1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cao học Luật ở nước ngoài - Nên học ở đâu ???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi maconchaylonton, 05/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    JD hình như ko có nghĩa là bằng Tiến sĩ Luật như VN hiểu. JD là dạng bằng dạy nghề luật chuyên dụng của một số nước theo commonlaw.
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Bữa trước mới PM hỏi anh analyst, nay có topic, hay nhở
    Em nghĩ là không cần học cái khóa 5 tháng certificate như anh satthu đâu, vì em thấy 1 số anh chị đi trước khi qua đó (Mỹ, Úc, Sing) học LLM họ được mặc định cho là đã có LLB, và họ chỉ cần nạp cái bằng LLB đó và hoàn tất thủ tục là được học thôi
  3. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    -Tui chưa nghe trường nào mà bạn có thể lấy bằng Luat trong 2 năm, nhưng double degree Law & MBA trong 4 năm thì có nhiều .
    - Ở Canada, có nhiều trường bạn có thể lấy double dgree Common Law and Civil Law (English only or English-French) trong 4 năm, nhưng thường là chương trình Bilingual và bạn phải học ít nhất 1 năm trường thứ 2, thí vụ như 3 năm English Common Law, 2 năm French Civil Law ...., tùy trưo8`ng và tùy bạn .
    -Ở Mỹ cũng như Canada, mỗi trường đều độc lập và có policy riêng về cách chọn sinh viên cũng như phương pháp giãng dạy . Google thì sẽ thấy , không trường nào giống trường nào .
    -Ở Canada hình như KHÔNG nhận sinh viêng ngoại quốc cho luật và Medicine (I am not 100% sure, but you can always try )Tuy nhiên, tui cung cấp thông tin vì thấy anh Anal có vẽ đề cao trường Mỹ quá mà cá nhân tui thì thấy Mỹ ... cũng được vậy thôi ! Thật tình thì qua tiếp xúc cá nhân, tui thấy nhiều LS Mỹ (loại còn trẻ đẹp) có vẽ quờ quạng lắm ! còn loại "thánk" thì ở Mỹ, Pháp hay ngay ở ViêtNam (trước 1975, of course) đều có "thánk" và ông nào cũng siêu cả nên không thể bảo là do trường Luật tạo ra các "thánk" đó .
    -Ở Mỹ có nhiều người Việt mới qua sau này, dù đã lớn tuổi vẫn học Luật được (nghe nói ca sĩ Thiên Kim but I am not sure).
    Chánh Án Mỹ (nguyên là Dân Biểu VNCH Ng Trong Nho) khi sang Mỹ 1975 thì cũng đã 35 approx, vẫn học lại Luật mà còn bon chen làm Chánh Án nữa kìa . Ở Mỹ hiện nay tui nghĩ không dưới 100 LS VN đâu và chắc ít nhất phải có 20-50% là những người sang Mỹ lúc đã trên 18 tuổi.
  4. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    -Cái bằng Master Commercial Law đó hình như không phải là bằng cấp Luật ????
    -JD thì cứ dịch đại là Tiến Sĩ Luật cho mấy ông Việt Nam có bằng JD thích có gì mà théc méc ! vì thật sự thì có nhiều ông JD Mỹ có chuyên môn và kiến thức tổng quát có thua gì mấy ông Prof Tiến Sĩ Luật theo hệ của Pháp đâu. Xem mấy bài xử án của các ngài Supr Court thì biết liền . Đầu óc thật là siêu việt .
    Mấy chú ở VN cho tui biết xem các quan Tòa Tối Cao và Tòa Thượng Thẩm ở SaiGon có học tập cãi tạo tốt không ? có ông nào bị điên không sau khi được thả ra ? Không biết đem mấy cha Supr Court ở Mỹ này mà giao cho các quãn giáo nước ta thì sẽ ra sao ?
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Trả lời chung câu hỏi, hoặc tranh luận, các bạn trong hai trang vừa qua:
    (i) ST, anh hỏi em đưa URL là vì không có chuyện học 2 năm rồi xin được PR ở Úc . Muốn xin em phải ít nhất đã có giấy phép hành nghề, học 2 năm như em có LLM không ai cho em giấy phép hành nghề luật ở Úc và Anh cả . Chỉ có ở Mỹ một ít tiểu bang tự do hơn cho phép em học LLM + bằng đại học luật ở nước ngoài được phép thi giấy phép hành nghề ví dụ NY nhưng phải nhớ rằng lấy license rồi không phải là tất cả . Nghề luật là một nghề cạnh tranh cao khi đi xin việc làm nói tiếng anh second language show ra chỉ mới học ở Mỹ hai năm trong khi một thẳng bản xứ nó như mình nó học 8 năm . Nếu mình không có khả năng nào khác thì chắc chắn nó học 8 năm nó phải chịu khó hơn mình ở đất nước nó ở và nó phải có kiến thức học hơn mình ít nhất là nó khổ vì học luật đến 3 năm mình chỉ khổ có 1 năm trong common law. Lúc đó, phải chứng minh cho chủ thấy là cho dù mình không học bằng nó ở ngay tại nước nó nhưng mình chẳng thua gì nó nếu không nói là hơn nó. Một điểm nữa là không dễ dàng gì chỉ mới học một năm LLM mà có thể thi bar exam của nó . Là người như chị Duyên không phải là nhiều .
    (ii) Dành cho các bạn chưa biết trong topic này, JD là doctor of jurisprudence là một loại bằng cấp đặc biệt chỉ có ở Mỹ và Canada chỉ dành cho sinh viên nào đã học xong một bằng đại học mà trường xin vào nó công nhận (nếu học ở nước ngoài), phải thông qua phỏng vấn phải có điểm cao trong bằng đại học đã học (GPA) và phải thi LSAT (law school admission test) để kiểm tra khả năng phân tích tự nhiên của một sinh viên và sự thông minh của nó trước khi vào trường của nó nó cho học như điên . Không có chuyện tự nhiên đi ra trường high school ở Mỹ và Canada nhảy vào học luật được không ai cho . Khi vào học có những môn học như luật hiến pháp nó cứ nói đâu ở trên trời và đọc statute và cases dài hàng chục trang như điên tốn rất là nhiều thời gian so với một bằng đại học bình thường (có thể nói là thời gian học gấp đôi đi). Càng thông minh, tiếng anh càng giỏi đọc sách càng nhanh hiểu càng lẹ thì thời gian học càng ít hơn nhưng phải nhớ rằng một thằng Tây mà nó vào đến trường luật thì mức độ thông minh của nó cũng không khác xa gì với sinh viên khác . Sau khi bị nó nhồi nhét cực khổ quá rồi khi ra trường sẽ biết ơn nó vì nó bắt buộc sinh viên phải làm điều đó phải biết tự học phải không được phép hỏi ai giúp khi làm bài nó phát hiện ra có nó cho ra khỏi trường không có anh hai anh ba nào dám gọi vào kêu nhận lại . Khi bị đuổi ra rồi sẽ bị bad records trong national database sau này muốn xin vào trường luật khác hoặc nộp hồ sơ xin giấy phép hành nghề nó sẽ hỏi mấy cái này nếu đã bị đuổi vì plagirizm thì coi chừng không có giấy phép hành nghề tổn phí quá nhiều tiền và thời gian đi học
    còn tiếp
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (sorry sai chính tả ở trên đúng phải là plagiarizm)
    (iii) Trước đây tớ có nói là có thời gian sẽ giải thích cho nghe LLM và JD khác nhau thế nào . Ở Mỹ không có khái niệm tiến sĩ luật và thạc sĩ luật cho người nào học xong JD là loại duy nhất học xong ra có thể thi giấy phép hành nghề giả sử rằng chưa từng học law ở bất cứ đâu. LLM là chỉ dành cho sinh viên học luật ở nước ngoài muốn học hiểu về hệ thống common law nên nó chỉ học 1 năm thay vì dân JD học 3 năm full-time chưa kể phải học bar exam 6 tháng để thi lấy giấy phép hành nghề tiểu bang. Thông thường một sinh viên thi bar rớt một lần là chuyện bình thường . Ở mỗi trường luật nó sẽ cho biết tỉ lệ sinh viên nó đậu bar là bao nhiêu và ranking mỗi trường luật ở Mỹ hàng năm đều có đăng trên US News and World Report càng nổi tiếng nó đòi hỏi GPA phải cao và điểm LSAT phải cao. LLM không cần phải thi mấy cái này .
    (iv) Ở các nước common law lớn Anh, Úc, Mỹ, Canada muốn học ra luật sư phải học ít nhất hai bằng đại học . Ở Anh và Úc học để ra lấy giấy phép hành nghề phải học bachelor of laws (gọi là straight law) 3 năm sau khi học xong một bằng đại học non-law và đủ khả năng được nhận vào trường luật tùy trường đòi hỏi . Vì vậy, ở vn hay nói thạc sĩ luật là ngọn vì học cao hơn bachelor of law (LLB) . Điều đó chỉ đúng khi nào một người đã học LLB rồi học tiếp LLM ở Anh hoặc Úc chứ một người vn học luật ở vn (cử nhân) sang học LLM thì không thể nào so lại (chỉ về lĩnh vực học luật pháp) với một sinh viên bản xứ phải học hai bằng đại học trong đó bằng bachelor of law sau đó phải tốn 3 năm học . 1 năm học không thể nào học bằng 3 năm học và chưa kể học LLM là loại học nâng cao không phải học cơ bản . Cái gì học cũng phải đi từ cơ bản mới tốt hơn . Đó là lý do vì sao ở Anh và Úc không bao giờ cho phép ai học LLM và tiến sĩ luật (gọi là PhD như ngành khác) được phép thi lấy giấy phép hành nghề vì những người đó chỉ học ở bên trên (nâng cao) mà không học cơ bản . Muốn hành nghề phải học lại bachelor of laws .
    (v) Trong tình hình vn khi mà không có nhiều người có nhiều tiền để học LLM ở nước ngoài, chưa kể đến JD hoặc bachelor of law (tùy theo từng nước gọi) thì việc học xong về vn là một điều rất là tốt .
    còn tiếp
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Phân ra vì post này là thông tin kinh nghiệm của tớ không lấy từ bất cứ nguồn Internet nào cho người học LLM:
    (1) Rất khuyến khích việc đi học LLM nếu có điều kiện với điều kiện là phải chọn trường tốt . Bạn về lại vn cơ hội sẽ có rất nhiều cho bạn và kiến thức bạn được đào tạo sẽ tốt hơn nhiều lắm nhất là học ở trường giỏi . Đồng thời cũng có cơ hội nhìn thấy sực khác biệt trong giáo dục của nó về
    (a) tính độc lập khi học . Nếu là học sinh học giỏi ở trường của nó dù gặp nhiều khó khăn lúc đầu tiên không có việc đi học cứ leo lên đây nhờ phải giúp làm bài hoặc đi kiếm tài liệu cho học Ở trường của nó nó bắt viết essay mà hỏi giáo sư giải thích ý nghĩa câu hỏi hoặc kêu nó đi kiếm giúp tài liệu là chẳng ai trả lời trừ câu sorry .
    (b) khả năng phân tích một vấn đề pháp lý
    (2) Nên giỏi tiếng Anh khi đi học và không nên dùng tự điển Anh Việt . Nên dùng tự điển Anh Anh và hiểu ý nghĩa pháp lý bằng tiếng Anh . Tiếng Anh dở sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học và không học được nhiều điều nó dạy chỉ đủ bơi để pass exams . Học xong rồi kiến thức cũng chẳng vượt trội gì .
    (3) Khi chọn 8 môn học (1 năm 2 học kỳ 4 môn mỗi học kỳ) học kỳ đầu tiên nên chọn môn học cơ bản nhất của nó để nó dạy cho cách phân tích và cách học luật common law thay vì nhảy ngay vào học substantive law là những môn vn hay gọi là luật thực định ví dụ luật hiến pháp luật hợp đồng luật thương mại . Làm cái gì trên đời này muốn phát triển lâu dài và bên vững phải đi tư cơ bản và đó cũng là lý do dù lớn tuổi tớ ra đi vẫn quyết tâm vừa di học vừa đi làm kiếm tiền học và học suốt gần 1 thập niên học lại tất cả mọi thứ như là một sinh viên bản xứ để cạnh tranh với nó . Các bạn không thể nào hiểu được ngay từ đầu tớ qua tớ phải khổ sở như thế nào đâu viết ra chắc cũng phải 5-6 trang .
    (4) Khi nào chọn môn học LLM không hiểu môn này học cái gì post lên hỏi tớ tớ giải thích và chỉ cho . Hầu như đa số môn chính của nó tớ đều biết nó dạy cái gì và nói cái gì .
    (5) Cẩn thận không nên chọn những môn quá khó ngay từ đầu ví dụ luật hiến pháp, luật hành chính, luật hợp đồng, Property Law, Trust and Equity, etc .
    (6) Sing là một quốc gia nhỏ bé dù nó phát triển nhưng nó mới quá và nó nhỏ quá cho nên hệ thống tòa án và án lệ của nó không phức tạp và chi tiết bằng những thẳng tư bản khổng lồ nói ở trên (ví dụ Mỹ có 52 bang học hệ thóng tòa án của nó không cũng chết lên chết xuống) . Đó là lý do học Sing cũng rất tốt cho về vn nhưng không bằng mấy thằng kia chưa kể trường luật ở Sing còn quá mới kinh nghiệm không bằng mấy thằng đại học lớn kia thậm chí tồn tại cả 100 năm dạy luật rồi .
    (7) Lời cuối cùng cho những ai muốn học luật của tụi tư bản: là một người mới qua không thể nào bằng thẳng bản xứ chưa kể nó mà vào đến trường luật nó phải là sinh viên giỏi trước đó rồi, nên phải chứng tỏ nỗ lực hơn nó phải chăm chỉ và siêng năng và nhất là ngôn ngữ phải đầu tư nhiều . Trong cuộc đời này, thông minh không phải là tất cả, nỗ lực cá nhân + thông minh ở mức cần có đủ là điều quan trọng nhất khi học luật và muốn tồn tại trong lĩnh vực mà đa số là tụi bản xứ nó sống và làm việc . Đó là kinh nghiệm học và sống của tớ . Phải tự tin và phải nỗ lực vào những ngày đầu tiên .
    Tớ chúc cho nhiều may mắn trong bước đường đi sắp đến .
  8. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Khà, chủ đề này sắp chuyển thành học luật ở đâu sẽ (có thể) trở thành người giỏi nhất.

Chia sẻ trang này