1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh sát biển Việt Nam hiện tại và tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 10/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bộ đội Vùng 1 Cảnh sát biển thực hành bắt đạn thật trên biển

    Những ngày đến quân cảng của Vùng Cảnh sát biển 1, cán bộ, chiến sĩ đang cố gắng hoàn tất những công việc cuối cùng để chuẩn bị cho chuyến huấn luyện trên biển sắp tới. Chiếc phao lớn để làm mục tiêu bắn pháo trên biển đang nằm trên cầu cảng chờ lệnh lên đường. Những con tàu đang trong tư thế sẵn sàng xuất phát.
    Đại tá Trần Hữu Khoan, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 1 cho biết: Mục đích của đợt luyện quân này nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện của các biên đội tàu đi biển trong điều kiện sử dụng VK, TBKT, trình độ thao tác các bảng bố trí chiến đấu và xử lý các tình huống kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển. Đây cũng là dịp để chỉ huy Vùng kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của tàu, biên đội; trình độ kỹ, chiến thuật của chỉ huy, khả năng điều khiển và sử dụng vũ khí pháo đánh tàu địch trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.
    [​IMG]Bộ đội Vùng 1 Cảnh sát biển thực hành bắt đạn thật trên biển

    Ngày N-3, toàn đơn vị nhận lệnh lên đường. Mọi người, mọi vị trí khẩn trương với nhiệm vụ được giao. Đây cũng là thời gian huấn luyện, kiểm tra bắt đầu diễn ra cả trong lúc tàu hành trình đến khu vực quy định. Mở đầu là các tình huống như chuẩn bị chiến đấu-chuẩn bị đi biển; rời (cập) bến, thả (nhổ) neo; báo động chiến đấu cấp 1, điều khiển tàu đi trong luồng thuỷ hẹp, trong thời tiết phức tạp; luyện tập cứu người rơi xuống nước, cấp cứu thương binh trên biển; vòng tránh bắn mìn trôi; chiến đấu đối hải, đối không; phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn; đấu tranh bảo vệ sức sống tàu; quy trình kiểm tra, kiểm soát, vây bắt tàu lạ; chống biệt kích người nhái. Tất cả các tình huống trên diễn ra thật khẩn trương, mau lẹ đòi hỏi sự tập trung cao độ, nắm chắc các yếu lĩnh động tác, phối hợp chặt chẽ và thao tác chính xác của mỗi cán bộ, chiến sĩ từng tàu trong toàn đơn vị.
    Ngày N-2, các tàu bắn và cảnh giới hành quân ra khu vực trường bắn…
    Ngày N-1, luyện tập bắn pháo.
    Không khí luyện tập của toàn đơn vị thật khẩn trương, hăng say, bất chấp cái ngột ngạt, oi bức của thời tiết. Những con tàu vẫn dập dềnh theo nhịp sóng. Trên gương mặt mọi người đều nhễ nhại mồ hôi nhưng ánh mắt lại đang biểu lộ sự tập trung cho nhiệm vụ. Tốc độ luyện tập bắt đầu được đẩy lên cao, các tàu tăng tốc, bám sát đội hình. Những khẩu lệnh của người chỉ huy vang lên dõng dạc, dứt khoát, từng bộ phận, từng vị trí trên các tàu dường như khẩn trương hơn, căng thẳng hơn.
    Chúng tôi xuống khoang máy của Tàu 1012, hơi nóng phả ra hầm hập, mùi dầu khét lẹt xen lẫn tiếng máy chính, máy phụ nổ đinh tai. Các đồng chí đang trực ca ai nấy mồ hôi vã ra như tắm, mọi người đang chăm chú theo dõi các thông số của máy và nhanh chóng thực hiện theo khẩu lệnh của đài chỉ huy truyền xuống thông qua hệ thống thông thoại nội bộ. Chứng kiến công việc của những người thợ máy cũng như các vị trí khác trên tàu, chúng tôi thực sự cảm phục tinh thần làm việc hăng say, sức chịu đựng dẻo dai của các anh như để quên đi cái oi bức của thời tiết, nỗ lực cùng toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Ngày N, N+1, thực hành bắn pháo trên biển.
    Đúng giờ G, mệnh lệnh bắn của người chỉ huy được truyền đi, các tàu bình tĩnh, tự tin cơ động vào tuyến bắn. Những đường đạn căng như kẻ chỉ từ các vị trí trên tàu thi nhau nhả đạn vào mục tiêu. Những bài bắn như đơn tàu bắn mục tiêu di động ban ngày, đơn tàu bắn mục tiêu cố định ban đêm, biên đội bắn mục tiêu di động ban ngày đã được cán bộ, chiến sỹ của đơn vị thực hiện thuần thục, chuẩn xác và đạt thành tích cao. Có 100% tàu đạt khá, giỏi, trong đó nổi lên các tàu bắn xuất sắc như: tàu CSB 3003, CSB 3004, CSB 1013, CSB 1014 và nhiều cá nhân đạt thành tích xuất sắc như Vũ Văn Khanh, Đào Tuấn Ngọc, Lê Thanh Minh, Bùi Sĩ Sơn.
    Trung úy QNCN Đào Tuấn Ngọc, Pháo thủ Tàu CSB 3004 không giấu nổi niềm vui: “Có được kết quả như hôm nay, bản thân tôi rất vui vì nó đã đánh giá thực chất sự nỗ lực phấn đấu, luyện tập vất vả của cả tập thể con tàu trong đó có cá nhân tôi. Thành công này sẽ là nguồn động viên để tôi tiếp tục phát huy hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ chức trách của mình”.
    Kết quả của đợt huấn luyện, kiểm tra chiến thuật tàu và bắn pháo trên biển năm nay của Vùng Cảnh sát biển 1 đã có rất nhiều tiến bộ so với các năm trước. Trình độ sẵn sàng chiến đấu, khả năng tổ chức chỉ huy, bản lĩnh trong thao tác, sử dụng VK, TBKT và xử lý các tình huống của cán bộ, chiến sĩ được nâng lên rõ rệt. Đợt luyện tập này đã giúp cho Đảng uỷ, chỉ huy Vùng đánh giá đúng chất lượng huấn luyện để tiếp tục đổi mới phương pháp, nội dung huấn luyện cho phù hợp.
    Mạnh Thường-Trịnh Dũng
    (QDND)
    [r2)]
  2. Huynh.Fred

    Huynh.Fred Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2012
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tàu đánh cá ngừ đại dương ,đóng cho Pháp. Nhưng không rõ là con này do Seas đóng hay là Hải Minh liên kết với Bảo Tín đóng.
    Đóng mấy con này vừa làm kinh tế vừa tăng tay nghề để đóng tàu chiến phải không pác=D>" smilieid="54" class="inlineimg" border="0">, nhìn đẹp vãi.
  3. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Tiếc là mấy con này đắt quá, không thì đóng cho các công ti thủy hải sản nước mình vừa là của nhà vừa giúp lực lượng tàu cá nhà mình càng hiện đại hơn.
  4. Huynh.Fred

    Huynh.Fred Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2012
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    Thật ra thì không có tổ chức, cá nhân nào dám đầu tư thôi pác ah, chứ nếu huy động nguồn lực kỹ thuật trong nước thì giá thành sẽ giảm nhiều.
    Mình có thằng bạn cung cấp thiết bị cho mấy con tàu cá đóng cho nước ngoài, nó nói thiết bị bán cho mấy tàu này giá cao gấp 3, 4 lần. chưa kể qua trung gian nữa.:-w
  5. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    các pác cho em hỏi tí. DN2000 là Đà Nẵng xyz phải ko ạ :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
    Con DN2000 này có hangar j đó cho trực thăng ko ạ :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
    Nó có xái pháo hoa, súng máy xyz mm j đó không ạ cả vòi xịt cao áp nữa. =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Cám ơn![r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    mời bạn đọc lại 64 trang của chủ đề này để biết thêm chi tiết, chỉ 64 trang thôi mất tầm 30' là cùng [:D]
    với lại đề nghị bạn dùng ít các biểu tượng thôi, chính việc đấy sẽ khiến các bác trên này không trả lời bài bạn đấy, tớ nhớ là nhiều bác đã nhắc bạn rồi mà :-w
  7. duongdzu

    duongdzu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    166
    Nhật bối rối trước tàu cá Trung Quốc

    19/09/2012 14:20
    (TNO) Các quan chức Nhật đang đau đầu với câu hỏi làm cách nào đối phó với các tàu cá và nhà hoạt động Trung Quốc tiến đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dưới sự hỗ trợ của tàu công vụ.

    Theo tờ Wall Street Journal, vòng ứng phó đầu tiên của Nhật vẫn chỉ là một tàu tuần duyên nhỏ không có quyền hạn trục xuất tàu nước ngoài. Tình hình này làm dấy lên những lời kêu gọi từ các chính trị gia Nhật đề nghị chính phủ tăng cường năng lực phòng thủ trong khu vực.
    Mức độ phòng thủ của Nhật được nêu ra sau khi có tin cho hay gần 1.000 tàu cá Trung Quốc có thể tiến đến vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai nước.
    Theo các quan chức Nhật, các tàu cá Trung Quốc vẫn chưa thấy xuất hiện tại vùng biển gần quần đảo vào đêm 18.9 dù 11 tàu công vụ Trung Quốc đã đến khu vực trước đó.
    Các tàu công vụ Trung Quốc đã đến vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo và có ba chiếc trong số đó đã tiến vào lãnh hải trong khoảng thời gian ngắn.

    [​IMG]
    Tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters
    Trong hôm 18.9, hai công dân Nhật đã đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo sau đó rời đi trước yêu cầu của tuần duyên Nhật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã gọi đây là “hành động khiêu khích”, và bóng gió về các biện pháp trả đũa khác.
    Làn sóng tranh luận
    Viễn cảnh đối đầu ở tầm thấp trong một thời gian dài với nhiều tàu cá Trung Quốc đã làm dấy lên các cuộc tranh luận ở Nhật về cách thức đối phó với tình huống này. Vụ một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên Nhật vào năm 2010 từng gây ra đấu khẩu kịch liệt giữa hai quốc gia.
    Theo tờ Wall Street Journal, đơn vị tuần duyên Nhật phụ trách khu vực Senkaku/Điếu Ngư chỉ có 9 tàu tuần tra và 10 tàu nhỏ hơn, khó lòng đối phó với hàng trăm tàu cá Trung Quốc.
    Tại Tokyo, các quan chức hàng đầu của chính phủ Nhật đã họp khẩn vào hôm 18.9 để thảo luận về cách ứng phó với tình trạng căng thẳng gia tăng tại các thành phố Trung Quốc và cả ở ngoài biển.
    Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura, dẫn lời Thủ tướng Yoshihiko Noda nói: “Chúng tôi sẽ cảnh giác và thực hiện mọi biện pháp có thể”.
    Ông Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng hiện tranh cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do đối lập, tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 17.9: “Chúng ta cần phải tăng cường răn đe, có thể bằng cách cân nhắc phối hợp giữa Lực lượng Tuần duyên và Lực lượng Phòng vệ trên biển”.
    Theo tờ Wall Street Journal, kế hoạch này có thể được Bắc Kinh xem là hành động đẩy tình thế vào cuộc đối đầu quân sự và có thể khiến quân đội Trung Quốc phản ứng.
    Ông Fujimura đã phủ nhận các tường thuật của báo chí Nhật về việc Bộ Quốc phòng nước này đặt Lực lượng Phòng vệ trên biển vào tình trạng báo động trước đợt đổ xô đến Senkaku/Điếu Ngư của các tàu cá Trung Quốc.
    Ông Fujimura nói tuần duyên và cảnh sát vẫn là lực lượng phản ứng đầu tiên trong khu vực dù việc xem xét vấn đề an ninh lãnh thổ là một ý tưởng tốt.
    Một người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ trên biển cho biết máy bay của họ đã thực hiện việc tuần tra thông thường trên biển Hoa Đông vào hôm 18.9 để theo dõi lưu thông hàng hải song không nhận thấy vấn đề báo động nào.
    “Theo chúng tôi biết thì đây không phải là tình huống cần đến hành động của chúng tôi”, ông này nói.
    Kể từ vụ đâm tàu năm 2010, Tokyo đã tiến hành nâng cấp Lực lượng Tuần duyên, bổ sung một đội tàu tuần tra nhỏ để đối phó với các tàu cá và củng cố khả năng tuần tra đêm, theo người phát ngôn của Lực lượng Tuần duyên.
    Tuy nhiên, tuần duyên Nhật vẫn thiếu quyền hạn trục xuất tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải bằng vũ lực. Về mặt chính thức, tuần duyên Nhật chỉ có thể yêu cầu tàu nước ngoài rời đi và khám xét tàu nếu họ từ chối tuân lệnh.
    Một số người ở Nhật đã kêu gọi gỡ bỏ rào cản quyền hạn với tuần duyên. Trong một bài bình luận gần đây, tờ nhật báo thuộc phái bảo thủ Sankei Shimbun thúc giục thực hiện điều này, viện đến viễn cảnh “các tàu tuần tra Trung Quốc kèm theo một đội tàu cá ùa đến vùng biển xung quanh Senkaku”.
    --------------
    [​IMG]
    -----------------------
    Nhật cũng bối rối với chiến thuật này của TQ.
    Mà nhìn cảnh này thấy...ớn ớn, có cái lưới nào to quăng 1 phát hốt cả đám thì hay.
  8. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Em nghe lời pác đọc lại từ đầu mờ cả mắt mới có đáp án
    DN là Đà Nẵng
    Dùng súng 12.xx ly

    nhưng cũng chưa thấy nói là có hay ko có hamga cho trực thăng, đạn mồi bẩy

    Pác trả lời luôn cho em được thông với ạ.

    Cám ơn pác.
  9. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Không có hangar, thế nhé
  10. Huynh.Fred

    Huynh.Fred Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2012
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    không có hangar, nhưng có bãi đáp helicopter. Ok nhé[r2)]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này