1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh đẹp Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi LamCauMoi, 10/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Bài này đăng trên báo diễn đàn doanh nghiệp :
    Không chỉ có một chùa Keo

    Nhắc đến tên chùa Keo, thường người ta nghĩ đến ngôi chùa Keo ở Thái Bình. Không mấy người biết đến ngôi chùa ?oKeo? khác thuộc xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định - Một ngôi chùa không có sư nhưng trải qua hàng trăm năm vẫn sừng sững uy nghi và được bao phủ thêm bởi những lớp lang huyền thoại.
    Chùa tọa lạc trên một khu đất cao nổi lên nơi đầu mõm rô (gò đất cao nơi cửa sông - TG), án ngữ bờ sông Hồng vào làng Hành Thiện.
    Dấu tích đầu tiên của chùa Keo là ở làng Dũng Nhân (huyện Giao Thủy - Nam Định). Năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang bên hữu ngạn sông Hồng. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa; đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả các dấu tích, cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải dời bỏ quê cha đất tổ, một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông Bắc tả ngạn sông Hồng (về sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình); một phần xuống vùng Xuân Trường dựng chùa Keo (hay còn gọi là chùa Hành Thiện).
    Bí ẩn lời nguyền
    Trong sân chùa rộng mênh mông và hoang vắng, những mái chùa cong cong, cột, kèo nằm ?otrơ gan cùng tuế nguyệt?; cửa tam quan đóng im ỉm... Gác chuông hai tầng nằm lặng lẽ. Tất cả dường như đang chìm đắm trong giấc ngủ. Bà cụ bán hương, giấy vàng nơi cổng co rúm lại bên cạnh những cây cột lim đã lên nước. Biết tin có khách đến vãn cảnh chùa, ông Nguyễn Trường Lý từ trong xóm đi ra, từ tốn mở cánh cửa lim nặng nề. Sự im lặng của gỗ lạt, gạch ngói 400 năm được ?ocách ly? qua cánh cửa, một không gian thiền vỡ òa ào đến trong sự kinh ngạc của tôi. Theo lời ông thủ từ tên Lý, ông là đời thứ 20 được đảm nhiệm ?ochức vụ? thủ từ trông coi chùa. Những ông thủ từ trước đều đã về thiên cổ. Kể từ ngày chùa có mặt trên doi đất hình con cá chép này, mọi việc trông coi, trùng tu, lễ lạt nhất nhất đều do làng đảm nhiệm. Ngày lễ hội, ban quản lý chùa, đội bảo vệ toàn là những người do làng cắt cử. Ông chủ lễ được chọn phải là người có ?otiêu chuẩn? đặc biệt: hai ông bà còn song toàn, được ăn yến lão (thượng thọ), gia đình văn hóa, không có tì vết... Ngay như đội bảo vệ thủ từ cũng phải là những người có ?ogốc tích?. Riêng thủ từ phải theo kiểu ?ocha truyền, con nối?. Đời cha truyền đời con, đời sau kế thừa đời trước.
    Cũng như những ngôi chùa khác, nghĩa là chùa cũng bao gồm cổng tam quan, cung chùa Phật, đền thánh, đền thờ đức *****... Trước cổng chùa cũng có hai cây đa cổ thụ ngót bốn trăm tuổi soi bóng xuống mặt hồ; hai dãy hành lang gồm bốn mươi gian gỗ lim, mái ngói vảy cá chạy dọc sân chùa lát gạch nghiêng, viên nào viên nấy cũng rắn đanh một màu lửa nung già dặn. ông Lý kể: Bố tôi kế nghiệp của ông nội; ông tôi thừa hành từ cụ cố... Đến đời tôi là đời thứ 7. Tất cả tên tuổi, ngày tháng của những ông thủ từ đều được ghi rõ trong cuốn ?oHành Thiện xã chí?... Còn lý giải cho sự lạ của ngôi chùa ?okỵ sư? này là huyền thoại truyền miệng trong dân gian. Truyền rằng, khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa, dân làng nơi đây không mấy mặn mà với khói nhang, tượng phật. Đức Thánh tổ liền giận dữ rời chùa đi nơi khác. Trong một đêm, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, rồi tất cả tượng phật ngài đều cho cả vào đấy. Ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình. Tất cả tượng phật nằm trong rọ tre cũng rẽ nước theo ngài về nơi đất mới. Cũng nội trong đêm ấy, khi dân làng Duy Nhất (huyện Vũ Thư - Thái Bình) tỉnh giấc đã thấy ngôi chùa sừng sững mọc lên. Đức Thánh tổ rời bỏ chùa cũ cùng với lời nguyền: sẽ không có sư nào đến ở đất Hành Thiện. Theo lời nguyền đó, sau này, nhiều lần các vị sư theo sự phân công của Hội Phật giáo về trông coi chùa Hành Thiện, được dăm ba ngày chẳng hiểu vì lý do gì cũng đều khăn gói ra đi. Cũng từ đó, đất Hành Thiện ?ocó tiếng? là đất kỵ sư. Câu chuyện truyền miệng ấy cứ tồn tại theo miệng nhân thế, nó làm cho ngôi chùa càng mang theo những nỗi niềm dã sử.
    Giải mã
    Về mặt quy mô, chùa Keo Thái Bình bề thế hơn nhiều so với chùa Keo Hành Thiện, thế nhưng về kiến trúc là sự mô phỏng gần như nguyên vẹn. Cả hai ngôi chùa đều được dựng bằng gỗ lim, liên kết với nhau bằng mộng ngậm, đinh tre, mộng vược... Sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ 10, dân tộc ta giành quyền tự chủ, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ cả về chính trị và văn hóa. Thái Bình và Nam Định khi đó được coi là những vùng ?okinh tế mới?, gắn với phong trào mở rộng dân cư, khai hoang, lấn đất lập nghiệp. Cùng với việc xây dựng cuộc sống vật chất của họ thì các nhà sư cũng đến đây để xây dựng đền chùa, đảm bảo cuộc sống tâm linh cho các cư dân vùng đất mới. Theo sử sách, vùng đất này có tên gọi là Keo hay vùng đất Giao Thủy, nơi nước sông gặp gỡ với nước sông, nước sông gặp với nước biển tạo nên những vùng hồ nước mênh mông. Trong cái khoáng đạt của tự nhiên như thế, con người phải đối mặt với biết bao thử thách, bao rình rập của tự nhiên, thú dữ. Người ta cần tìm đến những đấng bậc thần linh để được che chở về tinh thần. Đó cũng là lý do để những ngôi đền, chùa mọc lên với cường độ nhiều ở giai đoạn này. Còn căn cứ theo năm xây cất của chùa Keo Hành Thiện và chùa Keo Thái Bình, so sánh với năm sinh, năm mất của Thánh Không lộ Thiền sư có thể thấy được đó chẳng qua chỉ là sự mở rộng phạm vi truyền bá đạo phật của các bậc tăng ni trong dân chúng. Đức Thánh Không Lộ sinh năm 1016, mất năm 1094. Thời gian ngài sống gắn với việc xây cất chùa Keo trên đất Dũng Nhuệ (huyện Giao Thủy); sau này do trận lụt lớn năm 1611, chùa dời về đất Hành Thiện. Hơn 20 năm sau, chùa Keo Thái Bình mới được hoàn thành (năm 1632). Như thế, sự mở rộng về không gian đó chẳng qua là sự mở rộng phạm vi truyền bá của Phật giáo, do những bậc tăng ni hậu thế kế tiếp công việc của Thiền sư Không Lộ. Còn giải thích cho tích ?ochùa không sư Hành Thiện?, có chăng đó là do những chướng khí hay sự không hợp đất, hợp nước mà sinh ra đau ốm của những vị sư đã có lần đến với chùa rồi sau đó mau chóng ra đi!?
    Giữa cảnh đất trời khoáng đạt, cái im ắng, tĩnh lặng mang đậm không khí thiền của chùa Keo Hành Thiện càng làm cho du khách hướng tới cõi tâm linh. Dẫu chùa không có các sư, các vãi chăm lo nhang khói, dẫu không khí có lạnh lẽo vì thiếu hơi hướng, bóng dáng con người... song người ta hướng tới phật bằng cõi tâm chứ đâu có câu nệ những cái thuộc về hình thức. Và trong cái điều đã trở thành chân lý ?ochùa nào mà chẳng có sư?, cái sự lạ ?okhông sư? của chùa Keo Hành Thiện chẳng phải là nét riêng có, nét độc đáo để người ta tìm về mang theo niềm hướng thiện, nhất là về với mảnh đất địa linh, đất học nổi tiếng của vùng đất Xuân Trường.
    Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục yếu tập, chùa Hành Thiện do thánh Không Lộ Thiền sư (1016 - 1094) xây cất. Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch. Tương truyền, khi ngài đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước, có tài thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết còn kể rằng, trước khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biễn thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, cứ sau 12 năm, một chủ lễ và 4 viên chấp sự được cử ra để làm lễ trang hoàng tượng thánh. Những người được cắt cử làm nghi lễ tôn nghiêm này phải ăn chay, mặc quần áo mới, sau khi rước thánh tượng từ cấm cung ra mới dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm gội và tô son lại cho tượng thánh. Họ buộc phải giữ bí mật những điều đã thấy khi trang hoàng tượng thánh. Điều đó càng tạo nên lớp sương bí ẩn bao bọc quanh ngôi chùa nhiều huyền thoại.

    Được Newfarmmer sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 30/11/2007
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Wikipedia thì đăng thế này :

    Chùa Keo
    Chùa Keo (Thần Quang tự z.?寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
    Lịch sử

    Gác chuông chùa Keo Thái Bình
    Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, xây dựng ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên, tức ngôi chùa đang nói tới ở đây. Công việc xây dựng ngôi chùa này được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.
    Kiến trúc
    Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".
    Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.
    Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.
    Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
    Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
    Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.
    Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.
    Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.
    Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
    Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.
    Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.
    Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch).
    Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.
    Có câu ca dao về hội chùa Keo:
    Dù cho cha đánh mẹ treo,
    Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

  3. tranphuong80

    tranphuong80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1

    Đây là bức ảnh chụp tại Hải Hậu ngay trước cửa nhà mình, ảnh chụp bằng dtdđ hơi mờ
    [​IMG]
  4. DAVICA

    DAVICA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
    NHÀ THỜ BÙI CHU- XUÂN TRƯỜNG
    [​IMG]
    CHÙA CỔ LỄ- TRỰC NINH
    [​IMG]
    NHÀ THỜ HẢI HOÀ- HẢI HẬU
    [​IMG]
    CHÙA LƯƠNG- HẢI HẬU
    [​IMG]
    CẦU NGÓI- HẢI HẬU
    [​IMG]
    NHÀ THỜ PHÚ NHAI- XUÂN TRƯỜNG CAO 44M- CAO NHẤT ĐÔNG DƯƠNG
    [​IMG]
    NHÀ THỜ KIÊN LAO- XUÂN TRƯỜNG
    [​IMG]
    NHÀ THỜ NGHIỆP THỔ - XUÂN TRUỜNG
    [​IMG]
    NHÀ THỜ QUẦN VINH- NGHĨA HƯNG
    [​IMG]
    NHÀ THỜ LẠC ĐẠO- NGHĨA HƯNG
    [​IMG]
    NHÀ THỜ QUẦN PHƯƠNG- HẢI HẬU
    TẶNG CÁC BẠN BOX NAM ĐỊNH 1 SỐ ẢNH CÔNG TRÌNH VĂN HOÁ - DTLS Ở CÁC HUYỆN PHÍA NAM TỈNH NAM ĐỊNH.
  5. MEODENTP

    MEODENTP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    cac bac chup anh ma khong chup cai anh nha tho Ninh Cuong que em chan cac bac qua di. ma may anh chi mod box nam  dinh cho em tham gia voi nha.co vu gi hay hay cho em gop vui voi.Chao cac bac(mai ma khong viet duoc kieu chu tieng viet nen co gi khong hieu mong cac bac co gang hieu giup em)
  6. simhathanh

    simhathanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0

    khi nào có dịp các bác thử đứng bên chân nhà thờ Phú Nhai , giáo họ Phú Nhai- Xuân Trường để cảm nhận đc sự hoành tráng của một công trình kiến trúc tù thời còn Pháp thuộc . Ngoài ra các bác có thể lên tháp chuông để tham quan và đặc biệt là vào trong đại điện để chìm trong nét kiến trúc vô cùng đẹp làm say lòng người . (nhà thờ đc sây dựng dới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Pháp nên nhìn rất châu Âu)
  7. thanhvantvt

    thanhvantvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2007
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chùa Lương
  8. ghetcongai

    ghetcongai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2001
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    ui, k ngờ là hải hậu có nhìu nhà thờ đẹp và hoành tráng thế nè. e về quê (xuân trường ) bao nhiêu lần mà k bít. hì, hè nè phải về đi ngắm hết mới được
  9. quangson_nd

    quangson_nd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    nếu U có bồ dẫn vô đó tuyệt
  10. congnong

    congnong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Nam Định có những địa điểm vui chơi, dã ngọai nào nổi tiếng hả các bạn, giới thiệu cho mình nhé.
    Nhóm mình sắp tới định đi NĐ chơi,
    Cám ơn các bạn

Chia sẻ trang này