1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh đẹp Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi LamCauMoi, 10/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Tìm về gánh phở Vân Cù
    Làng Vân Cù (xã Đông Xuân, Nam Trực, Nam Định) có thể được coi là làng chuyên nghề phở duy nhất ở Việt Nam. Tối 3-4, cuộc họp mặt giữa những người làm phở Vân Cù đã được tổ chức tại phố Cát Linh (Hà Nội) nói rõ thêm về làng phở này.
    "Ai bảo phở của Tây, của Tàu, của người Hà Nội, riêng tôi bảo phở của Nam Định, gần đây tôi phát hiện ra phở là của làng Vân Cù, cuộc gặp mặt hôm nay là bằng chứng sống..." ông Nguyễn Đình Rao - Chủ tịch CLB ẩm thực Unesco mở đầu cuộc "hội thảo", tại một hội trường nhỏ ở 33C Cát Linh tối 3-4, về gốc tích của phở như thế. "Không nói 100% các hàng phở trên cả nước là của dân Vân Cù thì cũng phải đến 70-80%!".
    Vân Cù là một làng đất chật người đông ở xã Đông Xuân, Nam Trực, Nam Định. Nhà thì làm bánh, nhà thì mổ bò, nhưng nhà nào cũng biết làm phở sao cho ngon. Để làm bánh phải chọn gạo tốt, "ngâm ra nước đục là vứt", ông Cồ Huy Hạm- 75 tuổi nói về cách thức chế biến phở. "Thí dụ định nấu 3 cân thịt thì lấy 6 cân xương- chặt ra, bổ đầu gối để váng nổi lên trên, hớt đi mới được nước trong. Thịt để nguyên miếng ngâm bóp với tí muối cho hết nước đỏ, lúc luộc xong mới trắng. Ngâm từ chập tối đến 2-3 giờ đêm đun cả xương cả thịt. Khi nào lấy đũa xiên qua thịt được thì vớt ra. Lúc đấy mới cho hành nướng, gừng nướng và mắm muối vào xương hầm. Muốn cho cánh hồi, quế chi nướng vào thì tùy nhưng đừng cho nhiều thành nồng". Ông cho biết, "ngày xưa người ta không mấy ai ăn tái" và "phở trâu phở bò đều ngon cả". Ông Hạm và những nghệ nhân phở Vân Cù đều công nhận làng phở có từ xa xưa nhưng "nổi lên" từ thời Pháp thuộc.
    "... Thời ấy trẻ con trong làng cứ tuổi lên 10 là được học nấu phở. Học đến trung học, như tôi biết đều phải bỏ nhà theo người làng ra thành phố làm bánh phở và nấu phở. Hầu hết đều nghèo, không có vốn. Được những người đi trước giúp đỡ, ra Hàng Quạt, đóng gánh phở, tìm các đầu phố chiếm lấy một chỗ...". Đấy cũng là câu trả lời cho câu hỏi "vì sao các vị lại nghĩ ra món phở", của vị khách mời nước ngoài duy nhất- ông Didier Corlou, bếp trưởng của khách sạn Sofitel-metropole. Ông nói mình ở lại Việt Nam 10 năm nay là vì món phở; ông Rao nói thêm, vì cả cô vợ người Việt xinh đẹp ngồi cạnh nữa. Một lần nữa ông Didier lại dẫn ra sự tương đồng về khẩu vị giữa hai dân tộc qua món phở và món canh nóng pot au feu của người Pháp- cũng cho hành nướng vào. Lúc ra về, qua cô vợ ông tỏ ra chưa thỏa mãn với câu trả lời vì ông vẫn chưa được biết nguồn gốc của phở, ai sáng tác ra và có một công thức chung nào không... Cũng trong cuộc gặp mặt chớp nhoáng này, ông Didier thông báo ý định làm một cuốn sách hướng dẫn du lịch trong đó có bản đồ phở Hà Nội và kêu gọi dân làng Vân Cù đưa địa chỉ.
    Lại nói đến những gánh phở đã đi vào ký ức dân thành thị. Cánh nhà báo thắc mắc, sao không lấy tên riêng làm bảng hiệu như ông Cồ Cử chẳng hạn, mà cứ trương biển phở gia truyền Nam Định. Liên hệ của ông Cồ Cử (cửa hàng nay ở Thụy Khê): "Như NSND Quách Thị Hồ ngày xưa hát trống quân ở hồ Hoàn Kiếm có ai biết tên tuổi là gì đâu. Thì cái nghề phở gánh ngày xưa không có giá trị gì cả, nghiệt lắm, người ta khinh, nhưng vẫn phải ăn (!) vì nó tiện." Bán phở rong xưa cũng hay bị phạt, có ông còn giữ tới mấy trăm cái giấy phạt, mỗi giấy vài hào, được cái "nộp thì nộp không nộp thì thôi người ta cũng mặc". Thì đội xếp mà chả phải ăn phở! Nhưng chắc cũng không phải vì các mặc cảm "lưu cữu" ấy mà không đưa tên tuổi mình ra, mà có thể vì chưa đủ tự tin. Vậy từ nay thấy một hàng phở Cồ... nào, bạn đừng vội cho là nhái vì họ Cồ của làng Vân Cù có tới 7 chi lận: Huy, Khắc, Bá, Văn, Như, Năng, Hữu. Theo các cụ thì Cồ chính phiên từ Cù mà ra.
    Lại tiếp chuyện bán phở của ông Hạm: "Đã giàu thì giàu cực như Xã Quảng, Xã Viết lấy hết cả một dãy phố ở Hải Dương. Giàu vì các ông này có cửa hàng, các chức sắc địa phương muốn lên huyện phải vào đấy ngủ-ăn-uống chịu, ghi sổ, đến mùa trả bằng thóc... Đến kháng chiến thì thôi, sạt nghiệp chả còn gì...". Bán phở gánh mua được chức phó lý, chánh tổng-ông Hạm khẳng định. "Thức đêm thức hôm ngủ đường ngủ chợ, ăn cơm nắm... nhưng lên đến tàu hỏa về quê thì ăn mặc sang trọng rõ là ông nọ ông kia." Ông Cồ tên Hùng phát biểu: "Tôi biết đời lý trưởng-ông Lý 1 có ông anh bán phở ở đường Bonnan (Hải Phòng), ông Lý 2 có anh bán phở ở cột đồng hồ đầu cầu Long Biên, em bán phở ở phố Hàng Mã...". Sau đợt cải cách thương nghiệp giữa những năm 60, nhiều người nấu phở họ Cồ về làm cho các cửa hàng ăn uống quốc doanh.
    Chính từ cuộc Hội thảo về Phở đầu năm 2003 tại khách sạn Metropole, mà ông Rao cho rằng làng Vân Cù là quê quán của phở. Cái hội thảo ngắn ngủi lần này chỉ để công bố phát kiến ấy. Vậy là Việt Nam có hẳn một làng nghề chuyên về phở-món ăn được người Mỹ xếp vào loại top ten thế giới. Nhưng gốc tích của phở xem ra vẫn còn chưa ngã ngũ. Theo phát biểu hành lang của ông Rao thì tiền bối của phở chính là món canh bánh đa. "Thời xưa, bò để cầy cấy, vua cấm thịt, lấy đâu ra phở. Từ khi người Pháp vào Việt Nam, mới có thịt bò." Nhà thơ Vũ Quần Phương cũng từng có phát kiến của riêng mình. Ông lý luận, nếu phở có từ trước nữa ở thành Nam sao mà Tú Xương không thấy đả động tới (mà phở đã ăn rồi, mấy ai không cảm khái?!). Nhưng trong thơ Tú Mỡ lại có câu Sáng sáng đi làm chén phở rong... Tú Mỡ sinh năm 1900. Vậy phở ra đời đâu đó sau Tú Xương, trước Tú Mỡ - "bằng tuổi với Liên hiệp Dệt Nam Định," ông Rao nói với theo.
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  2. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Tôi rời xa Nam Định từ năm 12 tuổi , cũng chẳng biết nhiều về các danh lam của Nam Định , cái tôi biết rõ nhất là chùa Cổ Lễ ( không xa nhà bà tôi lắm , nơi ông tôi được thờ ) , nhưng chùa ngày nay không còn như xưa nữa , chùa sửa lại , kiến trúc không còn hoàn toàn như xưa nữa , chuông đồng đã rời lên tháp chuông , đẹp thì có đẹp nhưng nếu cứ để như xưa có lẽ tốt hơn . Mộ Sư Long cũng thế tất cả đều thay đổi . những con kênh cạn nước , ngay cả chỗ hòn nam bộ cũng vậy tất cả đều có vẻ tàn tạ hơn , đầy gạch và ngói . Những chiếc thuềyn cũng chẳng còn được chăm sóc như trước nữa . Thay đổi , tất cả đều thay đổi . Chùa cũng tấp nập hơn chẳng còn tĩnh lặng , thiêng liêng như trong những ngày thơ ấu của tôi , cứ hè đến lại trèo đi nhặt trộm hoa gạo , và coi đấy là 1 chuyện nghiêm trọng lắm .
    Tôi luôn tự hỏi tại sao người ta lại cứ muốn to son chát phấn cho những bức tượng , cho quá khứ .
    Xin đừng sửa lại những gì thuộc về quá khứ , hãy bảo vệ nó , hãy để cho quá khứ ngủ yên , đừng để quá khứ chết ở hiện tại
    " Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ "
  3. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Tôi rời xa Nam Định từ năm 12 tuổi , cũng chẳng biết nhiều về các danh lam của Nam Định , cái tôi biết rõ nhất là chùa Cổ Lễ ( không xa nhà bà tôi lắm , nơi ông tôi được thờ ) , nhưng chùa ngày nay không còn như xưa nữa , chùa sửa lại , kiến trúc không còn hoàn toàn như xưa nữa , chuông đồng đã rời lên tháp chuông , đẹp thì có đẹp nhưng nếu cứ để như xưa có lẽ tốt hơn . Mộ Sư Long cũng thế tất cả đều thay đổi . những con kênh cạn nước , ngay cả chỗ hòn nam bộ cũng vậy tất cả đều có vẻ tàn tạ hơn , đầy gạch và ngói . Những chiếc thuềyn cũng chẳng còn được chăm sóc như trước nữa . Thay đổi , tất cả đều thay đổi . Chùa cũng tấp nập hơn chẳng còn tĩnh lặng , thiêng liêng như trong những ngày thơ ấu của tôi , cứ hè đến lại trèo đi nhặt trộm hoa gạo , và coi đấy là 1 chuyện nghiêm trọng lắm .
    Tôi luôn tự hỏi tại sao người ta lại cứ muốn to son chát phấn cho những bức tượng , cho quá khứ .
    Xin đừng sửa lại những gì thuộc về quá khứ , hãy bảo vệ nó , hãy để cho quá khứ ngủ yên , đừng để quá khứ chết ở hiện tại
    " Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ "
  4. foolduck

    foolduck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chưa có ai nói về Đền Trần, Đền cây Khế, nhà hát lớn, tượng Trần Hưng Đạo... nhiều lắm chứ! Bác nào biên ra đi nào!
    FOOLDUCK
  5. foolduck

    foolduck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chưa có ai nói về Đền Trần, Đền cây Khế, nhà hát lớn, tượng Trần Hưng Đạo... nhiều lắm chứ! Bác nào biên ra đi nào!
    FOOLDUCK
  6. bom_nguyen_tu

    bom_nguyen_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    oá oà....không ngờ là NĐ quê mình lại có nhiều thắng cảnh như vậy nhỉ, thía mà mình không hay. nhưng ở hơi xa xa một tẹo. có ai biết ở gần TP có chỗ nào mới mới hay hay không? đi đền Trần hoài chán chết.
    trời đất ơi, có thể cho chữ kí dài hơn một chút không. mới gõ có 348 kí tự cũng không được.
  7. bom_nguyen_tu

    bom_nguyen_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    oá oà....không ngờ là NĐ quê mình lại có nhiều thắng cảnh như vậy nhỉ, thía mà mình không hay. nhưng ở hơi xa xa một tẹo. có ai biết ở gần TP có chỗ nào mới mới hay hay không? đi đền Trần hoài chán chết.
    trời đất ơi, có thể cho chữ kí dài hơn một chút không. mới gõ có 348 kí tự cũng không được.
  8. phuongtim999999999

    phuongtim999999999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    EEEEEEEEEEEE,này nói rõ cho bà con nghe với ,hồ TRuyền Thống là hồ gì thế ? đẹp cỡ nào mà tui ko nghe đến vậy hả? Hãy thử tả vẻ đẹp mê hồn của nó coi nào !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! để cho mọi người cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành Nam chử nhẩy?
  9. phuongtim999999999

    phuongtim999999999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    EEEEEEEEEEEE,này nói rõ cho bà con nghe với ,hồ TRuyền Thống là hồ gì thế ? đẹp cỡ nào mà tui ko nghe đến vậy hả? Hãy thử tả vẻ đẹp mê hồn của nó coi nào !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! để cho mọi người cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành Nam chử nhẩy?
  10. minhnhat2

    minhnhat2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu cầu của phuongtim9999999999 gì gì ấy về vẻ đẹp của hồ Truyền Thống ( em chỉ kể theo cảm nhận cá nhân thôi nhá ).
    Đây có thể coi là hồ lớn nhất ở Nam Định , với diện tích sơ sơ ra cũng phải đến xem nào , em ko rõ nhưng cỡ xấp xỉ hồ Tây HN ) . Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố , gần khu vực Lộc Vượng , Lộc Hạ và khu Công Nghiệp mới của tỉnh nhà ).
    Hồ có rất nhiều lối vào , trong đó con đường từ phố chính Trần Hưng Đạo là rộng và to nhất ( theo hướng dốc Lò Trâu - ở đây có lò mổ Trâu thuộc hàng nhất nhì Đông Dương ) . Trước kia hố Truyền Thống chưa được các ban ngành quan tâm nên xung quanh hồ chỉ là ruộng đồng , cây cối . Đặc biệt có 1 bãi tắm nổi tiếng ( hầu như những đứa trẻ sinh ra ở Nam Định thì ít nhất 1 lần tắm ở đây ) , có thể nói tuổi thơ của em gắn liền với bãi tắm này ( mấy lần bị mất quần áo vì để trên bờ phải đeo lá chuối về ). Ngoài ra hồ còn có 1 hệ thống các vệ tinh là các quán xá nhà hàng phục vụ nhu cầu nhậu nhẹt , thư giãn ...v.v. Tuy nhiên hiện nay , được sự quan tâm đầu tư của Tỉnh Uỷ , thì đang có 1 dự án lớn nhằm biến Hồ Truyền Thống thành khu vui chơi to đẹp ( kiểu như CV Nước Hồ Tây - có khi còn quy mô hơn ).
    Bên ngoài là vậy , bên trong khuôn viên là quần thể các đảo được nối với nhau bởi các cây cầu ( cầu khỉ , cầu treo , cầu gì nữa ấy ). Thêm vào đó là hệ thống núi đá ( chẳng hiểu ở vùng ĐB như Nam Định mà lại có núi đá => kì lạ thật ). Không những thế trong khuôn viên của nó còn có nhà bảo tàng ghi dấu những chiến tích của quân và dân Nam Định thời chống Mỹ . Rất nhiều hiện vật bao gồm tài liệu , vũ khí . Đặc biệt phải kể đến con máy bay của mấy thằng giặc lái ( chúng em ngày xưa vào chơi là chuyên đè đầu cưỡi cổ con la già này suốt ). Có cả xe tăng , pháo , và hệ thống rada cực ngon , quay như chong chóng cho dù đã trải qua thời gian rất lâu .
    Em xin hết ở đây ạ . Hi vọng hồ Truyền Thống sẽ sớm được cải tạo và nâng cấp . Sớm trở thành tụ điểm vui chơi giải trí cho bà con xa gần . Ngoài hồ Truyền Thống ra Nam Định giờ còn phải kể đến khu tượng đài Trần Hưng Đạo , Nhà thờ lớn , SVD Thiên Trường ....
    Kính mong các bác góp thêm chút hiểu biết về quê hương cho mọi người chiêm ngưỡng . Xin cảm ơn !

Chia sẻ trang này