1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Canteen = Căn Tin or Căng Tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi haynoivecuocdoi, 13/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Canteen = Căn Tin or Căng Tin

    Từ Canteen: Chỗ bán đồ ăn phía bên trong 1 nơi/khu vực trước nay nhiều chỗ vẫn ghi là Căn Tin. Tuy nhiên 1 hôm nói chuyện với 1 người làm trong báo VNE, anh ta nói phải ghi là Căng-Tin mới đúng chính tả

    Mình thật sự không hiểu 1 từ Vay mượn của nước ngoài, khi phiên âm ra vẫn phải đúng chính tả? Vậy từ nào mới đúng

    Có thể search tất cả các bài báo trên VnEpress, tất cả đều ghi là Căng Tin. VD: http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2008/08/3BA059E6/


    ----
    Cũng giống như từ Trăng Trối. Trước nay mình vẫn nghĩ là Trăn Trối. Nhưng khi xem lại trên báo này, tất cả đều ghi là Trăng Trối. Xem từ điển Tiếng Việt cũng ghi là Trăng Trối:

    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2008/09/3BA064E5/
    http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2008/09/3BA06452/
  2. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Do cách phiên âm thôi bạn ạ.
    Từ mà bạn hỏi là từ vay mượn của tiếng Pháp (cantine). Cách đọc chuẩn phải là "căng tin".
    Đối với "trăn trối", thì chắc chắn từ đúng phải là "trăng trối" rồi - từ thuần Việt đấy bạn ạ.
    Ở nhiều vùng, do thói quen, do đặc thù tiếng địa phương, người dân không thể phát âm chuẩn một số từ, nên có thể dẫn đến việc đọc lẫn viết không chính xác. Có thể từ "căn tin" và từ "trăn trối" cũng xuất phát từ lí do này.
  3. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Mở ngoặc thêm:
    Canteen là từ tiếng Anh, cũng có nghĩa là căng tin, nhưng nếu bạn đọc theo từ tiếng Anh thì phải là "kaen tin" nhỉ!
  4. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái gọi là "chuẩn" này cũng chỉ tương đối thôi bạn ạ.
    Đây là "chuẩn" theo quy ước phiên âm của miền Bắc từ 1954-1975 và sử dụng đến nay. Thời gian gần đây người ta thích sử dụng từ nguyên gốc hơn phiên âm hoặc sử dụng, Hoặc một xu hướng khác là "Lấy Anh (tiếng Anh) làm gốc" (giống như đã từng lấy Tàu làm gốc, lấy Pháp làm gốc). Một xu hướng nữa là phiên âm chệch do có sự sai biệt về phát âm theo giọng địa phương.
    Cái mà ta hay phiên là vần "ăng" có nhiều người phiên là vầng "oong". Vần "oong" có vẻ chính xác hơn là vần "ăng". Tuy nhiên vần "ăng" chiếm ưu thế hơn và đã trở thành rất nhiều từ thông dụng của Việt Nam (chẳng hạn "xi-măng", "ăng-ten") Nhưng nên nhớ là nếu học tiếng Pháp ta đọc là "xi moong" thì người Pháp sẽ hiểu dễ hơn.
    Một ví dụ khác nữa là vần "in" trong tiếng Pháp, ở ngoài Bắc phiên là "anh" (xa-tanh). Trong Nam đôi khi phiên là "eng" (Xa-teng) và vì có sai lệch theo giọng địa phương nên viết thành "en" (Xa-ten).
    Phiên âm theo sai lệch giọng địa phương cũng nhiều. Chẳng hạn "en jeu" người ta hay nói là "ăng rơ", do lệch giọng địa phương nên nói thành "ăn rơ". Tương tự như vậy với từ "mặt-rô", "cà-vẹt". "Căn-tin" là một trong các trường hợp này.
    Lưu ý một chút nữa: Đã là phiên âm và đã nói đến "chuẩn" thì nên có gạch nối giữa các âm tiết.
  5. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn! Cái này là tôi hay quên nhất.
  6. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Dịu-dàng-quá-dịu-dàng-không-chịu-nổi và bạn Vót Má đã giải thích.
    Giờ mới hiểu vì sao người ta lại phiên âm thành AnhXờTanh. Thì là đó là chuẩn của miền Bắc.
    Cũng giống như họ phiên âm rất buồn cười những từ này: Niu-Óc (New York), Trang Oép (Trang Web)... vì người Bắc không đọc được từ Quờ (Qu-W).
  7. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Áo may-ô nữa.
    Tôi thì hay viết là căn tin. Chắc do tôi hay nhìn thấy như vậy.
  8. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Híc! "Quờ quạng" gì thì người Bắc đọc cũng đều giỏi lắm bạn ạ.
    Và chắc chắn là từ "web" không thể phiên âm thành "quép" được đâu. Mình thề, hứa, đảm bảo đấy!
    Còn New York thì sẽ được phiên âm thành Niu-oóc hoặc là cái gì đó tương tự chứ không phải là "Niu-óc" đâu bạn ạ.
  9. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì thấy không có gì buồn cười cả. Tiếng Việt vốn không có những âm kép như thế nên báo chí viết là để cho mọi người, kể cả những ai không biết chút ngoại ngữ nào, cũng có thể đọc được.
    - Trang oép, tôi nghĩ không thể phiên âm tốt hơn. Theo giọng miền Nam thì sẽ đọc là "goép", cũng chẳng mấy chính xác.
    - NewYork thì có thể phiên là /nưu-ioóc/
    Theo nhà nước và quốc tế công nhận thì theo đúng chuẩn tiếng Việt:
    - "Căng tin" là cách viết chuẩn.
    - "Căn tin" dù đọc theo giọng miền Nam cũng là /căng tin/ nhưng không đúng theo chuẩn. Để tránh bất tiện cho mọi người, xin hãy cứ theo chuẩn.
    Vấn đề giọng địa phương là vấn đề của lịch sử chứ không ai muốn thế. Khi người Việt từ Bắc tiến dần về Nam, giọng của họ bị ảnh hưởng bởi không những người Mường mà còn người Chăm, người Khơ-me, người Tàu... nên mỗi vùng mỗi khác.
    Chúng ta cũng không nên suy nghĩ nhiều về "chuẩn miền Bắc", chuẩn miền Trung", chuẩn miền Nam". Đã là tiếng Việt thì chỉ có một chuẩn mà thôi, còn ngay cả giọng Hà Tây, giọng Thái Bình, giọng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Huế, Quảng Đà... thì đều coi là giọng địa phương. Không hề có ý thiên lệch hay miệt thị gì ở đây.
    Xin lưu ý, giọng chuẩn đã được quy định, chứ không phải là giọng Hà Nội, vì Hà Nội cũng có vô số giọng và cũng nhiều người nói ngọng!
  10. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    "Guếp" tại hạ thấy cũng khá chính xác đấy chứ.
    Còn "Niu Doóc" nghe có được không?

Chia sẻ trang này