1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh đẹp Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi LamCauMoi, 10/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Vùng đất chim về
    Được hình thành cách đây 60 năm, đến nay Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ (Giao Thuỷ, Nam Định) trở thành khu rừng ngập mặn của khu vực vùng Nam Á và là khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam được UNESCO ghi nhận trong danh sách những vùng được bảo vệ, đây là nơi cư trú chân và định cư sinh sống của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng chục nghìn con. Trong đó có những loài bị đe doạ tuyệt diệt, được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP...
    Trong bốn bộ phận hợp thành của khu bảo tồn là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Mờ, còn gọi là Cồn Xanh, thì Cồn Lu là một trong ba bộ phận quan trọng nhất nằm trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt cuả khu vườn. Nhìn từ trên cao, Cồn Lu như hình quả thận xanh nằm quay lưng ra phía biển. Cồn Lu có diện tích lớn nhất vùng với khoảng 4.500 ha, nằm song song với Cồn Ngạn, phía tây giáp con sông Trà, phía đông nam giáp biển Đông. Cả vùng được che kín bởi rừng trang, bần chua, sú, vẹt, ô rô, cóc kèn và mắm biển?
    Cồn Ngạn phía trong Cồn Lu, nằm kẹp giữa hai con sông Vọp và sông Trà, chạy dài từ cửa Ba Lạt đến địa phận xã Giao Lạc với chiều dài 8km, diện tích khoảng 1.500 ha, Cồn Ngạn cao hơn so với mực nước biển từ 3 đến 5m, trông xa giống như hình quả đào nhỏ quay mình về hướng biển cả. Bên cạnh diện tích lớn rừng ngập mặn che phủ là vùng nuôi trồng thuỷ sản của cư dân trong vùng với diện tích khoảng 1.850 ha. Tiếp đó là Bãi Trong, nằm sát chân đê, chạy từ cửa Ba Lạt dọc theo địa phận của bốn xã vùng đệm Giao Lâm, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân. Phía đồng giáp với sông Vọp. Bãi Trong có chiều dài khoảng 11km, hiện nay đã hình thành một cộng đồng dân cư sinh sống với diện tích khoảng 3.500 ha. Phía xa là Cồn Mờ, mới xuất hiện bên ngoài Cồn Lu, với diện tích khoảng 2.500ha. Trông xa giống như hình xương sống của những dãy núi ngầm khổng lồ đang vươn mình lên khỏi mặt biển?
    Ông Nguyễn Phúc Hội, Phó Ban quản lý Khu bảo tồn, cho biết: Do đặc điểm là khu rừng ngập mặn, lại có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nơi đây trở thành nơi trú chân và định cư của hàng trăm loài chim nước với số lượng lên đến hàng nghìn con. Trong đó có những loài bị đe dọa bị tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ICBP như: bồ nông Damatan, cò mỏ thìa mặt đen, mòng biển mỏ ngắn, mòng choi choi mỏ thìa? Mùa đông là mùa di cư của một số loài chim nước, số lượng cá thể chim tăng lên đột biến, số lượng lên tới từ 30 đến 35 nghìn con. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số loài chim trên thế giới không nơi nào còn như rẽ bò thìa, chim ăn sò, choắt lớn mỏ vàng. Năm 1989, Xuân Thuỷ được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước vùng Nam Á và là thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar. Ngày 15/12/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia thứ 25 của Việt Nam. Khu vườn có tổng diện tích là 15.100ha, trong đó diện tích vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.100ha và dành diện tích vùng đệm là 8.000ha để cư dân địa phương phát triển kinh tế.
    Do áp lực về kinh tế, xã hội, việc quản lý Vườn quốc gia này cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, diện tích rừng ngập mặn trong đầm tôm khá lớn với khoảng 230 ha nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây ngập mặn, hơn nữa, sức hấp dẫn hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất lớn khiến cho số lượng người vào khu bảo tồn khai thác thuỷ sản ngày càng tăng. Mỗi ngày, có hàng nghìn người vào Vườn khai thác, lúc cao điểm, số lao động này lên đến hơn 3.000 người. Đặc biệt, gần đây sự xuất hiện dụng cụ khai thác đánh bắt bằng điện từ các te bộ, thuyền chài dọc theo con sông Hồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái cho khu vực. Do vậy, nếu không có kế hoạch và chính sách khai thác hợp lý, chẳng bao lâu nữa nguồn lợi thuỷ sản sẽ suy kiệt nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loài chim nước đang sinh sống. Hiện nay, hiện tượng săn bắn chim cũng diễn ra lén lút, nhằm vào những loài có giá trị kinh tế cao như ngỗng trời, vịt trời, bồ nông? Giá mỗi con ngỗng hay vịt trời bán ở thị trường ?ochợ đen? ít nhất cũng phải từ 900.000 đến 1,2 triệu VND.
    Tiềm năng du lịch ở Giao Thuỷ rất phong phú. Thế nhưng, việc khai thác tiềm năng này vẫn chỉ dừng lại ở mức bột phát theo kiểu đầu tư nhỏ giọt, chưa có sự liên doanh liên kết nên hiệu quả mang lại còn thấp. Nếu được đầu tư, nghiên cứu khai thác hợp lý các điểm du lịch của địa phương, hiệu quả sẽ không dừng lại ở đó. Đặc biệt là việc kết hợp với các tour du lịch từ Hà Nội như Du lịch Sông Hồng hay tour Hà Nội - Đền Trần - Nhà lưu niệm bác Trường Trinh - Giao Thuỷ? Vườn sinh thái sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch về nghỉ ngơi, thăm quan. Như vậy sẽ tạo đà cho hàng loạt các dịch vụ thương mại khác như: nhà hàng, khách sạn? phát triển. Đồng thời, các sản phẩm thuỷ sản trực tiếp tại địa phương cũng được ?oăn theo? với số lượng không nhỏ. Ông Nguyễn Phúc Hội cho biết: Hiện nay, khách du lịch đến đây chưa nhiều, họ chủ yếu là người nước ngoài, một số là các nhà khoa học đến đây với mục đích là nghiên cứu, thời gian cao điểm có đến 200 lượt người, khách trong nước chủ yếu là học sinh, sinh viên.
    Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái biển nhằm tạo môi trường phát triển bền vững trong khu bảo tồn sẽ là mục tiêu chính ở Giao Thủy. Không lâu nữa, khi tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy được ?ođánh thức? vùng quê vốn chỉ biết dựa vào cây lúa này sẽ dần thay da đổi thịt. Giao Thủy sẽ trở thành điểm du lịch đặc trưng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. (VOV)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  2. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Vườn chim lớn nhất ở VN
    Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (cách Nam Ðịnh-60km)-điểm Ramsar duy nhất của VN, có tầm quan trọng quốc tế là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía nam của sông Hồng với tổng diện tích đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài diện tích đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn. Ðây là hệ sinh thài cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái (nơi sinh sống của nhiều loài quan trọng là bãi sinh sản của các loài thủy sinh...) và kinh tế xã hội (chắn bão, chắn sóng, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản biển và ven bờ...). Xuân Thủy được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là "sân ga của các dòng chim di trú quốc tế" với hơn 200 loài, trong đó gần 100 loài chim di cư và hơn 50 loài chim nước. Tại khu vực này, các nhà khoa học đã xác nhận có đến chín loài chim được ghi trong sách đỏ quốc tế gồm: bồ nông (hai loài), cò thìa (hai loài), mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.
    Cuối tháng bảy vừa qua, một nhóm những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên đến tham quan vùng đất lý thú này. Không lâu sau khi đặt chân vào Xuân Thủy, trước mắt chúng tôi là đàn tám con cò lạo Ấn Ðộ màu sắc sặc sỡ đang tìm mồi giữa bãi lầy, trông từ xa như một bức tranh đẹp minh họa trong sách giáo khoa sinh vật. Ði tiếp một quãng dọc theo triền sông dẫn vào vùng lõi của khu bảo tồn, trong tầm mắt chúng tôi là nhiều loài chim khác như chim le hôi, cò lụa, cò lụa lùn, cò bợ, choắt chân hống, choắt nhỏ, bìm bịp lớn, bìm bịp nhỏ, bồng tranh, sả đầu nâu, bách thanh đuôi dài...
    Ông Nguyễn Xuân Cách, giám đốc khu bảo tồn, cho biết cứ vào đầu mùa đông mỗi năm, trên đường di cư từ phương bắc xuống phương nam, nhiều loài chân dừng chân ở đây để tích lũy năng lượng cho hành trình còn lại của mình, một số loài khác chọn nơi đây là điểm lý tưởng để dừng chân trú qua mùa đông. Vào những ngày tháng mười, mười một du khách đến với Xuân Thủy có thể tận mắt chứng kiến từng đàn chim di trú, chim nước có khi đến hơn 40.000 cá thể, bay rợp cả một khoảng trời. Xuân Thủy là một vườn chim tự nhiên, phong phú các loài vì thế hằng năm thu hút 30-40 đoàn nghiên cứu đến từ các nước Canada, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Hàn Quốc... Ông Cách cho biết thêm: hiện nay ban quản lý khu bảo tồn đang cố gắng hoàn thiện các dịch vụ để phục vụ du khách đến tham quan khu bảo tồn như xây dựng các chòi xem phim trang bị các ống nhòm xa, thuyền đưa du khách tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông Hồng... trên cơ sở để người dân địa phương cùng quản lý và thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái.
    Khó khăn lớn nhất để bảo tồn các loài chim nước và chim di cư ở Xuân Thủy là chất thải nông nghiệp, ô nhiễm của các ao hồ nuôi tôm cách đó không xa, và tệ hại hơn van còn những người dân đặt bẫy chim để bán kiếm sống. (TTCN)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  3. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Vườn chim lớn nhất ở VN
    Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (cách Nam Ðịnh-60km)-điểm Ramsar duy nhất của VN, có tầm quan trọng quốc tế là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía nam của sông Hồng với tổng diện tích đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài diện tích đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn. Ðây là hệ sinh thài cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái (nơi sinh sống của nhiều loài quan trọng là bãi sinh sản của các loài thủy sinh...) và kinh tế xã hội (chắn bão, chắn sóng, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản biển và ven bờ...). Xuân Thủy được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là "sân ga của các dòng chim di trú quốc tế" với hơn 200 loài, trong đó gần 100 loài chim di cư và hơn 50 loài chim nước. Tại khu vực này, các nhà khoa học đã xác nhận có đến chín loài chim được ghi trong sách đỏ quốc tế gồm: bồ nông (hai loài), cò thìa (hai loài), mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.
    Cuối tháng bảy vừa qua, một nhóm những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên đến tham quan vùng đất lý thú này. Không lâu sau khi đặt chân vào Xuân Thủy, trước mắt chúng tôi là đàn tám con cò lạo Ấn Ðộ màu sắc sặc sỡ đang tìm mồi giữa bãi lầy, trông từ xa như một bức tranh đẹp minh họa trong sách giáo khoa sinh vật. Ði tiếp một quãng dọc theo triền sông dẫn vào vùng lõi của khu bảo tồn, trong tầm mắt chúng tôi là nhiều loài chim khác như chim le hôi, cò lụa, cò lụa lùn, cò bợ, choắt chân hống, choắt nhỏ, bìm bịp lớn, bìm bịp nhỏ, bồng tranh, sả đầu nâu, bách thanh đuôi dài...
    Ông Nguyễn Xuân Cách, giám đốc khu bảo tồn, cho biết cứ vào đầu mùa đông mỗi năm, trên đường di cư từ phương bắc xuống phương nam, nhiều loài chân dừng chân ở đây để tích lũy năng lượng cho hành trình còn lại của mình, một số loài khác chọn nơi đây là điểm lý tưởng để dừng chân trú qua mùa đông. Vào những ngày tháng mười, mười một du khách đến với Xuân Thủy có thể tận mắt chứng kiến từng đàn chim di trú, chim nước có khi đến hơn 40.000 cá thể, bay rợp cả một khoảng trời. Xuân Thủy là một vườn chim tự nhiên, phong phú các loài vì thế hằng năm thu hút 30-40 đoàn nghiên cứu đến từ các nước Canada, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Hàn Quốc... Ông Cách cho biết thêm: hiện nay ban quản lý khu bảo tồn đang cố gắng hoàn thiện các dịch vụ để phục vụ du khách đến tham quan khu bảo tồn như xây dựng các chòi xem phim trang bị các ống nhòm xa, thuyền đưa du khách tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông Hồng... trên cơ sở để người dân địa phương cùng quản lý và thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái.
    Khó khăn lớn nhất để bảo tồn các loài chim nước và chim di cư ở Xuân Thủy là chất thải nông nghiệp, ô nhiễm của các ao hồ nuôi tôm cách đó không xa, và tệ hại hơn van còn những người dân đặt bẫy chim để bán kiếm sống. (TTCN)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  4. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Rủ nhau đi hội chùa Keo
    Gác chuông chùa Keo
    Dù cho mẹ đánh cha treo,
    Thì em chẳng bỏ hội Keo ngày rằm
    Cô gái chung thủy với văn hóa dân tộc này, khi hát đã phải nói rõ là "hội Keo ngày rằm" bởi vì ở nước ta có tới bốn năm chùa có tên là Keo và cô bé muốn nói tới dịp lễ hội to và đông vui nhất là hội tháng chín âm từ ngày 13 đến hết ngày 15 tại chùa Keo, Thái Bình.
    Trên khúc sông Hồng uốn lượn ôm lấy làng Vũ Nghĩa, kèn trống vang trời, hàng chục chiếc thuyền chải với mấy chục tay chèo đua nhau lướt sóng, hàng nghìn người xem đứng kín hai bên bờ đê. Còn khắp trên những khoảng ruộng mới gặt người ta nô nức với các cuộc tế, rước thuyền, các trò thi bắt ếch, tung lưới, thổi cơm... Gác chuông chùa cao vút nổi bật giữa tám lá cờ đại phần phật bay.
    Tất cả các nghi lễ và trò hội này đều có ý diễn tả lại đời sống chài lưới lúc thiếu thời của Thiền sư Không Lộ. Nhà sư đã cho xây chùa để hoằng hóa Phật pháp, đặt tên là Nghiêm Quang, dân gian gọi nôm na là chùa Keo. Sau này Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tôn ông là sư tổ.
    Lễ hội diễn ra suốt ba ngày đêm nhưng dânlàng ở đây đã chuẩn bị và tiến hành từ một trăm ngày trước với một lòng thành kính và tự giác cao độ. Rất nhiều các nghi thức phức tạp như rửa chùa, tắm và thay áo cho tượng của nhà sư với sự tham gia của hàng trăm người, cho đến các cuộc tế rước suốt cả buổi mà hầu như không thấy ai chỉ huy. Buổi tối, rất nhiều người từ xa đến vào làng ăn cơm và ngủ trong các nhà dân, đầm ấm như thân quen. Ngày hội lại là ngày trăng tròn, thanh niên nam nữ kéo nhau lên đê trò chuyện, bàn tán, chuẩn bị cho ngày hội hôm sau rồi quay ra hát đối thâu đêm.
    Hiếm có lễ hội nào mà tinh thần Phật giáo lại hòa quyện với tập tục dân gian như ở đây. Đặc biệt hơn nữa là tháng chín này là tháng rất đẹp trời nhưng lại là tháng có ít lễ hội nhất trong năm vì thế đây là một dịp tốt chớ nên bỏ qua.
    Các bạn cứ đi đến Nam Định, qua cầu Tân Đệ rồi men theo đê khoảng dăm cây số là đã trông thấy cờ xí rợp trời, khỏi phải hỏi thăm.(LÐ)
    _________
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  5. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Rủ nhau đi hội chùa Keo
    Gác chuông chùa Keo
    Dù cho mẹ đánh cha treo,
    Thì em chẳng bỏ hội Keo ngày rằm
    Cô gái chung thủy với văn hóa dân tộc này, khi hát đã phải nói rõ là "hội Keo ngày rằm" bởi vì ở nước ta có tới bốn năm chùa có tên là Keo và cô bé muốn nói tới dịp lễ hội to và đông vui nhất là hội tháng chín âm từ ngày 13 đến hết ngày 15 tại chùa Keo, Thái Bình.
    Trên khúc sông Hồng uốn lượn ôm lấy làng Vũ Nghĩa, kèn trống vang trời, hàng chục chiếc thuyền chải với mấy chục tay chèo đua nhau lướt sóng, hàng nghìn người xem đứng kín hai bên bờ đê. Còn khắp trên những khoảng ruộng mới gặt người ta nô nức với các cuộc tế, rước thuyền, các trò thi bắt ếch, tung lưới, thổi cơm... Gác chuông chùa cao vút nổi bật giữa tám lá cờ đại phần phật bay.
    Tất cả các nghi lễ và trò hội này đều có ý diễn tả lại đời sống chài lưới lúc thiếu thời của Thiền sư Không Lộ. Nhà sư đã cho xây chùa để hoằng hóa Phật pháp, đặt tên là Nghiêm Quang, dân gian gọi nôm na là chùa Keo. Sau này Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tôn ông là sư tổ.
    Lễ hội diễn ra suốt ba ngày đêm nhưng dânlàng ở đây đã chuẩn bị và tiến hành từ một trăm ngày trước với một lòng thành kính và tự giác cao độ. Rất nhiều các nghi thức phức tạp như rửa chùa, tắm và thay áo cho tượng của nhà sư với sự tham gia của hàng trăm người, cho đến các cuộc tế rước suốt cả buổi mà hầu như không thấy ai chỉ huy. Buổi tối, rất nhiều người từ xa đến vào làng ăn cơm và ngủ trong các nhà dân, đầm ấm như thân quen. Ngày hội lại là ngày trăng tròn, thanh niên nam nữ kéo nhau lên đê trò chuyện, bàn tán, chuẩn bị cho ngày hội hôm sau rồi quay ra hát đối thâu đêm.
    Hiếm có lễ hội nào mà tinh thần Phật giáo lại hòa quyện với tập tục dân gian như ở đây. Đặc biệt hơn nữa là tháng chín này là tháng rất đẹp trời nhưng lại là tháng có ít lễ hội nhất trong năm vì thế đây là một dịp tốt chớ nên bỏ qua.
    Các bạn cứ đi đến Nam Định, qua cầu Tân Đệ rồi men theo đê khoảng dăm cây số là đã trông thấy cờ xí rợp trời, khỏi phải hỏi thăm.(LÐ)
    _________
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  6. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Làng Vị Khê vào tour
    Làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê thuộc xã Ðiền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Ðịnh. Tương truyền vào thế kỷ 3, quan Thái úy Tô Trung Tự về làng dạy dân uốn tỉa cây cảnh, trồng hoa. Cũng từ đó hàng năm vào ngày 3.9 (âm lịch) dân làng lại tổ chức hội làng, tưởng nhớ người đã có công khai lập nghề.
    Năm tháng qua đi, làng nghề trồng cây cảnh Vị Khê càng phát đạt. Từ chỗ chỉ là trồng uốn tỉa cây thưởng thức nghệ thuật, giờ đây cây bon sai, cây cảnh của làng đã có mặt khắp đất nước với nhiều mục đích ý nghĩa khác nhau. Cây thế phục vụ người có thú chơi tao nhã cây xanh trang trí nội thất, ngoại thất ở các công trình xây dựng... Nhưng cây của làng Vị Khê dù sử dụng vào mục đích nào cũng mang một giá trị nghệ thuật đích thực. Ðể có được những "tác phẩm" đó ngoài chiều dài thời gian còn phải kể đến bàn tay khéo léo tài tình của người dân làng Vị Khê. Giờ đây về Vị Khê đi trên con đường rải nhựa dọc xã lên tới bờ đê sông Hồng, màu xanh của cây hòa cùng sắc màu của những luống hoa khiến chúng ta rất thích thú trước một không gian thoáng đãng, rực rỡ sắc màu. Chủ tịch xã Ðiền Xá Vũ Minh Châu cho biết: "Nhằm phát huy ngành nghề: truyền thống, xã đã mạnh dạn chuyển dịch một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn. Đến năm 2005, xã Ðiền Xá phấn đấu hoàn thành các khu sản xuất tập trung các loại cây các loại hoa, nâng cao giá trị sử dụng đất đai".
    Trong xã hiện có khoảng 50 hộ có vườn rộng làm nhiều cây thế, 100% hộ dân tham gia trồng hoa, cây cảnh. Màu xanh mượt mà đã tạo cho Ðiền Xá một tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Ðến thăm gia đình anh Vũ Viết Hoa người vừa được Hội sinh vật cảnh tỉnh Nam Ðịnh phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân tài năng", chúng tôi được anh giới thiệu về khu vườn rộng 1ha với nhiều loại cây thế. Ngoài hàng cau vua có các giống nhập từ Pháp, Thái Lan, trong vườn còn có khoảng 500 cây bon sai uốn tỉa theo nhiều thế và 200 gốc vạn tuệ"...Nhìn những vườn cây cảnh của các gia đình ở làng Vị Khê, đã có người nghĩ nay mai đây sẽ là một "khu phố vườn".
    Ðược biết, tháng 9.2001, Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Nam Ðịnh đã tiến hành khảo sát để lập làng du lịch sinh thái Vị Khê. Các công ty du lịch ở Hà Nội trong chuyến khảo sát tuần du lịch sông Hồng cũng đã xem Vị Khê là điểm dừng lý tưởng. Hàng ngày, ngoài những người chơi hoa, cây cảnh và các đoàn về Vị Khê, Ðiền Xá để tham quan học tập mô hình sản xuất, còn có du khách tìm đến đây như đến với một điểm du lịch sinh thái. (TBDL)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  7. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Làng Vị Khê vào tour
    Làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê thuộc xã Ðiền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Ðịnh. Tương truyền vào thế kỷ 3, quan Thái úy Tô Trung Tự về làng dạy dân uốn tỉa cây cảnh, trồng hoa. Cũng từ đó hàng năm vào ngày 3.9 (âm lịch) dân làng lại tổ chức hội làng, tưởng nhớ người đã có công khai lập nghề.
    Năm tháng qua đi, làng nghề trồng cây cảnh Vị Khê càng phát đạt. Từ chỗ chỉ là trồng uốn tỉa cây thưởng thức nghệ thuật, giờ đây cây bon sai, cây cảnh của làng đã có mặt khắp đất nước với nhiều mục đích ý nghĩa khác nhau. Cây thế phục vụ người có thú chơi tao nhã cây xanh trang trí nội thất, ngoại thất ở các công trình xây dựng... Nhưng cây của làng Vị Khê dù sử dụng vào mục đích nào cũng mang một giá trị nghệ thuật đích thực. Ðể có được những "tác phẩm" đó ngoài chiều dài thời gian còn phải kể đến bàn tay khéo léo tài tình của người dân làng Vị Khê. Giờ đây về Vị Khê đi trên con đường rải nhựa dọc xã lên tới bờ đê sông Hồng, màu xanh của cây hòa cùng sắc màu của những luống hoa khiến chúng ta rất thích thú trước một không gian thoáng đãng, rực rỡ sắc màu. Chủ tịch xã Ðiền Xá Vũ Minh Châu cho biết: "Nhằm phát huy ngành nghề: truyền thống, xã đã mạnh dạn chuyển dịch một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn. Đến năm 2005, xã Ðiền Xá phấn đấu hoàn thành các khu sản xuất tập trung các loại cây các loại hoa, nâng cao giá trị sử dụng đất đai".
    Trong xã hiện có khoảng 50 hộ có vườn rộng làm nhiều cây thế, 100% hộ dân tham gia trồng hoa, cây cảnh. Màu xanh mượt mà đã tạo cho Ðiền Xá một tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Ðến thăm gia đình anh Vũ Viết Hoa người vừa được Hội sinh vật cảnh tỉnh Nam Ðịnh phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân tài năng", chúng tôi được anh giới thiệu về khu vườn rộng 1ha với nhiều loại cây thế. Ngoài hàng cau vua có các giống nhập từ Pháp, Thái Lan, trong vườn còn có khoảng 500 cây bon sai uốn tỉa theo nhiều thế và 200 gốc vạn tuệ"...Nhìn những vườn cây cảnh của các gia đình ở làng Vị Khê, đã có người nghĩ nay mai đây sẽ là một "khu phố vườn".
    Ðược biết, tháng 9.2001, Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Nam Ðịnh đã tiến hành khảo sát để lập làng du lịch sinh thái Vị Khê. Các công ty du lịch ở Hà Nội trong chuyến khảo sát tuần du lịch sông Hồng cũng đã xem Vị Khê là điểm dừng lý tưởng. Hàng ngày, ngoài những người chơi hoa, cây cảnh và các đoàn về Vị Khê, Ðiền Xá để tham quan học tập mô hình sản xuất, còn có du khách tìm đến đây như đến với một điểm du lịch sinh thái. (TBDL)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  8. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Làng sơn mài Cát Đằng
    Nói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời. Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội? chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra
    Cát Đằng nằm trên vùng đất kẹp giữa hai trục đường bộ và đường sắt xuyên Việt. Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài làng Cát Đằng có từ khoảng thể kỷ 11, do hai ông tên là Ngô Dũng và Đinh Ba (từng làm quan trong triều thời vua Đinh) đến làng ở và truyền dạy nghề cho trai tráng trong làng. Ngày giỗ ông Tổ nghề được tổ chức linh đình vào rằm tháng giêng hàng năm.
    Cũng như các làng quê Việt Nam khác, Cát Đằng cũng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề sơn mài ở đây vẫn được gìn giữ và ngày một phát triển. Trước đây, người ta vẫn thấy hàng sơn mài chỉ được làm trên những tấm gỗ đã được chọn lựa rất kỹ, thì nay, người Cát Đằng đã sáng tạo thêm những sản phẩm từ việc chắp nứa rồi đem sơn mài. So với gỗ, loại mặt hàng này vừa nhẹ, giá rẻ hơn, chất lượng đảm bảo, thu hút được nhiều khách hàng và chủ yếu để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
    Tất nhiên, để có được sản phẩm chắp nứa sơn mài sớm "nổi danh" như thế cũng không phải đơn giản. Ngay từ việc chọn mua nứa, người thợ cũng phải chọn những cây nứa bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Khi đem về phải mang ngâm dưới nước ít nhất là 6 tháng để sản phẩm sau này không bị mối mọt, có độ bền lâu. Sau đó, đến khâu pha nứa, pha nan, vót và đánh bóng nan rồi người ta để nghiêng nan cẩn thận uốn chặt theo hình khuôn, rồi quết một lớp keo được pha chế bằng tạp chất sao cho không còn kẽ hở giữa các vòng nứa rồi mới đem mài miết đến khi sản phẩm nhẵn bóng và đạt được độ mỏng cần thiết mới thôi. Trước đây, riêng khâu mài phải làm bằng thủ công, thường mất ít nhất 3 tháng mới xong một sản phẩm như bình hoa, chậu cảnh, còn bây giờ đã có máy móc hiện đại, nên chi mất vài ba ngày hoặc một tuần là xong. Đặc biệt không được dùng nan cật, vì sản phẩm sẽ không đảm bảo độ bền, dẻo vốn có. Đến đây coi như khâu sơ chế thô đã hoàn thành. Những sản phẩm ấy tiếp tục được chuyển đến tay các nghệ nhân trang trí thêm đủ kiểu hoa văn cách điệu, pha màu rồi phun sơn thật đều lên sản phẩm. Theo như nhiều nghệ nhân trong làng, thì khâu pha chế và phun sơn là khó nhất. Bí quyết của làng nghề cũng được giữ kín ở đây, nếu không phải là trai làng thì không được truyền dạy. Đã có nhiều người ở nơi khác đến Cát Đằng học nghề nhưng họ vẫn không thể biết bí quyết pha trộn sơn, hay sản phẩm vừa được phun sơn bỗng gặp trời mưa thì phải xử lý thế nào để sơn không bị bay mất màu, đành phải chờ nắng rồi đem sơn lại, còn người Cát Đằng lại có thể giữ nguyên màu sơn ở bất cứ thời điểm hay hoàn cảnh nào. Nhiều nghệ nhân của làng đã ra các tỉnh ngoài để làm và mở các lớp dạy nghề sơn mài ở khắp nơi. Dù đi đâu, họ cũng sớm khẳng định sự tài hoa, khéo léo của nghệ nhân Cát Đằng. (Theo TCDL)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  9. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Làng sơn mài Cát Đằng
    Nói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời. Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội? chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra
    Cát Đằng nằm trên vùng đất kẹp giữa hai trục đường bộ và đường sắt xuyên Việt. Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài làng Cát Đằng có từ khoảng thể kỷ 11, do hai ông tên là Ngô Dũng và Đinh Ba (từng làm quan trong triều thời vua Đinh) đến làng ở và truyền dạy nghề cho trai tráng trong làng. Ngày giỗ ông Tổ nghề được tổ chức linh đình vào rằm tháng giêng hàng năm.
    Cũng như các làng quê Việt Nam khác, Cát Đằng cũng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề sơn mài ở đây vẫn được gìn giữ và ngày một phát triển. Trước đây, người ta vẫn thấy hàng sơn mài chỉ được làm trên những tấm gỗ đã được chọn lựa rất kỹ, thì nay, người Cát Đằng đã sáng tạo thêm những sản phẩm từ việc chắp nứa rồi đem sơn mài. So với gỗ, loại mặt hàng này vừa nhẹ, giá rẻ hơn, chất lượng đảm bảo, thu hút được nhiều khách hàng và chủ yếu để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
    Tất nhiên, để có được sản phẩm chắp nứa sơn mài sớm "nổi danh" như thế cũng không phải đơn giản. Ngay từ việc chọn mua nứa, người thợ cũng phải chọn những cây nứa bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Khi đem về phải mang ngâm dưới nước ít nhất là 6 tháng để sản phẩm sau này không bị mối mọt, có độ bền lâu. Sau đó, đến khâu pha nứa, pha nan, vót và đánh bóng nan rồi người ta để nghiêng nan cẩn thận uốn chặt theo hình khuôn, rồi quết một lớp keo được pha chế bằng tạp chất sao cho không còn kẽ hở giữa các vòng nứa rồi mới đem mài miết đến khi sản phẩm nhẵn bóng và đạt được độ mỏng cần thiết mới thôi. Trước đây, riêng khâu mài phải làm bằng thủ công, thường mất ít nhất 3 tháng mới xong một sản phẩm như bình hoa, chậu cảnh, còn bây giờ đã có máy móc hiện đại, nên chi mất vài ba ngày hoặc một tuần là xong. Đặc biệt không được dùng nan cật, vì sản phẩm sẽ không đảm bảo độ bền, dẻo vốn có. Đến đây coi như khâu sơ chế thô đã hoàn thành. Những sản phẩm ấy tiếp tục được chuyển đến tay các nghệ nhân trang trí thêm đủ kiểu hoa văn cách điệu, pha màu rồi phun sơn thật đều lên sản phẩm. Theo như nhiều nghệ nhân trong làng, thì khâu pha chế và phun sơn là khó nhất. Bí quyết của làng nghề cũng được giữ kín ở đây, nếu không phải là trai làng thì không được truyền dạy. Đã có nhiều người ở nơi khác đến Cát Đằng học nghề nhưng họ vẫn không thể biết bí quyết pha trộn sơn, hay sản phẩm vừa được phun sơn bỗng gặp trời mưa thì phải xử lý thế nào để sơn không bị bay mất màu, đành phải chờ nắng rồi đem sơn lại, còn người Cát Đằng lại có thể giữ nguyên màu sơn ở bất cứ thời điểm hay hoàn cảnh nào. Nhiều nghệ nhân của làng đã ra các tỉnh ngoài để làm và mở các lớp dạy nghề sơn mài ở khắp nơi. Dù đi đâu, họ cũng sớm khẳng định sự tài hoa, khéo léo của nghệ nhân Cát Đằng. (Theo TCDL)
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  10. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Tìm về gánh phở Vân Cù
    Làng Vân Cù (xã Đông Xuân, Nam Trực, Nam Định) có thể được coi là làng chuyên nghề phở duy nhất ở Việt Nam. Tối 3-4, cuộc họp mặt giữa những người làm phở Vân Cù đã được tổ chức tại phố Cát Linh (Hà Nội) nói rõ thêm về làng phở này.
    "Ai bảo phở của Tây, của Tàu, của người Hà Nội, riêng tôi bảo phở của Nam Định, gần đây tôi phát hiện ra phở là của làng Vân Cù, cuộc gặp mặt hôm nay là bằng chứng sống..." ông Nguyễn Đình Rao - Chủ tịch CLB ẩm thực Unesco mở đầu cuộc "hội thảo", tại một hội trường nhỏ ở 33C Cát Linh tối 3-4, về gốc tích của phở như thế. "Không nói 100% các hàng phở trên cả nước là của dân Vân Cù thì cũng phải đến 70-80%!".
    Vân Cù là một làng đất chật người đông ở xã Đông Xuân, Nam Trực, Nam Định. Nhà thì làm bánh, nhà thì mổ bò, nhưng nhà nào cũng biết làm phở sao cho ngon. Để làm bánh phải chọn gạo tốt, "ngâm ra nước đục là vứt", ông Cồ Huy Hạm- 75 tuổi nói về cách thức chế biến phở. "Thí dụ định nấu 3 cân thịt thì lấy 6 cân xương- chặt ra, bổ đầu gối để váng nổi lên trên, hớt đi mới được nước trong. Thịt để nguyên miếng ngâm bóp với tí muối cho hết nước đỏ, lúc luộc xong mới trắng. Ngâm từ chập tối đến 2-3 giờ đêm đun cả xương cả thịt. Khi nào lấy đũa xiên qua thịt được thì vớt ra. Lúc đấy mới cho hành nướng, gừng nướng và mắm muối vào xương hầm. Muốn cho cánh hồi, quế chi nướng vào thì tùy nhưng đừng cho nhiều thành nồng". Ông cho biết, "ngày xưa người ta không mấy ai ăn tái" và "phở trâu phở bò đều ngon cả". Ông Hạm và những nghệ nhân phở Vân Cù đều công nhận làng phở có từ xa xưa nhưng "nổi lên" từ thời Pháp thuộc.
    "... Thời ấy trẻ con trong làng cứ tuổi lên 10 là được học nấu phở. Học đến trung học, như tôi biết đều phải bỏ nhà theo người làng ra thành phố làm bánh phở và nấu phở. Hầu hết đều nghèo, không có vốn. Được những người đi trước giúp đỡ, ra Hàng Quạt, đóng gánh phở, tìm các đầu phố chiếm lấy một chỗ...". Đấy cũng là câu trả lời cho câu hỏi "vì sao các vị lại nghĩ ra món phở", của vị khách mời nước ngoài duy nhất- ông Didier Corlou, bếp trưởng của khách sạn Sofitel-metropole. Ông nói mình ở lại Việt Nam 10 năm nay là vì món phở; ông Rao nói thêm, vì cả cô vợ người Việt xinh đẹp ngồi cạnh nữa. Một lần nữa ông Didier lại dẫn ra sự tương đồng về khẩu vị giữa hai dân tộc qua món phở và món canh nóng pot au feu của người Pháp- cũng cho hành nướng vào. Lúc ra về, qua cô vợ ông tỏ ra chưa thỏa mãn với câu trả lời vì ông vẫn chưa được biết nguồn gốc của phở, ai sáng tác ra và có một công thức chung nào không... Cũng trong cuộc gặp mặt chớp nhoáng này, ông Didier thông báo ý định làm một cuốn sách hướng dẫn du lịch trong đó có bản đồ phở Hà Nội và kêu gọi dân làng Vân Cù đưa địa chỉ.
    Lại nói đến những gánh phở đã đi vào ký ức dân thành thị. Cánh nhà báo thắc mắc, sao không lấy tên riêng làm bảng hiệu như ông Cồ Cử chẳng hạn, mà cứ trương biển phở gia truyền Nam Định. Liên hệ của ông Cồ Cử (cửa hàng nay ở Thụy Khê): "Như NSND Quách Thị Hồ ngày xưa hát trống quân ở hồ Hoàn Kiếm có ai biết tên tuổi là gì đâu. Thì cái nghề phở gánh ngày xưa không có giá trị gì cả, nghiệt lắm, người ta khinh, nhưng vẫn phải ăn (!) vì nó tiện." Bán phở rong xưa cũng hay bị phạt, có ông còn giữ tới mấy trăm cái giấy phạt, mỗi giấy vài hào, được cái "nộp thì nộp không nộp thì thôi người ta cũng mặc". Thì đội xếp mà chả phải ăn phở! Nhưng chắc cũng không phải vì các mặc cảm "lưu cữu" ấy mà không đưa tên tuổi mình ra, mà có thể vì chưa đủ tự tin. Vậy từ nay thấy một hàng phở Cồ... nào, bạn đừng vội cho là nhái vì họ Cồ của làng Vân Cù có tới 7 chi lận: Huy, Khắc, Bá, Văn, Như, Năng, Hữu. Theo các cụ thì Cồ chính phiên từ Cù mà ra.
    Lại tiếp chuyện bán phở của ông Hạm: "Đã giàu thì giàu cực như Xã Quảng, Xã Viết lấy hết cả một dãy phố ở Hải Dương. Giàu vì các ông này có cửa hàng, các chức sắc địa phương muốn lên huyện phải vào đấy ngủ-ăn-uống chịu, ghi sổ, đến mùa trả bằng thóc... Đến kháng chiến thì thôi, sạt nghiệp chả còn gì...". Bán phở gánh mua được chức phó lý, chánh tổng-ông Hạm khẳng định. "Thức đêm thức hôm ngủ đường ngủ chợ, ăn cơm nắm... nhưng lên đến tàu hỏa về quê thì ăn mặc sang trọng rõ là ông nọ ông kia." Ông Cồ tên Hùng phát biểu: "Tôi biết đời lý trưởng-ông Lý 1 có ông anh bán phở ở đường Bonnan (Hải Phòng), ông Lý 2 có anh bán phở ở cột đồng hồ đầu cầu Long Biên, em bán phở ở phố Hàng Mã...". Sau đợt cải cách thương nghiệp giữa những năm 60, nhiều người nấu phở họ Cồ về làm cho các cửa hàng ăn uống quốc doanh.
    Chính từ cuộc Hội thảo về Phở đầu năm 2003 tại khách sạn Metropole, mà ông Rao cho rằng làng Vân Cù là quê quán của phở. Cái hội thảo ngắn ngủi lần này chỉ để công bố phát kiến ấy. Vậy là Việt Nam có hẳn một làng nghề chuyên về phở-món ăn được người Mỹ xếp vào loại top ten thế giới. Nhưng gốc tích của phở xem ra vẫn còn chưa ngã ngũ. Theo phát biểu hành lang của ông Rao thì tiền bối của phở chính là món canh bánh đa. "Thời xưa, bò để cầy cấy, vua cấm thịt, lấy đâu ra phở. Từ khi người Pháp vào Việt Nam, mới có thịt bò." Nhà thơ Vũ Quần Phương cũng từng có phát kiến của riêng mình. Ông lý luận, nếu phở có từ trước nữa ở thành Nam sao mà Tú Xương không thấy đả động tới (mà phở đã ăn rồi, mấy ai không cảm khái?!). Nhưng trong thơ Tú Mỡ lại có câu Sáng sáng đi làm chén phở rong... Tú Mỡ sinh năm 1900. Vậy phở ra đời đâu đó sau Tú Xương, trước Tú Mỡ - "bằng tuổi với Liên hiệp Dệt Nam Định," ông Rao nói với theo.
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"

Chia sẻ trang này