1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh đẹp Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi LamCauMoi, 10/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tui thấy Nam định có hồ Truyền Thống là đẹp nhất!
    bác ơi.. đừng bảo em.... hay cãi
  2. rockvn

    rockvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    1
    Hình như còn có cả biển hải thịnh nữa thì phải.các bác cho em biết thêm thông tin về nó đi

    ALL FOR ONE-ONE FOR ALL


    Hãy cố gắng ngoan ngoan 1 chút nào
  3. rockvn

    rockvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    1
    Hình như còn có cả biển hải thịnh nữa thì phải.các bác cho em biết thêm thông tin về nó đi

    ALL FOR ONE-ONE FOR ALL


    Hãy cố gắng ngoan ngoan 1 chút nào
  4. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Đấy chính là bãi biển Thịnh Long nằm trên Thị trấn Hải thịnh nên nhiều người còn gọi là bãi biển Hải thịnh bác ạ. Bác có thể xem bài giới thiệu ở phía trên.
    Chúc bác vui khi có dịp tới Hải thịnh.
    Chào thân ái và quyết thắng.
    Lâm Cầu Mới
  5. LamCauMoi

    LamCauMoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Đấy chính là bãi biển Thịnh Long nằm trên Thị trấn Hải thịnh nên nhiều người còn gọi là bãi biển Hải thịnh bác ạ. Bác có thể xem bài giới thiệu ở phía trên.
    Chúc bác vui khi có dịp tới Hải thịnh.
    Chào thân ái và quyết thắng.
    Lâm Cầu Mới
  6. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Trảy hội chợ Viềng
    Mùa xuân là mùa trảy hội, những dòng người hành hương nườm nượp đổ về chiêm bái các thánh tích, các danh lam, cổ tự trên khắp cả nước. Và, trong hành trình mang đầy ý nghĩa tâm linh ấy, du khách không thể bỏ qua lễ hội chợ Viềng, một phiên chợ độc đáo ở Việt Nam, bởi nó chính là chợ cầu may, chợ lễ hội.
    Mùng tám sắm sửa đi chơi chợ Viềng
    Chợ Viềng năm có một phiên
    Trai gái tốn tiền mua sắm trầu cau
    Chợ Viềng thuộc địa phận xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh. Phiên chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Ðịnh) đã trở thành một nét văn hoá độc đáo của vùng quê này. Trước đây 2 thế kỷ, chợ còn có tên là chợ chơi du xuân (du xuân thị). Tuy nhiên, bao quanh nó là cả một quần thể di tích thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - Thần chủ Ðạo Mẫu Việt Nam, nên song song với việc đi chơi chợ chính là hoạt động lễ Mẫu để Người ban cho sức khoẻ và tài lộc.
    Chợ Viềng mỗi năm chỉ họp có đúng một phiên thôi, một phiên chợ kéo dài từ nửa đêm mồng 7 đến sáng mồng 8 tết. Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm, và cũng có thể là lỡ cả một đời người. Dân Nam Ðịnh đi chợ Viềng đầu năm đã đành, người tứ xứ từ Hà Nội vào, Thanh - Nghệ ra, Hải Phòng - Quảng Ninh lên, ai cũng cố đi chợ Viềng một lần để mong có lộc cho cả năm buôn may bán đắt; để chơi, để kiếm món đồ có giá hời, thậm chí chỉ để lấy tiếng là đã đi chợ Viềng.
    Chợ là hai dãy quán chủ yếu là tre, nứa dựng tạm ở bên lề đường, chạy dài suốt 5km với đầy đủ sắc màu. Chợ cũng bày bán đủ mọi thứ hàng hoá, nhưng điều đặc biệt ở đây là cả người bán lẫn người mua đều không đặt mục đích lợi ích kinh tế lên trên hết. Ðến chợ Viếng vào xuân, mục đích chính là để cầu mong phát tài phát lộc. Ðó chính là lợi ích tinh thần, chỉ cần tham dự chợ là đã được xem là có may mắn trong cả năm.
    Tiếng là chợ nhưng ở đây người ta không mua, bán những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép... càng không phải là các thứ hàng cao cấp, xa xỉ. Chúng đơn giản chỉ là những sản phẩm mang tính chất phục vụ sản xuất tiểu nông như cái cày, cái cuốc, cái dao, cái liềm, cái thúng, cái mủng... hoặc là một số giống cây trồng, vật nuôi như cây chanh, cây ớt, các loại cây cảnh, cây ăn trái... bạn cũng có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng...
    Những người buôn bán ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình cũng cơm nắm cơm đùm đi từ sáng sớm để kịp buổi chợ. Nhữngngười ở tỉnh xa hơn như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang phải đến từ chiều hôm trước tìm nhà nghỉ trọ. Suốt cả vùng từ đêm trước phiên chợ ánh điện chan hoà. Những người buôn bán đến Viềng dù xa hay gần, thuận lợi hay cách trở, đến đây mọi người đều mang thứ đặc sản của quê hương mình tham gia phiên chợ.
    Chợ Viềng dù chỉ một ngày phiên nhưng hàng hóa thì ngàn vạn, quán ăn hàng quà rải suối ba cây số. Dân trong vùng và xung quanh mang các thứ cần dùng cho đời sống, công việc và học tập của con cháu hàng ngày để mua, bán, trao đổi. Từ các loại cuốc, xẻng đến bát, đĩa, rổ, rá, áo quần, giầy dép cho tới quyển sách, cái bút tồi cây kim, sợi chỉ càng có mặt trong ngày phiên chợ. Trong chợ còn có bán cả các sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng của từng vùng như rau cần Thiệu Vịnh, bồ, đó Văn Tập, vó lưới Bồng Làng. Chợ còn l2 nơi bán các loại đồ dùng cũ, ai đến chợ cũng phải mang một vài thứ gì đó, từ một chiếc nồi cũ hay một chiếc cuốc để mòn đều có thể đem bày bán.
    Bên cạnh những món hàng truyền thống vài chục năm gần đây chợ còn bán cây giống lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xà cừ, cây giống ăn quả như vải thiều, nhãn Hưng Yên, táo Thiện Phiến. Phiên chợ mà người bán không cần bán đắt, người mua chẳng thiết tha lắm với giá rẻ, đắt, chỉ cần " bán", " mua" lấy được cho phát tài quanh năm. Chợ còn là nơi giới thiệu làng nghề, tay nghề ở những vùng quanh đó. Nhiều đôi nam thanh nữ tú tay trong tay vãn cảnh chợ Viềng, cầu mong cho hạnh phúc lứa đôi. Hội chợ Viềng đầu xuân thật vui vẻ nhộn nhịp với tiếng chiêng, trồng hòa lẫn với tiếng gò mâm, gò nồi, hàng búa thợ rèn cùng với âm thanh của hàng ngàn, hàng vạn người mua, kẻ bán, người xem đã tạo nên thứ âm thanh ồn ào, rất đặc trưng của phiên chợ Viềng xuân.
    Nếu nói đến chợ Viềng mà chỉ nói đến những thứ vừa nêu trên thì chưa thật đầy đủ, vì điểm nổi bật và gây ấn tượng nhất đối với mỗi du khách chính là những miếng thịt bê được thui vàng ruộm. Hẳn chẳng cần phải tinh ý cũng nhận thấy dọc hai bên đường đi vào chợ có rất nhiều những phản thịt bê đầy ăm ắp. Người ta quan niệm đi chợ Viềng mà không mua bán một thứ gì đó cũng như không có một miếng thịt bê mang về lấy lộc thì coi như chưa đến chợ Viềng, chưa được may mắn. Phải chăng cũng chính vì mang ý nghĩa tâm linh ấy nên hầu như mọi hoạt động trong chợ đều diễn ra theo kiểu "nói sao, mua vậy". Nghĩa là, người bán không cần nói thách và người mua cũng chẳng phải mặc cả, bởi người xưa cho rằng nếu còn chút gì đó "băn khoăn" về giá cả thì sẽ làm mất hết lòng thành kính và sự tôn nghiêm.
    Chợ Viềng họp vào ngày mùng 8 tháng Giêng, nhưng trước đó, từ chiều tối mùng 7, hàng chục vạn khách phương xa, đặc biệt là những người bán hàng đã tề tựu đông đủ, chuẩn bị cho một phiên chợ cầu may ngày xuân.
    Trong khi chúng ta đang cùng nhau "xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" như Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đề ra thì việc duy trì và tổ chức thường xuyên những lễ hội truyền thống như hội chợ Viềng là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa tính lành mạnh của các hoạt động lễ hội, Ban tổ chức cũng nên có nhiều biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn nhằm loại bỏ việc bày bán các văn hoá phẩm mang tính mê tín dị đoan như sách tử vi, tướng số; hiện tượng xem tướng, bói toán, lên đồng... và tình trạng mất an ninh trật tự trong ngày hội. Làm được điều này thì ý nghĩa tốt đẹp của những lễ hội sẽ càng được nâng lên và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với du khách.
    Viếng Phủ và hầu văn Phủ Giày
    Thật ra Viềng không phải là tên riêng một chợ hay địa danh của bất cứ địa phượng nào.Trên đất Nam Hà có khá nhiều chợ Viềng - tên gọi chung tất cả các phiên chợ đầu xuân họp vào đêm mồng 7 rạng sáng mồng 8 tết. Cái tên chợ Viềng chắc chắn là tên Nôm, nhưng ý nghĩa chính xác là gì, xuất phát từ đâu thì các nhà ngôn ngữ và văn hóa còn đang tranh cãi. Chỉ biết cho đến hiện tại còn lại ba chợ Viềng: Ý Yên, Vụ Bản và Nam Trực, trong đó Viềng Vụ Bản và Viềng Nam Trực qui mô và nổi tiếng hơn cả.
    Chợ Viềng Vụ Bản còn gọi là Viềng Phủ vì nằm ngay sát cạnh Phủ Giày - một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu nổi tiếng nhất VN. Viềng Phủ thuộc xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, có hai đặc sản nổi tiếng là cây cảnh và thịt bò.
    Chợ Viềng Phủ được nhóm họp từ khoảng 8-9 giờ tối với hàng trăm xe máy, hàng ngàn xe đạp và quang gánh chở cây cảnh đến tập kết trên bãi chợ. Cây đủ các loại, từ rẻ tiền như hoa thược dược 1.500 đồng/2 cây đến đắt tiền như cây sanh 100 tuổi, tán rộng bằng cái nong, sáu người có thể trải chiếu bày một mâm rượu lên thù tạc mà không rung rinh, giá chừng hơn trăm triệu đồng. Trời rét như cắt lại thêm mưa phùn lây rây, người đi chợ co ro trong những tấm áo sù sụ, soi đèn pin vào những thân cây mà chèo kéo khách. Thường thì giá rẻ lắm, chỉ chừng 5.000-10.000đ là mua được cây thiên tuế nhỏ, thậm chí cả một cây hồng xiêm chiết cành, đã đâm rễ, đang bói quả.
    Ông Lũy - một người trồng cây cảnh gia truyền từ Nam Phong, Nam Trực sang Viềng Phủ đi chợ - nói: "Tôi năm nay 42 tuổi rồi, thế mà chỉ trừ mấy năm còn bé và bảy năm đi bộ đội là xa chợ Viềng, còn thi chiều mồng 7 tết nào cũng khấp khởi quang gánh ra chợ. Nhà tôi sát Viềng Nam Trực nhưng cứ thích đi Viềng Phủ trước vì đông vui, đến nửa đêm bán hết cây lại vòng về Viềng Nam Trực mua sắm". Theo lời những người già ở Viềng Phủ thì đi chợ Viềng đầu năm chủ yếu để lấy may, ai mua gì cũng bán, ai bán gì cũng mua. Có nhà chiều mồng 7 rồi mà vẫn không có gì để bán, còn nồi cơm đang sôi trên bếp cũng đổ ra mà mang cái nồi đi bán có nhà bán cả lưỡi cày, lưỡi liềm để rồi hôm sau đi sắm lại (!). Mua bán ở chợ Viềng cũng đơn giản, ít nói thách, hầu như không mặc cả, bán được là quí mà mua được cũng là quí. Mua bán đều xông xênh để lấy lộc cho cả năm.
    Cũng vì mong vận đỏ nên chợ Viềng mới có một đặc sản nữa là thịt bò. Vào phiên chợ Viềng tràn ngập thịt bò. Người ta quan niệm thịt bò mang lại vận son cho cả năm vì có màu đỏ. Một phiên chợ Viềng người ta thui đến vài trăm con bò. Khắp xung quanh khu chợ khói rơm thui bò nghi ngút, đặc quánh như sương. Nhà làm hàng thịt mổ bò đã đành, nhà bình thường cũng đi mua vài con bò về mổ, chất rơm thui và bày bán như ai. Suốt một ngày một đêm chợ ngây ngất mùi thịt bò với hai món "bá chủ" là phở bò và thịt bò xào. Ai không ăn được ráng chịu vì không còn thứ gì khác. Ngày xưa thiếu sức kéo, nhà nước phong kiến cấm mổ thịt trâu bò, thời bao cấp Nhà nước cũng rất hạn chế giết mổ gia súc tự phát trong dân; thế mà đến phiên chợ Viềng thịt bò vẫn đỏ rực trên các phản mới lạ! Bây giờ lại càng thế, chẳng thiếu đói gì nhưng ai đi chợ Viềng về cũng làm vài lạng thịt bò mang về tận Hà Nội hay Nghệ An. Cũng may mà trời rét, thịt để được lâu.
    Năm nào cũng thế, vào quãng 12 giờ đêm là Viềng Phủ bị tắc đường. Người xe đông đến độ không tiến cũng không lùi được. Nếu chỉ có mình phiên chợ thì chắc cũng không đông đến thế. Nhưng chợ lại nằm sát cạnh Phủ Giày. Tháng ba mới vào hội nhưng Phủ Giày đông quanh năm. Hàng trăm năm nay người ta đã đồn bà chúa Liễu thiêng lắm cầu gì được nấy, nhất là cầu lộc, cầu duyên. Con nhang đệ tử về đi lễ, ngồi hầu đồng ken sát nhau như nêm cối. Phủ Giày sáu cửa mà cửa nào cũng người là người. Trong chính điện cùng một lúc có năm ban cùng lên đồng. Tiếng anh cung văn của ban nọ xen lẫn tiếng xuýt xoa: "Lạy cô! Cô xinh quá" của ban kia. Nếu tất cả đều ngồi đủ 12 giá đồng thì người xem không cần phải ngồi hầu đồng vẫn có thể nhập đồng và "thăng" được như thường. Trong nhà có nhị, có nguyệt, có trống thì ngoài sân có băng cassette, băng video lên đồng của Xuân Hinh, Vân Quyền, của "cậu" Quỳnh, "cô" Bích, "cô" Tâm... Có người đi chợ, vào phủ thử một lần đâm nghiện tiếng đàn của anh cung văn. Có người ngồi ốp đồng lâu qúa đờ đẫn cả người, ra chơi chợ mua chút lộc xuân rớt. Từ chợ vào phủ rồi lại từ phủ ra chợ, Viềng Phủ sẽ còn đông nữa vì nó cộng hưởng được cả hai sức hấp dẫn tâm linh và vật chất chốn trần gian.
    Viềng Chùa - đồ cổ đoán giữa nồi xoong mới tài
    Muốn đi được cả hai chợ Viềng thì phải từ Viềng Phủ ra đi vào giữa đêm. Trời tối như mực. Ðường sang Viềng Nam Trực phải đi qua hai quãng đồng rộng mênh mông, gió thổi ù ù lạnh buốt. Viềng Nam Trực cách Viềng Phủ 30km nhưng dân chơi đồ cổ đã chực sẵn ở đó từ chập tối hôm trước. Viềng Nam Trực còn được gọi là Viềng Chùa vì chợ phiên nằm sát chùa Ðại Bi, thậm chí cái đuôi chợ còn ăn lấn cả vào sân chùa và cái đuôi ấy cũng chính là phần hấp dẫn nhất của Viềng Chùa: đồ cổ thứ thiệt nằm lẫn trong vô số đồ gia dụng cũ kỹ.
    Viềng Chùa cũng có cây cảnh, có thịt bò, nhưng trừ dân sở tại, còn thì người tứ xứ về đây chỉ cốt để tìm kiếm, sục sạo trong những nồi niêu, xoong chảo, bát mẻ, đã vỡ, bếp dầu, phích Rạng Ðông, đến Hoa Kỳ để kiếm một món đồ cổ thứ thiệt nào đó mà chủ nhân của nó lơ ngơ bán với giá đồng nát. Nếu có thể viết lịch sử cận - hiện đại VN qua đồ gia dung thì pho sử ấy phải được dẫn chứng hầu hết bằng các hiện vật được bày bán ở Viềng Chùa. Từ những chiếc đồng hồ báo thức Made in France được nhập vào VN cuối thế kỷ 19, chiếc đèn Hoa Kỳ nhập từ Hồng Kông những năm 20, phích Trung Quốc những năm 50, nồi nhôm Liên Xô những năm 60-70 đến phích Rạng Ðông, kiềng bếp gang Thái Nguyên, liềm, hái, lưỡi cày Công - Nông... không thiếu một thử gì, giá rẻ đến không thể rẻ hơn từ 1.000 - 15.000 đồng, thậm chí 500 đồng cũng có.
    Các tay buôn đồ cổ sừng sỏ nhất Hà Nội: Danh Anh, Nhân "đồ cổ" Mai "xu", Côi đi ôtô xuống từ nửa đêm, trà rượu la đà trong các lều quán lụp xụp tay nâng chén hạt mít mà mắt vẫn đảo rất nhanh, không bỏ sót bất kỳ một món đồ nào trong đám đồng nát nháo nhào kia. Một khay trà bàng gỗ gụ không dưới 200 tuổi được mua với giá 170.000 đồng, một chiếc thạp nhỏ đời Trần men rạn, vai có hoa sen nổi được một tay sành sỏi quyết dìm giá 120.000 đồng, nhưng có người thính tai nghe được ông ta thì thầm với bạn nên đã quay lại chấp nhận giá 200.000 đồng với người bán. Thạp không thuộc hàng độc, dáng cũng không đẹp, nhưng niên đại thì đúng là thứ thiệt. Gặp người biết mua, bán rẻ cũng được 600.000đ. Thế mới biết đi chợ Viềng phải giữ đúng tinh thần "bán được là quí, mua được cũng là quí".
    Thật ra đồ cổ trong dân gian còn lại không nhiều, cái nào ra tấm ra món thì các đại gia đã quăng tiền tấn ra để cất vào kho từ lâu. Ðồ cổ thật còn lại trong mỗi phiên chợ Viềng lại càng ít, cũng chỉ là những món tầm tầm, vừa mắt, vừa túi tiền những người có ít nhiều kiến thức đồ cổ và ít tiền... Rất nhiều gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, nhất là gốm Ðông Triều niên đại 1999-2000 đã được trộn trong đống đồ gia đụng hổ lốn kia mong có ngươi nhìn nhầm, nhặt nhầm và trả giá nhầm. Mỗi người đi chợ một đèn pin, mỗi người bán lại một đèn pin, cả chợ cứ chớp chớp nhoáng nhoáng, cũ cũ mới mới chẳng biết đâu mà lần. Trời sáng đồ nào lại vào giá ấy. Nhưng vẫn không thiếu người hiếu kỳ đi tìm vận may, mua một chiếc bình mới giá 300.000-400.000 đồng giữa thanh thiên bạch nhật.
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  7. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Trảy hội chợ Viềng
    Mùa xuân là mùa trảy hội, những dòng người hành hương nườm nượp đổ về chiêm bái các thánh tích, các danh lam, cổ tự trên khắp cả nước. Và, trong hành trình mang đầy ý nghĩa tâm linh ấy, du khách không thể bỏ qua lễ hội chợ Viềng, một phiên chợ độc đáo ở Việt Nam, bởi nó chính là chợ cầu may, chợ lễ hội.
    Mùng tám sắm sửa đi chơi chợ Viềng
    Chợ Viềng năm có một phiên
    Trai gái tốn tiền mua sắm trầu cau
    Chợ Viềng thuộc địa phận xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh. Phiên chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Ðịnh) đã trở thành một nét văn hoá độc đáo của vùng quê này. Trước đây 2 thế kỷ, chợ còn có tên là chợ chơi du xuân (du xuân thị). Tuy nhiên, bao quanh nó là cả một quần thể di tích thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - Thần chủ Ðạo Mẫu Việt Nam, nên song song với việc đi chơi chợ chính là hoạt động lễ Mẫu để Người ban cho sức khoẻ và tài lộc.
    Chợ Viềng mỗi năm chỉ họp có đúng một phiên thôi, một phiên chợ kéo dài từ nửa đêm mồng 7 đến sáng mồng 8 tết. Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm, và cũng có thể là lỡ cả một đời người. Dân Nam Ðịnh đi chợ Viềng đầu năm đã đành, người tứ xứ từ Hà Nội vào, Thanh - Nghệ ra, Hải Phòng - Quảng Ninh lên, ai cũng cố đi chợ Viềng một lần để mong có lộc cho cả năm buôn may bán đắt; để chơi, để kiếm món đồ có giá hời, thậm chí chỉ để lấy tiếng là đã đi chợ Viềng.
    Chợ là hai dãy quán chủ yếu là tre, nứa dựng tạm ở bên lề đường, chạy dài suốt 5km với đầy đủ sắc màu. Chợ cũng bày bán đủ mọi thứ hàng hoá, nhưng điều đặc biệt ở đây là cả người bán lẫn người mua đều không đặt mục đích lợi ích kinh tế lên trên hết. Ðến chợ Viếng vào xuân, mục đích chính là để cầu mong phát tài phát lộc. Ðó chính là lợi ích tinh thần, chỉ cần tham dự chợ là đã được xem là có may mắn trong cả năm.
    Tiếng là chợ nhưng ở đây người ta không mua, bán những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép... càng không phải là các thứ hàng cao cấp, xa xỉ. Chúng đơn giản chỉ là những sản phẩm mang tính chất phục vụ sản xuất tiểu nông như cái cày, cái cuốc, cái dao, cái liềm, cái thúng, cái mủng... hoặc là một số giống cây trồng, vật nuôi như cây chanh, cây ớt, các loại cây cảnh, cây ăn trái... bạn cũng có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng...
    Những người buôn bán ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình cũng cơm nắm cơm đùm đi từ sáng sớm để kịp buổi chợ. Nhữngngười ở tỉnh xa hơn như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang phải đến từ chiều hôm trước tìm nhà nghỉ trọ. Suốt cả vùng từ đêm trước phiên chợ ánh điện chan hoà. Những người buôn bán đến Viềng dù xa hay gần, thuận lợi hay cách trở, đến đây mọi người đều mang thứ đặc sản của quê hương mình tham gia phiên chợ.
    Chợ Viềng dù chỉ một ngày phiên nhưng hàng hóa thì ngàn vạn, quán ăn hàng quà rải suối ba cây số. Dân trong vùng và xung quanh mang các thứ cần dùng cho đời sống, công việc và học tập của con cháu hàng ngày để mua, bán, trao đổi. Từ các loại cuốc, xẻng đến bát, đĩa, rổ, rá, áo quần, giầy dép cho tới quyển sách, cái bút tồi cây kim, sợi chỉ càng có mặt trong ngày phiên chợ. Trong chợ còn có bán cả các sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng của từng vùng như rau cần Thiệu Vịnh, bồ, đó Văn Tập, vó lưới Bồng Làng. Chợ còn l2 nơi bán các loại đồ dùng cũ, ai đến chợ cũng phải mang một vài thứ gì đó, từ một chiếc nồi cũ hay một chiếc cuốc để mòn đều có thể đem bày bán.
    Bên cạnh những món hàng truyền thống vài chục năm gần đây chợ còn bán cây giống lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xà cừ, cây giống ăn quả như vải thiều, nhãn Hưng Yên, táo Thiện Phiến. Phiên chợ mà người bán không cần bán đắt, người mua chẳng thiết tha lắm với giá rẻ, đắt, chỉ cần " bán", " mua" lấy được cho phát tài quanh năm. Chợ còn là nơi giới thiệu làng nghề, tay nghề ở những vùng quanh đó. Nhiều đôi nam thanh nữ tú tay trong tay vãn cảnh chợ Viềng, cầu mong cho hạnh phúc lứa đôi. Hội chợ Viềng đầu xuân thật vui vẻ nhộn nhịp với tiếng chiêng, trồng hòa lẫn với tiếng gò mâm, gò nồi, hàng búa thợ rèn cùng với âm thanh của hàng ngàn, hàng vạn người mua, kẻ bán, người xem đã tạo nên thứ âm thanh ồn ào, rất đặc trưng của phiên chợ Viềng xuân.
    Nếu nói đến chợ Viềng mà chỉ nói đến những thứ vừa nêu trên thì chưa thật đầy đủ, vì điểm nổi bật và gây ấn tượng nhất đối với mỗi du khách chính là những miếng thịt bê được thui vàng ruộm. Hẳn chẳng cần phải tinh ý cũng nhận thấy dọc hai bên đường đi vào chợ có rất nhiều những phản thịt bê đầy ăm ắp. Người ta quan niệm đi chợ Viềng mà không mua bán một thứ gì đó cũng như không có một miếng thịt bê mang về lấy lộc thì coi như chưa đến chợ Viềng, chưa được may mắn. Phải chăng cũng chính vì mang ý nghĩa tâm linh ấy nên hầu như mọi hoạt động trong chợ đều diễn ra theo kiểu "nói sao, mua vậy". Nghĩa là, người bán không cần nói thách và người mua cũng chẳng phải mặc cả, bởi người xưa cho rằng nếu còn chút gì đó "băn khoăn" về giá cả thì sẽ làm mất hết lòng thành kính và sự tôn nghiêm.
    Chợ Viềng họp vào ngày mùng 8 tháng Giêng, nhưng trước đó, từ chiều tối mùng 7, hàng chục vạn khách phương xa, đặc biệt là những người bán hàng đã tề tựu đông đủ, chuẩn bị cho một phiên chợ cầu may ngày xuân.
    Trong khi chúng ta đang cùng nhau "xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" như Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đề ra thì việc duy trì và tổ chức thường xuyên những lễ hội truyền thống như hội chợ Viềng là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa tính lành mạnh của các hoạt động lễ hội, Ban tổ chức cũng nên có nhiều biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn nhằm loại bỏ việc bày bán các văn hoá phẩm mang tính mê tín dị đoan như sách tử vi, tướng số; hiện tượng xem tướng, bói toán, lên đồng... và tình trạng mất an ninh trật tự trong ngày hội. Làm được điều này thì ý nghĩa tốt đẹp của những lễ hội sẽ càng được nâng lên và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với du khách.
    Viếng Phủ và hầu văn Phủ Giày
    Thật ra Viềng không phải là tên riêng một chợ hay địa danh của bất cứ địa phượng nào.Trên đất Nam Hà có khá nhiều chợ Viềng - tên gọi chung tất cả các phiên chợ đầu xuân họp vào đêm mồng 7 rạng sáng mồng 8 tết. Cái tên chợ Viềng chắc chắn là tên Nôm, nhưng ý nghĩa chính xác là gì, xuất phát từ đâu thì các nhà ngôn ngữ và văn hóa còn đang tranh cãi. Chỉ biết cho đến hiện tại còn lại ba chợ Viềng: Ý Yên, Vụ Bản và Nam Trực, trong đó Viềng Vụ Bản và Viềng Nam Trực qui mô và nổi tiếng hơn cả.
    Chợ Viềng Vụ Bản còn gọi là Viềng Phủ vì nằm ngay sát cạnh Phủ Giày - một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu nổi tiếng nhất VN. Viềng Phủ thuộc xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, có hai đặc sản nổi tiếng là cây cảnh và thịt bò.
    Chợ Viềng Phủ được nhóm họp từ khoảng 8-9 giờ tối với hàng trăm xe máy, hàng ngàn xe đạp và quang gánh chở cây cảnh đến tập kết trên bãi chợ. Cây đủ các loại, từ rẻ tiền như hoa thược dược 1.500 đồng/2 cây đến đắt tiền như cây sanh 100 tuổi, tán rộng bằng cái nong, sáu người có thể trải chiếu bày một mâm rượu lên thù tạc mà không rung rinh, giá chừng hơn trăm triệu đồng. Trời rét như cắt lại thêm mưa phùn lây rây, người đi chợ co ro trong những tấm áo sù sụ, soi đèn pin vào những thân cây mà chèo kéo khách. Thường thì giá rẻ lắm, chỉ chừng 5.000-10.000đ là mua được cây thiên tuế nhỏ, thậm chí cả một cây hồng xiêm chiết cành, đã đâm rễ, đang bói quả.
    Ông Lũy - một người trồng cây cảnh gia truyền từ Nam Phong, Nam Trực sang Viềng Phủ đi chợ - nói: "Tôi năm nay 42 tuổi rồi, thế mà chỉ trừ mấy năm còn bé và bảy năm đi bộ đội là xa chợ Viềng, còn thi chiều mồng 7 tết nào cũng khấp khởi quang gánh ra chợ. Nhà tôi sát Viềng Nam Trực nhưng cứ thích đi Viềng Phủ trước vì đông vui, đến nửa đêm bán hết cây lại vòng về Viềng Nam Trực mua sắm". Theo lời những người già ở Viềng Phủ thì đi chợ Viềng đầu năm chủ yếu để lấy may, ai mua gì cũng bán, ai bán gì cũng mua. Có nhà chiều mồng 7 rồi mà vẫn không có gì để bán, còn nồi cơm đang sôi trên bếp cũng đổ ra mà mang cái nồi đi bán có nhà bán cả lưỡi cày, lưỡi liềm để rồi hôm sau đi sắm lại (!). Mua bán ở chợ Viềng cũng đơn giản, ít nói thách, hầu như không mặc cả, bán được là quí mà mua được cũng là quí. Mua bán đều xông xênh để lấy lộc cho cả năm.
    Cũng vì mong vận đỏ nên chợ Viềng mới có một đặc sản nữa là thịt bò. Vào phiên chợ Viềng tràn ngập thịt bò. Người ta quan niệm thịt bò mang lại vận son cho cả năm vì có màu đỏ. Một phiên chợ Viềng người ta thui đến vài trăm con bò. Khắp xung quanh khu chợ khói rơm thui bò nghi ngút, đặc quánh như sương. Nhà làm hàng thịt mổ bò đã đành, nhà bình thường cũng đi mua vài con bò về mổ, chất rơm thui và bày bán như ai. Suốt một ngày một đêm chợ ngây ngất mùi thịt bò với hai món "bá chủ" là phở bò và thịt bò xào. Ai không ăn được ráng chịu vì không còn thứ gì khác. Ngày xưa thiếu sức kéo, nhà nước phong kiến cấm mổ thịt trâu bò, thời bao cấp Nhà nước cũng rất hạn chế giết mổ gia súc tự phát trong dân; thế mà đến phiên chợ Viềng thịt bò vẫn đỏ rực trên các phản mới lạ! Bây giờ lại càng thế, chẳng thiếu đói gì nhưng ai đi chợ Viềng về cũng làm vài lạng thịt bò mang về tận Hà Nội hay Nghệ An. Cũng may mà trời rét, thịt để được lâu.
    Năm nào cũng thế, vào quãng 12 giờ đêm là Viềng Phủ bị tắc đường. Người xe đông đến độ không tiến cũng không lùi được. Nếu chỉ có mình phiên chợ thì chắc cũng không đông đến thế. Nhưng chợ lại nằm sát cạnh Phủ Giày. Tháng ba mới vào hội nhưng Phủ Giày đông quanh năm. Hàng trăm năm nay người ta đã đồn bà chúa Liễu thiêng lắm cầu gì được nấy, nhất là cầu lộc, cầu duyên. Con nhang đệ tử về đi lễ, ngồi hầu đồng ken sát nhau như nêm cối. Phủ Giày sáu cửa mà cửa nào cũng người là người. Trong chính điện cùng một lúc có năm ban cùng lên đồng. Tiếng anh cung văn của ban nọ xen lẫn tiếng xuýt xoa: "Lạy cô! Cô xinh quá" của ban kia. Nếu tất cả đều ngồi đủ 12 giá đồng thì người xem không cần phải ngồi hầu đồng vẫn có thể nhập đồng và "thăng" được như thường. Trong nhà có nhị, có nguyệt, có trống thì ngoài sân có băng cassette, băng video lên đồng của Xuân Hinh, Vân Quyền, của "cậu" Quỳnh, "cô" Bích, "cô" Tâm... Có người đi chợ, vào phủ thử một lần đâm nghiện tiếng đàn của anh cung văn. Có người ngồi ốp đồng lâu qúa đờ đẫn cả người, ra chơi chợ mua chút lộc xuân rớt. Từ chợ vào phủ rồi lại từ phủ ra chợ, Viềng Phủ sẽ còn đông nữa vì nó cộng hưởng được cả hai sức hấp dẫn tâm linh và vật chất chốn trần gian.
    Viềng Chùa - đồ cổ đoán giữa nồi xoong mới tài
    Muốn đi được cả hai chợ Viềng thì phải từ Viềng Phủ ra đi vào giữa đêm. Trời tối như mực. Ðường sang Viềng Nam Trực phải đi qua hai quãng đồng rộng mênh mông, gió thổi ù ù lạnh buốt. Viềng Nam Trực cách Viềng Phủ 30km nhưng dân chơi đồ cổ đã chực sẵn ở đó từ chập tối hôm trước. Viềng Nam Trực còn được gọi là Viềng Chùa vì chợ phiên nằm sát chùa Ðại Bi, thậm chí cái đuôi chợ còn ăn lấn cả vào sân chùa và cái đuôi ấy cũng chính là phần hấp dẫn nhất của Viềng Chùa: đồ cổ thứ thiệt nằm lẫn trong vô số đồ gia dụng cũ kỹ.
    Viềng Chùa cũng có cây cảnh, có thịt bò, nhưng trừ dân sở tại, còn thì người tứ xứ về đây chỉ cốt để tìm kiếm, sục sạo trong những nồi niêu, xoong chảo, bát mẻ, đã vỡ, bếp dầu, phích Rạng Ðông, đến Hoa Kỳ để kiếm một món đồ cổ thứ thiệt nào đó mà chủ nhân của nó lơ ngơ bán với giá đồng nát. Nếu có thể viết lịch sử cận - hiện đại VN qua đồ gia dung thì pho sử ấy phải được dẫn chứng hầu hết bằng các hiện vật được bày bán ở Viềng Chùa. Từ những chiếc đồng hồ báo thức Made in France được nhập vào VN cuối thế kỷ 19, chiếc đèn Hoa Kỳ nhập từ Hồng Kông những năm 20, phích Trung Quốc những năm 50, nồi nhôm Liên Xô những năm 60-70 đến phích Rạng Ðông, kiềng bếp gang Thái Nguyên, liềm, hái, lưỡi cày Công - Nông... không thiếu một thử gì, giá rẻ đến không thể rẻ hơn từ 1.000 - 15.000 đồng, thậm chí 500 đồng cũng có.
    Các tay buôn đồ cổ sừng sỏ nhất Hà Nội: Danh Anh, Nhân "đồ cổ" Mai "xu", Côi đi ôtô xuống từ nửa đêm, trà rượu la đà trong các lều quán lụp xụp tay nâng chén hạt mít mà mắt vẫn đảo rất nhanh, không bỏ sót bất kỳ một món đồ nào trong đám đồng nát nháo nhào kia. Một khay trà bàng gỗ gụ không dưới 200 tuổi được mua với giá 170.000 đồng, một chiếc thạp nhỏ đời Trần men rạn, vai có hoa sen nổi được một tay sành sỏi quyết dìm giá 120.000 đồng, nhưng có người thính tai nghe được ông ta thì thầm với bạn nên đã quay lại chấp nhận giá 200.000 đồng với người bán. Thạp không thuộc hàng độc, dáng cũng không đẹp, nhưng niên đại thì đúng là thứ thiệt. Gặp người biết mua, bán rẻ cũng được 600.000đ. Thế mới biết đi chợ Viềng phải giữ đúng tinh thần "bán được là quí, mua được cũng là quí".
    Thật ra đồ cổ trong dân gian còn lại không nhiều, cái nào ra tấm ra món thì các đại gia đã quăng tiền tấn ra để cất vào kho từ lâu. Ðồ cổ thật còn lại trong mỗi phiên chợ Viềng lại càng ít, cũng chỉ là những món tầm tầm, vừa mắt, vừa túi tiền những người có ít nhiều kiến thức đồ cổ và ít tiền... Rất nhiều gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, nhất là gốm Ðông Triều niên đại 1999-2000 đã được trộn trong đống đồ gia đụng hổ lốn kia mong có ngươi nhìn nhầm, nhặt nhầm và trả giá nhầm. Mỗi người đi chợ một đèn pin, mỗi người bán lại một đèn pin, cả chợ cứ chớp chớp nhoáng nhoáng, cũ cũ mới mới chẳng biết đâu mà lần. Trời sáng đồ nào lại vào giá ấy. Nhưng vẫn không thiếu người hiếu kỳ đi tìm vận may, mua một chiếc bình mới giá 300.000-400.000 đồng giữa thanh thiên bạch nhật.
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  8. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Cồn Lu-Cồn Ngạn nơi đất lành chim đậu
    Cồn Lu-Cồn Cạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu biểu với rất nhiều loại động thực vật quý. Ðiều đặc biệt khác với các khu rừng ngập mặn ở nước ta là Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
    Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len lỏi trong rừng xú, vẹt ta có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền hình.
    Với vị trí đặc biệt trên, năm 1989 UNESCO đã chính thức công nhận khu Cồn Lu-Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên. Bạn có thể đăng ký tour du lịch cuối tuần 2 ngày 1 đêm Hà Nội-Nam Ðịnh-Cồn Lu-Cồn Ngạn-biển Quất Lâm do Công ty Du lịch và Xuất nhập khẩu Nam Ðịnh địa chỉ 151 Nguyễn Du, TP.Nam Ðịnh. ÐT: 0350.849297. Theo-tour này, ngoài được tham quan rừng chim, bạn còn được đi tắm biển Quất Lâm và thăm làng hoa Vị Khê. Giá trọn gói cho đoàn 20-30 người là 225.000đ-275.000đ tùy theo loại khách sạn và xe ô tô. (Theo TBDL)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  9. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Cồn Lu-Cồn Ngạn nơi đất lành chim đậu
    Cồn Lu-Cồn Cạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu biểu với rất nhiều loại động thực vật quý. Ðiều đặc biệt khác với các khu rừng ngập mặn ở nước ta là Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
    Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len lỏi trong rừng xú, vẹt ta có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền hình.
    Với vị trí đặc biệt trên, năm 1989 UNESCO đã chính thức công nhận khu Cồn Lu-Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên. Bạn có thể đăng ký tour du lịch cuối tuần 2 ngày 1 đêm Hà Nội-Nam Ðịnh-Cồn Lu-Cồn Ngạn-biển Quất Lâm do Công ty Du lịch và Xuất nhập khẩu Nam Ðịnh địa chỉ 151 Nguyễn Du, TP.Nam Ðịnh. ÐT: 0350.849297. Theo-tour này, ngoài được tham quan rừng chim, bạn còn được đi tắm biển Quất Lâm và thăm làng hoa Vị Khê. Giá trọn gói cho đoàn 20-30 người là 225.000đ-275.000đ tùy theo loại khách sạn và xe ô tô. (Theo TBDL)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  10. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Vùng đất chim về
    Được hình thành cách đây 60 năm, đến nay Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ (Giao Thuỷ, Nam Định) trở thành khu rừng ngập mặn của khu vực vùng Nam Á và là khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam được UNESCO ghi nhận trong danh sách những vùng được bảo vệ, đây là nơi cư trú chân và định cư sinh sống của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng chục nghìn con. Trong đó có những loài bị đe doạ tuyệt diệt, được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP...
    Trong bốn bộ phận hợp thành của khu bảo tồn là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Mờ, còn gọi là Cồn Xanh, thì Cồn Lu là một trong ba bộ phận quan trọng nhất nằm trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt cuả khu vườn. Nhìn từ trên cao, Cồn Lu như hình quả thận xanh nằm quay lưng ra phía biển. Cồn Lu có diện tích lớn nhất vùng với khoảng 4.500 ha, nằm song song với Cồn Ngạn, phía tây giáp con sông Trà, phía đông nam giáp biển Đông. Cả vùng được che kín bởi rừng trang, bần chua, sú, vẹt, ô rô, cóc kèn và mắm biển?
    Cồn Ngạn phía trong Cồn Lu, nằm kẹp giữa hai con sông Vọp và sông Trà, chạy dài từ cửa Ba Lạt đến địa phận xã Giao Lạc với chiều dài 8km, diện tích khoảng 1.500 ha, Cồn Ngạn cao hơn so với mực nước biển từ 3 đến 5m, trông xa giống như hình quả đào nhỏ quay mình về hướng biển cả. Bên cạnh diện tích lớn rừng ngập mặn che phủ là vùng nuôi trồng thuỷ sản của cư dân trong vùng với diện tích khoảng 1.850 ha. Tiếp đó là Bãi Trong, nằm sát chân đê, chạy từ cửa Ba Lạt dọc theo địa phận của bốn xã vùng đệm Giao Lâm, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân. Phía đồng giáp với sông Vọp. Bãi Trong có chiều dài khoảng 11km, hiện nay đã hình thành một cộng đồng dân cư sinh sống với diện tích khoảng 3.500 ha. Phía xa là Cồn Mờ, mới xuất hiện bên ngoài Cồn Lu, với diện tích khoảng 2.500ha. Trông xa giống như hình xương sống của những dãy núi ngầm khổng lồ đang vươn mình lên khỏi mặt biển?
    Ông Nguyễn Phúc Hội, Phó Ban quản lý Khu bảo tồn, cho biết: Do đặc điểm là khu rừng ngập mặn, lại có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nơi đây trở thành nơi trú chân và định cư của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng nghìn con. Trong đó có những loài bị đe dọa bị tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP như: bồ nông Damatan, cò mỏ thìa mặt đen, mòng biển mỏ ngắn, mòng choi choi mỏ thìa? Mùa đông là mùa di cư của một số loài chim nước, số lượng cá thể chim tăng lên đột biến, số lượng lên tới từ 30 đến 35 nghìn con. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số loài chim trên thế giới không nơi nào còn như rẽ bò thìa, chim ăn sò, choắt lớn mỏ vàng. Năm 1989, Xuân Thuỷ được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước vùng Nam Á và là thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar. Ngày 15/12/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia thứ 25 của Việt Nam. Khu vườn có tổng diện tích là 15.100ha, trong đó diện tích vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.100ha và dành diện tích vùng đệm là 8.000ha để cư dân địa phương phát triển kinh tế.
    Do áp lực về kinh tế, xã hội, việc quản lý Vườn quốc gia này cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, diện tích rừng ngập mặn trong đầm tôm khá lớn với khoảng 230 ha nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây ngập mặn, hơn nữa, sức hấp dẫn hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất lớn khiến cho số lượng người vào khu bảo tồn khai thác thuỷ sản ngày càng tăng. Mỗi ngày, có hàng nghìn người vào Vườn khai thác, lúc cao điểm, số lao động này lên đến hơn 3.000 người. Đặc biệt, gần đây sự xuất hiện dụng cụ khai thác đánh bắt bằng điện từ các te bộ, thuyền chài dọc theo con sông Hồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái cho khu vực. Do vậy, nếu không có kế hoạch và chính sách khai thác hợp lý, chẳng bao lâu nữa nguồn lợi thuỷ sản sẽ suy kiệt nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loài chim nước đang sinh sống. Hiện nay, hiện tượng săn bắn chim cũng diễn ra lén lút, nhằm vào những loài có giá trị kinh tế cao như ngỗng trời, vịt trời, bồ nông? Giá mỗi con ngỗng hay vịt trời bán ở thị trường ?ochợ đen? ít nhất cũng phải từ 900.000 đến 1,2 triệu VND.
    Tiềm năng du lịch ở Giao Thuỷ rất phong phú. Thế nhưng, việc khai thác tiềm năng này vẫn chỉ dừng lại ở mức bột phát theo kiểu đầu tư nhỏ giọt, chưa có sự liên doanh liên kết nên hiệu quả mang lại còn thấp. Nếu được đầu tư, nghiên cứu khai thác hợp lý các điểm du lịch của địa phương, hiệu quả sẽ không dừng lại ở đó. Đặc biệt là việc kết hợp với các tour du lịch từ Hà Nội như Du lịch Sông Hồng hay tour Hà Nội - Đền Trần - Nhà lưu niệm bác Trường Trinh - Giao Thuỷ? Vườn sinh thái sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch về nghỉ ngơi, thăm quan. Như vậy sẽ tạo đà cho hàng loạt các dịch vụ thương mại khác như: nhà hàng, khách sạn? phát triển. Đồng thời, các sản phẩm thuỷ sản trực tiếp tại địa phương cũng được ?oăn theo? với số lượng không nhỏ. Ông Nguyễn Phúc Hội cho biết: Hiện nay, khách du lịch đến đây chưa nhiều, họ chủ yếu là người nước ngoài, một số là các nhà khoa học đến đây với mục đích là nghiên cứu, thời gian cao điểm có đến 200 lượt người, khách trong nước chủ yếu là học sinh, sinh viên.
    Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái biển nhằm tạo môi trường phát triển bền vững trong khu bảo tồn sẽ là mục tiêu chính ở Giao Thủy. Không lâu nữa, khi tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy được ?ođánh thức? vùng quê vốn chỉ biết dựa vào cây lúa này sẽ dần thay da đổi thịt. Giao Thủy sẽ trở thành điểm du lịch đặc trưng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. (VOV)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"

Chia sẻ trang này