảng 4.500 ha, nằm song song với Cồn Ngạn, phía tây giáp con sông Trà, phía đông nam giáp biển Đông. Cả vùng được che kín bởi rừng trang, bần chua, sú, vẹt, ô rô, cóc kèn và mắm biển?
    Cồn Ngạn phía trong Cồn Lu, nằm kẹp giữa hai con sông Vọp và sông Trà, chạy dài từ cửa Ba Lạt đến địa phận xã Giao Lạc với chiều dài 8km, diện tích khoảng 1.500 ha, Cồn Ngạn cao hơn so với mực nước biển từ 3 đến 5m, trông xa giống như hình quả đào nhỏ quay mình về hướng biển cả. Bên cạnh diện tích lớn rừng ngập mặn che phủ là vùng nuôi trồng thuỷ sản của cư dân trong vùng với diện tích khoảng 1.850 ha. Tiếp đó là Bãi Trong, nằm sát chân đê, chạy từ cửa Ba Lạt dọc theo địa phận của bốn xã vùng đệm Giao Lâm, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân. Phía đồng giáp với sông Vọp. Bãi Trong có chiều dài khoảng 11km, hiện nay đã hình thành một cộng đồng dân cư sinh sống với diện tích khoảng 3.500 ha. Phía xa là Cồn Mờ, mới xuất hiện bên ngoài Cồn Lu, với diện tích khoảng 2.500ha. Trông xa giống như hình xương sống của những dãy núi ngầm khổng lồ đang vươn mình lên khỏi mặt biển?
    Ông Nguyễn Phúc Hội, Phó Ban quản lý Khu bảo tồn, cho biết: Do đặc điểm là khu rừng ngập mặn, lại có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nơi đây trở thành nơi trú chân và định cư của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng nghìn con. Trong đó có những loài bị đe dọa bị tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP như: bồ nông Damatan, cò mỏ thìa mặt đen, mòng biển mỏ ngắn, mòng choi choi mỏ thìa? Mùa đông là mùa di cư của một số loài chim nước, số lượng cá thể chim tăng lên đột biến, số lượng lên tới từ 30 đến 35 nghìn con. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số loài chim trên thế giới không nơi nào còn như rẽ bò thìa, chim ăn sò, choắt lớn mỏ vàng. Năm 1989, Xuân Thuỷ được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước vùng Nam Á và là thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar. Ngày 15/12/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia thứ 25 của Việt Nam. Khu vườn có tổng diện tích là 15.100ha, trong đó diện tích vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.100ha và dành diện tích vùng đệm là 8.000ha để cư dân địa phương phát triển kinh tế.
    Do áp lực về kinh tế, xã hội, việc quản lý Vườn quốc gia này cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, diện tích rừng ngập mặn trong đầm tôm khá lớn với khoảng 230 ha nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây ngập mặn, hơn nữa, sức hấp dẫn hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất lớn khiến cho số lượng người vào khu bảo tồn khai thác thuỷ sản ngày càng tăng. Mỗi ngày, có hàng nghìn người vào Vườn khai thác, lúc cao điểm, số lao động này lên đến hơn 3.000 người. Đặc biệt, gần đây sự xuất hiện dụng cụ khai thác đánh bắt bằng điện từ các te bộ, thuyền chài dọc theo con sông Hồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái cho khu vực. Do vậy, nếu không có kế hoạch và chính sách khai thác hợp lý, chẳng bao lâu nữa nguồn lợi thuỷ sản sẽ suy kiệt nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loài chim nước đang sinh sống. Hiện nay, hiện tượng săn bắn chim cũng diễn ra lén lút, nhằm vào những loài có giá trị kinh tế cao như ngỗng trời, vịt trời, bồ nông? Giá mỗi con ngỗng hay vịt trời bán ở thị trường ?ochợ đen? ít nhất cũng phải từ 900.000 đến 1,2 triệu VND.
  7. chisy

    chisy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Vườn chim ban Twins giới thiệu ngay trang thứ 2 cũng trong mục này ma. Minh xin phép quote lại để Bigman tiện đọc nhé. Rồi Bigman cố găng về đó chơi sớm đi, chụp nhiều ảnh đẹp vào rồi post lên cho mọi người cùng xem với.

    Vùng đất chim về
    Được hình thành cách đây 60 năm, đến nay Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ (Giao Thuỷ, Nam Định) trở thành khu rừng ngập mặn của khu vực vùng Nam Á và là khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam được UNESCO ghi nhận trong danh sách những vùng được bảo vệ, đây là nơi cư trú chân và định cư sinh sống của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng chục nghìn con. Trong đó có những loài bị đe doạ tuyệt diệt, được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP...
    Trong bốn bộ phận hợp thành của khu bảo tồn là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Mờ, còn gọi là Cồn Xanh, thì Cồn Lu là một trong ba bộ phận quan trọng nhất nằm trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt cuả khu vườn. Nhìn từ trên cao, Cồn Lu như hình quả thận xanh nằm quay lưng ra phía biển. Cồn Lu có diện tích lớn nhất vùng với khoảng 4.500 ha, nằm song song với Cồn Ngạn, phía tây giáp con sông Trà, phía đông nam giáp biển Đông. Cả vùng được che kín bởi rừng trang, bần chua, sú, vẹt, ô rô, cóc kèn và mắm biển?
    Cồn Ngạn phía trong Cồn Lu, nằm kẹp giữa hai con sông Vọp và sông Trà, chạy dài từ cửa Ba Lạt đến địa phận xã Giao Lạc với chiều dài 8km, diện tích khoảng 1.500 ha, Cồn Ngạn cao hơn so với mực nước biển từ 3 đến 5m, trông xa giống như hình quả đào nhỏ quay mình về hướng biển cả. Bên cạnh diện tích lớn rừng ngập mặn che phủ là vùng nuôi trồng thuỷ sản của cư dân trong vùng với diện tích khoảng 1.850 ha. Tiếp đó là Bãi Trong, nằm sát chân đê, chạy từ cửa Ba Lạt dọc theo địa phận của bốn xã vùng đệm Giao Lâm, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân. Phía đồng giáp với sông Vọp. Bãi Trong có chiều dài khoảng 11km, hiện nay đã hình thành một cộng đồng dân cư sinh sống với diện tích khoảng 3.500 ha. Phía xa là Cồn Mờ, mới xuất hiện bên ngoài Cồn Lu, với diện tích khoảng 2.500ha. Trông xa giống như hình xương sống của những dãy núi ngầm khổng lồ đang vươn mình lên khỏi mặt biển?
    Ông Nguyễn Phúc Hội, Phó Ban quản lý Khu bảo tồn, cho biết: Do đặc điểm là khu rừng ngập mặn, lại có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nơi đây trở thành nơi trú chân và định cư của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng nghìn con. Trong đó có những loài bị đe dọa bị tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP như: bồ nông Damatan, cò mỏ thìa mặt đen, mòng biển mỏ ngắn, mòng choi choi mỏ thìa? Mùa đông là mùa di cư của một số loài chim nước, số lượng cá thể chim tăng lên đột biến, số lượng lên tới từ 30 đến 35 nghìn con. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số loài chim trên thế giới không nơi nào còn như rẽ bò thìa, chim ăn sò, choắt lớn mỏ vàng. Năm 1989, Xuân Thuỷ được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước vùng Nam Á và là thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar. Ngày 15/12/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia thứ 25 của Việt Nam. Khu vườn có tổng diện tích là 15.100ha, trong đó diện tích vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.100ha và dành diện tích vùng đệm là 8.000ha để cư dân địa phương phát triển kinh tế.
    Do áp lực về kinh tế, xã hội, việc quản lý Vườn quốc gia này cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, diện tích rừng ngập mặn trong đầm tôm khá lớn với khoảng 230 ha nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây ngập mặn, hơn nữa, sức hấp dẫn hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất lớn khiến cho số lượng người vào khu bảo tồn khai thác thuỷ sản ngày càng tăng. Mỗi ngày, có hàng nghìn người vào Vườn khai thác, lúc cao điểm, số lao động này lên đến hơn 3.000 người. Đặc biệt, gần đây sự xuất hiện dụng cụ khai thác đánh bắt bằng điện từ các te bộ, thuyền chài dọc theo con sông Hồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái cho khu vực. Do vậy, nếu không có kế hoạch và chính sách khai thác hợp lý, chẳng bao lâu nữa nguồn lợi thuỷ sản sẽ suy kiệt nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loài chim nước đang sinh sống. Hiện nay, hiện tượng săn bắn chim cũng diễn ra lén lút, nhằm vào những loài có giá trị kinh tế cao như ngỗng trời, vịt trời, bồ nông? Giá mỗi con ngỗng hay vịt trời bán ở thị trường ?ochợ đen? ít nhất cũng phải từ 900.000 đến 1,2 triệu VND.
  8. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Đẹp thật !! Một biểu tượng văn hoá của các miền quê đồng bằng bắc bộ. Lâu lắm mới thấy được một bức đẹp và có ý nghĩa thế này. Không biết những cây cầu thế này có còn nhiều nữa không. Ở quê Em cũng có nhưng đã xuống cấp trầm trọng, đứng song song với nó là các cây cầu bê tông biểu tượng của nước Việt XHCN mới, những nét văn hoá xưa bên cầu bây giờ cũng ít được duy trì. Không biết các nhà bảo tồn văn hoá nghĩ gì về những biểu tượng này nữa.
    Cám ơn Bác B !
  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Đẹp thật !! Một biểu tượng văn hoá của các miền quê đồng bằng bắc bộ. Lâu lắm mới thấy được một bức đẹp và có ý nghĩa thế này. Không biết những cây cầu thế này có còn nhiều nữa không. Ở quê Em cũng có nhưng đã xuống cấp trầm trọng, đứng song song với nó là các cây cầu bê tông biểu tượng của nước Việt XHCN mới, những nét văn hoá xưa bên cầu bây giờ cũng ít được duy trì. Không biết các nhà bảo tồn văn hoá nghĩ gì về những biểu tượng này nữa.
    Cám ơn Bác B !
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Bốn chữ đại tự hơi mờ mờ, phải chăng là : Diệp Phương Xã Kiều ?? Bác nào nhìn rõ chữ đầu tiên không? Xã Hải Anh xưa có tên Diệp Phương hay tổng . . .???

Chia sẻ trang này