1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh sát trại giam nên thuộc Bộ Công an hay Bộ Tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi provoker, 09/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. provoker

    provoker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    4
    Cảnh sát trại giam nên thuộc Bộ Công an hay Bộ Tư pháp

    Theo dõi thông tin trên các cuộc thảo luật của Uỷ ban Thường vụ quốc hội và Quốc hội hiện nay về một bộ luật quan trọng - Bộ luật thi hành án là liệu có việc chuyển công tác thi hành hình phạt tù từ BCA sang BTF hay không?

    Ý kiến tán thành: phù hợp với quá trình cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền nhấn mạnh đến dân chủ trong tố tụng hay hành chính tư pháp. Thế giới đã làm việc này từ lâu, làm tốt.

    Ý kiến phản đối: Đối với VN đây chưa có tiền lệ, ảnh hưởng đến tính khả thi của cả quá trình tố tụng vì hơn bất kỳ quá trình nào, quá trình điều tra truy tố xét xử là xoay quanh người bị tạm giam và sau đó là quá trình chấp hành hình phạt. Thay đổi về mặt tổ chức là không nhỏ, hàng vạn chiến sỹ sẽ bị xáo động nghiêm trọng về biên chế.

    Các bác thế nào?
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Cứ để nguyên cho Bộ Công an quản lý. Bộ Tư pháp ôm đồm thêm chả để làm gì.
  3. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nói như vậy là chưa hiểu tận gốc vấn đề rồi. Thực ra việc này từ trước đến nay đã có cơ quan và người làm ( V26-BCA). Tuy nhiên về luật thì lĩnh vực này thuộc chức năng BTP mới đúng. (Cũng giống như ngày trước quản lý giao thông đô thị do BCA làm sau đó phải trả về cho Bộ GTVT vậy). Bây giờ mà chuyển sang BTP không phải là khó về pháp luật mà là khó về quyền lợi. Các bạn thử nghĩ xem với 10600 cán bộ thuộc V26 hưởng chế độ công an và biết bao nhiêu màu mỡ từ phạm nhân và gia đình phạm nhân, rồi thì ân xá, đặc xá....Bây giờ phải chuyển cái bánh to như thế cho cơ quan khác thì nghe có được không. Đó là chưa kể cán bộ thuộc V26 sang BTP thì đương nhiên là công chức dân sự không hưởng chế độ lực lượng vũ trang cao hơn so với các ngành khác nữa. Tôi thấy BTP dù đúng luật và đúng chức năng nhưng chưa chắc đã được giao vì BCA còn "oai phong" gấp mấy lần BTP ấy chứ. Việc này chưa ngã ngũ được đâu. Nhân tiện các bạn đọc Topic "Cảnh sát -quyền lực tối thượng" để hiểu thêm vấn đề nhé.
    Theo tôi hiện nay BCA còn đang nắm 1 công việc khác nữa thuộc chức năng dân sự. Đó là quản lý hộ khẩu và hộ tịch. Sau vụ cảnh sát tư pháp (thuộc chức năng dân sự) này vấn đề này thế nào cũng được nhắc tới. Cứ chờ xem........
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Khả năng phán đóan của bác cũng khá tài tình, đúng vậy nếu so với các nghành các bộ khác ai cũng nhận thấy hiện Nay BCA rất ăn nên làm ra, không nói tới chức năng chi nhiều, chỉ nói tới cơ sở vật chất thôi bây giờ Công An Quận/ Huyện ( CAQ) cũng tương tầm với UBNDQ ( Ủy Ban Nhân Dân Quận/ Huyện , và CA phường cũn tương tầm với UBNNP, nói như vậy cứ nghĩ xem, chức năng chứng giấy tờ v.v.
    - Còn Về phần cảnh sát tư pháp, cán bộ trại giam giao về cho BTP có lẽ BCA cũng không han hố gì đâu, còn nhó cách đây 10 Năm lúc đó BCA tức BNV đã muôn giao cho BTP rồi, nhưng BTP sợ không kham nổi nên thôi, bayu giờ thấy béo bở ??
    - Nhưng không sao xét về chức năng thì đây cũng thuộc BTP, nhưng tất cả đang đi vào ổn định như vầy , mà chuyển qua BTP thì gam go lắm. thôik thì tốt nhất là để cho BCA giữ tốt hơn phải hông quý vị,
    Cảm phục khả năng phán đóan của bác tungcongtu lắm thay
  5. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Tưởng các ngài có cao kiến gì, té ra là tranh nhau miếng bánh béo bở. Nếu Bộ Tư pháp có miếng bánh này có chia cho các ngài một mẩu không nhỉ ?.
    Bộ Công an quản lý trại giam còn chả làm nổi, Bộ Tư pháp có tài lạ gì vậy, hay là chỉ thấy miếng bánh mà nổi lòng tham ?
  6. provoker

    provoker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    4
    Tôi nghĩ không phải, đây là một nội dung nằm trong chiến lược cải cách tư pháp thì không thể không thực hiện, dù thời điểm và phương pháp có thể khác nhau. Đây cũng là một món béo bở đấy nhưng cũng không khéo gặm đâu, cũng như Viện kiểm sát không dám nhận điều tra án tham nhũng vậy. Có một thực tế phổ biến là trong giai đoạn điều tra hiện nay, không phải là không bị thiếu khách quan dân chủ. Nếu công an vừa điều tra, lại vừa quản lý trại giam sẽ dễ dàng dẫn đến những lạm dụng tiêu cực. Trên thế giới chỉ có các nước pháp luật theo mô hình xã hội chủ nghĩa như VN, Triều Tiên, Lào là còn để công an quản lý trại giam mà thôi. Ta xây dựng nhà nước pháp quyền, đề cao quyền dân chủ của công dân trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước, kể cả trong hoạt động tư pháp thì việc này không sớm thì muộn cũng sẽ phải thực hiện.
    Thực tế là chẳng cần dùng bức cung, nhục hình, dụ cung . . . nhưng nếu chỉ cần thay đổi cách thức giam giữ, như cho đối tuợng quan tâm vào phòng có nhiều đầu gấu đại bàng (chuyên môn gọi là lót ổ) thì có bướng mấy cũng phải khai mà thôi. Hiện thân đây là một biểu hiện hết sức phi dân chủ, đặc biệt việc giam giữ cũng coi là một giai đoạn tố tụng đặc thù thì việc này càng rất dễ xảy ra. Vô hình chung địa vị của bị can, bị cáo bị giam giữ bị đẩy xuống dưới rất xa, tạo cho họ một áp lực tâm lý, pháp lý tiêu cực không cần thiết.
    Nếu nói là Bộ Tư pháp ham miếng béo bở này thì tôi cho rằng sai. Việc quyết định ân xá, đặc xá không thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính. Về sau này nếu họ có được quản cũng chỉ là một bên tham gia trong hội đồng mà thôi. Trong thực trạng tội phạm diễn biến vồ cùng phức tạp như hiện nay, nếu quản lý tốt không sao, quản lý không tốt để tù trốn trại, để thông cung, hay để phạm nhân chết . . . thì họ phải chiu trách nhiệm chính, thậm chỉ người có thẩm quyền còn dễ dàng bị truy cứu trách nhiêm. Ngoài ra là một cơ quan dân sự, họ sẽ dễ dàng bị kiểm tra giám sát của các cơ quan khác hơn như Quốc hội, Viện kiểm sát các cấp, Hội đồng nhân dân . . . .
    Nhân đây xin các bác thảo luận thêm về vấn đề cảnh sát tư pháp. Liệu ngành tư pháp là một cơ quan dân sự có thực hiện nổi việc giữ gìn trật tự phiên tòa, thi hành án hình sự . . . được nổi không?
  7. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Thực ra quản lý trại giam không phải BCA không làm nổi. Bao nhiêu năm nay họ vẫn làm đấy thôi. Còn việc trước kia BTP không dám nhận vì hồi đó chiến lược cải cách tư pháp còn chưa khởi động nên không dám nhận. Việc BTP tham gia giữ gìn trật tự phiên toà hay thi hành án dân sự vẫn có thể làm được. Vấn đề ở đây là trao trách nhiệm nhưng phải trao cả quyền lực nữa. Nếu BCA là LLVT thì các lực lượng khác như cảnh sát tư pháp, kiểm lâm....phải coi là lực lượng bán vũ trang. Viết đến đây tôi thấy tội nghiệp cho kiểm lâm quá, bán vũ trang mà suốt ngày bị lâm tắc tấn công (ngược đời quá). Bài học về kiểm lâm giữ rừng mà không được trao quyền lực chắc ngành Nông nghiệp thấm thía lắm. Còn 1 vấn đề nữa là theo cơ chế ở nước ta thì vấn đề này trong Đảng còn chưa ngã ngũ nên "chuyển" sang cho QH thảo luận trước kể cũng khéo nhưng mà khó cho QH quá các bác nhỉ? Không tin các bác về đọc lại điều lệ Đảng (mục nói về CAND và QDND) và Điều lệ CAND mà xem.
    Vài lời mạo muội....
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bác nhắc lại cho tôi cái chỗ nào luật quy định cho cơ quan điều tra có thẩm quyền thích bỏ người ta vào phòng giam nào thì bỏ cái. Cái này đã học lâu quá, tôi quên mất rồi. Cám ơn bác trước.
    Mà cái việc này đưa ra bàn luận để cho có tí dân chủ thôi bác nhỉ. Chủ trương đã có, lại còn nền tảng là công trình nghiên cứu khoa học cơ mà, dễ gì mà ăn nói lại cho được.
    Link: http://www.vnn.vn/psks/baoban/2004/09/261629/
    http://www.ttvnol.com/forum/t_297996
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 11/11/2005
  9. provoker

    provoker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    4
    Chắc chắn là đã có thông tư liên ngành về công tác giam giữ nhưng số và ngày thì xin lỗi lâu không làm nên quên rồi. Trong đó quy định rõ là không giam người chưa thành niên với thành niên, phạm tội lần đầu với tái phạm, chế độ với phạm nhân . . . nhưng thực tế thực hiên lại là chuyên khác ai có thể kiểm tra giám sát được ngành công an, nhất là với đối tượng chỉ là bị can, bị cáo đang trong giai đoạn bị tước quyền tự do thân thể như vậy. Nguyên là Bộ trưởng vào tù thì chắc chắn tiêu chuẩn sẽ khác nhiều với thằng phạm dân đen ăn cắp vặt. Ở lĩnh vực này, chỉ có cơ quan kiểm sát là duy nhất có đủ quyền năng với công tác bắt giữ, nhưng nhân lực của viện thì vừa thiếu vừa yếu. Hơn nữa vị thế chính trị rõ ràng là kém hơn so với công an, nên làm thực tế cũng chỉ là để làm mà thôi, không sâu sát được. Thực tế là việc của họ thì cứ để cho họ tự diễn mà thôi.
    Mà cùng nội bộ ngành với nhau thì cán bộ điều tra chỉ cần nói nhỏ với cán bộ trại giam một câu là họ làm theo ngay; hơn nữa nghề của họ nên hiểu nhau và làm theo nhanh lắm.
    Chủ trương đã có, lý luận và thực tiễn đã rõ ràng, nhưng theo tôi bắt tay vào làm thì vẫn không hề đơn giản. Nhất là động đến hai bộ là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thì cực cực khó. Các bác nhớ hai Bộ trưởng của hai bộ trên đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Trong Quốc hội thì người của bộ này luôn luôn là đông đảo. Tôi suy cho cùng, thì nguyên nhân của mọi nguyên nhân là việc chúng ta vẫn muốn duy trì một nhà nước chuyên chính trong khi đó thì xu thế cải cách tư pháp, dân chủ hóa xã hội cũng không thể thực hiện. Ai dám đặt ra vấn đề phi chính trị hóa cho Công an và Quân đội tại Việt Nam! Thật ra đây là cũng là biểu hiện cụ thể của việc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Mong những tư tưởng cải cách sẽ ngày càng chiếm ưu thế.
  10. dotungbach

    dotungbach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc các lời bình thấy hơi ngứa tai. Tốt hơn hết các ngài để nhà nước đưa ra các quyết định các chính sách cụ thể và rõ ràng. Cái đầu của các ngài chỉ quản lý được bản thân là cùng, đừng tham gia vào chính trị làm chi cho uổng, cái phần này các ông tai to mặt lớn còn phải đau đầu nữa là... Thôi đừng ăn cơm mèo mà đi nói leo chuyện người nhớn. Các ngài cứ sống theo hiến pháp và pháp luật là được roài.

Chia sẻ trang này