1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh sát biển Việt Nam hiện tại và tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 10/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Tớ chỉ mong giải quyết cái vốn cho mê trô suối tiên cho xong cái đại công trường ấy là tớ mừng roài. Giờ ta có làm gì đâu mà sắm cho lắm tàu vào. Xăng dầu đang lên giá. Dẹp cho xong cái việc bán ngư trường với đóng tàu sắt lởm theo nghị định 67 thì đủ thoáng. Ngư dân có tàu tốt ra khơi thì biển chẳng thiếu người canh. Lại mở cửa cho tư bản Nhật vào cho thuê tài chính đóng tàu thì đội tàu ngư dân ta là tài sản của nó. Chẳng lo lắm cái việc bảo vệ.
    Connuocviet, calvindamT90Vladimir thích bài này.
  2. dohuuhang1976

    dohuuhang1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2015
    Bài viết:
    838
    Đã được thích:
    1.731
    Cái vụ Metro chậm là do Việt Nam nha bạn
    onggiaogiaT90Vladimir thích bài này.
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Lại đợi Mỹ cấp tàu thôi, tàu Nhật là tàu đánh cá có gì đâu
    PhamTuanNhat thích bài này.
  4. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Nhìn lại sự kiện Hải Dương 981 và bài học kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
    30/05/2018 03:57:00 PM

    (Canhsatbien.vn) -

    Đã hơn 3 năm kể từ ngày Trung Quốc gây ra sự kiện đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây xôn xao dư luận quốc tế và khu vực. Thời gian 3 năm chưa phải là dài, nhưng trong bối cảnh hiện nay, với những gì đang diễn ra trên thực địa ở Biển Đông, chúng ta cần nhìn lại một cách nghiêm túc sự kiện này dưới góc độ lịch sử của vấn đề, đồng thời qua đó đúc rút bài học kinh nghiệm về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.

    [​IMG]

    Trung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.

    Những diễn biến chính trong sự kiện Hải Dương 981
    Ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía Đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982.
    Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là giàn khoan biển sâu di động cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc sở hữu. Hải Dương 981 dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn, diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000m. Trung Quốc đã đầu tư 06 tỉ nhân dân tệ tương đương 952 triệu USD để chế tạo Hải Dương 981 trong suốt ba năm.
    Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 07 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những thời điểm, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc.
    Để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cử 29 tàu chấp pháp tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi nhận thấy giàn khoan này định thiết lập vị trí cố định. Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
    Ngày 04/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động của phía Trung Quốc và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
    Ngày 05/5/2014, Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị. Đáp lại, tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như mở bạt che pháo để uy hiếp, sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sàng đâm húc gây hư hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thương một số kiểm ngư viên.
    Ngày 11/5/2014, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, Thủ tướng Việt Nam *************** lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
    Ngày 15/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc. Ngày 20/5/2014, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc tại Geneva đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva, về sự kiện Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông.
    Ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng cách giàn khoan 17 hải lý ở khu vực phía Nam Tây Nam, đây là là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, giải thích rõ lập trường của mình cũng như cập nhật tình hình trên biển cho bạn bè quốc tế, để dư luận các nước hiểu rõ sự vi phạm của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng quyết liệt trước cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông. Một loạt các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Ấn Độ đã lên án các hành động bất chấp luật pháp quốc tế, gây mất ổn định và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực của Bắc Kinh.
    Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra vào tháng 6/2014 ở Singapore, nguyên thủ và lãnh đạo các nước như Nhật Bản và Mỹ đã kịch liệt lên án các hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam *************** cũng khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu mọi phương án để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình, kể cả phương án pháp lý.
    Ở trong nước Trung Quốc, dư luận Trung Quốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều tiếng nói phản đối hành vi ngang ngược của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc gây chuyện với các nước láng giềng sẽ không đem đến một kết cục có lợi, đồng thời phản bác những lập luận mà nhà cầm quyền đưa ra tuyên bố về chủ quyền phi lý bên trong “đường chín đoạn”.
    Trước những sức ép ngày càng lớn đến từ dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc không còn con đường nào khác, ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan phi pháp Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sớm hơn 01 tháng so với kế hoạch và được che đậy bằng lý do “đã hoàn thành nhiệm vụ”.
    Những vấn đề rút ra sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981
    Trước hết, cần đánh giá đúng bản chất hành động này của Trung Quốc. Cho đến nay có nhiều quan điểm cho rằng việc Trung Quốc tiến hành hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cách đây ba năm chỉ là động thái thăm dò, nhằm phục vụ cho chiến lược độc chiếm Biển Đông, không phải nhằm mục đích thăm dò khai thác dầu khí. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến trên thực tế, không thể cho rằng đây chỉ là động thái thăm dò mà đây là việc làm thật sự, theo một kịch bản được tính toán xếp đặt lớp lang của Trung Quốc nằm trong một kế hoạch tổng thể và đồng bộ nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược là khống chế toàn diện, tiến tới độc chiếm Biển Đông trên mức chiến dịch. Có thể thấy rằng, việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Trung Quốc đang quyết tâm ráo riết triển khai chương trình khai thác dầu khí trong Biển Đông mà Trung Quốc đã từng tuyên bố rằng nguồn tài nguyên dầu khí của Trung Quốc trong Biển Đông “đang bị các quốc gia khác chiếm đoạt, vơ vét và Trung Quốc cần phải giành lại”.
    Nhìn nhận một cách tổng thể, trong bối cảnh hiện nay, muốn khống chế, kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc đã tính toán triển khai nhiều mũi tiến công thích hợp với từng phạm vi, khu vực, thời điểm, bối cảnh, đối tượng. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 là một trong những mũi tiến công thật sự của một cuộc xâm lược mềm mà Trung Quốc đã tính toán rất kỹ để thực hiện, đồng thời với những mũi tiến công khác trong các phạm vi mà Trung Quốc muốn giành chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển.
    Vì vậy, xem xét một cách tổng thể, có thể thấy chiến dịch xâm lược mềm này có sự phối hợp giữa mũi tiến chính, mũi tiến phụ, giương Đông, kích Tây, công, thủ ứng biến linh hoạt hay ở góc độ khác là Trung Quốc đã tung hỏa mù. Việc biến các bãi cạn Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Su Bi, Ga Ven, Huy Gơ và Vành Khăn ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thành các đảo nổi rộng lớn, xây dựng đường băng sân bay quân sự, cầu cảng quân sự, trạm ra-đa, nhà ở cho quân đồn trú, các ụ pháo v.v… Như vậy việc hoàn thiện các công trình quân sự trên các thực thể địa lý này rõ ràng là một mũi tiến công chủ lực, rất nguy hiểm của Trung Quốc trong tiến trình độc chiếm Biển Đông.
    Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động phi lý của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam, các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và cộng đồng quốc tế. Sự kiện này cũng mở đầu cho những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng cách điều động các tàu dân sự và phi quân sự tới các khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền.
    Mũi tiến giàn khoan tuy không phải là chủ công nhưng đó vẫn là mũi tiến đích thực và khá lắt léo bởi có những cạm bẫy được bố trí rất thâm hiểm, nếu không tỉnh táo và cảnh giác thì chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề trước mắt và lâu dài trên nhiều phương diện cả về mặt chính trị, pháp lý, kinh tế, lẫn về mặt chiến lược, an ninh, quốc phòng. Lợi dụng tình hình của sự kiện Hải Dương 981 để Trung Quốc tiến hành tôn tạo 7 đảo đá ở khu vực quần đảo Trường Sa, biến các đảo đá này trở thành những “Hàng không mẫu hạm” không thể đánh chìm.
    Điều đó có nghĩa là khả năng Trung Quốc tiến hành hạ đặt giàn khoan khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước xung quanh Biển Đông là có thể xẩy ra bất kể lúc nào, không thể xem thường được.
    Bài học kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
    Thứ nhất là: phải huy động và phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của khu vực, quốc tế về việc làm chính nghĩa của Việt Nam và phản đối hành động sai trái của Trung Quốc. Bằng cách là phải thể hiện cho được lập trường rõ ràng, chính nghĩa của Việt Nam, phải công khai minh bạch mọi thông tin có liên quan đến tình hình trên biển, đặc biệt là những diễn biến từ thực địa.
    Thứ hai là: chủ động và kịp thời lên tiếng phản đối những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đúng với tính chất và mức độ vi phạm ngay từ đầu. Tuyệt đối không nên để xảy ra tình huống phải bị động đối phó với tình hình trên thực địa, như vậy sẽ gặp nhiều bất lợi. Tăng cường công tác thông tin truyền thông kịp thời, chuẩn xác, có nội dung khoa học và khách quan, không gây mâu thuẫn, kích động cực tả hoặc cực hữu.
    Thứ ba là: các phương án đấu tranh, ứng xử trên thực tế cần đúng thủ tục pháp lý quốc tế và các cam kết khu vực, phải thật sự mềm mỏng, bình tĩnh, khôn khéo với phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến, đó là kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo với phương pháp mềm dẻo, linh hoạt đúng quy phạm luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận khu vực, tuyệt đối không để mắc mưu khiêu khích của đối phương. Đặc biệt là tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền, phải hết sức kiềm chế, không được manh động, tự do vô tổ chức có thể từ yếu tố chiến thuật sẽ trở thành vấn đề chiến lược.
    Thứ tư là: cần phải thống nhất nhận thức luận, đó là việc cung cấp và xác định kịp thời, chính xác sự việc xảy ra ở vị trí nào, thuộc phạm vi nào, khu vực nào trong Biển Đông, hành vi đó có vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam không. Điều này rất quan trọng, bởi vì trong Biển Đông có nhiều khu vực khác nhau về các quyền và lợi ích quốc gia, quy chế pháp lý, thủ tục xử lý ở từng vùng biển cũng khác nhau.
    Chẳng hạn, vị trí giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt năm 2014 là hoàn toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không liên quan gì đến quần đảo và vùng biển quần đảo Hoàng Sa theo đúng các tiêu chuẩn để xác lập các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS năm 1982. Những thông tin về tình hình trên thực địa phải chuẩn xác, tránh dễ gây nên hiệu ứng bất lợi trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, pháp lý, nếu không đây cũng chính là cơ hội để những thế lực thù địch lợi dụng nhằm kích động bạo loạn, gây bất ổn về chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước.
    Một số định hướng về bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay
    Thứ nhất, triển khai đồng bộ quyết liệt các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý nhất là biện pháp pháp luật trên thực địa và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế và khu vực đối với các hoạt động của nước ngoài nhằm xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong Biển Đông. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khi cần thiết phải sử dụng đến chế tài quốc tế.
    Thứ hai, tiếp tục tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới và khu vực, yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng UNCLOS năm 1982, bởi vì Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC, thúc đẩy tiến trình thông qua COC, đặc biệt không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
    Thứ ba, luôn luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo và khôn khéo để không bị mắc các loại cạm bẫy do Trung Quốc giăng ra trước, trong và sau khi Trung Quốc tiến hành bất kỳ một hoạt động nào trên Biển Đông. Muốn làm được việc này trước hết cần đầu tư nhằm tăng cường năng lực của cơ quan tham mưu và các lực lượng chuyên trách hoạt động trên biển, nhất là Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Kiểm ngư.
    Thứ tư, đấu tranh pháp lý là biện pháp đấu tranh hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép và ủng hộ, trên cơ sở Hiến chương của Liên Hợp Quốc, hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về biển, nhất là những quy định của UNCLOS. Bởi vậy, việc sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý hiện nay là điều phải chuẩn bị kỹ càng chu đáo, thấu lý, đạt tình, có cơ sở khoa học, căn cứ và chứng cứ pháp lý, bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo Việt Nam nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng.
    Thứ năm, chúng ta cần phải cảnh giác trước mọi động tháí của Trung Quốc trên Biển Đông, không loại trừ Trung Quốc sẽ tuyên bố Vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông trong thời gian tới.
    Kết luận
    Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bối cảnh hiện nay là vấn đề của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ sự kiện Hải Dương 981 và những sự kiện lịch sử quan trọng khác trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh hiện nay. Với quan điểm xuyên suốt của Đảng ta là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển các lĩnh vực kinh tế biển, nhưng cũng phải kiên quyết, kiên trì trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo còn gian lao, khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý hiệu quả của Nhà nước, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta nhất định thắng lợi.
    Để thực hiện tốt sự nghiệp vẻ vang trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, thì vấn đề đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá khứ để vận dụng vào sự nghiệp hôm nay là tất yếu khách quan và có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ dựa vào tiềm lực sức mạnh quân sự mà còn phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kết hợp giữa sức mạnh trong nước và sức mạnh của thời đại tạo sự đồng thuận rộng rãi trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo/.

    Trung tướng, GS, TS. Nguyễn Đình Chiến - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng
  5. lovemyvn

    lovemyvn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2017
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    28
    A e xhcn là đây chứ éo đâu, mịa cứ nói VN-TQ còn khúc mắc mỗi vấn đề HS-TS và biển Đông mà nhịn. Càng nhịn càng nhục.
  6. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    [​IMG] [​IMG]
    vietnameastseaHaicuhanh thích bài này.
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Đã lắp Súng trước mũi DN-2000 rồi đó hã cụ @Tranphong77 ; KN ko biết có ko nữa
    Tranphong77 thích bài này.
  8. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    E chưa thấy ảnh nào của KN có cả
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 20/06/2018, Bài cũ từ: 20/06/2018 ---
    [​IMG]
    vietnameastsea thích bài này.
  9. Chigo76

    Chigo76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2017
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    156
    Đội ngũ như vậy là tạm ổn, nhưng nằm bờ suốt để anh em chụp ảnh thế này. Trong khi đó bà con tầu đánh cá bị đâm suốt nghĩ mà buồn.
  10. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Thế cụ biết mấy con này vùng nào không vậy, bảo vệ bà con chỉ có mình đám này chắc.Buồn thì cứ đăng ký đi nghĩa vụ, xin gia nhập hội té nước là vui ngay thôi mà
    Malogs, kynx1996, Chigo762 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này